Người theo dõi

4 thg 6, 2011

Tạo môi trường hòa bình để làm gì



Tạo môi trường hòa bình phát triển kinh tế (kinh tế cho toàn xã hội – không phải kinh tế cho một nhóm người).

Có hòa bình để làm được môi trường sống lành mạnh, không phải ra đường là không biết có chết không, trẻ con ra ngoài là lo sợ - môi trường sống lành mạnh này có khi còn cần hơn môi trường hòa bình ấy chứ. Chiến tranh đã tạo được môi trường tình người hấp dẫn đấy, hòa bình không làm được lại cần nhờ chiến tranh làm à.

Tạo môi trường hòa bình để phát triển con người Việt Nam đa số không thua kém gì con người những nước văn minh.

Hòa bình để thấy có tương lai; hòa bình, ổn định chính trị cho một nhóm người phè phỡn thì cũng lại có nước ngoài can thiệp quân sự mà thôi.

Hòa bình để ai mạnh thì xâu xé cái nguồn lợi, nguồn lực quốc gia thì hòa bình phỏng có ích gì.

Lệ thuộc để có hòa bình liệu có ai cần cái hòa bình ấy không.


Đất liền đảo xa


Trên biển


Quân đội


Trên không


Xem phim


The Charlie Chaplin Festival

Văn Võ

Phát xít

Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông mà muốn đặt quốc gia trong những thuật ngữ về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, trên tất cả là các động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng quốc gia được huy động.. (wiki)


Mỹ - Biển Đông


Mỹ sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam?
Cập nhật lúc :3:33 PM, 04/06/2011
Mỹ có kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển quan hệ đối tác quốc phòng với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa tuyên bố.
Ông chủ Lầu Năm Góc sau đó lấy việc củng cố quan hệ quân sự của Mỹ với Australia và Singapore làm hình mẫu. Chưa dừng lại, ông cam kết rằng, bất chấp mức thâm hụt ngân sách khổng lồ, Washington vẫn sẽ duy trì hiện diện quân sự của mình trong khu vực quan trọng này của thế giới.

Chưa dừng lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn bày tỏ lo ngại về khả năng các cuộc đụng đột quân sự có thể nổ ra ở biển Đông nếu như các quốc gia đang tuyên bố chủ quyền tại khu vực không điều chỉnh cơ chế theo hướng đàm phán hoà bình.
Ông cũng cho rằng, những cuộc đụng độ ở biển Đông sẽ không đem lại lợi ích cho bất cứ quốc gia nào. Do đó, các quốc gia trong khu vực cần thống nhất cơ chế đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hoà bình, dưới những quy tắc được tất cả các bên chấp nhận.
“Chúng ta không nên đánh mất thêm nhiều thời gian nữa”, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.

>>  Mỹ bằng mặt nhưng không bằng lòng với Trung Quốc?

 
Theo GD, RUVR

Mốt


3 loại giáo

Ỉ giáo tạo được sức mạnh nhất thời vô địch , hợp giáo luôn hướng đến sự hợp lý nên nó có triển vọng nhất , độc giáo đang bốc mùi ở khắp nơi , người ta thi vị nó bằng hương các loài hoa , mùi thơm của hoa nhài không thể làm mất đi mùi của trâu bò được . Giáo nào cũng hướng đến sự độc giáo , song cơ hội độc giáo của hợp giáo gần như không còn . Trong khoảnh khác ỉ giáo rất hay diễn độc giáo và kết cục là sự suy sụp nhanh chóng làm cho nó phải giật mình . Hợp giáo đang có nhiều chiến thắng ở các khu vực độc giáo , âm mưu của nó không chỉ tiêu diệt độc giáo mà cả ỉ giáo là kẻ thù nguy hiểm ngay từ khi mới sinh ra . Ỉ giáo đang tận dụng cái cách của hợp giáo để tạo ra nhiều vật lực , tăng sức mạnh của nhân lực , nhưng hình như chúng có quá nhiều điều ngoài mong muốn . Ỉ giáo thực ra cũng là hợp giáo , nhưng là hợp giáo của số ít nên chúng luôn phiến diện và bất cập . Các giáo ra sức truyền bá cái đạo của mình , nhưng hoàn toàn không thoát được cái đạo thực , thành ra bao nhiêu mỹ từ đều bị người ta cho vào sọt rác , người ta chỉ cần theo dõi xem họ chia của cải thế nào để xem cái đạo đó có đáng tin không . Ỉ giáo có hồi tham vọng tầm thế giới , song bản chất của nó là độc giáo nên chính nó không thể chịu được nó , có khi nó cũng cụm lại để đối phó với hợp giáo . Cái ý tưởng tạo nhiều vật lực , nâng cao nhân lực của ỉ giáo lại được hợp giáo thực hiện thành công nhất , cái quyết định sự tồn vong của các loại giáo . Hợp giáo nắm được bảo bối nên rất tự tin , chúng không cần truyền đạo mà đạo cứ đi khắp , các cuộc chiến tranh cứ tiếp tục diễn ra vì loài người vẫn chưa thể có chung một Đạo .

Chiến tranh mới


Mỹ coi tấn công trên mạng cũng là hành động chiến tranh


Chính phủ Mỹ hiện đang bàn bạc sửa đổi lại sách luật quân sự của mình, theo đó, tấn công mạng có thể được coi là hành động gây chiến, và sĩ quan chỉ huy có quyền tiến hành tấn công quân sự trả đũa đối với những kẻ tin tặc được hậu thuẫn bởi các thế lực thù địch bên ngoài.
Lầu Năm Góc vừa qua đã đi đến thống nhất rằng luật xung đột vũ trang của Mỹ có thể sẽ được mở rộng thêm và bao gồm cả chiến tranh mạng. Động thái trên là bước đi lớn theo hướng quân sự hóa không gian mạng, với những tác động lớn lên luật pháp quốc tế.
Lầu năm góc thống nhất, luật xung đột vũ trang có thể được mở rộng và bao gồm cả yếu tố tấn công mạng để cho phép Mỹ được quyền phản ứng bằng sử dụng vũ lực chống lại các vụ tấn công gây hấn vào máy tính và cơ sở hạ tầng IT của nước này.
Động thái trên - sẽ được công bố trong một tài liệu chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ - là bước đi lớn theo hướng quân sự hóa không gian mạng, với những tác động lớn lên luật pháp quốc tế.
Các quan chức Lầu năm góc tiết lộ với tờ tạp chí Phố Wall, nói rằng quy định được thiết kế nhằm gửi đi lời cảnh báo đối với bất cứ kẻ tin tặc nào đe dọa an ninh của Mỹ bằng cách tấn công vào các lò phản ứng hạt nhân, đường ống dẫn dầu hay các mạng lưới công cộng như hệ thống giao thông đại chúng. "Nếu bạn gây gián đoạn mạng lưới điện, có thể chúng tôi sẽ đặt một quả tên lửa ngay trên ống khói nhà bạn", một quan chức nói.
Chiến lược mới sẽ dẫn tới điều chỉnh quyền tự vệ quy định trong Hiến chương LHQ hiện nay bằng cách đưa vũ khí mạng vào định nghĩa tấn công vũ trang.
Joel Reidenberg, giáo sư Luật Công nghệ thông tin tại Đại học Fordham, New York, bình luận, chính sách này là một sự nhận thức quan trọng rằng các dạng chiến tranh mới có thể gây thiệt hại cho người dân Mỹ, "và rằng nước Mỹ sẽ bảo vệ công dân mình trong các hoạt động của thế kỷ 21".
Sami Saydjari, cựu chuyên gia mạng của Lầu năm góc và hiện đang điều hành một công ty tư vấn có tên Cơ quan Phòng thủ mạng (Cyber Defense Agency), cho biết, việc điều chỉnh quy định này là một bước đi đúng đắn và hợp lý. "Mỹ hiện rất có nguy cơ bị phá hoại về quốc phòng, điện lưới, viễn thông, ngân hàng. Một vụ tấn công vào bất cứ cơ sở hạ tầng thiết yếu nào cũng đều có thể gây thiệt hại như bất kỳ vụ tấn công động lực nào vào lãnh thổ Mỹ". Tuy nhiên, các chuyên gia mạng khác cảnh báo, quy định mới có thể sẽ rất khó triển khai và có thể làm leo thang quân sự hóa mạng internet.
Jody Westby, đồng tác giả ấn phẩm của LHQ có tên The Quest for Cyber Peace (Khát vọng hòa bình mạng), cho rằng tấn công mạng rất khó theo dõi và theo dõi trở lại nơi tiến hành, khiến cho không thể xác minh ai đứng sau các vụ tấn công.
Bà kêu gọi tiến hành nhiều nỗ lực ngoại giao hơn nữa để tăng cường hợp tác giữa các chính phủ hơn là mở rộng các giải pháp quân sự. "Kiểu đe dọa như thế này trong kỷ nguyên mạng có thể đem lại kết quả ngoài mong đợi cho Mỹ, bởi nó có thể kích động thêm các hành động tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ, và như thế sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với người dân Mỹ".
Chính quyền Obama đã bày tỏ ý định này từ hai tuần trước, khi Nhà Trắng công bố tầm nhìn tương lai về không gian mạng. "Khi có lý do xác đáng, Mỹ sẽ phản ứng với các hành động thù địch trong không gian mạng như với bất cứ mối đe dọa nào đối với đất nước chúng tôi", chính phủ Mỹ nêu rõ. Những phản ứng như vậy sẽ bao gồm "tất cả các biện pháp cần thiết" trong đó có biện pháp quân sự.
Mỹ được coi là đặc biệt dễ bị tấn công mạng vì hàng triệu máy tính ở Mỹ đang bị nhiễm virus và vì hệ thống quân sự cũng được vi tính hóa rất cao.
Alan Paller, giám đốc nghiên cứu tại Viện Sans, trung tâm đào tạo chuyên gia an ninh máy tính, cho biết, máy tính quân sự và quốc phòng tại Mỹ có nguy cơ bị tấn công từ các thế lực bên ngoài ít nhất từ năm 2003, với những thiệt hại bao gồm cả những dữ liệu kỹ thuật quan trọng về chiếc máy bay chiến đấu F35 trị giá 300 tỷ USD.
Ông nói: "Quân đội (Mỹ) ý thức được hệ thống của mình đang trước nguy cơ tấn công liên tục và ngày càng phức tạp".
Một số nhà phân tích Mỹ cho rằng Trung Quốc và Nga là thế lực tiềm tàng đứng đằng sau các vụ tấn công mạng. Một ủy ban quốc hội thậm chí còn cảnh báo, Trung Quốc có khả năng tấn công vào các mạng lưới liên bang kết nối thông qua internet, như mạng lưới điện quốc gia, theo cách có thể "làm tê liệt nước Mỹ". Nhưng năm 2008, Nga bị cáo buộc đã gây ra vụ tấn công máy tính vào Bộ tư lệnh miền trung (US Central Command), cơ quan giám sát các cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Nga còn được Mỹ cho là liên quan tới các vụ tấn công mạng ở khu vực gần hơn vào Gruzia và Estonia.
Tuy vậy, Mỹ cũng được cho là dính dáng tới không ít vụ phá hoại mạng. Có ý kiến cho rằng, Stuxnet, sâu máy tính phát tán năm ngoái tấn công Iran, là sản phẩm do chính phủ Israel phát triển, với sự hậu thuẫn của Washington. Westby thậm chí còn cho biết Mỹ không phủ nhận cáo buộc này. "Có vẻ như chúng ta cứ thoải mái tiến hành các vụ tấn công mạng của riêng mình khi nó phù hợp với chúng ta. Đó chẳng thể nào là một kiểu ngoại giao tốt".

Vui vẻ

Định hướng

http://nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu#g13ockWNZTFg


đưa chuột vào chuyên mục giáo dục là hiện ngay ra chữ du học

nhân dân làm đủ tiền cho con du học là một định hướng lớn

đó là tương lai

?

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/50/50/150131/Default.aspx
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
QĐND - Thứ Bẩy, 04/06/2011, 0:5 (GMT+7)
QĐND - Bên lề Đối thoại Shangri-La 10 tại Xin-ga-po, chiều 3-6, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Tại cuộc gặp, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Thượng tướng Lương Quang Liệt đã vui mừng gặp lại nhau tại Xin-ga-po sau các chuyến thăm của hai bên tới Trung Quốc và Việt Nam. “Tôi vẫn còn nhớ chuyến thăm Việt Nam khi Việt Nam tổ chức ADMM+ đầu tiên, một hội nghị rất thành công với nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, trong lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng sẽ có bài phát biểu về Tương lai hợp tác an ninh của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình, mọi bên “cùng thắng”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh chúc mừng Bộ trưởng Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La để đóng góp vào hòa bình và ổn định chung của khu vực. “Tôi nghĩ với nội dung như vậy, phát biểu của đồng chí sẽ được Việt Nam và cộng đồng quốc tế quan tâm”.
 
 Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp Thượng tướng Lương Quang Liệt.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn Thượng tướng Lương Quang Liệt đã sang dự và đóng góp tích cực vào thành công của ADMM+ đầu tiên. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đánh giá cao chuyến thăm vừa qua của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng; cho rằng chuyến thăm đã để lại những tình cảm và ấn tượng tốt đẹp. 
Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. “Đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trên tinh thần láng giềng đoàn kết, hữu nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26-5 đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Vụ việc  đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại. Tại Hội nghị này, một số quan chức và báo giới cũng hỏi tôi về sự việc”, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Theo đề nghị của Ban tổ chức Đối thoại Shangri-La, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”. “Bài phát biểu của tôi sẽ đề cập đến sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Dù tôi không đề cập thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh về quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”, Thượng tướng Lương Quang Liệt khẳng định. 
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể phải giải quyết lâu dài. Do vậy, ngành ngoại giao hai nước cần đàm phán hòa bình và lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đối thoại, đưa ra những quyết sách mà hai bên có thể chấp nhận được. Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác cùng phát triển ở khu vực hai nước có tranh chấp thực sự chiểu theo UNCLOS 1982.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị quân đội hai nước cần bình tĩnh, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là phấn đấu trở thành những người đồng chí, láng giềng, bạn bè, đối tác tốt của nhau.
* Cùng ngày, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Tiến sĩ Oay-nơ Máp (Waynne Mapp), Bộ trưởng Quốc phòng Niu Di-lân; Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Lu-xan-van-đan Bôn (Luvsanvandan Bold).
Gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Niu Di-lân Oay-nơ Máp chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên. Bộ trưởng Oay-nơ Máp cho biết, hiện Niu Di-lân đang tích cực triển khai kết quả của ADMM+ khi cùng Phi-líp-pin đồng bảo trợ sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình. Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn Niu Di-lân đã tích cực đóng góp để ADMM+ đầu tiên thành công tốt đẹp và đánh giá cao việc Niu Di-lân và Phi-líp-pin đang tích cực hiện thực hóa một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà ADMM+ đã xác định.
Hai Bộ trưởng đánh giá quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp và nhất trí tiếp tục tăng cường việc trao đổi đoàn cấp cao. Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Oay-nơ Máp khẳng định, Niu Di-lân sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan. Tại cuộc gặp, hai Bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Lu-xan-van-đan Bôn, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2010 của Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ là dấu mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn ở tất cả các cấp. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị các cơ quan liên quan của hai bên nhanh chóng triển khai công việc cụ thể để có thể ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam – Mông Cổ vào thời điểm thích hợp.
Tin, ảnh: Bảo Trung

Chắc là với Nga





Quan hệ Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu

Thứ Bảy, 04/06/2011 05:29

(NLĐ) – Ngày 3-6, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị và Hội Hữu nghị Việt - Nga TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 21 năm Ngày Nước Nga (12.6.1990 - 12.6.2011) - ngày tuyên bố chủ quyền của Liên bang Nga.

    Chúc mừng những người bạn Nga, ông Hoàng Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga TPHCM, phát biểu: “Chúng ta hy vọng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga ngày càng đi vào chiều sâu, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới”.
    N.Sinh

    Có cứu được không








    Bao giờ cho đến tháng 10


    Thứ sáu, 03 Tháng 6 2011 21:21

    (GDVN) - Trước khi Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 được khai mạc tại Shangri-La, Singapore với bài diễn văn của Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Mohd Najib Tun Abdul Razak, các quan chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc đàm phán song phương.
     
    Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung Quốc
    Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Trung Quốc
     
    Theo những thông tin mới nhất, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã tiến hành đàm phán song phương trước khi hội nghị an ninh châu Á chính thức bắt đầu.

    Nội dung của cuộc đàm phán song phương này hiện chưa được báo chí đề cập đến.

    Trong bài phát biểu đọc tại hội nghị, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã nói rằng ông đã nhận được lời mời tham dự Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á mở rộng sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới đây tại Hà Nội, Việt Nam.