Người theo dõi

2 thg 6, 2011



Được tải lên bởi  vào 02-06-2011



    Đất nước




    Dưa hấu


    Quả Dưa Hấu - Mai An Tiêm

    Mai An Tiem
    Mai An Tiem
    Vào đời Hùng Vương, một vùng quê cách xa kinh đô Phong Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá.  Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An Tiêm...

    Lớn lên, Mai An Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho.

    Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng:  "An Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao!

    Nhà Vua truyền lệnh đầy gia đình An Tiêm ra một hòn đảo hoang vắng ở biển Ðông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi.

    Cuối cùng, thuyền tới một hòn đảo hoang đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hột giống gì nữa. Vợ An Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: "Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!" Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá sắp lại làm nhà trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, cá ăn thêm.

    Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hột đen đen xuống bãi cát trắng. Nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, An Tiêm đem hột này trồng thử.

    Mấy tháng sau, những hột ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu xanh thẫm to bằng đầu người lớn. . An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ãn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa.

    Ðến khi dưa có nhiều trái rồi, An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liềm tìm tới đảo, đổi hàng hóa, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Ðó là trái dưa hấu, tức quả dưa đỏ.

    Tiếng đồn về "quả dưa đỏ" đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An Tiêm nên cho cả gia đình An Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho cả gia đình An Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Vãn Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.

    Sự phổ biến của ỉ giáo

    Một vùng rất xa tỉnh lỵ , tỉnh lỵ rất xa kinh đô vậy mà hoạt động của nó không ngoài khuôn phép ỉ luật . Ỉ nhóm chỉ vài ba người , các nhóm dân cư tùy theo đặc tính đều có hội riêng , trưởng hội là người do ỉ nhóm chọn . Yêu cầu của trưởng hội là ăn nói , chữ nghĩa không quan trọng , mà muốn có cũng chả được , rắn mày rắn mặt một chút . Xong trưởng hội , đến phó hội là một tay trẻ , viết lách được làm phó hội , hai tay này không bao giờ cạnh tranh nhau được chỉ có hỗ trợ nhau thôi . Tiền ít nhưng vẫn thích làm trưởng hội , phó hội vì cái oai với dân làng , vì có nhiều thông tin , nếu làm thường dân không có được . Nữa là cái quyền tiếp cận bất cứ ai , rất nhiều lý do để mọi người phải tiếp , phải ủng hộ hội , các nhà không theo thông lệ bị các hội để ý , theo dõi mọi di biến động báo cơ quan chức năng thì liệu hồn . Khi có chiến tranh , các hội này đi trưng mua trưng thu vật lực , nhân lực thì tuyệt . Cơ quan chức năng hành xử theo luật , nếu làm sai là phiền ngay , còn hội làm theo những gì có thể làm được , có thể ép được nên biến hóa khôn lường . Tất nhiên các hội này làm việc theo lệnh của ỉ , các cơ quan có gì gây bất bình dân chúng hoặc muốn làm gì cho thuận lợi đều cần các hội này tiên phong hoặc hậu phong . Chế độ thực dân xưa một cổ ba chòng mà thấy thì còn phải chạy dài . Hệ thống này chỉ có vô địch trở lên mà thôi , nó tốt hay xấu tùy theo cái lõi là nhân hay bất nhân . Thánh thần ma quỷ cũng không thể nghĩ ra được cái gì hay hơn thế .

    Thông báo

    Kính chào quý vị và các bạn
    Tình hình đất nước của chúng ta vừa qua đả có nhiều điều không
    tốt xảy đến mà nguyên nhân chủ yếu là từ giặc Tàu.Chúng mãi mãi
    là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam của chúng ta. Trong
    chiều hướng muốn góp thêm một phần nhỏ bé của mình vào sự đấu
    tranh của dản tộc chúng ta với giặc phương Bắc, tôi vừa làm thêm
    một blog mới Phi Vũ 2 <http://phivu2.blogspot.com/> với tiêu chỉ
    khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam. Mong các
    bạn góp bài vở cho blog mới này CỦA CHÚNG TA hầu góp phần đấu
    tranh chống lkẻ thù phương Bắc. Mong các bạn phổ biến trang blog
    mới này.
    Chân thành cám ơn
    --
    Phi Vũ

    www.phivu1956.blogspot.com
    And:
    www.phivu2.blogspot.com

    And:
    www.phivu56.wordpress.com
    And:
    www.my.opera.com/phivu56/blog/

    Hệ thống

    Chạy ghế , chạy chức , chạy quyền , chạy là một tất yếu của ỉ hội . Ỉ hội có màng lưới rộng khắp đến tận thôn xóm và tất nhiên trong vũ trang lại càng chặt chẽ . Qua thông tin miệng dân gian , lúc thường nơi xa xôi hải đảo có nhiều ưu đãi về vật lực nên việc chạy đến những chỗ thuận lợi để nhận ưu đãi là tất nhiên và cũng đương nhiên chạy về đất liền nếu có biến . Thời của thánh thần ghê gớm thế mà vẫn có chuyện chạy đến nơi an toàn mà . Những năm 80 có học sinh tốt nghiệp phổ thông chỉ cần ghi danh tại huyện đội đã có giấy báo nhập học quân đội vì trường đào tạo thiếu người học , nhưng những trường hậu cần tài chính quân đội vẫn đòi hỏi điểm thi cao . Tư duy làm kinh tế vào quân đội không thể không có , nay đã gọi nó thành thực đơn , món gì , bao nhiêu tiền rất rành mạch hệ thống , hay còn gọi là hết nhiêu vé . Đời sống khó khăn , thời bình , thất nghiệp nhiều nên dân gian cũng coi vũ trang là một khu vực kinh tế để khai thác . Người lợi nhất chắc chắn là các ỉ trong vũ trang , từ cao xuống thấp , ỉ nào muốn đàng hoàng tử tế cũng không được vì nó đã thành cơ chế , nó là hệ thống không cưỡng lại được , kể cả tiên đế sáng tạo ra cái hệ thống này mà sống lại vẫn phải theo guồng máy này , khác ý là nó nghiền nát ngay . Dù sao trong mỗi người phần nhân tính không phải là mất hết , khi cần nó lại trỗi dậy .