Người theo dõi

28 thg 10, 2010

Ngu dân

Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân. Nếu hệ thống giáo dục không tốt, không có thông tin đầy đủ, nhiều tệ nạn xã hội thì không cần ra chính sách ngu dân thì dân trí vẫn không bao giờ cải thiện được. Dân trí thấp họ không biết khôn ngoan cảnh báo người quản trị về những vấn đề không hợp lý trong điều hành. Chỉ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm họ phản ứng theo kiểu hoang dã, trong khi đó xâm phạm nguồn lực quốc gia, chiếm đoạt không chính đáng đang có biểu hiện ngày càng tăng. Các nhóm thông tin toàn diện trung thực đầy đủ gần như không có, các nhóm nghiên cứu khách quan độc lập cũng không có, các hội đoàn thật tình theo đặc thù cũng quá ít ỏi, không thể nói lên tiếng nói xây dựng, từ đó sinh ra những sự hậm hực, bất mãn phản ứng lại người quản trị một cách không văn minh. Các điều xấu ngày một tăng thêm, những điều tốt ít sinh sôi mà càng bị triệt tiêu đi. Cái ác được liên kết kiếm lợi và sẵn sàng tiêu diệt cái thiện nếu có biểu hiện không đồng tình với chúng. Chờ chính nghĩa, chờ đến khi tức nước, chờ khi nước đến chân thì lâu quá, thiệt hại quá, mà có thể nó dẫn theo thảm họa luôn.

Tích lũy tư bản

Xã hội phải trải qua giai đoạn tích lũy tư bản. Tích tụ và tập trung là việc bình thường, còn loại tích lũy bằng cướp bóc bằng bóc lột ở từng giai đoạn nó có những biến tướng khác nhau. Việc cướp đất đai, cướp ngân sách quốc gia làm tiền đề cho bóc lột sức lao động của những người bị bần cùng hóa. Quốc gia phát triển bóc lột quốc gia khác bằng ưu thế công nghệ, ưu thế giáo dục, ưu thế quân sự , chính trị (vì phải dựa vào để bảo vệ quốc gia, bảo vệ chế độ ) . Việc cướp ngân sách làm thiệt hại về kinh tế, nếu ngân sách đó đầu tư cho giáo dục thì nó làm méo mó nền giáo dục đang ở trình độ thấp, khó có thể vươn lên, ngân sách cho văn hóa thì làm biến dạng văn hóa vì làm đầy đủ theo yêu cầu văn hóa thì sẽ không xà xẻo được. Sau quá trình cướp bóc là một bãi chiến trường mà nhiều thế hệ chưa thể hồi sinh được để gom góp cho những nhà tư bản không chắc chắn sẽ cạnh tranh được trong toàn cầu hóa. Các lỗ lực của xã hội chỉ hạn chế được rất ít sự cướp bóc này, xã hội đóng góp cho ngân sách chưa đủ mà còn phải tự chi phí thêm cho tự giáo dục, chi phí thêm cho hồi phục văn hóa, chi phí thêm cho cứu trợ xã hội ngày càng tăng do sự tàn phá tự nhiên , tàn phá xã hội trong quá trình cướp bóc của những thế lực trong nước và ngoài nước. Thế kỷ trước người ta đã đặt tên cho việc này là "bòn rút đến tận xương tủy nhân dân ". Nhân dân muôn đời là nơi chịu đựng mọi thiên tai và nhân tai.

Hãy sản xuất tivi bảng

Hiện nay đang có cuộc đua sản xuất máy tính bảng. Mục tiêu của máy tính bảng là đoạt thị trường của laptop, của net book , của computer vì tính cơ động và theo trào lưu cảm ứng. Nhưng tính cơ động của máy tính bảng không bằng di động, trong khi đó máy tính bảng là màn hình cơ động hơn tivi, hơn màn hình vi tính và còn hợp thời vì cảm ứng. Thế thì tại sao máy tính bảng không biến thành tivi bảng và không cần phải có là vi tính vì đã kết nối với đường dây điện thoại hoặc wifi (như tivi internet đã có ) và cơ động hơn nữa là lấy di động làm cpu cho tivi bảng.

Sáng tạo

Điểm yếu của di động là màn hình nhỏ, nếu là màn hình lớn thì di động không phải là đi động. Vi tính có màn hình rộng nhưng không thể đút vào túi để di động được. Ti vi không thể nhập mạng toàn cầu, nếu nhập được mạng toàn cầu thì không thể di động được. Vậy là Nokia chọc được một kẽ hở trong thế giới công nghệ luôn có xu hướng bị bão hòa. N8 và C7 là hai mũi nhọn đầu tiên đánh phá sự bão hòa. Di động vẫn là di động nhưng nó còn là cpu máy tính và màn hình lớn của nó là tivi. Tivi vẫn là tivi, di động vẫn là di động, nhưng khi gặp nhau lại là vi tính và còn hơn cả vi tính. Nhà công nghệ hàng đầu luôn thể hiện đẳng cấp của mình. Các nhà khác lại vắt chân lên mà đuổi, cuộc đua này lại sắp bắt đầu sôi động.

Trạng thái

Người có thế lực tích lũy tư bản. Người không muốn hoặc không thể tích lũy tư bản thì tích lũy tri thức. Người không màng danh lợi thì tích thiện. Người vô vi thì quay về thiên tính. Số đông thoái hóa theo sự biến dạng của xã hội. Xã hội xô đi xô lại nhưng biển lớn vẫn là biển lớn. Thời gian biển bình yên vẫn nhiều hơn thời gian giông bão.