Người theo dõi

13 thg 2, 2011

Tin mới quan trọng với dân

Hà Nội thu phí cấp giấy tờ nhà đất tối đa 500.000 đồng
Được đăng vào lúc 08/02/2011 4:56 PM

UBND thành phố Hà Nội quy định, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân muốn xin cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy tờ nhà đất sẽ mất phí từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng.
Theo quyết định về việc thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Hà Nội mới được ban hành, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được cấp giấy tờ nhà đất từ trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu đổi lại sẽ được miễn tiền lệ phí.
Còn sau ngày nêu trên, nếu muốn cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung giấy tờ nhà đất, các cá nhân, tổ chức phải nộp phí 25.000 đồng đến 50.000 đồng. Riêng trường hợp cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất phí 10.000-20.000 đồng.
Các đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mất phí từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. Trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất mà không có nhà và tài sản gắn liền với đất phải nộp phí từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng.
Hà Nội quy định rõ, chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận huyện thị xã và các đơn vị khác được ủy quyền mới được phép tổ chức thu phí giấy tờ nhà đất.
Theo Bách Hợp
(VnExpress)

Tiếng kêu hoang dại (không phải lỗi ở nghệ sĩ)


Học thuyết lỗi thời

Không thể phủ nhận tính cách mạng, sự tiến bộ của học thuyết windows, nó ra đời làm chấm dứt sự thiêng liêng của máy tính, khi mỗi máy tính nặng hàng tấn giá hàng triệu usd đúng là những tòa lâu đài không dành cho dân thường.

Windows ra đời nó tạo cơ hội để mỗi người sở hữu một máy tính và nó được gọi là máy tính cá nhân.

Từ một học thuyết phổ biến thế giới tới nay nó đang đối mặt với sự quay lưng của các quốc gia, quay lưng của người dùng vì tính khép kín độc đoán của học thuyết này.

Đã có những hacker chuyên nghiệp phá vỡ sự độc quyền này, nhưng tính mở đang là xu thế lớn không thể cưỡng lại, khi mà mỗi cá nhân phải cần có thiết bị với học thuyết mở của mình.

Android là sự đe dọa lớn nhất với nhà hàn lâm vĩ đại windows. Android là tự do là sáng tạo là ban tặng chứ không phải là độc đoán là trì trệ là ban phát.

Không phải windows không ý thức được, nhưng khó vượt qua được quán tính của lạc hậu để hội nhập vào thế giới mạng xã hội tự do vô tận.

Windows đau đớn nhìn những quốc gia khổng lồ hp, samsung, lg, htc. . . dần dời bỏ học thuyết của mình.

Bỏ qua mặc cảm học thuyết lỗi thời này tiếp tục cố kết với đế chế nokia để cố tìm phương tồn tại trong thế giới mạng xã hội tự do rộng lớn.

Windows một học thuyết khó có thể đổi mới chỉ còn một vài quốc gia cố níu giữ ở lại không biết rồi sẽ tồn tại ra sao trước một xã hội mạng mênh mông biển cả.

Công nghệ làm ra sinh thái mới


"Vũ khí" mới cần phát triển chinh phục thế giới


Robot đa năng giữa đồng quê
Khi đoạt giải sáng tạo robot quốc tế, cậu học trò nghèo của đồng quê cằn cỗi vẫn chưa biết thế nào là Internet!

Nguyễn Văn Hòa (học sinh lớp 12A3, Trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2, tỉnh Bắc Giang) sống trong ngôi nhà ngói nhỏ rêu phong, ẩn mình dưới rặng tre già giữa cánh đồng heo hút ở thôn Hương Câu, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang. Chúng tôi không thể ngờ rằng mảnh đất heo hút này lại sinh ra chàng trai đoạt nhiều giải sáng tạo robot quốc gia và vừa được trao huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ năm 2010.
Robot từ đồ phế thải
“Trong ký ức tuổi thơ, em không thể nào quên được nỗi cực nhọc của nông dân miền quê này, nơi mà người làng vẫn gọi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, Hòa mở đầu câu chuyện với chúng tôi như bắt đầu đi tìm sự chia sẻ. Hòa tâm sự: “Anh thấy đấy, quanh nhà em là cánh đồng. Những lúc ngồi học nhìn qua cửa sổ, em thấy thương nông dân quê mình quá! Họ phun thuốc trừ sâu mà mặc những đồ bảo hộ quá đơn giản, tác hại rất lớn tới sức khỏe. Trong khi em xem tivi, ở nước ngoài họ phải mặc đồ bảo hộ kín người. Em đã “thai nghén” robot đa năng phục vụ nông nghiệp trong suốt một năm trời, ước vọng giúp nông dân bớt đi phần nào nỗi cực nhọc”.
Hòa thực nghiệm robot đa năng phục vụ nông nghiệp trong vườn cây trước nhà. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Robot do Hòa chế tạo có ba tính năng chính: phun thuốc trừ sâu, tưới nước cho cây trồng và hái trái cây. Điều đặc biệt, những vật liệu chế tạo ra robot đa năng là đồ phế thải đi xin. Hòa chia sẻ: “Gỗ ép em xin nhà đứa em làm mộc, ống nhôm lấy tại nhà ông chú họ, mảnh kẽm vụn xin công ty của chị, bánh xe từ đồ chơi của cháu ruột, xích cam mua ở hàng đồng nát (ve chai - PV), ống tiếp nước nhặt ở nhà cô ý tá xã… và chỉ duy nhất chiếc vỏ bút là từ cây bút hết mực của em”. Hòa hài hước mô tả robot của mình là “con rơi con vãi”.
Ý tưởng nhen nhúm hình thành từ một năm trước đó nhưng Hòa chỉ mất đúng 15 ngày để chế tạo robot. Hòa lên bản vẽ và thực hiện từng bộ phận, sau đó lắp ghép hoàn chỉnh robot. Tay bên trái của robot được thiết kế theo chế độ phun xa tới 4 m, phù hợp cho việc phun tưới những cánh đồng trồng lúa có kích thước khoảng 8 x 8 m. Tay phải lại được thiết kế ở chế độ phun gần, thích hợp cho việc phun tưới nước, thuốc trừ sâu cho ruộng trồng hoa màu theo luống. Một tay khác của robot được thiết kế với nhiều gấp khúc, có thể vươn cao để hái trái cây. Hệ thống bảng điện điều khiển của robot được chế tạo bằng chuột máy tính và sử dụng pin accuy loại 12 V và 7,2 V. Để robot phun được thuốc trừ sâu và nước còn cần phải lắp thêm một máy nén khí mini.
Đam mê vượt thử thách
Để robot đa năng phục vụ nông nghiệp đoạt giải đặc biệt của Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ sáu - 2010 và được trao huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ 2010, Hòa đã vượt qua nhiều thử thách bằng niềm đam mê cháy bỏng. Trong những ngày nắng nóng rát da, cậu cặm cụi suốt đêm ngày chế tạo robot. Bà Phạm Thị Mai (mẹ Hòa) nhớ lại: “Nhiều lúc nhìn con mà xót hết ruột gan. Nó mê mẩn tới quên ăn quên ngủ. Mùa hè năm trước nó thức trắng đêm suốt một tuần liền để làm robot. Ban ngày bị cắt điện, nó tranh thủ làm cả ban đêm. Có khi cả nhà mất ngủ vì tiếng máy khoan, đục ống thép. Làm xong robot, người nó gầy rộc, hai mắt thâm quầng!”.
Thời điểm khó khăn nhất là lúc sắp đến ngày Hòa gửi robot đi dự thi, bảng điều khiển dùng công tắc của đèn pin bị cháy hết do không chịu được nhiệt. Khắc phục việc này không thể ngày một ngày hai. Tưởng như ngày về kinh kỳ dự thi tắt ngấm, thế nhưng sức sáng tạo bẩm sinh trong Hòa bất ngờ trỗi dậy. Khi anh trai mang laptop tới nhà chơi, Hòa phát hiện trong chuột máy tính có công tắc điều khiển. Lập tức cậu đạp xe hơn 10 km lên phố huyện mua cả chục con chuột máy tính để lắp ráp bảng điều khiển mới.
Hòa bên chồng bằng chứng nhận đoạt các giải robot quốc gia, quốc tế. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là tới khi gửi robot đi dự thi quốc gia, rồi quốc tế, cậu học trò nghèo vùng bán sơn địa này vẫn chưa biết thế nào là Internet. Hòa trải lòng: “Làng em nghèo, làm gì có Internet đâu anh. Đi học trên phố huyện, bạn bè em rủ đi chat, chơi điện tử nhưng em biết gì đâu mà chơi. Rảnh là em về nhà mày mò làm robot”. Chẳng thế mà khi đi thi sáng tạo robot quốc gia và quốc tế, Hòa được các bạn mến mộ và xin địa chỉ email, cậu đành gãi đầu: “Vui lòng liên hệ qua email của anh mình”!
Đam mê robot là thế nhưng Hòa lại ước mơ trở thành kiến trúc sư. “Em chế tạo robot chủ yếu để giải trí sau những giờ học căng thẳng và trong dịp hè. Ước mơ cháy bỏng từ lâu của em là trở thành kiến trúc sư”. Hiện tại, mỗi tuần hai buổi Hòa đạp xe trên 30 km băng cánh đồng, vượt đò ngang sang tỉnh Bắc Ninh học vẽ để thi vào Đại học Kiến trúc.
“Ngân hàng” sáng chế robot
Ông Nguyễn Văn Thư, cha của Hòa, cho biết: “Từ nhỏ Hòa đã ưa thích chế tạo đồ chơi cho riêng mình. Nó không thích thứ đồ nào mua sẵn, luôn muốn tự tay mình chế tạo ra”. Năm học lớp 6, nghe cha mẹ kể về chiếc đèn lồng kéo quân, Hòa tưởng tượng và làm đèn kéo quân hình lục giác của riêng mình. Đèn kéo quân quay tròn dựa trên sự đối lưu của không khí.
Kỳ nghỉ hè năm học lớp 9, Hòa đã chế tạo thành công robot máy xúc chạy bằng điện, đoạt giải nhất tỉnh Bắc Giang, giải khuyến khích quốc gia. Các bánh răng đồng hồ trong nhà đều bị Hòa tháo tung để phục vụ cho niềm đam mê. Bốn bánh máy xúc làm bằng đáy vỏ chai nhựa, được cuốn với lớp dây cao su để tạo độ dày và có độ ma sát cao. Trục nối hai bánh làm bằng gỗ xoan. Cầu nối trục bánh trước với trục bánh sau làm bằng thước nhựa. Trong cuộc thi năm đó, ban giám khảo đánh giá cao khi bốn bánh của robot máy xúc có khả năng rẽ trái-phải, trong khi bánh lái các robot khác chỉ tiến và lùi. “Ngày nó được trao giải, tôi cũng chẳng biết đồ nó sáng chế ra là cái gì. Sau này tôi mới nghe người ta gọi đó là con robot” - mẹ Hòa kể.
Một năm sau, Hòa lại sáng tạo ra robot cứu hỏa đa năng. Robot này có vòi phụt nước như một cánh tay vươn xa với nhiều tầng gập. Trên đầu tay phụt có gắn bộ phận khoan, cắt tường và đập kính. Hòa lý giải: “Lúc hỏa hoạn có thể rơi nhiều thứ từ tầng cao xuống nên robot em thiết kế còn có tính năng như một máy cẩu, xúc”. Robot cứu hỏa đa năng cũng đoạt giải nhất tỉnh, giải nhì quốc gia.
Trong căn nhà ngói ba gian giữa cánh đồng làng, tài sản ấn tượng nhất với chúng tôi không gì khác ngoài một chồng bằng khen sáng tạo robot cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế không còn chỗ treo trên vách tường nhà cũ kỹ. Lúc chia tay Hòa trên con đường mòn, một người làng đi ngang buông câu: “Nó là thằng đẻ cố ra vàng đấy!”. Thì ra, Hòa là con út mà cha mẹ “đẻ thêm” trong gia đình có năm anh em đều học đại học, cao đẳng.
VŨ TRẦN ĐẠI

Học thuyết dân chủ

Học thuyết là cái gì đó có gì đó như vô hình nhưng lại hiển hiện khắp nơi chi phối cái hữu hình. Không nhìn rõ học thuyết Khổng Tử, không nhìn rõ học thuyết Mác nhưng chắc chắn nó vẫn đang quanh quất đâu đây, đang chi phối ta.

Đấy là những học thuyết tưởng như đã đi vào lịch sử, tưởng như đã thành quá khứ mà còn trỗi dậy như vậy thì những học thuyết dân chủ sống động mới mẻ hữu dụng làm sao lại xa rời cuộc sống con người được. Thực dân pháp đã từng ngăn cấm học thuyết Mác và thất bại.

Học thuyết dân chủ facebook và nhiều học thuyết dân chủ khác có bị ngăn cấm không. Sự ngăn cấm là con đập làm nước dâng cao để chờ ngày quét đi những rác rưởi.

Chắc nhiều người run sợ muốn ngăn cấm học thuyết dân chủ blogger, một học thuyết rất đơn giản cho mọi người và rất hữu dụng.

Các đập nước tốn công tốn của cứ được xây lên, các thế năng cứ được tạo ra, các cơn lũ cứ được gom góp, thật đáng sợ.

Hãy nhìn vào nguyên nhân đừng nhìn vào phương tiện, sự bực bội được gom góp như góp gió, chứ không phải viễn thông là nguyên nhân tạo ra bất ổn xã hội, cái gì làm ra sự bực bội thì người tạo ra nó rõ nhất.

Chính sự độc tài làm cho dân chủ thành quý hiếm và nó buộc phải thành học thuyết, độc tài mất đi dân chủ là tự nhiên như khí trời không ai phải nhắc đến làm gì và lại càng không cần cái học thuyết mà nó là đương nhiên.