Người theo dõi

23 thg 11, 2010

Thêm lý do để thế giới không chú ý đến Biển Đông


Ấn Độ điều hàng nghìn quân đến biên giới với Trung Quốc
Cập nhật lúc 22h00" , ngày 23/11/2010 -
(VnMedia) - Ấn Độ hôm nay (23/11) thông báo, nước này vừa điều thêm hai sư đoàn gồm hơn 36.000 binh lính đến khu vực biên giới với Trung Quốc để bảo vệ bang đông bắc Arunachal Pradesh. Đây là khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo thông báo trên, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc thông qua Burma. Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh.

Hai sư đoàn mới trên gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi.

Hiện tại, Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này.

Các quan chức Ấn Độ cho biết, việc điều động thêm hàng chục nghìn binh lính đến khu vực biên giới với Trung Quốc được thực hiện theo chỉ đạo của chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singh. Theo ông Singh, đây là hành động cần thiết để củng cố khả năng phòng vệ trước Trung Quốc.

Một quan chức giấu tên dưới quyền Tướng Singh cho biết, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh hoạt động triển khai thêm hai sư đoàn nói trên để có thể hoàn thành việc này vào tháng 3 năm 2011. Vị quan chức này cho biết thêm, đây là hành động đáp trả của New Delhi trước “các hoạt động tăng cường lực lượng dày đặc của Trung Quốc” ở khu vực Tây Tạng trong vòng 3, 4 năm qua.

Hiện tại, Trung Quốc chưa có phản ứng gì trước thông báo của phía Ấn Độ về việc điều thêm quân đến khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến đường biên giới dài 3.500km trong vùng núi Himalaya. Cho tới nay, hai nước vẫn chưa phân định được đường biên giới rõ ràng. Thay vì việc vẽ ra một đường biên giới chính thức, hai nước sử dụng Đường Kiểm soát thực tế có từ sau cuộc chiến năm 1962 làm ranh giới tạm thời.

Ấn Độ cho rằng Trung Quốc đã kiểm soát bất hợp pháp 38.000km2 lãnh thổ Kashmir trong khi Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền đối với 90.000km2 diện tích bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, đặc biệt là khu vực Tawang.
 

Kiệt Linh - (theo BBC)

Thử làm nhà kinh tế

GDP gần 100 tỷ usd tương đương 2 triệu tỷ vnđ, nếu tăng trưởng 7% thì năm đó đưa thêm tiền vào lưu thông là 2 triệu tỷ nhân với 7% sẽ là 140 ngàn tỷ. Và nếu năm đó lạm phát 10% thì tức là đưa thêm tiền vào lưu thông là 10% nhân với 2 triệu tỷ sẽ là 200 ngàn tỷ. Vậy là ngoài thu ngân sách sẽ được cộng thêm 140 ngàn tỷ do tăng trưởng kinh tế + 200 ngàn tỷ do lạm phát = 340 ngàn tỷ vnđ (khoản được chi tiêu này hình như không có ai tính đến hay sao ấy).

Tổ chức giang hồ

Tổ chức giang hồ nói gọn là anh và ong là người chỉ huy và thực hiện. Tính thống nhất rất cao làm việc nhanh gọn quyết liệt bảo vệ bằng được quyền lợi của chúng với bất cứ giá nào. Khi chúng thành tập đoàn cũng có nhiều tầng nấc khác . Trên cao nhất là kễnh cụ ông bác anh . Anh và ong là cơ sở. Kễnh như con ong chúa gần như không phải làm gì mà các đầu lĩnh khác đều phải e ngại. Đã là đầu lĩnh là phải có ong, có thể việc hệ trọng nên tập trung làm ong không thể trực tiếp chỉ huy ong. Trong giới giang hồ không biết hình thành từ bao giờ nhưng cái tên ong cũng nói rất đầy đủ hoạt động của chúng, ong chỉ biết đốt, có khi rút kim ra là chết nhưng vẫn quyết xông vào đốt. Anh phải bảo vệ ong đến cùng. Có khi kễnh trực tiếp chỉ huy ong làm một phi vụ nào đó. Bác, ông, cụ sẽ nắm một số anh nào đó. Tầng trung gian tương đối nhiều nhưng cốt lõi vẫn là anh và ong.

Lo cho người nghèo cũng là giảm tải giao thông

Không ai phủ nhận đô thị là nơi giá trị lao động của mình có điều kiện được nâng cao và được trả công xứng đáng. Sống ở đô thị có vô vàn các công trình phúc lợi được hưởng. Trong khi đó các vùng còn lại có vô vàn khó khăn và sự đầu tư của ngân sách vô cùng ít. Khi đầu tư nhiều vào vùng quê thì đó là tai họa như thủy điện, khai khoáng. . . Đô thị chỉ là nơi hấp dẫn những người tài người có điều kiện thì mói giảm tải đô thị. Hiện nay bất cứ ai cũng có thể sinh sống được ở đô thị theo vô vàn các mức sống khác nhau. Khi các vùng quê có trường học bệnh viện miễn phí (tất nhiên cơ sở vật chất cũng chỉ ở mức hoạt động được để tiết kiệm chi phí ) người ta sẽ không kéo về thành phố nữa, nhiều người khá giả cũng thấy ớn cuộc sống đô thị quá tải rồi. Rất nhiều người tài chưa đủ điều kiện để về thành phố sẽ làm việc tại những trường học, bệnh viện này và cũng là cách họ giảm chi phí cho gia đình, khi có điều kiện họ sẽ vào đô thị để cống hiến được nhiều hơn. Đô thị có nhiều tiện nghi và đều phải trả phí thì sẽ không còn hấp dẫn với những người không đủ điều kiện để sống tại đó. Nhưng nó vẫn hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước vì sự văn hóa văn minh sạch đẹp dịch vụ đầy đủ chu đáo và nó cũng thu hút một lượng lớn lao động làm thuê do các chủ thuê phải chịu trách nhiệm mọi mặt, không gây thành vấn đề nhập cư cho đô thị. Mọi người có thể sống hạnh phúc ngay tại quê hương mình thì người ta chẳng cần phải tha hương làm gì, khi có điều kiện thì đi du lịch. Vấn đề giao thông trong các dịp về quê ăn Tết và đi lại thường xuyên sẽ giảm tải rất nhiều.

Bất hợp tác

Khi hai lực lượng phải hợp tác với nhau mà lại không hợp tác thì là bất hợp tác. Hai bên đều có yêu cầu ở nhau. Bước đầu tiên là yêu cầu phải được trình bày, bước tiếp là yêu cầu phải được lắng nghe, bàn cách xử lý, đi đến hành động. Khi bất hợp tác, hai bên không cho nhau thể hiện yêu cầu và không tiếp thu thông tin hoặc giả vờ làm đủ các trình tự nhưng lại không thực lòng tìm cách giải quyết. Khi hai bên không còn chung chí hướng, không còn chung quyền lợi, không còn hấp dẫn nhau thì phải ra tòa chia tay nhau. Nhưng có những cặp không thể có tòa nào phán xử được, họ sống ly thân và chắc chắn là những tên ma cô sẽ được lợi trong vụ này.

Cái ruột của lạm phát

Bộ máy quốc gia cần số sức lao động hằng năm là 500 ngàn người, nhưng thực lực xã hội chỉ có khả năng cung cấp 400 ngàn người. Vậy lấy đâu ra 100 ngàn nữa, họ sẽ lấy bằng cách ngầm rút giá trị của sức lao động. 1 sức lao động tương đương 1 tỷ bây giờ chỉ còn 800 triệu. 200 triệu rút được của 400 ngàn người sẽ thành đủ 100 ngàn sức lao động còn thiếu, cách rút thì đơn giản, chỉ cần đưa thêm lượng tiền tương ứng ra lưu thông. Để hình tượng rõ thì 400 ngàn sức lao động là 400 ngàn con thạch sùng, khi nó biến thành 500 ngàn con thạch sùng thì số lượng vẫn đủ 500 ngàn vẫn đi lại hoạt động tương đối bình thường, nhưng nó là 500 ngàn con thạch sùng cụt đuôi.

Nướng quân

Thử giả định mỗi người bình thường mỗi tháng tạo được giá trị cho mình 2 triệu đồng, vậy 30 năm lao động họ tạo được 728 triệu đồng, cộng các giá trị khác họ tạo được tính tròn là 1 tỷ đồng trong cuộc đời lao động của người ở mức trung bình khá tại Việt Nam. Vậy là nếu làm mất 86 ngàn tỷ đồng thì là làm hy sinh 86 ngàn người. Nếu cứ để con số vô hồn thì không thể thấy hết chiều sâu vấn đề. Nếu giao cho người ta quản 100 ngàn tỷ là người ta phải quản 100 ngàn quân, một việc không dễ. Không thể đem số quân đó đi nướng, hết rồi thì nói làm lại. Ước tính mỗi năm dân Việt chỉ có thể cung cấp cho bộ máy điều hành quốc gia được khoảng 400 ngàn quân. Riêng một vinashin đã cho hy sinh 86 ngàn quân rồi, cứ cái đà dụng quân thế này thì không còn quân nữa mà dụng.