Người theo dõi

20 thg 3, 2011

"Vũ khí" mới này ta sẽ làm được


Bạn biết gì về những chú robot cứu hộ tại Fukushima?
(GD&TĐ) - Một con robot có tên gọi Monirobo đã được gửi đến Nhà máy điện hạt nhân Fukushima để giám sát một số khu vực đã được cách ly do mức độ phóng xạ cao mà con người không thể tiếp cận.
Monirobo (monitor robot) được phát triển bởi các nhà khoa học ở Trung tâm Công nghệ an toàn hạt nhân thuộc Bộ Giáo dục Nhật Bản sau khi tai nạn hạt nhân Tokaimura xảy ra năm 1999 khiến hai công nhân thiệt mạng.
Monirobo cao 1.5m, rộng 80cm, dài 1.5m, nặng 600 kg. Tốc độ di chuyển tối đa mà nó đạt được là 2.4 km/h. Nó có một cánh tay máy có thể vươn cao về phía trước, trang bị nhiều bộ cảm ứng và các camera được bảo vệ chắc chắn.
Monirobo được điều khiển từ xa ở khoảng cách hơn 1 km. Có hai phiên bản Monirobo được đánh dấu bằng mầu sơn để phân biệt cho những mục đích cụ thể. Monirobo mầu đỏ hiện đã được cử đến hiện trường để làm nhiệm vụ. Monirobo mầu vàng được trang bị thêm nhiều thiết bị chuyên dụng sẽ đến sau đó.
Đương nhiên, hai con robot này được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của phóng xạ.
Linh Ngọc
(Theo Gizmodo)

Giảm phát, lạm phát, trực phát và đừng bột phát


Việc đưa tin thường đung đưa ở ba trạng thái. Nếu tin gây hại cho mình thì lờ đi, nếu không lờ được thì đưa một cách giảm thiểu thiệt hại cho mình, đưa sao cho người ta hiểu nhầm sang việc khác càng tốt.

Dư luận không phải dễ chịu như vậy, muốn làm gì thì làm, việc nhỏ người ta đưa vào sổ bộ, ghi nhớ đó, lâu lâu có dịp thì nhắc lại. Nếu việc lớn thì quên đi người ta sẽ làm cho ra ngô ra khoai, không thì để đó khi xuống mồ rồi xử vẫn còn kịp.

Ấy vậy mà khi cái tin có lợi cho mình thì lại phồng lên, ham cái phồng quá mà nhiều khi cho nó phồng ở ngay bãi rác thành ra cái phồng bị mất tác dụng. Người nghe bây giờ tinh lên nhiều rồi, không dễ lừa phỉnh. Bên này và bên kia đều theo cái kiểu giảm phát và lạm phát đó, có điều cái bên này muốn giảm phát thì bên kia lại muốn lạm phát, cái bên này muốn lạm phát thì bên kia lại muốn giảm phát.

Rất may còn có bên trực phát, không thiên lệch, bên này khổ nhất vì bị hai phía công kích. Đúng ra trực phát không phải bên, không phải phía mà đó là cái thước đo dài nằm vào hai phía để xét sự tiêu trưởng của hai phía.

Trong lịch sử đã có tên hôn quân chôn đốt cái thước này nhưng thất bại vì xã hội là thế, phải có cái gì đó là mực thước để đo chứ, không thể cái cân này là nửa cân, cái kia là cân hai ; cái thước này là bảy phân cái thước kia là mét rưỡi.

Trực phát sau một hồi chôn vùi nay đang trở về đúng vị trí của mình, còn chuyện đong đưa là tất yếu, giảm phát hay lạm phát mặc nó, nó lạm nó giảm không hợp lý sẽ có người làm thay thôi.

Cái trực phát không có đầy đủ tề tựu vào đúng vị trí của mình đó là cái thiệt thòi cho xã hội, rất may rằng thời đó đã qua rồi, dù có chôn, có đốt cũng không được nữa rồi, âu cũng là mệnh trời không thể cưỡng được.


(Nếu không khôn ngoan, tỉnh táo và biết điều thì cái bột phát cũng là khó biết)

Giải độc


Không nghĩ rằng có độc thì không thể giải được, mỗi người đều có độc, nhiễm độc sinh học, nhiễm độc nhân ngợm (khác với nhân văn). Nhiều khu vực sống ta cứ nghĩ là tốt, nhưng đất, nước, không khí đang có vấn đề. Nhiều thói quen ta cứ nghĩ là không sao, nhưng thói quen đó do nhiễm độc nhân ngợm sinh ra.

Giải độc trong từng người song song với giải độc khu vực tạo ra độc. Cái nguồn gây độc có thể một biện pháp mạnh giải quyết được ngay, nhưng cái độc trong từng con người không giải được, nó sẽ tiếp tục gây ô nhiễm.

Những người ở vị trí dễ gây nhiễm cho người khác nhất bây giờ có vẻ lại là người bị nhiễm độc nặng nhất. Bây giờ không thể nói là “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” mà nó bay hết ngay tức khắc.

Một thức ăn ô nhiễm vào người, có thể thổ, có thể tả để đẩy ra tức thì; nhưng đất bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, không khí bị ô nhiễm làm sao thổ được, tả được.

Nguy hiểm hơn, cái linh cũng bị ô nhiễm, cái vô hình vô ảnh, cái chỉ có cảm được cũng ô nhiễm. Cái sóng tình, sóng linh, sóng lực nó phủ vào ai là người đó nhiễm từ ngay, nhiễm cái độc ngay.

Cái thiêng của sông núi, tổ tiên, đất nước chắc còn phù trợ người Việt, nên vẫn còn nhiều người rời khỏi vùng ô nhiễm, nhiều người miễn nhiễm cảnh tỉnh Đồng Bào hoặc bị nhiễm mà còn biết đau, kêu lên để mọi người biết.

Rất khổ tâm cho những người bị nhiễm mà không biết đau, không biết mình bị nhiễm, cứ hớn hở, hơn hớn giữa chốn đông người; tủm tỉm cười như được mùa lớn ấy hoặc nghênh ngang bước trong bụi hạt nhân mà cứ tưởng là ta giỏi lắm.

Bài hát hay về giai cấp công nhân


vào youtube.com thì nhanh hơn:      http://www.youtube.com/watch?v=n3vhaEUEvxc

VIỆT-HÁN-VIỆT 7000 - 5000 NĂM HAY HÁN-VIỆT 1000 NĂM Khổng La Ái (1)


Trong bài phỏng vấn gần đây của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Trần Trọng Dương có nói:

Không chỉ vào lúc này mà việc học Hán Nôm luôn được các học giả trong- ngoài nước đặt ra trong suốt thế kỷ vừa qua, từ Hoàng Xuân Hãn, Phan Ngọc, cho đến Trần Ngọc Vương, Tomita Kenji,… Vì sao ư? Vì Hán Nôm là quá khứ của chúng ta, mà quá khứ lại chính là động lực, là công cụ để chúng ta xây dựng tương lai. Có câu đừng bắn súng vào quá khứ…!!!

Quá khứ của chúng ta nào vậy? (Quá khứ người Trung Quốc tự viết cho ta hay quá khứ tự chúng ta nô dịch rồi nghĩ rằng nó thế). Tại sao “đừng bắn súng vào quá khứ”? Ai nói câu đó và ai là người công nhận nó đúng? Nếu nghĩ như Thạc sỹ này thì Einstein đã không nã vào Newton một phát nào cả rồi cuối cùng Vật lý chúng ta chắc hoàn hảo theo Newton chăng? Là nhà khoa học sao nói câu nghe nó cải lương thế? Đối với nhà khoa học thì không có gì không thể nghi ngờ, không có gì là không thể suy trong xét ngoài, lật trái lật phải. Lật đến khi tìm thấu được chân lý thì thôi. Bài toán số 10 của Hilbert đã có một nghiên cứu sinh người Nga giải được bằng Toán sơ cấp với kết quả là không có một algorith nào có thể chỉ ra một phương trình có nghiệm hay không có nghiệm nguyên. (Tôi đã xem chứng minh và trớ trêu là nó đúng). Thế mà đến thế kỷ 21 này có nhà khoa học người Việt Nam ta ở Úc, ông Kiều Tiến Dũng đã chứng minh là có thể xây dựng một algorith như thế với điều kiện là có máy tính lượng tử. Còn sự tồn tại máy tính lượng tử thì đã được chứng minh trên lý thuyết. Tôi hoàn toàn thấy không có gì báng bổ hay là phạm thượng khi lật ngược cấu trúc Hán-Nôm (tức Việt) chỉ chưa đến 1000 năm để chứng minh sự tồn tại của cấu trúc Việt-Hán-Việt hơn 5000 năm và có thể lâu hơn nữa.

Có rất nhiều trí giả Việt Nam tự nô dịch như vậy. Tự đồng hóa vì thấy văn hóa Hán quá đồ sộ với những tên tuổi vĩ đại. Và đôi khi tự đồng hóa chỉ vì sính ngoại. Chuyện sính ngoại cũng là lẽ thường tình. Ở dân tộc nào cũng có. Thời Pie Đại Đế dân Nga sính tiếng Đức, hàng Đức nên chi có hàng loạt thành phố có chữ burg phía cuối. Nhưng cái sính ở đây mang nhiều tính thực tế hơn. Vua Pie cho rằng ngôn ngữ Đức có quy củ chặt chẽ nên người Đức có một kỷ luật lao động tốt. Sính ngoại theo kiểu Việt Nam thì tôi thấy đất nước này không mất còn may. Đơn giản để lòe chữ, đơn giản đọc lên nghe nó hay. Tôi không hề hiểu từ xiao mei (tiểu muội) đọc lên nó hay hơn từ em gái thế nào?!

Nhiều người còn dẫn chuyện hay chữ của họ bằng câu “Cha ông ta có câu: Nôm na là cha mách qué.”. Văn hóa dân tộc phải ăn sâu vào tâm khảm của đa số dân chúng, một phần nhỏ trí thức giỏi chữ Nho (hay Anh, Pháp) đâu có tạo nên văn hóa dân tộc. Lại càng không phải do mấy trí giả sáng tạo ra câu “Nôm na là cha mách qué” (Tôi đồ rằng câu này trước đây có nghĩa khác, nhưng sau này do mức độ Hán hóa khá mạnh trong tầng lớp sĩ phu nước ta nên người ta hiểu câu này thành nghĩa khác). Vậy những lời phát biểu của thứ cha ông hư báng bổ văn hóa dân tộc thì có gì hay ho mà dẫn.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu và phục hồi lại lịch sử chân thật của dân tộc chúng ta cần có những bước đi chững chạc và sâu sắc. Chúng ta cần viết các công trình khoa học thật sự chứ không phải những bài viết thừa tinh thần dân tộc mà thiếu tính sáng tạo và lập luận khoa học. Những bài viết theo kiểu mì ăn liền lợi bất cập hại cho việc chứng minh nên văn hóa rực rỡ của người Việt cổ. Khác với các ngành tự nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội thì các công trình khoa học ít khi được chờ đợi quốc tế công nhận. Công trình khoa học chỉ có thể được hay không được đăng ở báo chí chuyên ngành nào đó. Tờ báo càng uy tín thì tiếng vang càng lớn. Lúc đó bạn có thể có cơ hội thuyết phục được cộng đồng khoa học chấp nhận ý kiến và kết quả của mình. Có nhiều người sau đó dẫn chứng trong công trình khoa học của họ kết quả của bạn thì kể như bạn thành công một phần. Cái này được gọi là citation index-chỉ số dẫn. Citation index của bài báo nói riêng và của tác giả nói chung càng lớn thì con đường khoa học của ông càng có giá trị trên thế giới.

Công trình khoa học là một công trình trong đó phải có những phát kiến mới, ý tưởng mới, nghiên cứu mớiđể đưa kết những kết quả mớiDĩ nhiên, cũng có những phát kiến phát triển từ ý tưởng của người khác nhưng lúc đó tòa báo sẽ xem những phát kiến đó của anh đã đủ tầm cho một bài báo khoa học chưa. Vậy để làm sao đạt được các điều mới đó? Vâng, đó là công việc làm rất nhọc nhằn và dày công chứ tuyệt không thể nào là những lướt web, copy and paste và cải biên đơn giản được. Bởi vì sao? Vì đơn giản là để biết chắc những phát kiến của mình là mới thì phải đọc xem đã có ai từ trước đến nay trong chuyên ngành đó trên toàn thế giới đã đưa ra ý kiến đó chưa. Người mới bước chân vào ngành phải có thầy hướng dẫn là vì lẽ vậy. Ông thầy đã có nhiều bài báo chuyên ngành trên tạp chí tên tuổi thì càng có uy tín. Một mặt ông ta có thể chỉ cho chúng ta thấy những công trình của các nhóm nghiên cứu nào đã có nói đến vấn đề chúng ta quan tâm. Mặt khác, khi đăng báo có đứng liên danh với ông ta thì tòa báo biết rằng những kết quả trong bài báo gần như chắc chắn 100% là mới. Tiếc rằng nhiều thầy ở Việt Nam do thiếu tài liệu nên không thể biết hết các công trình trong ngành của mình!

Như bài viết này của tôi không thể gọi là một bài nghiên cứu khoa học; bất quá nó được gọi là bài quảng bá khoa học mang tính trao đổi thông tin và ý tưởng. Tuy có thể có phát kiến mới gì đó nhưng nó chưa đưa ra một kết quả mới nào trong việc giải quyết một vấn đề gì đó. Sở dĩ tôi viết tràng giang đại hải về vấn đề nghiên cứu khoa học là vì có rất nhiều “nhà” ở Việt Nam cứ viết là nghiên cứu khoa học nhưng dường như không hiểu rõ lắm cách thức hoàn thành một bài báo khoa học. Vậy chúng ta cần phải gạt bỏ nhiều huyễn tưởng là mình có phát kiến và kết quả mới bởi vì đôi khi biết đâu những phát kiến đó đã được viết ra cách đây 1 thế kỷ! Hiển nhiên, lúc đó công trình chúng ta nào có giá trị gì.

Tôi đánh giá công trình về 12 chi cua học giả Nguyễn Cung Thông rất hữu ích và là một công trình khoa học thật sự. Quả tình, nói thì nghe hơi quái dị nhưng các phát hiện về ngôn ngữ của anh Cung Thông lại khớp với những phát hiện Toán học (dĩ nhiên cho Kinh Dịch Nòng Nọc) lần phát hiện ngôn ngữ khác của tôi. Những bài viết này của anh Nguyễn Cung Thông đã đăng rồi thì chưa chắc sẽ được đăng ở tạp chí chuyên ngành trong ngoài nước nào đó. Nhưng theo tôi, có thể dịch nó và cô đọng lại thành những thesis để gửi đi các hội thảo chuyên ngành ở nước ngoài. Tôi đã từng được một thầy ở Nga mời đi dự hội thảo như vậy, nhưng bận quá không viết thesis được.

Đọc bài anh Cung Thông phần ngôn thì thấy hấp dẫn, nhưng đến phần ngữ lại hình như thiếu cái gốc. Đó là anh cũng phải chứng minh cho được mấy thứ chữ kia cũng phát nguồn từ Việt Tộc. Nhưng với tư cách là người đã từng nghiên cứu khoa học, tôi hoàn toàn hiểu anh ấy. Vì anh ấy chưa thể dám chắc về nhiều điều, ví dụ như thời gian và không gian sinh tồn của khối cộng đồng xen lẫn Hoa-Việt hoặc có thể người Hoa mượn ngôn nhưng nào chắc đã mượn ngữ. Trong khi chúng ta chưa tìm thấy một dấu ấn nào của chữ viết Việt bây giờ thì sự cẩn trọng đó là hợp lý.

Tôi cũng đánh giá rất cao các bài của anh Đỗ Thành. Tuy đó là những bài ngắn nhưng chúng rất xứng đáng là các công trình khoa học. Rất độc đáo, đặc biệt là cách phục hồi Duy Giáp Lệnh và Việt Nhân Ca.

Và tôi hoàn toàn tán thành cách suy luận của hai anh Đỗ Thành và Nguyễn Thiếu Dũng. Có ba ngờ vực duy lý của vấn đề này:

1         Sao là “cả”? Dân tộc anh siêu việt ghê quá cà, cái gì cũng của anh cả?! Xin thưa, văn hóa và ngôn ngữ phải xuất phát từ một gốc. Phải có cái rễ của nó. Và những cái cành từ rễ ấy mà ra. Phải là “cả” mới hợp lý vì thứ nhất, sự tương thích của các vấn đề văn hóa nói riêng và các thành tựu khoa học nói chung(tức là từ một gốc tre thì cho ra 10 cành tre chứ không thể nào cho ra 5 cành tre và 5 cành mai được), thứ hai, ủa chứ cắc cớ chi mà dân Việt đã làm ra gốc tre rồi và làm ra thêm 5 cành tre cho 5 hướng thôi còn các hướng khác hay chạm đến cuộc sống lại dốt đặc cán mai để cho người Trung Quốc họ đến họ trang điểm mấy cành mai vào kìa? Không, các vấn đề theo nhu cầu cuộc sống mà tự nó sinh ra và người Việt đã giải quyết nó bắng một triết lý hay là bằng một khoa học (lúc bấy giờ) nào đó cái mà tôi khẳng định là Kinh Dịch Nòng Nọc. Ví dụ, tôi đọc Hệ Từ Thượng thấy một câu rất lạ là: “lưới đánh cá có tượng là quẻ Ly”. Nếu theo các vạch rời và liền như Âm Dương bây giờ thì làm sao ra cho được quẻ Ly. Thật ra hình của Âm Dương của Việt Tộc ngày xưa là một vòng tròn và hai vòng tròn. Ta thấy lưới chài vì mềm nên ít khi đập vào mắt chúng ta một hình vuông hầu hết chúng ta thấy lưới chài là những hình thoi liên tục. Và một hình thoi như thế chính là quẻ Ly (đơn quái). Nếu quẻ Thuần Ly thành ra hai hình thoi thì càng giống về hình tượng của lưới chài. Vạch Âm Dương theo tôi bây giờ cũng không phải của người Trung Hoa; để viết nhanh gọn các quẻ người ta đã sáng tạo ra vạch Âm Dương sau đó và người Trung Hoa vì không tường tận từ gốc rễ nên cứ nghĩ đó là hai biểu thị Âm Dương từ nguyên thủy.

2        Các anh vơ hết vào thế các anh phủ nhận những đóng góp của các học giả Trung Hoa suốt mấy ngàn năm nay à? Ô hay, nào ai đã phủ nhận Hậu Thiên Bát Quái là của ông Chu Văn Vương (có khi cũng chưa chắc của ông ta!). Nào ai phủ nhận Mai Hoa Dịch Số là của ông Thiệu Khang Tiết? Nào ai phủ nhận Tử Vi hiện đại bây giờ là của Ngài Trần Đoàn?...Vấn đề phải xem chúng phát triển từ căn nguyên nào. Nó xuất phát từ một khẳng định, định lý, công thức đúng hay sai. Dĩ nhiên nguyên cứu những vấn đề phức tạp có liên quan đến một loạt vấn đề lớn như Kinh Dịch thì không thể nào rạch ròi trắng đen rõ ràng như các công thức Toán học trần trụi được. Vì các kiến thức Dịch đúng và sai chen lẫn vào nhau. Những người phát triển kiến thức Dịch từ những căn nguyên sai họ vẫn cứ dùng một số định đề của kiến thức Dịch đúng và họ hoàn toàn không lý giải được vì sao nó thế. Điều đó là có thật đến nay các bài toán Hệ Từ Thượng, Chu Dịch, Lục Thập Hoa Giáp vẫn chưa có ai giải đáp thấu đáo. Đến đây sẽ có người lại hỏi: “Anh nói người ta sai thế sao có bao nhiêu nhà Dịch học Trung Hoa lại có những đến quả đoán thần sầu?”. Thực ra chả có gì khó hiểu cả, bởi vì việc bói toán nó liên quan đến cả lý thuyết và thực hành mà vai trò chủ đạo vẫn là thực hành. Và từ dữ liệu A để suy ra kết quả B người ta đã thông qua các chiêm nghiệm thực tế (hay là Thống Kê) từ hàng ngàn năm nay. Và cái chính xác của bói toán còn phụ thuộc vào mức độ cảm ứng (hay khả năng nhận tín hiệu bằng ngoại cảm) khá chuẩn cua người xem.

3        Nếu anh nói thế thì sao có những khái niệm rất cơ bản dân tộc nào cũng có thể sáng tạo ra được từ nguyên lai sao người Hán lại dùng của người Việt chi kỳ vậy? Vi dụ như tôi cho rằng hai từ Nam Nữ (Nản nụy) đi từ nõn nường. Vì hai từ này nói chung là những khái niệm khá giản đơn thế sao người Hoa Hạ dùng của người Việt chi vậy? Thật ra, đây là hội chứng “sính ngoại” nhất là khi cái ngoại đó là của dân tộc phát triển hơn mình. Dân Hoa từ phía Bắc xuống gặp phải nền văn hóa rực rỡ của Việt Tộc một mặt họ tăng cường quân sự để chiếm lấy các thành tựu khoa học, mặt khác họ du nhập những sản phẩm văn hóa của dân tộc kia. Họ dần dần bỏ đi một số từ ngữ trước đây đã từng có của dân tộc họ bởi vì đơn giản họ xem nó có vẻ quê mùa và dùng từ ngữ của dân tộc có văn hóa phát triển hơn mình hoặc họ bắt buộc phải dùng nó để nó hài hòa, đồng nhất với các giá trị văn hóa ngoại lai du nhập khác (vi dụ chúng ta không thể dùng Mỹ người kế hoặc là Kế nhân đẹp được mà phải dùng Mỹ nhân kế). Cũng giống như người Việt sau này lại quay lại dùng từ Nam Nữ và ít dùng từ trai gái. (Nõn Nường trong ngôn ngữ Việt cổ không có nghĩa là trai và gái).

(anviettoancau.net)

VIỆT-HÁN-VIỆT 7000 - 5000 NĂM HAY HÁN-VIỆT 1000 NĂM Khổng La Ái (2)


Theo tôi, để chứng minh có nền văn hóa Việt rực rỡ trước Hán Hoa và người Hoa (cái gọi là người Hoa này thật ra theo tôi cũng không có một nền móng gì vững chắc cả) thực ra đã chiếm dụng nó thành của mình thì ít ra chúng ta cần phải tuân theo một số định đề dưới đây:

1        Văn hóa Việt và Hoa đặc biệt là ngôn ngữ khác nhau một cách đặc thù và rõ rệt.


2        Số âm tiết đọc được trong ngôn ngữ Hán rất ít so với âm tiết tiếng Việt.


3        Ngôn luôn luôn đi trước ngữ. Vậy nếu có một số từ về ngữ chúng ta mượn của dân tộc khác thì chưa chắc từ đó về ngôn chúng ta cũng du nhập (đôi lúc vì thấy âm vị đọc giống nhau mà một số học giả tự nô dịch cua chúng ta lại cho rằng chúng ta vay mượn). Và từ đây chúng ta có thể thấy một nguồn tài liệu phong phú để chứng minh là chính ngôn ngữ của chúng ta (Kinh, Mường, Thái, Tày, Nùng,…) qua ca dao, phương ngữ, tục ngữ, truyền thuyết…thậm chí qua những từ riêng biệt.


4        Người phương Bắc là kẻ chiến thắng về quân sự luôn luôn có chủ tâm chiếm lấy văn hóa hay đẹp của dân phương Nam và đồng hóa về văn hóa.


5        Trải qua gần 1000 năm đô hộ và sự chủ tâm đồng hóa mà văn hóa của chúng ta vẫn giữ được những nét đặc thù chứng tỏ dân tộc ta có một nền văn hóa mạnh và sâu sắc trước đó chứ không thể là dân tộc man di mọi rợ được.


6        Rất nhiều địa danh và danh tính các nhân vật cổ tiếng tăm người Trung Quốc vẫn được ghi lại trong sách của họ theo ngữ pháp Việt.


7        Di dân theo đường biển (dĩ nhiên là ven bờ) sẽ nhanh hơn rất nhiều di dân theo lục địa (qua sa mạc và rừng núi). Từ đây cũng suy ra thời Thái cổ dân Việt giỏi đi biển còn dân Hoa-Mông giỏi phi ngựa và đánh nhau (vì trên đường bộ sẽ gặp nhiều thú dữ).


8        Dân từ Triết Giang xuống tận Việt Nam bây giờ tự gọi họ là Việt bởi vì từ Việt có ý nghĩa thiêng liêng chung đối với họ chứ không thể nào chờ người Hoa Hạ đến đặt cho họ tên là Bách Việt để dùng gọi chủng tộc mình. Và việc nghiên cứu ngữ văn Hán để chứng minh mình là Việt nào vô cùng trái khoáy không khác gì lấy râu ông này cắm cằm bà kia. (Dĩ nhiên dùng để tham khảo thì được nhưng phải trên tinh thần tạo ra một nghĩa nguyên thủy đồng nhất; và nghiên cứu ngữ cho thấy sự biến dạng của các từ Việt theo thời gian đồng hóa).


(anviettoancau.net)

VIỆT-HÁN-VIỆT 7000 - 5000 NĂM HAY HÁN-VIỆT 1000 NĂM Khổng La Ái (3)


Xin đề xuất giả thuyết:

-Người đi từ hướng Nam theo đường thủy dọc biển đặt chân đầu tiên lên vùng đất Nam Dương Tử khoảng xxxxx (năm con số-cái này cần thẩm định lại). Vùng đất trù phú này tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.

-Họ phát triển triết lý Kinh Dịch Nòng Nọc và thấu được lẽ Trời Đất hơn 7000năm cách đây.

-Khoảng cách đây 7000 năm, họ lập nên đế chế Việt (Xích Quỷ, lạ là từ Xích Quỷ có thể là biến âm của Xuy Vưu hay ngược lại) ràng buộc nhau thiên về tôn giáo và chủng tộc hơn là về chính trị và biên giới.

-Người Mông Cổ bắt đầu đặt chân lên Nam Hoàng Hà và giao thoa với công đồng Việt ở Bắc Dương Tử khoảng vào 7000-6000năm. Quá trình giao thoa văn hóa xảy ra, người Mông-Hoa tiếp thu văn hóa rực rỡ của người Việt, tiếp nhận những tín ngưỡng, những vị thần thánh người Việt như những vị thần thánh của mình. Điều này xảy ra tự nhiên thôi chứ không có gì là lạ cả.

-Tranh chấp liên miên xảy ra, người Mông-Hoa giỏi quân sự hơn nên giành nhiều thắng lợi và chiếm các chiến lợi phẩm văn hóa. Hiểu lẽ Trời Đất, biết mệnh Trời qua Kinh Dịch Nòng Nọc, một bộ phận quý tộc Việt mang nhiều bí mật, kiến văn chuyển về và lập đô mới ở Phong Châu vào năm 2879 trước CN (Nhà nước Văn Lang). Một số khác vẫn còn phía Bắc vẫn giữ được văn hóa Việt (Diệc) và duy trì Đế Chế qua các đời Đường, Ngu, Hạ. Một số khác nữa di cư lên vùng phía Bắc vào các vùng Triều Tiên (vì thế ở Triều Tiên có số nơi tìm ra những di sản vật thể và phi vật thể của Kinh Dịch) và Nhật Bản (dân Nhật vẫn tự nhận mình là con cháu của Thái Dương Thần Nữ). Nhưng những kiến thức chân xác nhất vẫn nằm trong tay các quý tộc Việt Phong Châu.

-Nhà Thương (Mông Hoa) lật đổ nhà Hạ. Chấm dứt Đế Chế Việt phương Bắc. Tôi cho nhà Hạ là thuộc đế chế Việt không những vì nghĩa của Hạ chính là Nam là quẻ Ly là dòng giống Hồng Bàng (Mặt Trời Đỏ) mà còn vì sự đối lập giữa Thương (bây giờ nghĩa chữ như thế nào thì nhiều học giả có thể trang giang đại hải) và Hạ giống như Thượng-Hạ: một sự tự đắc của kẻ chiến thắng. Nhà Thương lúc đó cũng chưa bao gồm Sở (là một chủng Việt) và Tần, chỉ có Tề, Tấn, Trịnh, Trần, Lỗ, Tống, Vệ…Nhưng vì thiếu gốc văn hóa mà lại du nhập từ chủng Việt nên tùy vào mức độ du nhập, giao thoa văn hóa mà các nước thuộc đế chế Thương có chủng tộc và văn hóa khác nhau. Chúng ta cũng thấy ngay trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết Tề Hoàn Công đem quân  lên bình định phương Bắc là nơi chướng địa và những đất lấy được, ông cho nước Yên. Như vậy phương Bắc Trung Nguyên bấy giờ là man di không văn minh. Mà dân Hoa đi từ phía Bắc xuống, vậy cái văn minh Trung Nguyên của Tề Tấn khác xa cái man di của Yên là do đâu mà có. Cách giải thích hợp lý hơn cả vẫn là do sự tiếp nhận những thành tựu văn hóa của chủng khác đã có sẵn ở miền nam.

-Một số dân Việt từ Bắc Việt Nam tiếp tục di cư xuống dưới giao thoa với nền văn hóa đậm nét Ấn Độ để tạo ra các dân tộc Khơ me, Lào và Thái. Mục này tôi tự thấy khó chứng minh vì chữ viết của người Lào, Campuchia và Thái Lan bây giờ mang nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ hơn là chữ của người Thái phía Bắc ViệtNam. Dĩ nhiên, không cứ có di dân thì ta lại hồ đồ kết luận là nơi đó có ảnh hưởng lớn của văn hóa Việt. Qua bao nhiêu ngàn năm ở những nơi đó họ cũng hình thành nên một nền văn hóa bản địa khá vững chắc.

-Nhà Chu lật nhà Thương, lúc đó trung nguyên mới có thêm nước Sở nhưng chưa gồm cả Ngô và Việt (Triết Giang)-là hai nước đã tách ra từ Đế Chế lỏng lẻo về chinh trị và biên giới của chủng Việt ngày xưa nhưng văn hóa thì vẫn đậm nét Việt (bởi vì văn hóa được xây dựng đã quá lâu và có nền tảng vững chắc). Chỉ đến thời Xuân Thu Chiến Quốc mới có sự hiện diện của Ngô và Việt trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.

-Lưu Bang dấy quân từ Hán Thủy lật nhà Tần thiết lập nên Đế Quốc Hán và từ đó ông ra chế: phàm là thần dân của ta thì đều thuộc tộc Hán. Vậy cái tộc Hán đó là do quyết định chính trị mà thành chứ có phải là do gắn bó nhau về chủng tộc và văn hóa đâu? Vì thế cũng suy ra: Nói Triệu Đà là người Hán cũng rất khiên cưỡng.

-Triều Hồng Bàng đến năm 258 TCN bị Thục Phán diệt. Thục Phán vốn dĩ ở nước Thục xa xôi với văn hóa Hán Trung nguyên và đã từng thuộc văn hóa Việt vì thế ông hoàn toàn biết được ngôn ngữ Việt và được dân Việt trân trọng xem như vị vua của mình.
-Sau đó là 1000 năm đô hộ như chúng ta đã biết.

Trên đây chỉ là những ý tưởng sơ khởi. Các định đề và các mục của giả thuyết có thể được thêm vào, bớt đi hoặc sửa đổi. Và tôi rất mong chúng ta cùng chung tay xây dựng nên một giả thuyết hoàn chỉnh và cuối cùng tìm dẫn chứng để làm cho nó không còn là một giả thuyết mà là chân lý.
 KLA 


 (anviettoancau.net)

Ở đâu mà đồi núi bị phá trọc giống ta vậy


Liên quân còn triển khai 25 tàu ngầm, tàu chiến được trang bị những tên lửa hành trình Tomahawk ở khu vực biển Địa Trung Hải.

 Ảnh minh họa
 Tàu HMS Triumph của Anh. 

Giải yểm từ chỗ nào


Từ đất, nước, không khí sinh ra con người, tạo ra đủ loại luận thuyết, tạo ra đủ loại phương tiện.

Và cũng thải ra đủ loại chất độc vào đất, nước, không khí, làm biến dạng nền tảng này; trong khi đó con người vẫn chưa tìm được một hành tinh khác để sống. Tốc độ biến dạng và nhiễm độc không hề có chiều hướng suy giảm.

Để sống vẫn phải dựa vào nền tảng đất, nước, không khí với trạng thái tự nhiên của nó (không bị biến dạng); nền tảng này bị nhiễm độc, bị biến dạng nghiêm trọng làm cho con người độc ác.

Ngày xưa đất, nước, không khí chưa bị nhiễm độc con người vẫn độc ác là do còn đang ở thời kỳ cầm thú của con người.

Nay một số bị thoái hóa trở về thời kỳ cầm thú, một số bị nhiễm độc mà có những biểu hiện cầm thú.

Cái phần thoái hóa có dư luận, có luật pháp, có giáo dục, có đồng minh thả bom cho cái phần cầm thú nó teo lại; bị thành cầm thú do nhiễm độc từ đất, nước, không khí thì phải giải độc thôi.

Thanh sạch được đất, nước, không khí đó là bước đầu tiên để giải độc, giải yểm. Đất, nước, không khí nào thanh sạch nhất sẽ có những con người thanh sạch nhất (khó có thể thanh sạch hoàn toàn), sẽ có những động thái từ nhẹ đến mạnh để giải độc, từ liệu pháp thường đến liệu pháp sốc nếu cần.

Hoạt động mà sản sinh ra chất nhiễm độc đất, nước, không khí nếu không tự xử lý được thì phải nộp tiền cho xã hội xử lý; làm nhiễm độc tinh thần, nhiễm độc tình cảm, nhiễm độc tư duy là phần nhiễm độc khó phát hiện, khó có chứng lý để bắt bẻ truy tố.

Nếu không tự giải độc được, phải phiền đến thế giới là một điều không nên chút nào cả.

Bài hát tặng người yêu nước trên Boxitvn


Đau đầu


Mỹ - giặc

Tàu – giặc

Tây – giặc

Tư bản – giặc

Dân – giặc

Đ/c – giặc (diễn biến)

Tự mình – liệt

Văn minh thật đơn giản


Mỹ: Chính quyền bang dùng iPad 2 thay giấy
(Dân trí) - Sự tiện dụng của chiếc máy tính bảng iPad 2 vừa mới ra mắt của Apple đã khiến chính quyền bang Nam Carolina (Mỹ) quyết định loại bỏ việc sử dụng giấy trong các công việc hành chính hàng ngày bằng thiết bị này.
iPad 2 sẽ trở thành công cụ làm việc của các quan chức ở bang Nam Carolina (Mỹ).
Theo đó, chính quyền bang Nam Carolina sẽ tiến hành mua iPad 2 cho các thành viên Hội đồng bang và các nhân viên chủ chốt vào tháng tới. Hướng đi mới này sẽ không chỉ giúp chính quyền bang này tiết kiệm chi phí mà còn giải quyết công việc nhanh gọn hơn và tất nhiên, sẽ không còn cảnh giấy tờ chất đống tại đây.
“Chúng tôi đã làm một bản phân tích chi phí và chúng tôi ước tính tổng số tiền chi cho việc mua giấy và chi phí nhân sự để thực hiện các công việc ngốn khoảng 27.000 USD mỗi năm”, Walter Smalls, phó quản lý Hội đồng bang chuyên phụ trách các dịch vụ chung cho biết.
Bang Nam Carolina đã lên kế hoạch mua 15 chiếc iPad 2 với giá khoảng 900 USD/chiếc. Chi phí bỏ ra để thay mới công cụ làm việc này chỉ khoảng 13.500 USD. Nhờ đó, bang này đã tiết kiệm được một số tiền không nhỏ.
Những người được hưởng lợi từ kế hoạch thay giấy bằng iPad 2 này rất vui mừng vì từ nay, họ sẽ có một thiết bị làm việc hiện đại, tiện lợi và rất gọn nhẹ.
“Tất cả mọi người đều vui mừng về điều đó”, Walter Smalls ví von “Tôi cũng rất thích máy tính. Nó giống như một cái xẻng. Tôi có thể đào một cái hổ với xẻng nhanh hơn bằng tay”.
Võ Hiền
Theo Reuters

Mỹ Phần Lan hợp tác chế tạo "vũ khí" mới


2012 sẽ bán ra thị trường, xác nokia, hồn windows phone 7

Sẽ đục nước béo cò đây


Áo đỏ biểu tình tại Bangkok

(VOV) - Ngày 19/3, Mặt trận dân chủ chống độc tài - UDD (phe Áo đỏ) biểu tình tại nhiều địa điểm ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Đây là biểu tình định kỳ vào ngày 19 hằng tháng của tổ chức này.
Vẫn những địa điểm biểu tình quen thuộc là Ratchaprasong và tượng đài Dân Chủ, chiều ngày 19/3, lực lượng Áo đỏ tập trung tại hai địa điểm trên. Quyền chủ tịch UDD, bà Thida Thavonset cho biết, lý do họ tập trung tại khu vực Ratchaprasong là tưởng nhớ đến những người đã chết trong cuộc biểu tình đầu năm 2010. Sau đó, đoàn người biểu tình của UDD đã kéo đến tập trung tại khu vực tượng đài Dân Chủ, đường Ratchadamnoen – trung tâm chính trị thủ đô Bangkok.
Lãnh đạo UDD tập trung phê phán chính phủ về  các vấn đề liên quan đến bỏ phiếu bất tín nhiệm vừa qua. Trong đó, chỉ trích Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và Phó Thủ tướng phụ trách an ninh Suthep Thuagsuban trong trả lời chất vấn tại hạ viện về giải tán biểu tình tháng 5/2010. Những người biểu tình tràn xuống lòng đường làm tắc nghẽn giao thông trên một đoạn đường dài.
Tham gia biểu tình lần này còn có nhóm Áo đỏ tỉnh Udon Thani, đông bắc Thái Lan. Ngoài ra, một số nhóm Áo đỏ khác cũng của tỉnh Udon lại tổ chức biểu tình lớn tại huyện Pen trong tỉnh.
Cơ quan cảnh sát đô thành Bangkok đã huy động khoảng 1.200 cảnh sát gìn giữ trật tự an toàn khu vực biểu tình./.

Thanh Huyền (từ Bangkok)

Ủng hộ Gaddafi yếu ớt quá


Mỹ và Anh tấn công Libya bằng tên lửa Tomahawk

20/03/2011 | 06:40:00


    Phát biểu trước báo giới ngày 19/3, Phó Đô đốc Mỹ William Gortney cho biết đầu giờ chiều cùng ngày, các chiến hạm và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã tấn công hơn 20 hệ thống phòng không liên hợp cùng các cơ sở phòng không khác trên bờ của Libya bằng ít nhất 110 quả tên lửa hành trình Tomahawk.

    Đây là chiến dịch của Mỹ có tên gọi "Bình minh Odyssey" (Odyssey Dawn), diễn ra sau các cuộc không kích trước đó của Pháp.

    Tuy nhiên, sau khi thông báo chuẩn y các cuộc tấn công bằng tên lửa trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay trong chiều 19/3 đã khẳng định sẽ không điều bộ binh tới Libya.

    Trước đó cùng ngày, các máy bay của Pháp đã thực hiện bốn đợt oanh kích ở Libya, phá hủy một số xe thiết giáp thuộc lực lượng của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, tấn công một cơ sở phòng không ở Tajura nằm cách thủ đô Tripoli khoảng 10km về phía Đông.

    Kênh truyền hình quốc gia Libya đưa tin các lực lượng phương Tây đã oanh tạc các khu vực dân cư ở thủ đô Tripoli và các bể chứa nhiên liệu cung cấp cho thành phố Misrata ở miền Tây Libya, đồng thời cho biết một máy bay chiến đấu của Pháp đã bị bắn hạ ở thủ đô Tripoli. Tuy nhiên, quân đội Pháp đã bác bỏ thông tin máy bay của nước này bị bắn rơi.

    Phản ứng sau các cuộc tấn công của Pháp, Anh và Mỹ, nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố Địa Trung Hải đã biến thành "chiến trường," đồng thời tuyên bố sẽ trang bị vũ khí cho người dân để đối phó với các cuộc tấn công của phương Tây, bảo vệ đất nước.

    Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Libya Abul Qasim al-Zuai cùng ngày đã lên án các cuộc không kích của phương Tây nhằm vào nước ông là hành động "gây hấn man rợ", gây thiệt hại lớn cho người dân và cơ sở hạ tầng của nước này. Ngoài ra, ông còn cho biết đã có một số lượng lớn dân thường bị thương trong các cuộc tấn công này./.
    (TTXVN/Vietnam+)