Người theo dõi

21 thg 5, 2011

Không xì gà không cà phê mà là sinh thái

Mô hình sinh thái đã được kts Trần Thanh Vân chứng minh , không có gì bàn cãi . Công cộng và công nghệ phải chứng được khả năng tái chế , khả năng hoàn nguyên , còn không thì quên đi . Vườn ruộng đất rừng rộng mênh mông không thiếu gì cách sống . Chỉ được làm nhà sàn , chỉ được kê đá làm đường , không bê tông sắt thép , có thể để tạm thời , khi cần mang đi được ngay , chỉ có thiên nhiên và thiên nhiên . Các sản vật trên đó không bao giờ không tiêu thụ được . Nếu có khách du lịch ăn thì tốt , không thì bán ra ngoài , không thì tự sản tự tiêu , không bao giờ chết đói , an ninh lương thực , bảo đảm quốc phòng , thiên nhiên bền vững . Mỗi một nhà sàn là một lớp nghiên cứu sinh , mỗi một nhà sàn là một giảng đường đại học không được à , mỗi một nhà sàn là một phòng họp , là một nơi làm việc . Chỉ những nơi không thể không bê tông cốt thép mới buộc phải làm , không làm đau đất , có đất là có cây . Không cần hô hào nhân văn nhân bản , không cần đầu tư , chỉ cần chính sách , xã hội tự làm , khi cần xã hội tự di dời , đất đai không bị biến dạng . Cả nước là màu xanh , cần gì quảng cáo , cần gì phải tốn kém với nhà xuất bản làm sách làm gì . Mô hình sinh thái ngay giữa thủ đô , nhà sàn Bác Hồ đấy thôi .

xu thế

Amazon vừa cho biết doanh thu mảng sách điện tử của họ đã vượt qua số sách giấy mà công ty này đã bán kể từ ngày 1/4 vừa qua. Theo đó, cứ mỗi 100 sách giấy bán được thì Amazon lại bán được 105 sách điện tử. Đây là một thành tích đáng kinh ngạc của Amazon, nhất là khi doanh thu sách điện tử chỉ mới vượt qua sách bìa cứng trong năm ngoái. Được biết số sách điện tử bán ra trong nửa đầu năm nay của hãng đã cao hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn: Amazon tinhte.vn

không thời gian

Bộ lạc không biết đến thời gian Thứ Bảy, 21/05/2011 16:55 (NLĐO) - Các nhà nghiên cứ Anh mới tiết lộ bộ lạc của Brazil là một nền văn hóa lâu đời đầu tiên trên thế giới không có khái niệm thời gian, ngày tháng. Những người Amondawa này không hề có một từ ngữ nào như “thời gian” “ngày”, “tuần”, “tháng”, “năm” và không một ai có tuổi. Thế giới của họ chỉ có ngày đêm, mùa mưa và mùa khô. Những người Amondawa không có khái niệm “thời gian” “ngày”, “tuần”, “tháng”, “năm”- Ảnh: The Sun Giáo sư Chris Sinha của trường đại học Portsmouth, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Thời gian không hề tồn tại trong thế giới của họ. Họ sống trong một thế giới với các sự kiện chứ không gắn sự kiện với các mốc thời gian”. Thời gian trước đây là một khái niệm được tìm thấy ở mọi nền văn hóa. Đây là bộ lạc đầu tiên trên thế giới không có khái niệm này, họ chỉ mới liên lạc với thế giới bên ngoài từ năm 1986. T.Nga (Theo The Sun)

Đọc

Sách điện tử, “cuộc cách mạng” của văn hoá đọc Minh Hải Nhà thơ Trần Đăng Khoa đang truy cập Alezaa.com từ điện thoại của mình. Ảnh: Chí Cường (baodautu.vn) Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị cá nhân (Phone, PDA, Tablet...), khả năng truy cập internet ngày càng trở lên dễ dàng và thuận tiện. CNTT thông qua làn sóng báo điện tử đã tác động mạnh mẽ tới văn hoá đọc của độc giả. Liệu sau làn sóng này thì sách điện tử sẽ là xu hướng tiếp cận mới của độc giả? Sách điện tử đang dần trở lên “phổ biến” Theo thống kê của “người khổng lồ” bán lẻ trực tuyến Amazon vào tháng 7/2010 thì cứ 100 cuốn sách giấy (sách giấy gồm cả hai loại là sách bìa cứng và sách bìa mềm) bán ra có 143 cuốn sách điện tử bán ra mới tương ứng; số lượng sách điện tử bán trong 33 tháng gần đây bằng 15 năm bán sách giấy; một người mua sách điện tử mua nhiều gấp 4 lần một người mua sách giấy.... Hiện tại, số lượng sách điện tử bán được đã gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái (gần đây nhất Apple cũng đã thông báo kho sách trực tuyến iBookstore đã bán được được 100 triệu đầu sách trong năm đầu tiên hoạt động); Bên cạnh đó lượng thiết bị đọc sách điện tử bán ra trên phạm vi toàn cầu trong năm 2010 vừa qua đã tăng 79,8% so với năm 2009 đánh dấu sự đột phá của sách điện tử so với sách giấy truyền thống. Lợi thế của sách điện tử là tác giả không bao giờ phải lo lắng về chi phí xuất bản, tính toán số lượng sách bán ra, thuê gian hàng hay phải thực hiện chiến dịch truyền thông nhằm thu hút người mua để sách không bị ế, tất cả những gì họ cần chỉ là tập trung sáng tác, đăng lên các kho sách trực tuyến (Amazon, Barnes & Noble...) và chia một phần số tiền thu được cho nhà quản lý; Với các NXB thì việc bắt tay với các đối tác phân phối sách điện tử vừa giúp gia tăng lợi nhuận vừa giúp bảo vệ tác quyền (sách điện tử có tác quyền sẽ được mã hoá và các phương thức chống sao chép hiện đại); Với các độc giả thì sự thoải mái khi đọc sách điện tử đã tương đương như đọc sách in (thậm chí độc giả có thể tự tuỳ chỉnh sách điện tử sao cho phù hợp nhất với cách đọc của mình). Tuy nhiên, phải nhìn nhận sách điện tử đang bắt đầu làm nên “cuộc cách mạng” như nhạc số trước đây và báo điện tử hiện nay nhưng hiện tại nó vẫn chỉ chiếm 20-30% thị phần độc giả và vẫn còn nhiều thời gian để sách điện tử chinh phục lượng độc giả còn lại, nhưng chắc chắn khả năng tiếp cận vô hạn và kết nối trực tiếp với các mạng xã hội sẽ là lợi thế đáng kể để chinh phục những người yêu sách trong 2 tỉ người dùng internet trên toàn thế giới (số liệu tháng 1/2011). Sách điện tử tại Việt Nam: Khởi động từ hệ thống phân phối Cuối tháng 4 vừa qua tại Hà Nội, Công ty Vinapo đã tổ chức lễ ra mắt “hoành tráng” giới thiệu Hệ thống phân phối sách điện tử toàn cầu Alezaa do Vinapo xây dựng - Alezaa.com phiên bản Alpha (bản nội bộ cho tác giả và đối tác, bản dành cho độc giả sẽ chính thức ra mắt trong tháng 8/2011) với sự góp mặt của các công ty phát hành sách, nhà xuất bản và khoảng 200 nhà văn. Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua Vinapo đã xúc tiến ký kết hợp đồng phân phối độc quyền sách điện tử với 68 tác giả (với tổng số 305 tác phẩm). Sự ra đời của Alezaa.com đánh dấu cột mốc là hệ thống phân phối sách điện tử tiên phong, mạnh dạn và thực tế trong quá trình chinh phục độc giả Việt Nam và có thể vươn cao hơn nữa đối với các ngôn ngữ khác. Theo Ông Trần Xuân Phương, Tổng Giám đốc Công ty Vinapo cho biết: “Sách điện tử tồn tại trong Alezaa mang đầy đủ đặc điểm tiện ích mà sách giấy cũng như các bản ebook trôi nổi trên mạng hiện nay không thể đáp ứng được như: tự động dàn trang, đọc được trên nhiều thiết bị điện tử thông dụng (PC, laptop, các thiết bị cầm tay và smart phone), tích hợp trên nhiều hệ điều hành: Windows, Mac, Linux, iOS, Android, Blackberry, webOS,… giúp độc giả có những trải nghiệm tuyệt vời không những với cảm giác như đọc một cuốn sách giấy, lật giở từng trang mà còn giúp độc giả cá nhân hóa cuốn sách của mình như thay đổi phông chữ, cách trình bày hay ghi chú những nội dung cần thiết. Hình ảnh, audio, video được tích hợp vào ebook trên tương tác thời gian thực trực quan, sống động...” Buổi giới thiệu Alezaa.com sáng 21/5/2011 tại Hà Nội (phiên bản Alpha 2 với nhiều cập nhập so với phiên bản đã giới thiệu cuối tháng 4) Cũng trong buổi lễ này, Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Mới đây tôi cũng đã tặng lại phần lớn kho sách giấy của mình để chuyển sang đọc sách điện tử, hiện trong IPad của tôi đã lưu trữ gần 400 cuốn sách điện tử...”. Cái khó của Vinapo có lẽ là việc thay đổi cách suy nghĩ của các Tác giả, Các NXB và đặc biệt là độc giả về sách điện tử (chỉ với lệnh gõ tìm kiếm “sách điện tử” trên google, trong 0,07 giây sẽ cho ra 59,7 triệu kết quả bằng tiếng Việt) khi cũng chỉ với một vài tìm kiếm đơn giản chúng ta vẫn có tìm kiếm và tải được cuốn sách yêu thích, tất nhiên nội dung có khác biệt với bản in hay không lại là vấn đề khác.

Làm công văn mời các nhà khoa học

GS Võ Quý: Không biết thì đừng có nói mò về ác khuyển, mãnh thú! (Phunutoday) - Sự xuất hiện của ác khuyển ở Lào Cai và mãnh thú ở Quảng Ngãi cho đến nay vẫn là dấu hỏi đối với cơ quan chức năng. Các nhà khoa học theo đó cũng đã vào cuộc để trấn an cho người dân, tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn không đưa ra được một kết luận nào khả dĩ. Phunutoday đã có cuộc trao đổi với GS Võ Quý là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam xung quanh vấn đề này. PV: - Những ngày vừa qua, sự xuất hiện của loài chó lạ ở Lào Cai và thú dữ ở Quảng Ngãi đã khiến người dân nơi đây hoang mang, lo lắng. GS có biết không ạ? GS Võ Quý: - Tôi cũng đã đọc thông tin trên báo chí và biết được điều đó rồi. Ảnh: Tuanvietnam GS Võ Quý. Ảnh: Tuanvietnam PV: - Hiện cũng có các cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về 2 loài vật này. Ý kiến của GS như thế nào? GS Võ Quý: - Phải đến cụ thể thì mới nói được. Thông tin về nó không có gì cụ thể cả. Lại chụp được một cái ảnh, không thấy được một di thể nào mà vẫn nói một cách mù mờ thì lạ thật. Các nhà khoa học nên đến tận nơi để xem chứ không được nghe người này nói một đằng, người kia nói một nẻo đã vội vã đưa ra những phán đoán. Làm khoa học phải kiểm chứng, phải đến tận nơi mắt thấy tai nghe óc suy nghĩ. Đừng có nghe người này nói, người kia nói rồi phán bừa. Phán vô căn cứ như thế thì chỉ càng làm cho mọi người hoang mang. PV: - Tại sao các nhà khoa học lại khó xác định chó ở Lào Cai và thú ở Quảng Ngãi đến vậy, thưa GS? GS Võ Quý: - Không thấy nó thì xác định thế nào được. Các nhà khoa học đâu có ai đến đâu? Chỉ thấy người dân địa phương, trẻ con, ông bà già với ông kiểm lâm đấy chứ có ai đâu?. Họ chỉ nói như thế thôi chứ có ai đến đâu nào? Nếu nhìn thấy dấu chân nó rõ ràng chả có khó gì cả. Các nhà nghiên cứu thiên nhiên chưa ai đến nên tôi đã thấy ai nói được về nguyên nhân của thú đến đâu? Toàn người của địa phương họ đưa ra ý kiến này, ý kiến nọ. Cái ảnh thì chụp lờ mờ dấu chân chỉ nhìn thấy trên báo thôi. Nếu những người nghiên cứu đến tận nơi thì người ta đo đạc cái dấu chân ấy, thấy cái độ lún của nó như thế nào, người ta sẽ biết được trọng lượng của con vật đấy thôi. Chả có nhà khoa học nào lại đi nói lơ mơ trên báo suốt thời gian qua như thế cả. Toàn người dân địa phương nói, người thì bảo chó, người thì bảo cọp, người thì bảo gấu. Giống như lời 5 ông thầy bói đi xem voi vậy, mỗi người xem một mảnh thế thì con voi nó giống con gì? Việc phán đoán con thú và con chó lạ người thì bảo là cọp màu đen, người thì bảo là có cái vằn, người thì bảo có viền sáng ở cổ, người thì bảo là móng chân rất to thế thì đoán thế nào được, mỗi người một cách. Đâu có phải là khoa học. Như thế thì chẳng ai đúng cả. PV: - Vậy để xác định được loài thú lạ này theo GS nên làm gì? GS Võ Quý: - Theo tôi muốn biết cho rõ ràng, chính quyền địa phương nên gửi công văn đến Viện Tài nguyên sinh vật, mời họ vào để người ta xác định cho rõ. Chứ cứ người này đoán, người kia đoán có khác gì thày bói. Tùy từng con, mỗi con nó có một đặc điểm riêng. Để biết được cái dấu vết nó có thể hiện được đặc điểm không thì có thể phân loại nó được. Đằng này, các thầy bói lại không ở một nơi mà các thầy bói lại ở các nơi khác nhau, lại không kiểm nghiệm nữa làm thế nào mà đúng được. Thôi đừng có đổ tội cho các nhà khoa học. Các nhà khoa học có đến đâu mà nói các nhà khoa học tranh cãi. Người thì đoán chân như thế này, người thì bảo chân như thế kia vậy có khác gì thầy bói. Muốn chắc chắn, hãy mời các nhà khoa học đến để người ta xem cho rõ ràng. Càng phán đoán càng thì lại càng thêm hoang mang. Xin cảm ơn GS! Khải Nguyên (Thực hiện)

Tặng thơ

Chờ mong
Tặng người xưa...


Em xõa tóc nghiêng dài trong bóng nắng
Chiều dần lên hiu hắt nỗi mong chờ
Người xưa- đang ở xa muôn dặm
Nên mãi yêu thương, mãi vấn vương.

Phi Vũ

--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/

Tầm nhìn

LỞM KHỞM BƠ-LỐC-DING


1. Phải
cỡ
2
tháng
nữa Nhà
nước
mới
thông
báo,
thế mà bà con đã biết hết trơn hết trọi. Bác nào là chủ tịch nước, bác
nào là thủ tướng, bác nào là chủ tịch quốc hội…vv. Hỏi sao lại "đoán"
quả quyết thế, bởi phải sau Kỳ I, QH khoá này mới có kết quả chứ; bảo
sao cù lần thế, Đảng lãnh đạo toàn diện, đại hội toàn quốc trước rồi,
bộ chính trị đã được nội bộ bầu bán xong rồi, nghĩa là đã sắp xếp và
cơ cấu hết trọi, giờ chỉ có tính thủ tục. Ai mà chả biết. Hỏi nếu thế
thì sao không làm một phát cho rồi, đỡ thời gian, tiền của, ách tắc
giao thông. Bảo ngu bỏ mẹ, nếu vậy hoá ra lừa nhau à, phải trình tự
bài bản chứ, công cuộc phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội có thể nào
mà đơn giản thế. Hỏi tưởng cái gì đẹp đẽ và lâu bền thường giản dị
minh bạch, ví như kim cương ấy, có mỗi một thứ là cạc bon được xếp
trật tự và qui luật. Bảo kít đấy. 2. 1-Cà phê là loại thức uống bổ
dưỡng hay giải khát? Hay là loại gây nghiện? Có vẻ là cả 3 hỉ, tuỳ
theo lý loạn thôi phải không. Song chắc chắn nó (cà phê) không phải là
thứ bắt buộc phải nhồi nhét vào bao tử giống như lúa ngô khoai sắn
trái ngọt vita. Thế thì nó (cà phê) cũng giống như một loại đặc sản
lừng danh của Cu Ba: Xì gà. 2- Cách nay không lâu, cứ có khách quý là
bác Phi Đen lại đem ra phì phèo khoe và không quên tặng vài chục xi-ga
mang về thưởng thức. Bác Huê Minh Uây, bác Ma Ra Đô La… khoái sang Cu
Ba một phần vì cái này. Từ hồi thế giới chứng minh thuốc lá không phải
là thứ bắt buộc phải nhồi vào cơ thể, tốn đất, tốn tiền, hại phổi, hại
tầng ô-dôn nên
cơ cấu hết trọi, giờ chỉ có tính thủ tục. Ai mà chả biết. Hỏi nếu thế
thì sao không làm một phát cho rồi, đỡ thời gian, tiền của, ách tắc
giao thông. Bảo ngu bỏ mẹ, nếu vậy hoá ra lừa nhau à, phải trình tự
bài bản chứ, công cuộc phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội có thể nào
mà đơn giản thế. Hỏi tưởng cái gì đẹp đẽ và lâu bền thường giản dị
minh bạch, ví như kim cương ấy, có mỗi một thứ là cạc bon được xếp
trật tự và qui luật. Bảo kít đấy. 2. 1-Cà phê là loại thức uống bổ
dưỡng hay giải khát? Hay là loại gây nghiện? Có vẻ là cả 3 hỉ, tuỳ
theo lý loạn thôi phải không. Song chắc chắn nó (cà phê) không phải là
thứ bắt buộc phải nhồi nhét vào bao tử giống như lúa ngô khoai sắn
trái ngọt vita. Thế thì nó (cà phê) cũng giống như một loại đặc sản
lừng danh của Cu Ba: Xì gà. 2- Cách nay không lâu, cứ có khách quý là
bác Phi Đen lại đem ra phì phèo khoe và không quên tặng vài chục xi-ga
mang về thưởng thức. Bác Huê Minh Uây, bác Ma Ra Đô La… khoái sang Cu
Ba một phần vì cái này. Từ hồi thế giới chứng minh thuốc lá không phải
là thứ bắt buộc phải nhồi vào cơ thể, tốn đất, tốn tiền, hại phổi, hại
tầng ô-dôn nên đang tẩy chay, có nơi cấm tiệt. Có thể trong tương lai,
cà-phê cũng bị phát hiện(ai biết đâu được với đám khoa học và cả tụi
cá mập) lợi bất cập hại thì Bơ Ra Din chết chắc nếu dám ngu mà lấy
cà-phê là quốc sách bành trướng toàn cầu. 3. Kông tâm mà nói thì bác
Đặng Lê Nguyên Vũ đáng thương hơn đáng ghét. Bác í muốn vươn lên, vì
ai, vì cái gì thì chưa biết vì chủa thấy. Bác này tự tin kiểu con ếch
của La Phông Ten muốn to bằng và hơn con bò, lại cũng là loại biết
trước biết sau tình nghĩa thời đại, nên, đang có thể gần gần ngang
ngang với các doanh nhân tài ba kiểu Bình, Kiểm, Tuyển, Đức thì bị lũ
sâu mọt vớ được dùng làm xẻng xúc phưn. 4. Cái Nhà xuất bản chính trị
quốc gia là nhà nào có vẻ quen quen, cả nhóm chủ biên cuốn sách "Tài
năng và đắc dụng" tiền giáo sư giáo xiếc ác liệc phếch nữa. Họ vừa đưa
cho pà con món đồ chơi long lanh gồm kim cương với thuỷ tinh và phán
như đinh rỉ: Cái nào mà chả loé toé!

5. Hôhôhô!

Chunamcuong.blogspot.com

Học nghề

Chỉ có nghề cai trị hay quản trị gì đấy cần quốc doanh nắm , chứ các nghề khác mặc kệ xã hội , quốc doanh và ngoài quốc doanh thi đua nhau , nếu cần , quốc doanh tuyển từ ngoài quốc doanh vào việc công . Tại sao dạy nghề mà quốc doanh cứ ôm hết , trong khi bao nhiêu việc cần làm thì không làm . Có một số nghề khó , nghề mới , nghề cần nhiều vốn , nhiều nhân lực , quốc doanh sống nhờ đóng thuế lo , khi ngoài quốc doanh làm được cũng nên nhả ra cho nhẹ . Nếu ham tiền ra khu vực tư nhân mà làm , khu vực quốc doanh là khu vực đề cao công ích , không có xu hướng đó thì biến đi cho khỏe , sao cứ muốn làm sâu , làm một bầy sâu là thế nào . Cái nghề gì muốn khuyết khích , ưu tiên cho nó cái mặt bằng (nếu không dạy nghề nữa thì trả lại) thế là lợi cả hai . Cái nghề luật là cái nghề quốc doanh sợ vãi ra mà đi mở lớp khắp nơi . Vậy thì chả có nghề nào là đáng sợ . Ai cũng biết là khỏe là hay mà không làm thì chắc họ đang làm tiền rồi , cái gì cũng làm tiền được . Vua mới , quyền hành chưa tuyệt đối nhưng cũng cứ kêu lên cho vua biết là căng lắm rồi , vua bực mình phẩy tay cái là xong , như xưa một cái khoán 10 mà được bao việc . Đắp đập thì khó , phá ra cho nó trở lại tự nhiên thì nhanh thôi mà .

Ngoài quốc doanh

Một quá trình dịch chuyển và hình thành từ chỉ có quốc doanh thành có quốc doanh và ngoài quốc doanh . Nhớ hồi nào , tô phở , tô bún cũng được quốc doanh nắm giữ , duy trì hoạt động . Không ai có thể nghĩ rằng đến một lúc , một vài cá nhân đứng ra lập hẳn một trường đại học , cá nhân có hẳn một đội xe ô tô hàng nghìn chiếc . Bây giờ đã có những cá nhân làm hẳn những bộ phim nhiều tập hoành tráng , những cá nhân bằng cách này , cách khác tự xuất bản sách , một việc cấm kỵ ghê gớm với quốc doanh . Hoạt động bảo vệ , hoạt động điều tra là độc quyền tuyệt đối của ngành trật tự , vậy mà nghề vệ sĩ , thám tử không thể thiếu được cho xã hội . Thế là các loại hình từ kinh tế , văn hóa , giáo dục đều đã được diễn biến để có lực lượng ngoài quốc doanh . Còn chính trị nữa , vẫn có chính trị ngoài quốc doanh , các tổ chức chính trị ngoài quốc doanh nhanh chóng bị triệt hạ . Các hoạt động có tính chất chính trị thì không có cách gì có thể triệt hạ được , người ta bàn đúng và sát với tình hình thế giới , quốc gia , dân tộc và tương lai làm sao có thể liều lĩnh phá hoại những điều chính đáng này được . Trong khi đó lực lượng quốc doanh đã không nhìn nhận đúng xu thế chung , quốc gia dân tộc và tương lai lại còn làm xấu đi tương lai , làm mất đi quyền lợi của quốc gia dân tộc . Thử thống kê những nhận định , những phân tích , những định hướng từ ngoài quốc doanh lúc đầu bị cản trở , phá hoại , sau đó được quốc doanh tiếp thu là bao nhiêu ; những tiếp thu không tuyên bố . Quốc doanh có suy nghĩ gì khi những người dân có thể không dùng bất cứ một sản phẩm nào của quốc doanh mà họ vẫn sống tốt , sống thoải mái . Họ không cần đọc sách , xem báo , xem phim , xem truyền hình quốc doanh , không đi học ở nhà trường quốc doanh , không nghe những phân tích nhận định của quốc doanh , không coi những nhà chính trị là của họ . Các hoạt động chính trị ép họ phải tin , phải nghe , phải tham gia một số việc do chính trị quốc doanh tổ chức . Việc đe dọa nồi cơm để định hướng mọi người liệu có tồn tại mãi được không . Lại nhớ cái hồi cấm tiệt dậy võ ngoài quốc doanh , rất sợ võ ngoài quốc doanh phát triển . Võ là độc quyền quốc doanh . Bây giờ nhìn lại thấy lạ quá , không cần bỏ ngân quỹ nuôi võ ngoài quốc doanh , khi quốc doanh cần lại có ngay những vận động viên đi thi quốc tế . Cần nghĩ dài hơi , chứ toàn cái kiểu làm đến đâu hay đến đấy , ngăn không được thì thả , nắm không được thì buông , hung hăng đi nắm cái không cần nắm , bỏ mặc cái luôn phải chú ý . Bao cơm gạo nuôi mưu sĩ , mưu sĩ đâu rồi .