HỌC CHỮ NHO, PHỤC HỒI CHỮ NHO
Để học hỏi, phát huy Đạo Việt:
NHÂN CHỦ, THÁI HÒA, TÂM LINH
Kính thưa quí vị, quí bạn đọc An-Việt tòan cầu,
Trang mạng anviettoancau.net ra đời vừa tròn 4 tuổi. Chúng tôi
thành thực cảm ơn các học giả và tất cả quí vị và các bạn đã cho bài, ủng hộ và
khuyến khích chúng tôi trong thời gian qua. Có thể nói hầu hết các học giả
trong và ngòai nước quan tâm đến vấn đề Nguồn Gốc Dân Tộc và Việt Đạo đều đã qui tụ trong mạng lưới này. Điều đáng chú ý là bạn đọc
trong nước và du học sinh đã thao thức rất nhiều khi đọc những bài nghiên cứu ở
mạng lưới An Việt. Nhiều em sinh viên nói rằng những vấn đề đặt ra trên An Việt
các em chưa bao giờ được nghe, được nói tới, được dạy ở trong nước. Đối với
những người lớn tuổi, người có học, người làm văn hóa, người làm báo, người
họat động chính trị…chúng tôi đã nhận được nhiều thay đổi khi phát biểu về văn
hóa nước nhà, không còn coi người Hán là trung tâm, là cha đẻ của chữ viết và
văn minh Việt.
Một trong những yêu cầu mới nhất mà chúng tôi nhận
được là nhiều người trong nước mong muốn được học chữ Nho để đi sâu vào văn hóa
Việt, gần nhất là để điều chỉnh tiếng Việt cho đúng trong sự thóai hóa của
tiếng Việt trong nuớc hiện nay. Nhiều vị hỏi chúng tôi là sao không gọi là chữ
Hán mà gọi là chữ Nho. Không gọi là người Việt gốc Hoa mà lại gọi là người Hoa
gốc Việt ? Chúng tôi trả lời là quí vị đúng theo sự hiểu biết truyền miệng từ
mấy ngàn năm qua nhưng nay với những khám phá mới của khoa học mọi sự đều lật
ngược : người Bách Việt là người làm chủ nước Tàu trước người Tàu. Người Tàu
đến sau đã làm sa đọa Việt Nho ra Hán Nho. Người Bách Việt đã sáng tạo ra chữ
Hán phồn thể là chữ Việt cổ. Nhà Hán đến sau, thống nhất Trung Hoa, thống nhất
chữ viết của các chữ Việt cổ của Bách Việt thành chữ Hán ngày nay. Sau Đức
Khổng Tử cả trăm năm, các đệ tử của ngài dùng thứ chữ này để chép lại những lời
Đức Khổng dạy ta gọi là chữ Nho. Chữ ghi lại Đạo Nho của Khổng Tử. Rất tiếc nhà
Hán đã dùng các học giả của họ tập trung tại Viện Thạch Cừ (hồi đó gọi là GÁC
Thạch Cừ) để xuyên tạc những điều đức Khổng giảng dạy để phục vụ chế độ quân
chủ chuyên chế của nhà Hán. Ngày nay phải có cái nhìn nhất quán mới phân biệt
được những gì chân thực của Đức Khổng đã dạy, những gì đã bị xuyên tạc, bẻ quẹo
rồi gán cho là của Khổng Tử. Trong Tứ Thư Ngũ Kinh, chỉ còn Luận Ngữ là còn khá
trung thực tư tưởng Khổng Tử so với những Kinh khác. Người Nhật, người Hàn Quốc
cũng thuộc Bách Việt. Họ đã giữ được chữ Nho, học tập và giữ được Đạo Nho, trẻ
em được giáo dục từ nhõ tinh thần Nhân, Trí, Dũng của Nho là trọng mình, kính
người, bảo vệ danh dự đất nước nên được mọi người trên thế giới nể vì. Đang khi
đó trên quê hương của Khổng, Mao Trạch Đông gọi sở học về Khổng là “cái học ăn
cứt”. Cộng Sản Tàu nay liếm láp chút đỉnh cục cứt kia bằng việc thiết lập Học
Viện Khổng Tử khắp nơi để lòe bịp vì vẫn giữ cách cai trị bá đạo như nhà Hán
thì thật đau đớn cho Khổng Tử và học thuyết Nhân Trị Vương Đạo của ngài. Người
Nhật, người Hàn trước kia cũng học chữ Nho như các cụ ta ngày xưa sau mới có
chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn giữ, vẫn học chữ Nho. Còn người Việt đã bỏ chữ
Nho hòan tòan, chỉ còn chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh ngày nay còn tinh thần
thì “theo mới, hòan tòan theo mới không chút do dự” như tuyên ngôn của
nhóm Tự Lực Văn Đòan. Ngày nay dưới sự cai trị của cộng sản thì cả thân xác đến
linh hồn Việt đều bị sa đọa đến tận nền tảng theo câu cũa Khổng Tử: “Lầm lẫn về văn hóa giết muôn thế hệ “ là vậy.
Học chữ Nho, phục hồi chữ Nho vì thế rất cần thiết để
tìm về nguồn chân thực để học đạo làm người. Đạo ấy đã vuợt không gian và thời
gian mà ngày nay hơn lúc nào hết cần làm hướng tiến cho việc tiếp thu nền văn
minh kỹ thuật tây phương. Cả thế giới đều gật mình ngưỡng mộ người Nhật qua cơn
Đại Hồng Thủy vừa qua, sao nước Nhật văn minh tiến bộ vào bậc nhất của thế giới
mà nhân cách của họ còn đáng khâm phục gấp nhiều lần hơn tiến
bộ khoa học kia. Người Nhật hấp thụ từ đâu vậy, từ ĐẠO LÝ KHỔNG MẠNH đó.
Ý thức được vấn đề ĐẠO MẤT TRƯỚC, NƯỚC MẤT SAU, hai học giả Việt Nhân (Hoa Kỳ) và Lê Văn Ẩn (Úc Đại Lợi) sẽ vui lòng cống hiến quí vị những bài học rất
mới đểHỌC CHỮ NHO, PHỤC HỒI CHỮ NHO hầu phát huy Đạo Việt là Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh.
VIỆT NHÂN hướng vào học thuộc lòng phần chữ Nho và cả bài viết nặng đạo xử
thế rất thích hợp cho trẻ nhỏ không cần hiểu ngay nhưng ăn sâu vào tiềm thức
sau này sẽ hiểu ra và biết đạo làm người.
LÊ VĂN ẨN trái lại học
từ gốc gọi là Lục Thư gồm có Văn và Tự .
Văn : ( Figures )
1.- Tượng hình ( Pictograph )
2.- Chỉ sự ( Indicative symbol )
Tự: ( Conmpound letters )
3.- Hội ý ( Meeting of ideas, Logical aggregates )
4.- Hình ( Hài ) thanh ( Picture and sound )
5.- Chuyển chú ( Transferable meaning )
6.- Giả tá ( False borrowing )
”Học như thế này thì có nền tảng vững chắc”. (Việt Nhân)
Xin mời quí vị và các bạn học chữ Nho.
Xin bấm vào mục Học Chữ Nho sẽ hiện ra 2 lọat bài của Việt Nhân và Lê Văn Ẩn
(Phục hồi chữ Nho). Nào chúng ta bắt đầu.
VŨ KHÁNH THÀNH cẩn đề.