Người theo dõi

6 thg 4, 2011

Đi học sao không thành người tốt

Em xin 2 triệu nhe, tiền làm khó lắm, máy cúp cái rụp. Lại nhớ dịp Tết nó đến thăm chị Tư, chị đang bệnh đau kẹt đủ đường, chi đưa 6 trăm ngàn lấy liền, không phân vân. Thằng anh ít học ở nhà không chịu được, bà ấy như thế mà nó ngửa tay lấy của bà ấy, hằng tháng góp tiền cho nó đủ dùng rồi, làm sao thiếu được. Tại sao cái thằng ít học biết thương người, cái thằng học nhiều phải thương người nhiều hơn chứ. Xem thử nhà trường dạy gì? Kỹ năng, kỹ xảo, kỹ nghệ, kỹ thuật - oke, không làm được việc gì cụ thể làm sao mà nhận tiền công được. Nhưng tại sao vẫn bị chê làm như mèo mửa, nơi sử dụng tốn công sức tập lại nhiều lắm. Nếu chỉ có cái đó, sản phẩm sẽ không có hồn vía gì, cạnh tranh khốc liệt, không có nghệ thuật, không có tâm hồn trong đó còn lâu mới sống được. Các thầy từ tiểu học trở lên có mấy thầy xứng đáng dạy về văn học nghệ thuật, hết bậc phổ thông tâm hồn còn sống hay đã chết với cái kiểu dạy văn, dạy nghệ thuật ở trường phổ thông. Đạo lý chắc không được dạy trong trường phổ thông, có giáo dục công dân, các thầy dạy môn này có làm học trò tin được không. Đạo lý là gì, đạo lý là tiền, pháp luật là gì, pháp luật là quyền. Thầy có dạy được trò phân biệt đúng sai không, thầy có làm đúng không? Thế nào là đúng, thế nào là sai? Càng học, càng phân tích, càng thấy phải có tiền, có quyền và đi đến kết luận là vứt bỏ cái đạo lý đi, "sống có đức lấy c mà ăn". Vậy thì nhà trường giảm tải chỉ cần dạy kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ xảo, kỹ thuật thôi, tập trung vào đó làm cho tốt, con ai hư hỏng người đó chịu, không đổ cho các thầy được. Hai bên đừng làm khổ nhau nữa, mà một số kỹ năng, kỹ xảo, kỹ nghệ, kỹ thuật người ta tự dạy con người ta hoặc đi gửi vào chỗ tin cậy tốt hơn nhà trường đấy. Có thể đổi tên bộ giáo dục thành bộ kỹ xảo hay bộ thi cử cũng được.

Sĩ nông công thương và nghệ

Người làm quan, người làm thầy (thầy giáo, thầy cãi, thầy thuốc), người làm chữ bây giờ có xứng danh là sĩ không? An ninh nông nghiệp có gì dám nói chắc không? Công nghiệp ta với thiên hạ coi như không có, thương nghiệp còn xa lắm mới bình đẳng với người. Cái nghệ là cái hồn của mình mà còn phải nhập quá nhiều. Thứ tự có lúc đã phân biệt khác, đẩy nông lên trên cùng hay xuống dưới cùng đều không thể được. Bây giờ chắc đang là lúc sĩ đội công đội thương lên đầu đè nông xuống, còn muốn đè nghệ nữa, nhưng nghệ là hồn nên chỉ đè được số ít thôi. Hồn nay đã thoát xác nhiều rồi, để ru, để báo mộng, để cảnh tỉnh muôn người, hồn lo lắm, cái xác Việt này có thể là cái xác không hồn hoặc mang cái hồn ma quỷ gì đấy. Chữ phúc bán đầy đường, nhiều phúc hay vô phúc đây. Quên tổ tiên sẽ khổ thôi, nhớ bằng cách linh đình tốn kém, nhớ theo phong cách thị trường cũng vô ích thôi. Có ông bt cha sống không nuôi, để em chịu cực chịu khổ, đến khi chết lấy quyền anh đem xác cha về để kiếm phong bì, nay nghỉ rồi, trời báo, đàn em đương chức nó nhìn bằng một mắt. Một nhà vô phúc đã mệt, cả một cái bọc trăm trứng mà vô phúc thì liệu có còn nữa không.

Vô đạo

Nói cái đạo chung chung thật mông lung chẳng biết thế nào. Nếu nói đạo là đúng là sai, là phải là trái để biết đường mà đi, biết đường đúng để đi, có phải như thế là có đạo? Kiếm tiền nhiều về cho vợ cho con - đúng. Đánh quả công quỹ để có nhiều tiền - sai. Ăn chia hợp lý - đúng. Xã hội đấu tố - sai. Đưa ra xử - đúng. Một việc mà đúng sai tùy theo góc độ xét, tùy theo người xét, tùy theo người bị xét, tùy theo lúc xét, tùy theo cách xét. Vậy con đường (đạo) nào là đúng nhất. Những việc được luật quy định còn đúng sai trong từng điều kiện, những quy ước, quy tắc xã hội làm sao biết thế nào là đúng, thế nào là sai. "anh sai đường em không chịu nổi" anh đi với vị thành niên tiếp sếp lấy nhiều tiền về cho em, anh sai về luật pháp, về đạo lý, nhưng anh đúng với sếp đúng với em (lúc chưa mang tiền về đến nhà thì anh sai với em, về rồi lại đúng). Chuẩn mực khó chịu nhất là luật pháp, vì ép mọi người phải thực thi, nhưng cái chuẩn này có phải là chuẩn không? Cái chuẩn tiếp theo là các tập tục cũ mới, theo cũng được không theo cũng được nhưng rất nhiều người thích, rất nhiều người không thích, không thích thì không làm, thích thì làm. Vậy là Đạo không phải là một đường để mọi người đi về một hướng, mà Đạo có nhiều làn đường, đi nhiều hướng khác nhau, có nhiều khúc quẹo khác nhau, có nhiều khúc cua khác nhau, có nhiều cổ chai khác nhau, có nhiều ổ voi ổ gà khác nhau, có nhiều hầm bẫy khác nhau. Vậy là không phải vô Đạo mà là vô số Đạo.