Người theo dõi

21 thg 7, 2011

Thơ là gì nhỉ

Thơ là sự rung lên của linh hồn , linh hồn lúc nào cũng hiện diện , nhưng như một bản nhạc cần có nghệ sĩ bật ra âm thanh , cùng một khuôn nhạc đó , mỗi nghệ sĩ có cách thể hiện khác . Đọc bản nhạc lên xong nói đó là thơ cũng có , có những bản nhạc chỉ một người hát hay , có những bản nhạc nhiều chục năm sau mới có người hát hay như thế . Thiên nhiên kỳ diệu , có nhiều kiệt tác . Tại sao đất này không tạo ra những bản giao hưởng vĩnh cửu mà chỉ có những bản bi hùng mãi mãi . Cứ hát mãi khúc quân hành , có một anh lính nói : hồi tao nhập ngũ là đi đánh china , bây giờ gần nghỉ về quê rồi lại tiếp tục đánh china nữa . Bài thơ chia ly có phải là bài thơ định mệnh .

Bài thơ mới

---------- Forwarded message ----------
From: Phuong Phan <phivu56@gmail.com>
Date: Wed, 20 Jul 2011 18:13:27 -0700
Subject: Bài thơ mới
To: goc viet <vietgoc@gmail.com>

-Gởi em bài thơ mới. Chúc vui.

Một thoáng...


Tặng H. G.


Một thoáng hương bay, thoáng xót xa

Thời gian - có lẽ thoáng mây ngàn

Cho anh một chút men tình ái

Ấp ủ con tim đỡ lạnh lùng

Cũng chỉ vì yêu, em biết không?

Một đời ảo vọng bóng phù vân

Đến khi thức giấc choàng tỉnh mộng

Trên đầu tóc đã bạc hoa râm

Bối rối nhìn em, anh ngập ngừng

Anh đâu dám ngỏ một lời yêu

Cuộc đời cũng chỉ là dâu bể

Xin hãy cho nhau một chút tình...

Phi Vũ

Đừng nói chuyện này ở đây

Quan chức tự lắp webcam để người dân giám sát Tác giả: VIKAS BAJAJ Bài đã được xuất bản.: 21/07/2011 05:00 GMT+7 Đặt webcam trong văn phòng là thử nghiệm chống tham nhũng mới mà một thủ hiến bang của Ấn Độ đang tiến hành. Nhờ đó, người dân có thể theo dõi mọi diễn biến trong văn phòng ông 24/24. "Người dân phải biết được mọi thứ" Tại quốc gia Nam Á này, nơi mà những scandal lại quả ở các cấp cao nhất trong chính phủ và những vụ hối lộ "vặt" tại các đồn cảnh sát hay phòng đăng ký phương tiện giao thông vẫn được coi là chuyện thường ngày ở huyện, ông Oommen Chandy đang nỗ lực tiến hành một cuộc "phản công" qua mạng. "Thay vì thực hiện những hành động chống tham nhũng, tôi cho rằng chúng ta cần tạo ra một bầu không khí trong đó mọi thứ đều phải được minh bạch", ông Chandy, thủ hiến mới của bang Kerala, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn ngay tại văn phòng ông. "Người dân phải biết được mọi thứ". Trong ngày đầu tiên đặt webcam, khoảng 10.000 người đã truy cập để xem video. Và tính tới chiều thứ Sáu tuần trước, lượng người truy cập đã lên tới 293.586. Cuộc phỏng vấn ông Chandy được thực hiện trong giờ giải lao của một buổi thảo luận với lãnh đạo các trường đại học tư thục. Tuy mọi diễn biến trong cuộc thảo luận đều được đăng tải lên website văn phòng ông, song các video đều để chế độ không có tiếng (theo Chandy giải thích, ông muốn các vị khách và phụ tá trong văn phòng được trao đổi thoải mái khi họ gặp ông). Sunil Abraham, giám đốc điều hành Trung tâm Internet và Xã hội tại Bangalore, cho biết ông ủng hộ những chiếc webcam của ông Chandy, ngay cả khi nỗ lực này chỉ là một hành động mang tính hình thức. "Hình thức này cũng rất hiệu quả", ông Abraham nói. Ông cho rằng nó sẽ không chỉ kiểm soát hành vi của thủ hiến, mà còn kiểm soát hành vi của cả cấp dưới cùng các lãnh đạo và chính khách quyền lực khác khi họ tới gặp ông tại văn phòng. Abraham đánh giá, webcam có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực hơn nhiều nếu chúng được lắp đặt tại các đồn cảnh sát, các phòng đăng ký giấy phép lái xe, các cơ quan phúc lợi và những địa điểm tiếp xúc dân thường xuyên xảy ra sách nhiễu. Thep ông, một số cơ quan ở Ấn Độ cũng đã bắt đầu chương trình giám sát này, nhưng đa phần thì chưa. Ông Chandy, thủ hiến bang Kerala đã cho lắp webcame trong văn phòng mình để người dân có thể theo dõi 24/24 Nếu mọi văn phòng đều lắp camera... Nỗ lực của ông Chandy ra đời khi các vụ hối lộ tại Ấn Độ liên tiếp bị phanh phui. Một cựu bộ trưởng viễn thông liên bang hiện đang ngồi tù vì đã cấp phép sản xuất điện thoại di động cho các công ty chạy hối lộ, gây thiệt hại tới 40 tỉ USD cho chính phủ. Một số lãnh đạo các tập đoàn, một quan chức chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho khối thịnh vượng chung và một người xuất thân từ gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành cảnh sát cũng đang ngồi sau song sắt chờ thụ lý vì các tội danh hối lộ. Nhưng sự minh bạch này cũng khá tẻ nhạt. Khi các video được phát trực tiếp từ phòng ông Chandy, người ta thấy hầu như cả ngày, lúc thì vị thủ hiến này ở bên ngoài văn phòng, hay ngồi cùng các trợ lý hoặc các chính khách khác. Theo dõi chiếc webcam thứ hai lắp bên ngoài văn phòng, người ta chỉ thấy các trợ lý của ông ngồi tại bàn nghe điện thoại hoặc chăm chú nhìn vào màn hình máy tính. Là một chính trị gia lão làng và là thành viên trong Đảng Quốc đại cầm quyền, ông Chandy - hiện đã 67 tuổi - từng cho lắp webcam tại văn phòng mình trong thời gian hai năm ông làm thủ hiến (2004 - 2006). Tuy nhiên, người kế nhiệm ông, lại cho tháo thiết bị đó ra vì cho rằng nó chỉ là trò gây chú ý trong dân chúng. Nhưng vẫn có nhiều người nhìn nhận tích cực những nỗ lực như vậy. Tại Bangalore, lãnh đạo cao cấp của một cơ quan quản lý điện nhà nước cũng sử dụng webcam trong văn phòng của mình. Vị quan chức này, ông Manivannan, cho biết ông dự định lắp một chiếc camera "hình bán cầu" nhằm ghi lại diễn biến trong toàn bộ văn phòng của mình chứ không chỉ đơn thuần là chiếu hình các vị khách tới văn phòng. Nhưng ông cho biết ông sẽ không đăng tải các video đó trên website của cơ quan ông nữa. "Tôi đã nghe nhiều lời phàn nàn vì những chiếc camera đó", ông Manivannan chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Đồng nghiệp hỏi tôi: 'Ông định chứng tỏ điều gì vậy - rằng chỉ có ông mới là người trung thực thôi à?'" Theo Manivannan, sau khi chiếc camera mới được lắp đặt, nó sẽ ghi hình lại mọi việc. Nhưng những ai muốn xem sẽ phải gửi yêu cầu - tuy không mất khoản phí nào. Việc này sẽ làm giảm căng thẳng trong văn phòng ông. Ông cho biết ông cũng từng thành công với một chiếc camera tương tự khi ông còn làm ở thành phố. Khi đó, một số chính trị gia đã đe dọa kêu gọi biểu tình nếu ông không mời một nhân viên mà ông đã sa thải trở lại làm việc; nhưng họ lại chùn bước khi ông dọa sẽ cung cấp cho các đài truyền hình trong thành phố đoạn ghi âm cuộc họp của họ. "Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng việc lắp camera sẽ giúp bạn chứng tỏ mình là người đáng tin cậy", ông nói. "Tôi sẽ rất vui nếu tới đây chính phủ Ấn Độ yêu cầu các văn phòng đều phải lắp camera". (Đọc thêm TRONG MỤC NÀY)

Hội họp

Tình trạng hội họp gây lãng phí là vô cùng ghê gớm , phí sức người sức của , phí thời gian trong khi ai cũng thiếu thời gian . Công nghệ hiện nay chỉ cần thông báo cuộc họp vào một blog mới lập nào đó , các tham luận đưa lên ngay , các ý kiến có ngay , khi đến hội nghị chỉ còn tranh luận ít chỗ chưa thống nhất ; đi hội nghị để không ai bị ấm ức vì không được phát biểu . Nếu bí mật vẫn có tính năng bí mật cho các vị , cái này chắc đến bao giờ chính quyền là của dân , quan quân là của dân thì mới làm được .

Quan quân họp

500 quan quân họp , hàng trăm báo của triều đình đưa tin ; có một số đại biểu của dân dự họp - tức đại biểu này không phải là quan là quân , nhưng đại biểu này đã cấp phép không nói thật để thu lệ phí rồi . Một số quan quân không có phép nói thật nhưng đã khéo léo dùng cái thế của mình để làm gì đó lợi cho dân - số này mỗi kỳ chỉ vài người . Mỗi một tờ báo có trách nhiệm đánh bóng cho hai người là 500 người nổi bật lên trước gần trăm triệu dân . Tất cả những gì thuộc về con người cơ bản đã được thu hồi hết , nếu ai ho he , cái quyền sống cũng bị thu hồi nữa coi như xong . Cả đất nước ai cũng như “Ông Cố Vấn” đang hoạt động trong lòng địch , mọi lời ăn tiếng nói đi lại đều rất cảnh giác . 500 quan quân kỳ này khó mà hy vọng ở họ nhiều hơn , họ còn giữ cuộc sống của họ , họ làm sao hy sinh cuộc sống yên ổn có phần khá giả cho mọi người được . Dân tự lo cho mình thôi , nay có những bác sĩ tư có tâm với nghề thực sự , thu nhập một ngày của họ rất lớn , họ biết được một số cảnh ngộ chắc họ sẽ chữa trị miễn phí thôi . Có những trường học tư chả lẽ không sắp xếp ra được vài lớp miễn phí à . Người viết được hàng chục hàng trăm cuốn sách chả lẽ không miễn phí được ít cuốn tung lên mạng để mọi người đọc , bao nhiêu bài báo nhuận bút chắc cỡ tiền triệu cứ miễn phí hằng ngày ấy thôi , bao nhiêu bài nghiên cứu tính cả hàng chục năm vẫn miễn phí như thường . Bao nhiêu hội tự phát có lấy của tiền công đồng nào đâu , họ còn bỏ tiền riêng vào cho hội mạnh thêm . Chắc chừng nào đại biểu nhân dân đi họp bằng tiền túi của họ đó mới đúng là đại biểu của dân .

Sống bằng lệ phí cấp phép

Quan quân triều đình sống bằng gì trong khi lương quá thấp so với vật giá thị trường . Triều đình được hình thành trong chiến tranh , chiến tranh là trưng thu , trưng mua tất cả phục vụ chiến đấu ; với quán tính đó , tất cả các loại phép đều thuộc triều đình , sau đó triều đình và quan quân sống bằng lệ phí cấp phép , còn lương chỉ mang tính tượng trưng . Các công việc làm ăn đều có các loại phép to nhỏ khác nhau , mỗi một loại phép lại có một lệ phí nhất định . Phép rất phong phú đa dạng không thể kể hết được , vì ngay mạng sống của con người triều đình cũng đã thu rồi , nên có muốn tồn tại được cần có phép . Vĩ dụ rất nhiều trường hợp nói động đến triều đình , triều đình không để cho sống yên ổn , làm cho chết dần chết mòn mà có ai làm gì được đâu . Cái phép thì vô cùng vô tận , biến hóa và kết cục là muốn được phép thì chi tiền ra là có phép , ví dụ muốn chở hàng quá tải lưu thông trên đường thì từng cung đoạn phải đóng lượng phí nhất định . Muốn khai thác một khu rừng nguyên sinh cũng đóng một lượng phí tương xứng . Muốn thi đậu vào trường : đóng phí . Muốn tốt nghiệp : đóng phí . Muốn khỏi bệnh : đóng phí . Nguy hiểm nhất là việc đóng phí khi đã thành quán tính của bánh xe khổng lồ từ trên đỉnh dốc cao lăn xuống không ai cản được dù biết nó sẽ đè bẹp tất cả . Muốn cột mốc biên giới lấn về phương nam : đóng phí . Muốn nghênh ngang trên biển : đóng phí . Muốn đánh đập ngư dân : đóng phí . Muốn đàn áp biểu tình : đóng phí . Muốn có một kẻ u mê giữ chức vụ cao trong triều đình : đóng phí . Nói giặc nham hiểm là một phần , phần chính là triều đình có cái cách sống và làm việc bằng kiểu cấp phép rất nguy hiểm . Cái việc cấp phép này không ai kiểm soát được , ai cũng tìm được cách cấp phép kể cả người dân thấp cổ bé họng . Lẽ ra dân làng tôi ầm ĩ lên việc khu rừng nguyên sinh gần đó bị phá hoại , nhưng chúng tôi cấp cái phép im mồm và phải trả phí cho chúng tôi . Cái cách để triều đình tồn tại cũng chính là cái cách triều đình tự đào hố chôn mình , chôn dân tộc mình , chôn tương lai của mình .