Người theo dõi

5 thg 6, 2011

Thông tin vui


http://www.vietnamplus.vn/Home/Ve-viec-mot-so-nguoi-tu-tap-gan-DSQ-Trung-Quoc/20116/92515.vnplus








Về việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc

05/06/2011 | 20:20:00

Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đó là thông tin sai sự thật.

Trên thực tế, sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về./.
(TTXVN/Vietnam+)

Linh



http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/179002?listPage=index





13 Lời bình

    • Binary
      Binary bình luận
      13/03/2011 20:03
      Cha Lang nay cang doc cang thay hay!
    • oăn Fát điz
      oăn Fát điz bình luận
      09/03/2011 13:19
      Cưới con vợ Tầu cho nó nhanh
      đẻ con rồi viết cái ja phả - tổ nó là việt nam
    • hoanganh
      hoanganh bình luận
      07/12/2010 11:56
      con bò sữa em và con bò cảnh bác,lo gì không có đất ở! Dân DoThái bao thế kỉ không đất cắm dùi,nô lệ,giờ vẫn bá cường.Bảo toàn sinh mạng đã!
    • Lãng
      Lãng bình luận
      07/12/2010 10:43
      Các bạn có thể yên tâm đi theo chiến lược anh đã vạch ra. Khi có biến, cần người đi du thuyết bạn bè quốc tế ủng hộ nhân dân ta, đã có anh.
    • Hieu Nguyenchi
      Hieu Nguyenchi bình luận
      07/12/2010 04:03
      quá hay, Bác Lãng cần cho nhiều ý kiến chỉ đại để thực hiện đặc biệt trong giai đoạn dầu sôi quẩy nóng
    • hoanganh
      hoanganh bình luận
      05/12/2010 21:58
      ý kiến chỉ đạo của bác toàn vĩ mô, mà con bò em chỉ mong kế thoát thân nếu nổ ra chiến cuộc. Cho em một kế Từ Thứ trận Xích Bích đi...
      Lãng
      Chủ nhân trả lời
      07/12/2010 10:42
      Thoát thế đéo nào được. Anh cho ra tiền tuyến làm bia đỡ đạn hết. Không thế lấy đâu đất đai cho con cháu ngàn đời sinh sôi.?
    • LjnkLjnK
      LjnkLjnK bình luận
      12/11/2010 13:34
      chuan. chuan. quan trog la nhug ng doc no se nghj ntn thoj.
    • Tou Guang zi
      Tou Guang zi bình luận
      30/10/2010 14:58
      Gớm nhỉ! nhưng nghe cũng có cái lý của nó! to còi quá con bò bự à!
    • lethang long
      lethang long bình luận
      02/09/2010 19:03
      Thay mặt Bộ Chính Trị tôi có lời tuyên dương đồng chí Lãng đã làm rất tốt nhiệm vụ tuyên huấn.
    • Lãng
      Lãng bình luận
      31/08/2010 15:27
      Bài bị copy hay mạo danh quan trọng gì đâu. Lãng chỉ là ảo. Quan trọng là những gì anh viết sẽ đọng lại trong tư duy của những người đọc nó.




      Sau những động thái quan trọng của các thế lực liên quan đến khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang hiệu chỉnh đối sách của mình cho phù hợp với tình hình mới.

      Truyền thông Trung Quốc sau khi dùng những ngôn từ dậm dọa đao to búa lớn nặng nề với Việt Nam và những nước Asean, sau các diễn biến liên quan đến sự trở lại của Mỹ ở Biển Đông, thấy rằng chính sách này không những không hiệu quả, thậm chí còn đem lại hiệu ứng ngược, Trung Quốc rất nhanh chóng điều chỉnh chính sách của mình. Thay vì các ngôn từ dậm dọa, bóng gió hoặc trực tiếp đề cập tới sức mạnh quân sự và các đòn trừng phạt kinh tế, Trung Quốc nhanh chóng đổi tông sang những ngôn từ có tính mềm dẻo hơn, nhằm tìm kiếm một cách tiếp cận khác đối với Việt Nam và các nước trong khu vực.

      Do việc dân việc nước bề bộn, không có thời gian đi sâu phân tích, anh Lãng nêu ra vài nhận định ngắn kèm theo mấy ý kiến chỉ đạo, bọn chã phải lấy đó làm kim chỉ nam định hướng hành động và suy nghĩ trong thời gian tới:

      Nhận định 1:
       Tham vọng của Trung Quốc không bao giờ thay đổi: Trước hết phải khẳng định rằng, bất kể cách tiếp cận của Trung Quốc là mềm dẻo hay cứng rắn, thì tham vọng hàng đầu của Trung Quốc vẫn luôn luôn là đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc có thể trắng trợn lấn át lướt tới khi thấy không có sức mạnh nào chặn được nó (Như những diễn biến suốt từ năm 2007 - đầu năm 2010 trên biển, Trung Quốc liên tục đơn phương cấm biển, ngăn chặn các hợp đồng khai thác thăm dò của VN, xua đuổi ngư dân VN bằng các biện pháp khủng bố khỏi khu vực biển đông), hoặc có thể kiềm chế hơn khi tình hình không còn thuận lợi (như hiện nay, khi Mỹ quay lại khu vực, và các nước Asean tỏ ra cứng rắn hơn), tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, dã tâm của Trung Quốc với Biển Đông là không thay đổi. Kết rút ra: Mọi hành động, suy nghĩ, kế hoạch, mục đích của chúng ta đều phải đặt trên nền tảng nhìn xuyên thấu mục tiêu và dã tâm của Trung Quốc để luôn luôn cảnh giác.

      Nhận định 2: Trung Quốc lựa chọn cách tiếp cận mềm để xóa tâm lý chống đối Trung Quốc ở các nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, với hai mục đích:
      1.Kìm kẹp mạnh hơn Việt Nam về mặt kinh tế, thông qua việc tìm cách thâm nhập ngày một sâu hơn vào nền kinh tế Việt Nam.
      2. Phân hóa và chia rẽ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc của người Việt Nam.

      Tiêu biểu cho chính sách này, là động thái mới nhất của Trung Quốc khi bộ trưởng tài chính nước này đưa ra lời đề nghị Asean chấp nhận đồng Nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán trong giao thương giữa Trung Quốc và khu vực. Hơn nữa, sau các lời đe dọa trừng phạt về mặt kinh tế khi Việt Nam điều chỉnh chính sách xích lại Mỹ, Trung Quốc nhận thấy việc đó có thể tạm thời gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng lại bất lợi về mặt chiến lược nếu sau cú sốc ban đầu Việt Nam gượng dậy được (điều chắc chắn Việt Nam có thể thực hiện) và thoát một cách triệt để khỏi cái bóng thâm hụt thương mại với Trung Quốc, do đó, thực tế Trung Quốc không dám đưa ra bất cứ chính sách bất lợi nào khiên Việt Nam nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của mình.

      Về mặt văn hóa và con người, Trung Quốc tổ chức đại hội thanh niên với sự tham gia của 30000 người, mời 3000 thanh niên Việt Nam tham dự tại quảng châu. Đây là một chính sách quan trọng của Trung Quốc nhằm tác động phân hóa, tiến tới xóa bỏ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc vốn tồn tại phổ biến và ăn sâu trong người Việt, đặc biệt là đánh trực tiếp vào tầng lớp thanh niên. Chính sách này của Trung Quốc có thể có những thành công nhất định, nếu người Việt không cảnh giác.

      Thời gian tới, Trung Quốc nhất định đẩy mạnh chính sách theo hai hướng này, Việt Nam cần hết sức cảnh giác.

      Nhận định 3: Chính sách quốc gia của Việt Nam đang thực dụng và khá khôn ngoan. Có vẻ những ý kiến chỉ đạo của lãnh tụ Lãng với Bộ Chính Trị gần đây đã được cân nhắc một cách nghiêm túc và sát với thực tế. Anh Lãng khá hài lòng với các động thái khôn ngoan các bạn tai to bạn thân anh trong Bộ Chính Trị. Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách củng cố tiềm lực quốc phòng (mua sắm vũ khi, đa dạng hóa nguồn cung cấp), xích lại phía Mỹ, tìm cách hạn chế nhập siêu với Trung Quốc (điều chỉnh tăng tỷ giá, con mẹ nó, vụ này làm anh mất khá tiền khi bụp phát các bạn tăng tỷ giá 2%, thôi coi như tiền cúng cho chính sách quốc gia), Việt Nam cũng tỏ ra khá thủ đoạn trong các hoạt động thăm viếng và phát ngôn với Trung Quốc, theo hướng dùng những ngôn từ xoa dịu triệt để. Đại loại như chính sách ba không mà tướng Vịnh tuyên bố trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây: Không đồng minh, không liên minh quân sự, không dùng nước thứ ba chống nước khác... đại loại thế. Ngôn từ chỉ là ngôn từ, quan trọng vẫn là hành động thực tế. Do đó, việc tuyên bố cứ tuyên bố, nhưng động thái thực tế nếu vẫn bám sát theo chỉ đạo chiến lược của anh Lãng: Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc, nâng cao tiềm lực quốc phòng, xích lại Mỹ và phương tây, củng cố quan hệ chiến lược với Nhật, Ấn, Nga và khối Asean, Việt Nam sẽ thành công.

      Kết luận cuối cùng: Chúng ta cần cảnh giác. Tham vọng và dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông là không bao giờ thay đổi. Dã tâm của Trung Quốc có thành công hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng tổng hợp của Việt Nam, về mọi mặt: Kinh Tế, Quân Sự, Ngoại Giao. Chúng ta cần cư xử với Trung Quốc theo cách thức của một dân tộc quật cường, khôn ngoan và đầy bản lĩnh, như chúng ta đã và sẽ trong suốt lịch sử tồn tại của đất nước. Đây chính là lúc các bạn, nghĩa là bọn con bò, cần đặt niềm tin vào sự chỉ đạo của anh, lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn 

      P/S Thời gian tới anh bận rộn việc đấu đá leo sâu vào Bộ Chính Trị, trách nhiệm rất nặng nề. Ý kiến chỉ đạo của anh, các bạn cần nghiền ngẫm kỹ.

    Việt Nam cần phải làm gì trong vấn đề Biển Đông?



    http://chunamcuong.blogspot.com/



    CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG SÁU NĂM 2011


    Việt Nam cần phải làm gì trong vấn đề Biển Đông?

    Cho dù là chuyên gia viêtnam học và là nhà nghiên cứu chuyên tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, song ngài Carl Thayer không khỏi phiến diện khi trả lời phỏng vấn của Bay Vút(dưới).
    Có thể sự khách quan thái quá hoặc vì thiếu thông tin, nên giáo sư C.Thayer chỉ khái quát được một phần của vấn đề.
    Những nhận xét và đánh giá  động thái và các chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua và nhận định những chính sách ngoại giao hiện tại và trong thời gian tới(của Carl Thayer) là đúng đắn, tuy nhiên đó chỉ là những v/đ chung thuộc tính CẦN mà thực ra gần như đương nhiên phải thế, còn để ĐỦ, khả dĩ đối phó hữu hiệu cả trước mắt và trong tương lai chưa được Giaó sư đề cập đến.
    Hơn nữa, GS C.Thayer đã chủ quan và bàng quan khi nói: "...quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương cách ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời”, Bởi tình hình hiện tại không hề là những "xúc cảm nhất thời" mà đã là một quá trình xuyên suốt, kể cả khi người VN cố lờ đi sự thâm căn cố đế từ lịch sử.

    Những gì cần làm để ĐỦ nắm chắc tình thế, ĐỦ để không bị động và ĐỦ chiến thắng âm mưu, dã tâm  của Tập đoàn Bắc Kinh đã bị Chính phủ VN bỏ qua từ lâu và cả gần đây ở những thời cơ cực tốt.

    Dĩ nhiên, thời gian chuyển vận hình yên ngựa nên lịch sử không có phạm trù muộn. (CNC)

    ***





    Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam có thể đã ở vị thế tốt hơn hiện nay trong vấn đề Biển Đông nếu như cách đây khoảng một thập niên, Việt Nam theo đuổi một đường hướng ngoại giao khác .



    *


    o Ông Carl Thayer (Carlyle A. Thayer) là giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc phòng Úc đồng thời là giáo sư Khoa Xã Hội học và Nhân văn tại Ðại Học New South Wales.
    o Ông là chuyên gia Việt Nam học và là nhà nghiên cứu quân sự, kiêm Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc Phòng Úc.

    o Giáo sư Carl Thayer là tác giả của rất nhiều tác phẩm và bài viết nghiên cứu tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam.



    Tình hình tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây đã trở nên sôi động, đặc biệt từ ngày 26/5 khi các tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Sự việc này diễn ra cách bờ biển Việt Nam 120 km và cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 600 km.



    Mới đây, tin cho biết hải quân Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



    Phát ngôn viên hai nước đều đã lên tiếng khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp.



    Những sự việc nghiêm trọng vừa qua đã trở thành đề tài nóng bỏng được dư luận và giới truyền thông trong và ngoài nước theo dõi sát sao và bình luận.



    Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, xung quanh vấn đề Biển Đông:



    Bay Vút: Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây?



    GS. Carl Thayer: “Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng”.



    “Hôm mùng Hai tháng Ba, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn Philippines phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank)”.



    “Trong tháng Năm, nhà cầm quyền địa phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt khi họ tiến vào đánh bắt thủy sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam”.



    “Hôm 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc giaViệt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố Nha Trang”.




    “Các hành động của Trung Quốc khiến Philippines và Việt Nam phản đối



    Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của mình”.



    Bay Vút: Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồn tệ hơn hay không?



    GS. Carl Thayer: “Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm”.



    “Philippines hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn”.



    Bay Vút: Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?



    GS. Carl Thayer: “Việt Nam đã gởi kháng thư tới Đại Sứ quán Trung Quốc.



    Trước tiên Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hóa vấn đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn đừng để cuộc tranh chấp leo thang”.



    “Thứ nhì là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Indonesia, chủ tịch hiện thời của ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay”.



    “Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao”.




    “Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này”.



    “Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi choviệc thông tin, liên lạc giữa các tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của việc này nhằm hộ tống bằng tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe dọa”.



    Bay Vút: Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hình hay không, thưa ông?



    GS. Carl Thayer: “Năm ngoái ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp (vốn là nhóm vẫn đang ‘sống dở chết dở’) để thực thi bản ‘Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký hồi năm 2002, tuy nhiên văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc hành xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này vẫn không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ”.



    “Việt Nam phải cùng với Philippines và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chủ quyền chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế làm trọng tài phân xử”.



    Bay Vút: Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Việt Nam có thể được Hoa Kỳ giúp đỡ trong vấn đề này chứ, thưa Giáo sư?



    GS. Carl Thayer: “Hoa Kỳ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, tôi cho là Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam. Hoa Kỳ đã chính thức đề nghị góp tay giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hòa bình”.




    “Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không đe dọa những khu vực này. Hoa Kỳ cũng sẽ chống lại bất kỳ nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông”.



    “Việt Nam không thể thực sự trông mong Hoa Kỳ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ như là Philippines, cũng không phải là đối tác chiến lược với Hoa Kỳ như Singapore. Mặc dù Việt Nam đã bắn tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, tuy nhiên Hoa Kỳ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc”.



    “Việt Nam đang phải trả giá vì đã nhượng bộ và chiều ý Trung Quốc trong thời gian quá dài trong khi đó lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ. Nếu những mối quan hệ này đã được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì nay Việt Nam đã ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề này”.



    Bay Vút: Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất là bùng nổ chiến tranh thì chính phủ Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?



    GS. Carl Thayer: “Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này”.



    Bay Vút: Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và biên giới của chính phủ nước này?



    GS. Carl Thayer: “Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Macclesfield Bank). Quyền lợi thương mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đáp ứng các đòi hỏi của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Tuy nhiên những việc làm của họ đã bị chính quyền Việt Nam kiểm soát. Công luận nay rõ ràng đang tạo áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc”.



    Bay Vút: Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc chính phủ Việt Nam quan hệ với Trung Quốc?



    GS. Carl Thayer: “Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991. Từ đó tới nay chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối đầu thành khu vực hợp tác. Công cuộc thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh và hai nước đã hợp tác với nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp những cuộc tranh chấp hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó”.



    “Tuy nhiên hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm thủng thương mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ đô-la nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc xách nhiễu ngư dân người Việt ”.



    “Thật khó mà có thể khái quát hóa suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò công luận, truyền thông bị kiểm duyêt và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cấm”.



    “Tuy nhiên, rõ ràng là một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương cách ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời”.




    Bay Vút: Xin cám ơn Giáo sư Carl Thayer (Nguồn:Bay Vut
    )

    Nhận định

    http://quy-blog.blogspot.com/search?updated-max=2011-06-05T14%3A05%3A00%2B07%3A00&max-results=7



    Nguyễn Hữu Quý 

    Đặt vấn đề:

    Sau sự kiện có thể gọi là chưa từng có trong mức độ leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông bằng việc 03 tàu Hải giám, mà thực chất là tàu chiến, cắt cáp của Tàu Bình Minh02 ngày 26/5; truyền thống yêu nước của người Việt lại có dịp bùng nổ, cho dù hiện đang ở trong nước, hay công tác và định cư ở nước ngoài.

    Nguy cơ một cuộc chiến tranh xẩy ra trên Biển Đông sẽ là không tránh khỏi; bởi những tham vọng của Trung Quốc đã có cơ hội đạt đến đỉnh điểm. Thậm chí, truyền hình Trung Quốc còn chiếu chương trình lên kế hoạch tấn công Việt Nam (1).

    Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng chống đối hành vi này của Trung Quốc thì bà Khương Du người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông; và khẳng định (2): 

    "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”. 

    Như vậy, người Việt Nam phải nhớ và hiểu rằng, sau sự kiện ngày 26/5/2011; Trung Quốc đã chính thức coi vùng biển trong phạm vi “lưỡi bò Trung Hoa” đã là của họ. Mọi sự hoạt động của tàu Việt Nam kể cả trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý theo luật pháp quốc tế, kể từ nay đều bị người Trung Quốc đã cho là… bất hợp pháp. Một sự leo thang cực kỳ nguy hiểm, báo hiệu sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh. [Trung Quốc đã đi từng bước một nhằm đã biến từ cái không thể sang cái có thể và chuyển thành điều tất yếu, đương nhiên; đây là “thành quả” của “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ” mà Trung Quốc đã lừa gạt được từ lâu].

    Cùng với việc xem “Biển Đông là lợi ích cốt lõi” thì việc dùng giải pháp quân sự để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là với Việt Nam (được Trung Quốc cho là yếu nhất) sẽ như là một hiển nhiên, là quyền Trung Quốc.

    Trong bài: “Việt Nam hãy chuẩn bị một cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược!”(3), tôi đã tiên liệu rằng: Điều băn khoăn cuối cùng của Trung Quốc trong việc chọn thời điểm khởi sự, chính là dư luận quốc tế.





    Chuối ngọc trai (màu đen)
    và đường vận chuyển dầu mỏ trong tham vọng đại dương của Trung Quốc

    Cơ sở cho nhận định này xuất phát từ tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc; trong khi khu vực Đông Bắc Á con đường tiến ra đại dương của Trung Quốc bị chặn lại bởi các cường quốc Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, và kể cả Philippin, với sự đảm bảo của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ đóng tại Nhật Bạn; đấy là chưa kể đến phía ngoài là “Chốt biên phòng” Guam của Mỹ. Vì vậy, Biển Đông là lợi ích sống còn của Trung Quốc trong tham vọng bành trướng ra đại dương và khẳng định cường quốc của mình.

    Để thực hiện tham vọng này, “cái gai” lớn nhất trong con mắt người Trung Quốc chính là Việt Nam, với “mặt tiền” án ngữ hơn 3.000 km chiều dài Biển Đông theo phương Bắc-Nam; do đó, không sớm thì muộn, buộc Trung Quốc phải gây chiến mới có thể thực hiện giấc mộng “lưỡi bò Trung Hoa”, và xa hơn là giấc mơ “chuỗi ngọc trai” (String of Pearls).

    Bằng chiếc thòng lọng “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ”, ban đầu núp bóng là để “Bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin”, nhưng thực chất là mua chuộc, đưa một số lãnh đạo Việt Nam lún sâu vào sai lầm lịch sử từ cách đây khoảng 20 năm; và đến hôm nay, một số lãnh đạo Việt Nam đã bị thòng lọng đang dần xiết cổ, và chỉ biết im lặng, ú ớ, nhượng bộ từng bước… mặc cho các sự kiện ngoài Biển Đông là hết sức nghiêm trọng đối với vận mệnh đất nước diễn ra như trong những ngày qua.

    Mặc dù có rất nhiều ý kiến của người Việt Nam ta cho rằng, rất khó để có thể xẩy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông do Trung Quốc phát động trong thời gian tới; tuy nhiên, như đã nói trên, nếu không chủ động gây ra một cuộc chiến trên Biển Đông với Việt Nam, thì không bao giờ Trung Quốc có được giấc mơ “lưỡi bò Trung Hoa”.

    Phải hiểu hết được khái niệm “lợi ích cốt lõi”, đặt Biển Đông ngang với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, thì mới thấy hết được tầm quan trọng của Biển Đông đối với người Trung Quốc là như thế nào.

    Và, với dòng máu di truyền mang bản chất xâm lăng để “mở mang bờ cõi”, thì Biển Đông là vấn đề cốt tử trong tiến trình phát triển của dân tộc Trung Hoa.

    Vì vậy, việc khởi sự và đưa Việt Nam vào một cuộc chiến tranh để qua đó lấy trọn được Biển Đông là một bước đi tất yếu của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

    Chính vì thế, trong mấy năm gần đây, dân cư mạng Trung Quốc rất nóng lòng cho một cuộc chiến được gọi là “thu hồi Nam Sa” mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đã kích hoạt rất thành công nhằm chuẩn bị dư luận trong nước họ.

    Gần đây nhất, ngày 30-5-2011 Trung Quốc đã đưa tin lên truyền hình với kế hoạch tiến đánh VN theo 3 vị trí, và sẽ trấn giữ Vịnh Bắc Bộ và đồn trú tại Tây Nguyên, là 2 khu vực quan trọng nhất của VN, đồng thời họ tiến chiếm luôn Trường Sa…

    Lạm bàn về kế hoạch tấn công của Trung Quốc.

    Trong một góc nhìn cá nhân của một người có hiểu biết trung bình, lại rất “trái nghề”; không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, nhưng vì sự lo lắng cho đất nước, chính vì thế mà tôi viết ra những suy nghĩ như sau:

    Kịch bản cho một cuộc chiến mà lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra với phương châm: tổng lực, nhanh gọn, đạt được mục tiêu ở Biển Đông… có thể được đặt dưới những cái tên: “thu hồi Nam Sa”, “dạy cho Việt Nam một bài học nữa”, hoặc “lập lại chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa” v.v.., và có thể sẽ là:

    1. Sau khi bằng các thủ thuật để Việt Nam gặp sai lầm (và rất có thể cũng không nhất thiết là đợi  cho đến lúc phía Việt Nam gặp sai lầm), Trung Quốc sẽ tuyên chiến, đồng thời ra lời “hiệu triệu” để hơn một tỷ người Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến mà họ lừa phỉnh nhân dân được cho là chính nghĩa; Việc “bật đèn xanh” để công khai trên các trang mạng, và chiếu trên truyền hình, được xem như là bước đi đã chín muồi.

    2. Trước khi tuyên bố ra toàn thế giới, đương nhiên là đã có sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam trên Biển Đông; rất có thể Trung Quốc sẽ cắm cờ Việt Nam trên tàu Trung Quốc và có sự nổ súng, ngụy tạo ghi hình… làm cứ liệu công bố trước toàn thế giới.

    Đây là khả năng rất có thể xẩy ra, thậm chí với nhiều kịch bản khác nhau. Vì chỉ có như vậy Trung Quốc mới có lý do khai chiến.

    3. Ngay sau lời tuyên bố là hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn Tàu chiến với hải trình từ Đảo Hải Nam, Quần đảo Hoàng Sa sẽ tiến về Trường Sa; Không ngoại trừ một số sẽ tiến vào hướng đất liền có nhằm đánh “vỗ mặt” vào hậu phương từ đường Biển gây rối loạn.

    4. Trên đất liền, dọc biên giới phía bắc là tiếng súng đì đoàng bắn từ bên kia Biên giới vào lãnh thổ Việt Nam, hòng phân chia lực lượng của quân đội Việt Nam ở biên giới phía bắc; nếu điều kiện cho phép thì tiến sâu hơn nhằm tạo thành nhiều chiến trường buộc Việt Nam phải đối phó trên nhiều mặt trận, gây rối loạn cho công tác tổ chức, điều hành chiến tranh của Việt Nam…

    5. Nhưng đòn “phủ đầu” của Trung Quốc lại là từng tốp với hàng chục máy bay xuất phát từ Vân Nam, Quảng Đông… trực chỉ các mục tiêu quân sự của Việt Nam; đó là các sân bay ở miền Bắc (do cự ly gần có thể đủ nhiên liệu quay trở về), là các điểm đặt hỏa tiễn phòng không, K-300P Bastion  v.v..

    Trong lúc Việt Nam đang đối phó với những tình huống bất ngờ ngay trong đất liền, thì ngoài Biển Đông mọi sự như đã an bài theo tính toán của người Trung Quốc. Nghĩa là, bằng một lực lượng đông hơn gấp nhiều lần, bằng hỏa lực mạnh từ các tàu chiến (kể cả tàu ngầm đã tiến đến gần mục tiêu từ những đêm hôm trước), và máy bay ném bom… Trung Quốc đã san phẳng các đảo có người và các dàn DK của Việt Nam và thực hiện đổ bộ quân lên các đảo…

    Việt Nam, nếu không có phương án để đối phó với kế sách này của Trung Quốc thì xem như cầm chắc thất bại.

    6. Các sân bay và cơ sở phòng không từ Nghệ An trở ra sẽ là mục tiêu đầu tiên trên đất liền để Trung Quốc tiêu diệt, nhằm hỗ trợ và tạo an toàn cho lực lượng hải quân và không quân ngoài Biển Đông thực hiện nhanh gọn việc chiếm các đảo theo chiến lược vạch ra.

    Với những diễn biến trên; Về phía nước ta, chỉ cần Trung Quốc thả một quả bom đầu tiên, hay loạt đạn đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam; thì lập tức, Việt Nam phải bằng mọi giá triệt tiêu cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Hoàng Sa (quân đội ta, bằng lực lượng không quân hoàn toàn làm được việc này). Đây được xem như là “đánh vào hậu phương” của Trung Quốc, tạo ra sự bất ngờ ngược trở lại dành cho bọn xâm lược chủ động gây chiến.

    Những vấn đề được đặt ra từ phía Việt Nam.

    Với tham vọng, mưu mô, lật lọng và xảo quyệt… của giới lãnh đạo Bắc Kinh và dòng máu Đại Hán,  thì mọi thứ nên được tính đến để giảm thiểu sự bất ngờ. Sự táo bạo và bất ngờ gần như đã dành 50% chiến thắng, bài học này thì có lẽ không có nước nào hơn Việt Nam; nhưng tiếc thay, lần này lại là cuộc chiến tranh phòng thủ mang tính thụ động của nước ta.

    Như vậy, tạo sự bất ngờ từ phía nước ta chính là có nhiều phương án đối phó và nhiều phương án chủ động phản công trở lại để tiêu diệt lực lượng không quân trên bộ lẫn trên biển và tàu chiến Trung Quốc ngoài Biển Đông.

    Theo tôi, những việc cần phải làm là:

    1. Đài truyền hình TP HCM cần có phương án để thay thế đài truyền hình Trung ương khi Hà Nội có biến cố xẩy ra. Đáp ứng nhu cầu thông tin trong mọi lúc đến cả nước.

    2. Lực lượng không quân và phòng không bờ biển là yếu tố quyết định đến thắng lợi của Việt Nam trong trận chiến này. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các căn cứ quân sự Phòng không-không quân và cơ số máy bay (kể cả các loại MIC đã lạc hậu, miễn là phi công gan dạ, dũng cảm… vì đường bay của Việt Nam ta là không dài), và cơ số đạn dược, tên lửa là vấn đề sống còn lần này.

    Riêng máy bay, phải có sơ đồ bay từ nhiều hướng (từ nhiều sân bay) xuất phát tại một thời điểm để xạ kích, tiêu diệt tàu chiến quân xâm lược ngoài Biển Đông.

    Với những máy bay lạc hậu thì có nhiều tốp làm nhiệm vụ đánh chặn không quân Trung Quốc.

    Với những máy bay hiện đại (cự ly dài) thì cần nghiên cứu đường bay vòng xuống phía Nam qua hải phận Malaysia và Brunei, trên đường về Việt Nam mới bắn mục tiêu là tàu chiến Trung Quốc, nếu có bị trúng đạn thì có thể đã vào gần đất liền có lực lượng ca nô cao tốc ứng cứu v.v.. Kể cả, nếu có thể được, việc đàm phán với Philippin để có thể hạ cánh trên đất Philippin khi cần v.v…

    3. Ngoài Bạch Long Vĩ và Tây Nguyên mà đài Truyền hình Trung Quốc công khai công chiếu cho là hai khu vực quan trọng nhất của Việt Nam, thì Đà Nẵng là địa điểm đáng nghi số 1 để Trung Quốc đổ bộ nhằm chia cắt và gây bất ngờ.

    Được biết, tại Đà nẵng có một khách sạn tên là Furama(4) (tại 68 Hồ Xuân Hương, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng)là khách sạn 5 sao nằm trên khu bãi biển Trung Hoa (?!)[rất nhố nhăng với cái tên gọi này] mà chỉ có người Hoa mới vào được (?!); vì vậy phải đặt trong sự giám sát chặt chẽ. Nếu có tín hiệu sóng phát ra từ đây thì sẽ là tín hiệu dẫn đường cho tầu ngầm đổ bộ.

    Ở những nơi khả nghi như trên (Bạch Long Vĩ, Đà Nẵng, Bauxite Tây Nguyên…) đều phải bố trí lực lượng bộ đội tinh nhuệ đồn trú, cỡ từ hàng trung đoàn đến sư đoàn; khi cuộc chiến xẩy ra thì chủ động “xử lý” trước nếu thấy khả nghi… và cấp tốc tiêu diệt, san phẳng ngay khi có chứng cứ.

    Hình ảnh lính Trung Quốc được cấp căn cước thường dân trước khi sang Việt Nam làm “công nhân”(5); nếu đúng như vậy, thì than ôi, không biết nói như thế nào cho hết!

    Lời kết:

    Như đã nói, trong suy nghĩ của đa số, cuộc chiến Trung – Việt do Trung Quốc khởi sự là rất khó xẩy ra; nhưng với bản chất lật lọng, bất chấp sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế… của giới lãnh đạo Bắc Kinh thì mọi thứ đều có thể diễn ra.
    Ngay tại Diễn đàn đối thoại Shangri la đang diễn ra tại Singapore, trong cuộc gặp song phương  Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, khi đề cập đến sự kiện tàu Bình Minh 20, tướng Lương Quang Liệt khẳng định: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”? rõ ràng, chỉ có bản chất lật lọng, côn đồ đã đạt đến ở cấp nhà nước thì mới trả lời như vậy trước một sự thật hiển nhiên, chứng cứ rõ ràng đến như vậy.
    Hiện tại đang là thời điểm mà Trung Quốc nô dịch được Việt Nam về mọi mặt , chỉ còn trừ có lòng dân Việt Nam mà họ chưa làm gì được; và có thể nói, trong  suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử đã qua, thì chưa bao giờ Trung Quốc nô dịch được Việt Nam như lần này. Đây cũng chính là cơ hội ngàn năm mà trong suy nghĩ của người Trung Quốc, rằng nếu khởi chiến sẽ nắm chắc phần thắng lợi thuộc về phía họ; Sự sốt sắng và hung hăng của giới Bloggers và lãnh đạo Trung Quốc là xuất phát từ niềm tin này.

    Về phần mình, cũng chưa bao giờ thế nước và lòng dân nước Việt lại ở trong một tình thế hết sức trớ trêu trước kẻ thù như ở thời điểm này.

    Trên thế giới này, từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây…, chưa từng diễn ra trong lịch sử, khi mà lòng yêu nước của công dân lại còn phải “xin phép” triều đình(?!).

    Có thể nói, đây là một “hiện tượng lịch sử” có một không hai của lịch sử nhân loại; trái ngược với lẽ tự nhiên trong tiềm thức con người; phản quy luật tự nhiên… và như vậy, từ sự sai lầm này, dân tộc Việt Nam sẽ phải trả những giá đắt mà từ thuở Hai Bà trưng đến nay người Việt phương Nam chưa thấy bao giờ. Đó là từng bước một sẽ mất hẳn 80% diện tích Biển Đông.

    Mọi việc phỏng đoán, tiên liệu thì cứ phỏng đoán, tiên liệu; nhưng nếu có Việt gian được Trung Quốc dung dưỡng nằm vùng ở cấp Quân ủy trung ương hoặc Bộ tổng tham mưu, thì than ôi…!

    Lịch sử Việt Nam như đang chờ đợi bước ngoặt?

    04.6.2011