Người theo dõi

30 thg 4, 2011

3 loại hình kinh tế

Có nhiều cách sắp xếp các loại hình kinh tế, không phải nhà nghiên cứu, muốn xếp kiểu gì thì xếp.


Loại kinh tế đầu tiên là nền kinh tế chủ thợ, đây là nền kinh tế cần ít vốn, lãi lớn, công nghệ không cần hiện đại, không tốn công dạy nghề. Các bến xe phía Nam có những tay xe ôm không phải "săn đầu người" mà là săn lao động. Em nào ở vùng quê lơ ngơ, nhất là trẻ vị thành niên, liền bị chở về xưởng sản xuất. Được chủ cho ăn đủ sức để làm, ngủ rất đơn giản ngay tại chỗ làm, tiền công có hay không cũng còn tùy. Đây là điển hình của loại kinh tế chủ thợ.

Thứ hai là loại kinh tế đút túi. Lúc làm cũng đút tay túi quần, lúc lấy tiền cũng đút túi. Cứ đút túi là có kinh tế. 86 ngàn tỷ chứ 86 triệu tỷ cũng đút được hết. Đây là loại hình kinh tế khỏe nhất.

Loại thứ 3 là kinh tế chiến đấu. Nghe tên biết ngay là vất vả, có thể phá sản bất cứ lúc nào. Chiến đấu với khách hàng, khách hàng càng ngày càng khó tính, khách hàng loại tiền ít mà cứ đòi hít dầu thơm rất nhiều. Chả thượng đế nào dễ chịu bao giờ (không nhầm với kinh tế đút túi đánh khách hàng trên máy bay). Tiếp tục chiến đấu với cơ chế chính sách, chiến đấu với thủ tục, chiến đấu với đủ loại cướp đêm và cướp ngày, chiến đấu với bọn kinh tế đút túi, kinh tế chủ thợ. Vì khó khăn như vậy nên đơn vị chiến đấu không phân biệt tướng soái với lính, họ thương yêu nhau vì đơn vị mình có thể bị xóa sổ bất cứ lúc nào. Họ đâu cần công đoàn làm gì.

Chỉ cần nhìn vào 3 loại hình kinh tế đó là biết nước đó là nước gì, đừng nhìn và nghe danh xưng, hay đọc hiến pháp, tuyên ngôn hay hỏi về luật pháp của họ làm gì. 3 loại hình kinh tế này sẽ quyết định đất nước họ đi đâu.

Ai đánh giặc đói

Diệt giặc đói không phải là nan giải, khó là ở chỗ khác.


Việc diệt giặc đói do người cầm quân, có thể tay không bắt giặc. Người chỉ huy sau khi tìm được một loại "vũ khí" phù hợp (hàng hóa dịch vụ nào đấy) đánh mạnh vào nhu cầu của người tiêu dùng, chiến lợi phẩm thu được là tiền. Tiền chia cho quân, còn lại người chỉ huy giữ.

Vũ khí mới, mặt trận mới, nhà nước hỗ trợ vốn, chính sách cho đội quân mới này, miễn thuế cho một thời gian nào đó, thủ tục hành chính dễ dàng, khó khăn gì đều được hỗ trợ. Chiến dịch nào mà chả thắng.

Lợi thế của ta là về quân, quân ta ít tốn cơm mà vẫn chiến đấu dũng mãnh, tinh khôn, khéo léo (có những loại quân của nước ngoài phải trang bị tận răng, rất tốn kém).

Điểm yếu của ta, vũ khí thô sơ, chủ yếu lấy từ tự nhiên, loại vũ khí nhân tạo đơn giản như cái đinh vít cũng lúng túng.

Triển vọng, loại vũ khí công nghệ cao như công nghệ thông tin viễn thông thế giới mạng, chỉ sau một thời gian được hỗ trợ như miễn giảm thuế, ưu đãi vốn đã nhanh chóng đánh chiếm được ra cả ngoài nước.

Thực trạng thảm cảnh do không tuân theo quy luật chiến trường kinh tế. Chiến trường này chọn tướng ngoài mặt trận, đánh thắng lớn mới cấp vốn. Không phải cấp vốn lớn rồi chờ xem có thắng lớn không, có khi cấp cả quân, cấp cả lương cho quân. Không theo quy luật thử quân, nếu đánh được mới cho vào đội hình.


Những đơn vị chiến đấu tốt thì bị gây khó dễ, thủ tục phức tạp, chuyên đến xin xỏ, sách nhiễu, hù dọa. Phân biệt đối xử, đội quân bậy bạ lại được tưng tiu.


Cơ hội bị bỏ lỡ, 86 ngàn tỷ và nhiều ngàn tỷ nữa hỗ trợ được cho không biết bao nhiêu tướng soái kinh tế, với những binh đoàn nhiều triệu quân. Đóng thuế vào ngân sách vô cùng lớn, tướng soái tự nuôi được nhiều chục triệu quân. Xã hội hàng hóa dịch vụ dồi dào.


Sự thật, thất bại trước giặc đói, nguyên nhân, quá rõ.


Giặc sau lưng không chém trước, thì chẳng đánh được gì hết.

*Ba mươi sáu năm Việt Nam thống nhất*



Ba mươi sáu năm Việt Nam thống nhất

Quê hương đất nước đạt được những gì

Những mẹ già vẫn vất vả ngược xuôi

Những em bé vẫn đói cơm thiếu sữa

Bao cô gái vẫn xếp hàng chờ đợi

Lấy chồng Đài Loan, Hàn quốc để đổi đời

Người dân được xem như món hàng trao đổi

Đem thân đi "xuất khẩu lao động" ở xứ người

Hố ngăn cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng

Người có tiền sống tận đỉnh trời cao

Kẻ nghèo hèn kiếm ăn tận nơi đáy vực

Vất vả lầm than bữa đói bữa no

Biết bao nhiêu người nặng lòng yêu nước

Phải chịu cảnh tù đày roi vọt cùm gông

Cha xa con, vợ phải lìa chồng

Tan tác, đau thương , cơ cầu, uất nghẹn!

Thương xót thay cho quê hương đất Việt

Đất đai, biển đảo cứ thu hẹp dần dần

Ngư dân bị "tàu lạ" đánh đắm ngay trên biển quê hương

Bao kẻ chết đau thương, từc tưởi, hận sầu!

Ba mươi sáu năm trôi qua

Thời gian dài có đủ

Ta nhìn lại những gì còn mất

Lại thấy đau nhói cả tâm can!

Phi Vũ

Ngày 30 tháng tư năm 2011


--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/

Tinh hoa vỉa hè - truyện trên blog Thich1thu.blogspot.com

Quán nước trà thuốc lá ông Lư gần nơi tôi ở, hàng họ không có gì ngoài mấy cái bàn gỗ với chiếc bếp than hồng đun nước, ngâm chén, ủ trà. Theo lịch mỗi ngày ông phục vụ khách một loại trà với những cái tên: Hồng trà, Sen Trà, Nhài trà, Bích trà, Đào trà, Tuyết trà… hoặc lâu lâu lại có một cái tên mới lạ thay cho tên cũ. Ông gọi tên quán của mình là Quán Trà & Đạo & Thơ Hàng sáng và mỗi buổi chiều là nơi tụ hợp của nhiều vị cựu chiến binh, các bác già về hưu... Họ vốn là trí thức cả. Cũng không hiếm khi thấy cả những cậu chàng sinh viên ngồi đó rung đùi hóng nghe các bậc cao đạo bình thơ ghi trên vách liếp, lúc thì lớn tiếng phê phán xã hội, khi thì luận bàn về những thâm cung bí sử Tây, Tầu, Ta…. đủ cả. Quán Trà bé nhỏ này tuy ghé tạm vỉa hè sát bên lối vào cầu thang của khu chung cư, thế mà có lần Đài truyền hình NHK của Nhật bản sang quay như là một phóng sự về cái thú Trà Đạo kiểu VN. Các cụ càng thích lắm, vì thế quán trà càng như có thêm thương hiệu. Nhân một lần tôi cũng ghé qua, gặp một bác quen, thăm hỏi: Thưa bác, anh cả nhà ta dạo này thế nào ạ ? Bác lắc đầu chán chường: dào ôi, chúng đâu có nói gì và tôi có hỏi cũng đâu biết hơn gì. Thôi ai có thân thì lo cháu ạ. Một bác khác xen vào: này cậu có biết chuyện Đại hội lần này chưa ? Tôi bảo chưa được biết ạ. Bác trề môi, vẩy ngón tay trỏ: thế mà cũng là công chức cơ đấy. Rồi không đợi tôi hỏi bác nói một thôi một hồi. Cuối cùng lại quay sang tôi bác khuyên : Này, nhưng mà cậu là công chức cũng nên giữ mồm giữ miệng nhé, nghe đâu bỏ đó kẻo hại cho cậu. Một sinh viên ngồi bên cạnh quay sang tôi mồm chành ra, giọng thán phục : nói thật với ông anh chứ, các cụ đây đông tây kim cổ tuyệt lắm. Hễ có thời gian là em cứ phải ghé vào đây bồi bổ thông tin, tri thức, ở trường nghe mấy ông thầy em cảm tưởng họ giáo điều, chẳng biết gì cả, chả học được cái gì. Có ngồi đây em mới thấm thía cái lí gì đã làm nên 500 năm Quốc Tử Giám anh ạ. Vài tuần trà tôi đứng dậy ra về, trước mặt tôi là một cụ già khác đang lẹt xẹt đôi dép lê đến thế vào chỗ tôi vừa ngồi, tôi đã nghe thấy các cụ đang ngồi trong đó nói chào đón : Gớm kính bác, chưa thấy bác đến chúng em coi như là chưa có chuyện gì… bác ạ. 23:12 Ngày 30 tháng 4 năm

Tỷ phú có làm được tổng thống

Tỷ phú Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ? Chẳng cứ người dân Mỹ mà có thể nói là cả thế giới ai ai cũng biết đến ông, từng được nghe tên ông, hay thấy hình ảnh của ông trên truyền hình hay trên mặt báo. Người ta biết tới ông vì nhiều lý do khác nhau. Trước hết, tên ông bao giờ cũng đi kèm với 2 chữ "tỉ phú" - tới mức có người hiểu lầm nghĩ rằng ông giàu tiền lắm bạc chẳng khác gì ông tỉ phú Bill Gates. Ông nổi tiếng vì nằm trong danh sách những doanh nhân bề thế của nước Mỹ txuấ hiện trong các chương trình hướng dẫn cho những ai muốn làm giàu (trung bình vé vào cửa nghe ông trình bày cách trở thành tỉ phú khoảng 500 USD/vé). Cả thế giới đều biết ông thành công lớn trong thị trường địa ốc và chứng khoán, biết ông sống như một ông hoàng ở New York, nhưng không mấy ai biết ông thất bại khá nặng nề ở thị trường cờ bạc - các sòng bài ông bỏ vốn đầu tư đều thua lỗ, rao bán nhiều năm nay nhưng chưa có ai mua, nghe đâu sẽ phải tuyên bố phá sản. Họ cũng biết đến ông vì ông đang điều khiển một show rất ăn khách trên truyền hình, lúc nào khuôn mặt cũng nghiêm nghị, cho thấy ông là một người điều hành giỏi, luôn luôn suy tính kỹ càng trước khi thuê người làm việc. Không những thế, có người còn... ghen tức với ông chỉ vì ông có... nhiều bà vợ đẹp, bà nào bà nấy đều sinh cho ông các cô con gái thật xinh xắn, dư tiêu chuẩn chân dài để làm người mẫu trên sàn catwalk. Lần này, cử tri Mỹ sẽ có dịp biết ông rõ hơn vì ông đang tính đến chuyện sẽ ra tranh cử tổng thống, nhất định đánh bật ứng cử viên Dân chủ - đương kim Tổng thống Barack Obama - ra khỏi Nhà Trắng. Và nếu nước Mỹ thật sự là quốc gia "tạo cơ hội cho tất cả mọi người" như ông thường nói, biết đâu chừng đầu năm 2013 ông sẽ giơ tay tuyên thệ nhậm chức, trở thành nguyên thủ của quốc gia đứng đầu thế giới. Lần đầu tiên ông tiết lộ ý định muốn ra tranh cử tổng thống vào năm 2012 là tại Đại hội Cộng hòa bảo thủ hồi đầu năm nay ở Washington D.C. Trước cả chục nghìn đại biểu từ khắp nơi đổ về, ông lên tiếng trình bày cảm nghĩ về tình hình đất nước, cho hay "quốc gia này sẽ đi đến chỗ chết" chỉ vì "chính sách sai lầm" mà Tổng thống Barack Obama đang thực hiện. Theo ông, chính sách của ông Obama không phải là chính sách xây dựng nước Mỹ "mà là chính sách đưa quốc gia tới đường cùng" không phải là chính sách kết hợp dân chúng "mà là chính sách tạo thêm những chia rẽ không cần thiết". Quan trọng hơn nữa, ông nhấn mạnh nhiều lần trong bài nói chuyện dài hơn 20 phút đồng hồ về những nguyên tắc căn bản cốt lõi về luân lý, đạo đức đã gây dựng lên nước Mỹ, và các nguyên tắc bây giờ không còn nữa "chỉ vì những lầm lẫn của một người lãnh đạo mỗi ngày một nghiêng về cánh tả nhiều hơn trước". Ý ông muốn nói phải quay về với bảo thủ, phải quay về với "cội nguồn" không thể để quốc gia tiếp tục "cấp tiến quá đà" như hiện giờ. Bài nói chuyện của ông với tập thể cử tri tiêu biểu cho cánh bảo thủ Cộng hòa không ngừng tại đó. Ông chẳng ngần ngại gì lên tiếng chỉ trích những chính trị gia cùng đảng. Ông ca ngợi dân biểu Ron Paul là người góp công sức lớn cho đất nước nhưng tuổi đã cao, "khó được người dân Mỹ tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia". Nguyên văn lời ông: "Ông già tôi còn có cơ hội thắng cử hơn ông Ron Paul rất nhiều". Sau bài diễn văn mang tính thăm dò đó, dân chúng và cả báo chí Mỹ bắt đầu nói đến ông, xếp ông trong danh sách những người có thể ra tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ tới. Cuộc bỏ phiếu sau đại hội cho thấy tên ông trong danh sách 5 chính trị gia Cộng hòa có nhiều triển vọng đại diện cho đảng. Đứng đầu danh sách này là "ông già" Ron Paul. Đây không phải lần đầu tiên, tỉ phú Donald Trump nghĩ đến chuyện tham dự cuộc đua tiến về Nhà Trắng. Chừng chục năm trước đây khi đảng Cách tân đang rục rịch muốn góp mặt lại với chính trường, cũng chính ông là người đưa ra những lời phát biểu chứa đựng ý nghĩa có thể ông sẽ tranh cử và đã có lời đồn đại trong giới thân cận với ông là ông sẽ bỏ tiền túi ra để vận động, tương tự như tỉ phú Ross Perot đã làm vài năm trước đó. Giữa lúc các cuộc thăm dò bắt đầu được thực hiện xem sự xuất hiện của ông sẽ ảnh hưởng thế nào đến ứng viên Dân chủ Al Gore và ứng viên Cộng hòa George W. Bush thì ông lẳng lặng rút lui. "Lần này chắc cũng thế", theo chiến lược gia Mark Merkley của đảng Cộng hòa ở New Hampshire, một trong những tiểu bang sẽ tổ chức bầu sơ bộ vào đầu năm tới. Ông Merkley đưa ra rất nhiều lý do để giải thích tại sao tỉ phú Donald Trump "chỉ thích thăm dò chứ không định tranh cử". Lý do thứ nhất là tới giờ này ông Trump vẫn chưa ghé các tiểu bang như Iowa, New Hampshire hay South Carolina để tiếp xúc với cử tri trong khi các chính trị gia Cộng hòa khác đã làm, thứ nhì là "ông ta chưa thành lập ủy ban thăm dò, cũng chẳng thấy thành lập ban cố vấn" và thứ ba: "Không có người ở cấp địa phương, không có guồng máy vận động". Thiếu cả 3 yếu tố này "dù có thật sự muốn ra tranh cử cũng khó", chưa kể đến chuyện sẽ bị dư luận và báo chí "chĩa mũi dùi bới móc đời tư". Ông Donald Trump có tên trong danh sách đại diện đảng Cộng hòa. Mới đây, ông lại tạo ồn ào khắp nơi khi đặt lại nghi vấn về chuyện Tổng thống Obama sinh trưởng ở Mỹ hay ở Kenya. Nói cho đúng đây là điều ông đã nói rất nhiều lần, ở nhiều nơi, và hầu hết các báo Mỹ không đưa tin về chuyện này. Ồn ào chỉ xảy ra sau khi phóng viên truyền hình Meredith Vieira của chương trình Today mời ông xuất hiện để "trình bày rõ hơn" về chuyện liên quan đến Tổng thống Obama. Hôm đó, ông bảo "chính bà nội của ông Obama ở Kenya bảo rằng ông ta đẻ ở Kenya và bà cụ có mặt tại chỗ, chứng kiến thằng cháu trai mở mắt chào đời". Rất tiếc, cô nhà báo Vieira nổi tiếng thông minh không hỏi ông câu: "Thế à? Bà cụ nói chuyện này hồi nào vậy? Hay là ông nghe kể lại?" mà chỉ xoay quanh chuyện "Tại sao giờ này ông lại đem chuyện giấy khai sinh ra nói?". Chính chuyện đang gây ồn ào đó đã giúp tạo thêm lợi thế cho ông Trump. Tuần rồi, cuộc thăm dò do nhật báo The Wall Street Journal và Đài Truyền hình NBC thực hiện đã khiến mọi người ngạc nhiên: Đứng đầu danh sách các ứng viên Cộng hòa sáng giá là cựu Thống đốc Mitt Romney (với 21%), về nhì là ông... Donald Trump (được 17%). Tức khắc các bình luận gia Mỹ đua nhau lên tiếng giải thích tại sao tỉ phú Donald Trump lại sáng giá đến thế, và hầu hết đều bảo không ngạc nhiên vì ông "vốn là người nổi tiếng", lại biết "đánh bóng tên tuổi" của mình, nhưng cũng chẳng ai xem ông là ứng viên có tầm vóc cả. Mặc cho thiên hạ bàn tán, Donald Trump vẫn im tiếng. Trong một lần tụm năm tụm ba nói chuyện tầm phào ở Phòng báo chí Nhà Trắng, một ký giả làm việc cho Fox News kể lại đã 4 lần hỏi Donald Trump câu "Ông có định tranh cử tổng thống hay không?" và ông tỉ phú "không nói có, cũng chẳng nói không". Câu chuyện khiến người nghe nhớ lại mới tháng trước khi tiếp xúc với các nhà báo chuyên viết tin showbiz, ông Donald Trump nói show "Celebrity Apperentice" do ông dàn dựng rất ăn khách sẽ tiếp tục chiếu cho đến tháng 6 mới kết thúc. Ông còn bảo với mọi người lý do khiến ông chưa tính đến chuyện sẽ ra tranh cử vì "đang tính toán xem như thế nào", đồng thời vì e ngại nếu tuyên bố ngay lúc này Đài Truyền hình NBC sẽ bắt ông phải ngưng show mà ông đang điều khiển. Nói cách khác: xin vui lòng đợi đến tháng 6 sẽ biết ông Donald Trump có định rời New York về Washington thế chỗ của ông Barack Obama hay không. Cũng đừng quên ông thường bảo câu "Trời chẳng đóng cửa ai" và "Nước Mỹ là quốc gia giúp mọi người có cơ hội tiến thân", điều đó có nghĩa là biết đâu có ngày ông sẽ là tổng thống Nhị Phương (tổng hợp)

Thụt lùi và tiến lên

Cuộc sống dân sự có quy luật riêng , "tôn trọng quy luật khách quan", người có trách nhiệm liên tục điều chỉnh chính sách . Từ suy nghĩ , tình cảm , việc làm nhà nước đều trợ giúp người dân , thể hiện sự tốt đẹp "vạn lần hơn" . Người dân làm biếng "cứ ăn chơi có Liên Xô chịu" , đến khi không ai chịu được , đói quá mà phải nghĩ khác đi .

"Tự cứu trước khi trời cứu" , đến khi tự sống được thì trời không cứu mà còn giáng họa liên tục .


Từ việc làm , việc ăn , việc ở , việc mặc , việc đi lại , việc học , việc suy nghĩ , việc nói , việc bày tỏ cảm xúc đều được giúp . Đến nay không có cách gì giúp được , chỉ còn lại việc suy nghĩ , việc nói , việc bày tỏ cảm xúc vẫn cần bao cấp .

Còn việc làm chính sách , làm luật , điều hành công việc chung theo luật theo chính sách tất nhiên không bao giờ là việc của người dân .

Suy nghĩ , nói , cảm xúc cho mấy chục triệu dân , người có trách nhiệm thấy quá mệt mỏi , mất quá nhiều sức , làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều hành chung đất nước .


Chính vì vậy người có trách nhiệm đang có xu hướng để cho người dân tự lo , chứ cứ làm giúp thì họ sinh lười biếng .

Chắc về lâu dài việc làm chính sách , làm luật cũng yêu cầu dân chúng tham gia làm , chính sách và luật là để áp vào dân , chứ quan thì đã có nghị quyết , có lễ hội , lễ nghĩa rồi .

Cái chính sách , cái luật cũng là cái nhất thời gò người ta theo , chứ ai muốn mất tự do làm gì . Cứ để cho người ta tự rào , tự ngăn , tự cấm , đến khi chịu không được , đấy không phải là lỗi của người điều hành .


Đến lúc nào đó , các ghế cao cũng do người dân tự chọn người đưa lên , lúc đó mới thấy khó , thấy làm không được , chắc cũng từ chức liên tục thôi .


Rồi một ngày nào đó , cái ghế vua cũng do người ta tự chọn lên . Nhà nước chính thức tiêu tán , không còn nhà nước nữa , mọi người muốn làm gì thì làm , ăn gì thì ăn . Chủ nghĩa muôn năm , các nhà lý luận không còn sống lại được để mà hưởng thế giới đại đồng , thật đáng tiếc .

Chủ nghĩa muôn năm !

Còn nặng hơn phản bội Tổ quốc

Ta đã một lần lỡ nhịp truy cập vào thế giới trong giai đoạn triều Nguyễn, hậu quả cả trăm năm không khắc phục xong. Bài học đó còn nguyên giá trị.

Mạng toàn cầu trước đây chỉ có mạng thực, cần những hành động thực để truy nhập vào. Ngày nay cái mạng toàn cầu thực ấy vẫn mạnh mẽ như thường, mà còn thêm cái mạng toàn cầu ảo. Đến năm 1986 ta mới bước đầu ý thức được sự sống còn phải truy cập vào cái mạng này. Còn mạng toàn cầu ảo thì có nhanh hơn, 1997 là đã kết nối được, nhưng càng ngày càng có biểu hiện hạn chế, phá phách trên cái mạng này.

Chỉ xét ở một nhà cung cấp mạng là Opera, mới đây mới thấy viettel và vinaphone bỏ rào, không chặn nữa. Opera có trình duyệt web cho điện thoại, phương tiện rất tốt cho văn hóa đọc, ấy vậy mà lại cắt đường vào văn minh. Còn một việc nữa, wifi đang rất phổ biến, người đọc trên điện thoại không cần mất tiền cước, thế mà vnpt chặn opera. Các mạng khác không rõ, cứ cái kiểu "bế quan tỏa cảng thế này", một mạt vận của triều Nguyễn lại có cơ tái xuất.

Dân chúng luôn có cách luồn lách để sống, nhưng luồn lách xong nó đã làm kiệt đi cái sức sáng tạo, làm mòn đi các nguồn cảm hứng. Tội ác ngăn chặn tiêu diệt văn minh dân tộc này còn nguy hiểm hơn tội phản bội Tổ quốc.

Kỷ luật và tinh thần chiến đấu

Một cuộc chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một nước nghèo ở một địa thế mặt tiền, cái gì cũng có tiền, trước mặt nhiều con cọp lớn. Cái chuyện đánh ta là rất có thể.

Trong quá khứ đã có thắng lớn, mỗi thời mỗi khác, bây giờ dập y nguyên và chắc thắng là ít xảy ra. Tất nhiên tinh thần chiến đấu vẫn là số một, tiếp đến là kỷ luật chiến đấu, chỗ sống chết không thể tùy tiện được.


Lấy đ làm kỷ luật chiến đấu rất phù hợp, đ phân công, dứt khoát phải xong việc, không được từ chối, không được lùi bước. Đ là trên hết trong việc nghe lệnh thực hiện, trong việc bày mưu tính kế và thực hiện chiến đấu.

Nhưng lấy đ làm tinh thần thì sao. Đ là những quan to, quan nhỏ, số có tư cách để mọi người nể phục quá ít. Lấy đ làm tinh thần để cho toàn xã hội, toàn quân vơ vét đục khoét à. Lấy cái đạo cao cả giơ ra nhưng vẫn cần con người tương đối hoàn mỹ để hành đạo, như các cha đạo, các sư trụ trì, tuy không tuyệt đối, song họ cơ bản không tư lợi, nếu không đạt yêu cầu bị tẩy chay ngay. Đ lấy lý luận cao siêu ra làm tinh thần, ai tin lý luận cao siêu, người ta nhìn vào những con người đang giơ lý luận. Thời gian quá đủ dài để họ nhận chân.

Mặc dù vậy vẫn phải có đ để điều hành, để duy trì trật tự thời chiến, để kỷ luật sắt với vũ trang nhân dân, vũ trang nhà nước, trên cái nền tinh thần là Tổ quốc. Dù sao vẫn chưa có thế lực nào đủ mạnh và quen việc để tổ chức chiến tranh, vẫn là đ với kỷ luật chặt chẽ để tính kế ngắn dài theo từng giai đoạn.


Chỉ e ngại, đến khi hữu sự kỷ luật nó còn đủ mạnh không, hay đã mục ruỗng hết rồi, hay đã ăn bả mà làm tay sai cho giặc hết rồi.

Bên nước lạ, cái gì người ta cũng tiên phong, người ta không thể lấy Khổng Tử - dù hoàn mỹ ra để mà theo, mà mà lấy cái ông gì đấy mới chết ở vùng tây nam nước lạ ra làm hình mẫu kỷ luật. Còn tinh thần của người ta là nước mẹ vĩ đại, nước mẹ muôn năm, nước lớn muôn năm, lãnh thổ phình to muôn năm.

Còn ta tinh thần gì nhỉ.

1 tỷ máy ảnh đút túi

Năm 2011, thế giới sẽ tiêu thụ 1 tỷ điện thoại camera 30/04/2011 00:00 In trang này Theo nghiên cứu mới nhất của hãng Strategy Analytics, mức tiêu thụ điện thoại camera của thế giới sẽ vượt qua mốc 1 tỷ chiếc lần đầu tiên trong năm 2011, lĩnh vực phát triển nhanh nhất này sẽ liên kết cao thị trường camera với sensors 8 megapixels và hơn nữa. Neil Shah, nhà phân tích chính tại Strategy Analytics, nói “Chúng tôi dự báo mức tiêu thụ điện thoại cammera của thế giới sẽ tăng 21% từ 918 triệu chiếc ở năm 2010 lên tới 1.114 triệu chiếc trong năm 2011. Năm nay sẽ là năm đầu tiên só lượng điện thoại camera vượt qua mốc 1 tỷ. Kể từ năm 2000 tới nay trên toàn thế giới đã tiêu thu 4,2 tỷ chiếc điện thoại camera và chúng là một trong số các sản phẩm di động thành công nhất đã được phát triển". Ông nói thêm “Chúng tôi dự báo điện thoại camera với sensors 8 megapixel và hơn thế sẽ tăng mạnh 240% trên toàn thế giới trong năm 2011. Các nhà chế tạo điên thoại thông minh như Nokia và HTC đang tăng cường hàng loạt các models hàng đầu với nhiều hơn megapixels cho phân phối chất lượng ảnh cho các dịch vụ khai thác trung bình như tăng độ trung thực". Tư Khoa (theo Cellular News)

Tinh thần

Chiến tranh là việc sống chết, không ai muốn, vì vậy phải nghĩ ra đủ cách để chiến thắng. Liệu có nhầm lẫn không, dứt khoát quân đội cần có chính nghĩa, chuyện cũ hay nhắc từ "thế thiên hành đạo" đó là chính nghĩa, đó là tư tưởng, là tinh thần.


Ta đang hồi tưởng lại chiến tranh, một thời kỳ khốc liệt, đất nước sinh ra một người đặc biệt Hồ Chí Minh, vậy là người thành thánh thần, người là tổ quốc, người tiếp nối vua Hùng. Theo Người nghe Người là nghe mệnh lệnh của Tổ quốc, tiếng Người là tiếng non sông, Người phải hy sinh để trở thành hình tượng của Trời Phật, Người không được làm người thường, Người phải thành tư tưởng tinh thần.


Vậy mà sau này nhầm lẫn đảng là tinh thần là tư tưởng, sai rồi. Hồ Chí Minh là Tổ quốc, đảng là kỷ luật của cuộc chiến, chỉ có tinh thần không đủ, chiến đấu phải có kỷ luật, đảng là kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội.


Bây giờ đảng vẫn xứng đáng là kỷ luật, những việc khó, việc gian nguy luôn cần kỷ luật sắt. Nhưng có điều không thể dựng Hồ Chí Minh dậy làm tư tưởng tinh thần được, cũng như không thể dựng vua Hùng dậy để làm tư tưởng tinh thần được, đó chỉ là hoài niệm đẹp để tưởng nhớ, để tự hào.

Vậy là chỉ có Tổ quốc là không gian sinh tồn, là nơi lưu giữ tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai, là tinh thần duy nhất, tư tưởng duy nhất cho mọi người Việt Nam. Và cũng không thể thiếu kỷ luật, không thể bác bỏ kỷ luật.

Kỷ luật trong thời bình được giới hạn phạm vi ảnh hưởng, cuộc sống dân sự có quy luật của nó, không thể lấy kỷ luật chiến tranh ra để trói buộc được. Các phần cốt yếu thì cứ kỷ luật, nhưng không thể tất cả đều là kỷ luật. Những khu vực nào đó rất cần kỷ luật, nhưng dứt khoát không phải toàn xã hội đều theo kỷ luật.

Kỷ niệm cuộc chiến tranh đau thương và hào hùng, một hồi tưởng để rồi có giấc mơ tốt hơn sau này.

Khi sự nhầm lẫn cứ còn đeo bám thì giấc mơ chỉ là giấc mơ.