Người theo dõi

22 thg 1, 2011

Xã hội đòi lại quyền của mình

Khi hữu sự có thủ lĩnh hoặc nhóm thủ lĩnh quyết đoán việc chung của xã hội, dựa vào tính hữu sự của sự độc tôn lực lượng nắm quyền luôn tạo ra tình huống hữu sự để duy trì sự độc tôn. Độc tôn quyết định tất cả những gì chúng muốn, nó chỉ phù hợp khi xã hội rời rạc, khả năng di chuyển thông tin chậm, khả năng di chuyển vật lý chậm, bây giờ là lúc phát triển con người trong toàn thể nhân loại. Ai đó tự bao vây mình, xây dựng cứ điểm vững chắc, đến lúc thấy xã hội bao vây, loài người bao vây, sự cùng quẫn có thể xảy ra. Quá trình tự dỡ bỏ vẫn diễn ra chậm chạp lãng phí năng lượng xã hội. Nguồn năng lượng xã hội vừa bị kìm hãm sự sinh sôi, vừa bị sử dụng lãng phí, vừa bị tiêu hủy vô lý. Xã hội vừa mạnh mẽ, vừa khôn khéo đòi lại những cái tất yếu của mình, từ quyền tự do sinh tồn, đến quyền quyết định sự sinh tồn của mình, quyết định cả cái quyền lý giải sự tồn tại, không phải cách lý giải của ai đó áp đặt lên. Dù không muốn lực lượng xã hội vẫn tự nhiên đi đến cái quyền tất yếu của mình, mọi cản trở đều là sự ngược dòng tạo ra thế năng chờ ngày giải phóng năng lượng, sự điều hướng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Bằng không nó tự nhiên vận hành theo quy luật của nó.

Tương lai năng lượng cho loài người


Dự án "phủ xanh" sa mạc ở Jordan


Với tham vọng biến một vùng sa mạc rộng lớn trở thành ốc đảo xanh, vừa qua dự án Sahara Forest Project's (SFP) đã được chính quyền Jordan ký quyết định cấp phép xây dựng thử nghiệm. Địa điểm đầu tiên của SFP sẽ được đặt tại một khoảnh đất rộng 2 triệu m2 tại Aqaba, một thị trấn ven biển nằm ở phía nam Jordan. Tại đây, các công nghệ như sản xuất thức ăn và nước uống, công nghệ tái tạo năng lượng sẽ được áp dụng thử nghiệm trong điều kiện khô nóng của sa mạc.

Ý tưởng ban đầu của dự án đã được đánh giá cao về tính kinh tế và tính khả thi tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc vào tháng 12/2009 tại Copenhagen, Đan Mạch. Sau đó, vào tháng 6/2010, quốc vương Jordan Abdullah II tham dự một buổi thuyết trình khác về dự án và thật sự có ấn tượng, đến mức ông đã chấp nhận cho triển khai nó tại quốc gia của mình.

Những điểm mấu chốt của dự án là nhà kính sử dụng nước mặn, các trạm năng lượng mặt trời tập trung và quy trình canh tác các giống cây trồng nhiệt đới cũng như các giống cây phục vụ sản xuất năng lượng. Tất cả đều được thực hiện tại 1 địa điểm để giải quyết các vấn đề về môi trường. SFP sẽ sử dụng các nhà kính nước mặn để trồng trọt mà không cần dùng đến nguồn nước sạch bên ngoài. Nước biển lấy từ Biển Đỏ được làm bốc hơi để tạo môi trường mát, ẩm bên trong nhà kính, trong khi một phần sẽ được cô đặc để sản xuất nước sạch phục vụ tưới tiêu và các trạm năng lượng mặt trời tập trung. 

Nhiệm vụ của các trạm năng lượng mặt trời là cung cấp điện để chạy máy bơm nước mặn và các cánh quạt lưu thông không khí trong nhà kính. Tại đó, ngoài các giống cây trồng nhiệt đới, tảo cũng sẽ được trồng để giúp hấp thụ CO2 và thải ra khí sinh khối (biomass), sử dụng để sản xuất năng lượng và thực phẩm.

Theo các nhà làm dự án, khi tất cả các công nghệ trên được kết hợp, chúng sẽ tạo thành một quy trình tự cung tự cấp khép kín, qua đó vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa có thể đem lại lợi ích kinh tế. SFP sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển riêng biệt. Giai đoạn khảo sát, nghiên cứu sẽ được thực hiện trong suốt năm 2011. Sau đó, một trung tâm thử nghiệm sẽ được xây dựng vào năm 2012, trước khi toàn bộ dự án đi vào giai đoạn thương mại hóa vào 3 năm sau đó, tức 2015.

Nguồn: Gizmag (tinhte.com)

Tương lai năng lượng cho loài người


Hệ thống đường "thông minh" sử dụng năng lượng mặt trời


Với những ai đã từng sống ở vùng khí hậu ôn và hàn đới thì không có gì khó khăn và nguy hiểm bằng việc lái xe giữa mùa đông trên con đường đóng băng trơn trợt. Trong đợt bão tuyết vừa qua ở Mỹ và Châu Âu, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do người lái mất quyền kiểm soát phương tiện vì đường quá trơn. Từ thực tế này, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý tưởng xây dựng hệ thống đường thông minh, sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ mặt đường, qua đó không những khắc phục tình trạng đóng băng vào mùa đông mà còn cung cấp năng lượng cho các mục đích khác.

Ý tưởng đầu tiên là của Scott Brusaw - một kỹ sư điện 53 tuổi đến từ Idaho, muốn thay toàn bộ vật liệu bê tông dùng làm đường hiện nay bằng kính siêu cứng. Như thế, toàn bộ con đường sẽ trở thành 1 tấm thu năng lượng mặt trời khổng lồ, và nhiệt lượng tích tụ được sẽ sử dụng để vận hành các thiết bị sưởi ấm đặt bên dưới mặt đường. Theo Scott, nguồn năng lượng có được ngoài việc sưởi ấm mặt đường còn có thể được cung cấp cho hệ thống đèn giao thông, đèn báo hiệu và là nguồn sạc cho các phương tiện chạy điện. Ông tự tin cho biết, nếu ý tưởng này được chấp nhận, nó có thể trờ thành 1 giải pháp năng lượng sạch, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và ít gây ô nhiễm môi trường. 

Mặc dù nhận được sự quan tâm từ chính quyền liên bang, Scott cũng gặp phải 3 vấn đề cần phải giải quyết là: làm sao chế tạo được vật liệu kính có tính chất tương tự như bê tông, chi phí cho dự án và liệu với dòng lưu thông dày đặc như hiện nay, mặt đường có thể hấp thụ đủ lượng năng lượng mặt trời cần thiết? Hiện nay, Scott đang làm việc với các nhà nghiên cứu về kính thuộc đại học Dayton and Penn để phát triển chất liệu kính siêu cứng.


Thiết kế mặt đường của Scott bao gồm: kính siêu cứng,
tấm pin mặt trời, tấm sưởi và đèn báo hiệu

Scott Brusaw không phải là người duy nhất nghĩ đến ý tưởng "đường thông minh". Tại Viện bách khoa Worcester, Massachusetts, kỹ sư dân dụng Rajib Mallick lại có 1 ý tưởng khác để sản sinh năng lượng từ mặt đường. Với sự giúp đỡ của Tổ chức khoa học quốc gia và Trung tâm công nghệ Masachusetts, Rajib và các đồng sự đang bước vào giai đoạn phát triển và thử nghiệm các loại mặt đường hấp thụ nhiệt có độ bền cao. 

Một trong những ý tưởng của nhóm nghiên cứu là đặt những ống dài đường kính 12,5 mm có chứa chất lỏng chống đông phía dưới mặt đường. Vào mùa nóng, dung dịch này sẽ hấp thụ nhiệt năng và được trữ trong những buồng kín không thoát nhiệt. Đến mùa đông, nó sẽ được bơm vào đường ống dẫn để làm tan chảy băng và tuyết trên đường. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, 55 m đường ống có chi phí lắp đặt là 12.500 USD, phí bảo dưỡng hàng năm là 1.000 USD, và sẽ sản sinh ra 1 lượng điện năng đủ cung cấp cho 55 căn nhà trong 1 tháng. Như vậy, vốn đầu tư sẽ được thu hồi chỉ sau 6 năm và lợi ích thu được là rất đáng kể.


Nhóm cộng sự của Rajib đang thử nghiệm nối dây vào mặt đường

Nguồn: CNN (tinhte.com)

Mùa xuân đến rồi đó


Đề kháng

Cầm quyền có niềm tin mãnh liệt rằng mình có sức đề kháng vô địch để đưa Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mặt trái của thắng lợi này vô cùng nặng nề không ai dám thẳng thắn đề cập. Cầm quyền nắm từ mảnh vải, cái kim sợi chỉ, hạt lúa, đến khi nắm không được phải buông ra cho quy luật tự nhiên. Đến quyền thông báo hay không thông báo các tin tức không ai được tham gia vào, tình hình công nghệ nằm ngoài kiểm soát của cầm quyền, thông tin phát ra từ nơi cần phát ra, đi đến nơi cần đi đến. Cái quyền làm, cái quyền ăn, cái quyền nói, cái quyền nghe đã dần được được thỏa nguyện tuy còn nhiều sự rình mò khó dễ. Cái quyền quyết, cầm quyền đóng vai đại diện cho dân để quyết, người dân bao giờ cũng có trực giác nhạy bén, họ có thể lầm một lần hai lần, có thể một người nhầm, hai người nhầm lẫn nhưng xã hội hoàn toàn không nhầm lẫn. Liệu cách cầm quyền cử người thay mặt dân quyết việc của dân còn hiệu nghiệm nữa không. Cái cách cầm quyền tổ chức cho dân trồng lúa là một bài học lớn. Cái cách cầm quyền thông tin cho xã hội, xã hội đã phải bật ra bao nhiêu người ăn cơm nhà đi thông tin cho mọi người. Bây giờ không cho xã hội quyết, hoặc cho xã hội quyết một cách giả hiệu, xã hội không được đường hoàng tham gia quyết vận mạng của mình, họ sẽ tìm con đường khác để nhìn thấy tương lai của mình. Không thể vượt đại dương tìm tương lai nữa, tương lai có ngay trên đất nước mình. Bao nhiêu nguồn lực quốc gia, bao nhiêu nguồn lợi quốc gia, bao nhiêu quyết sách sống còn liên quan đến tương lai dân tộc không thể sao nhãng được. Đây là lúc tầm nhìn vượt qua cái bụng, cái đói bớt rình rập sẽ có điều kiện nghĩ xa hơn, quyết cho tương lai rộng hơn. Sức đề kháng của đất nước, của dân tộc là của toàn thể, không thể là của một vài chưa chắc đã xứng đáng đảm lãnh trách nhiệm.

Đối thủ mới của mạng xã hội

Từ vài nhân viên của facebook làm lên quora.com, nó khắc phục khiếm khuyết của blog là sự liên kết tìm kiếm nhanh các blog không mau chóng, nó lại hơn facebook và twitter là tin ngắn cũng được, tin dài cũng được, tin có hình cũng được. Khi quora.com hỗ trợ tin video, hỗ trợ di động thì chắc chắn sẽ làm facebook và twitter liêu xiêu, blogprot, yahoo 360 sẽ mất ăn mất ngủ. Thời buổi công nghệ ngôi đầu bảng chỉ được tính theo năm theo tháng.

Ai có hàng

Ta có hàng gì, tài nguyên, lao động rẻ, khéo tay hay làm, chăm học, nữ biết cách, biết chịu đựng làm vợ người, ta có khả năng làm thuê bất cứ việc gì, ta có khả năng chịu cực khổ, chịu nhục, chịu bất công, ta có khả năng thích nghi nhanh trong mọi loại môi trường sống, đi đến đâu thấy có đất có nước là nghĩ ngay đến trồng cây gì, nuôi con gì. Vô cùng quý hóa với các đặc tính đó để tồn tại trong thế giới bất trắc ngày nay. Để làm giàu để văn minh thì còn lâu, người ta sáng tạo hằng ngày mà còn chưa dám chắc đã giàu, người ta coi mỗi người lao động, mỗi doanh nhân như những chiến sĩ trên chiến trường mà còn chưa dám chắc. Rẻ mạt lao động, kìm kẹp doanh nhân, coi doanh nhân như con gà để cắt tiết, con bò để vắt sữa làm sao mà hy vọng gì. Món hàng trật tự xã hội theo quy luật phổ quát không có, chỉ có món hàng lạ đời như thực phẩm có dư lượng kháng sinh, có độc tố, hàng quá đát, hàng gây ung thư nhưng không có cách gì khác, nó là món hàng duy nhất để chọn, người bán hàng dùng vũ khí đe dọa người mua hàng, ai nói ra sự thật của món hàng đã gặp vô vàn rắc rối, những người hăm he cạnh tranh phải bị tiêu diệt là tất nhiên. Bán hàng, mua hàng, mua hàng, bán hàng mà cứ bóng bẩy rằng phân công lao động quốc tế, phân công lao động xã hội, còn không tính đến cướp công lao động quốc tế, cướp công lao động trong nước. Ai cũng có hàng, hàng giá trị lớn, hàng giá trị nhỏ, hàng bán được, hàng không bán được, hàng lừa bán được, hàng không lừa được, hàng ép mua được, hàng không ép mua được, đến nỗi xã hội phải tạo ra hàng miễn phí để xa lánh các thứ hàng có phí, ép phí.

Tự diễn biến đến Việt Nam cộng hòa

Mỹ dựng lên chính quyền Việt Nam cộng hòa, dân Việt trong vùng kiểm soát của chế độ không đủ sức nuôi bộ máy chính quyền. Mỹ đổ rất nhiều usd vào duy trì sự vận hành của guồng máy này. Nền kinh tế của Việt nam cộng hòa chắc chắn không thể hoạt động theo quy luật thông thường như nó tự có. Quan quân có nhiều cách làm kinh tế, từ làm đồn điền, đấu thầu, đầu nậu, bảo kê. . . Có một hoạt động kiếm tiền nhanh gọn đơn giản là bán chức quan chức quân, quan quân có lo lót sẽ được ở đô thành, nếu không sẽ đến quân khu một gần Bến Hải, gia đình thanh niên lo lót để không tòng quân, có tòng quân thì tránh vùng chiến sự. Nơi mũi tên hòn đạn là của dân nghèo, của những kẻ bị thất sủng, là những nơi của anh hùng hào kiệt lưu danh. Trong bối cảnh đó quân cách mạng đã luồn được vào tật cấp trung ương của Việt Nam cộng hòa, có những tướng tá Việt cộng mang quân phục Việt Nam cộng hòa. Bộ máy quan quân như vậy nên Việt cộng dễ dàng chui vào tất cả các cơ quan Việt Nam cộng hòa, từ cấp thấp đến cấp cao đều có người của Việt cộng, là dân thường khi vào doanh trại quân đội xin cắt cỏ cho bò là đã đếm được có bao nhiêu khẩu pháo, bao nhiêu cán binh. Xã hội thì xanh xanh đỏ đỏ cặp bồ với quan quân có thế lực, bao nhiêu cơ mật đều lọt ra ngoài hết. Các trùm kinh tế dễ dàng can thiệp vào chính sách. Muốn làm tỉnh trưởng, huyện trưởng, tiền ; muốn làm tướng, tá, tiền. Rất may thiên nhiên còn tương đối hoang sơ nên bám vào rừng vào biển không đến nỗi phải chết đói. Người yêu Việt Nam cộng hòa hô khẩu hiệu khôi phục chế độ này, không cần phải khôi phục đâu, có thể nó tự diễn biến đến đó thôi.