Người theo dõi

13 thg 11, 2010

Không phải tam quốc mà là tứ quái di động thông minh

Trong quý 3/2010 nokia bán được 29,5 triệu điện thoại thông minh, android là 20,5 triệu điện thoại thông minh, iphone 13,5 triệu điện thoại thông minh, blackberry 11,9 triệu điện thoại thông minh. Windows phone 2,2 triệu điện thoại thông minh bị loại hẳn khỏi tốp đầu (dù cuối năm nhờ windows phone 7 chăng nữa cũng không thể làm gì lớn được).

Trong số này android vẫn có triển vọng nhất vì đang trong giai đoạn tăng tốc, hơn nữa android chỉ là cái hồn, anh ta nhẹ nhóm nhập vào bất cứ thiết bị thông minh nào, không nặng vía như anh windows phone. Các anh nokia, blackberry, iphone đều hồn xác mang cùng rất khó biến hóa, nhưng lại thu tiền thật. Android mới thu được cái danh thôi. Danh thực, hư thực, thực hư chưa thể kết được.

Để chữ Nho thành sinh ngữ

Trước hết phải làm ngay một bộ tự điển chữ Nho (không phải chữ Hán mà là tự điển chữ Nho ) việc này đơn giản vì các cụ các bác thông hiểu chữ Nho vẫn đang còn nhiều. Việc tiếp theo là chép lại Kinh Dịch, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Truyện Kiều, Đạo đức kinh, Binh pháp, Luận ngữ (Khổng tử thấy cái hay của người Việt mà ca ngợi để học trò chép lại ) , Chiếu rời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập . . . Khế ước xã hội, Bộ Tư bản của Mác . . . Lương thực thực phẩm hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu, Đổi mới tư duy . . . Triết lý , minh triết phải suy ngẫm , viết ký tự la tinh thông thường ít kích thích suy ngẫm và hội họa hóa chữ nghĩa. Truyền thống dân tộc ta vẫn còn thờ chữ, vì chữ kết tinh nhiều ý tứ sâu xa. (biết tiếng biết chữ phổ thông Trung Quốc cũng không hiểu được chữ Nho, nếu đúng là chữ Nho thì người Nhật bản, Hàn quốc vẫn hiểu người Việt nam ).

Tại sao không viết hồi ký

Vô danh tiểu tốt tất nhiên là không viết hồi ký rồi, nếu thừa hơi thì viết cũng không sao. Chẳng có ý nghĩa gì với gia đình chứ chưa nói là cho xã hội thì viết làm gì nhỉ. Viết giết thời gian để khỏi stress khỏi phải đi cờ bạc, hay vào các tệ nạn khác thì cũng tốt cho xã hội, còn nội dung của hồi ký chắc chẳng tác dụng gì bao nhiêu, trừ khi người ta cần viết về một nhân vật rỗi hơi vô dụng thì cũng có thể tìm hiểu chút ít về kiểu suy nghĩ và lối sống của loại người này.

Các nhân vật danh tiếng thế giới họ đều có hồi ký, nó làm bài học cho mọi người, nó cho mọi người thông tin, nếu họ không nói ra thì thông tin này khó mà biết được. Nếu họ viết không hay hoặc không viết được thì có người sẽ viết giúp. Xã hội thật rõ ràng, trừ rất ít những điều bí mật sẽ dần được giải mật, còn lại đều được minh bạch.

Các nhân vật không viết hồi ký mặc dù có danh tiếng, lý do vì tập quán chỉ đúng một phần, phần lớn là do xã hội không cởi mở cái gì cũng là bí mật và một điều quan trọng nữa là môi trường xã hội rất thuận tiện cho họ làm điều xấu nên không thể viết ra được sự thật. Đa số sự thật không được viết ra thì làm sao gọi là hồi ký được.

Cá nhân sinh ra trên cõi đời này, đến không ai biết, đi không ai hay, chỉ còn lại một cái tên trống rỗng, sơ lược. Người ta mới thoát ra khỏi ràng buộc vật chất nên người ta vẫn còn ngơ ngác chưa biết thế giới tinh thần nó còn rộng lớn quá nhiều lần so với cuộc sống thật.

Sự thật cứ bị vùi lấp, thế hệ sau luôn vất vả, tổn sức lực để mò tìm sự thật.

Rối loạn

Nguồn lực và nguồn lợi nằm trong tay một nhóm người. Họ có quyền sử dụng theo ý họ. Số còn lại cố thích nghi để vươn lên và cũng cố giữ tư cách của mình, số này không nhiều. Đa số phải bươn trải kiếm sống, vất vả quá nên phải tìm cách nhẹ nhàng hơn mà lại lợi nhiều. Trong khi xã hội có quá nhiều kẽ hở và những chỗ có thể làm nó hở ra, người người truyền nhau cách chui qua kẽ hở, cách lách người qua cửa hẹp. Toàn xã hội làm tiền phi kinh tế, giá trị xã hội được tăng lên rất ít, hoặc tăng lên thì phải trả giá về môi trường, trả giá về xã hội. . . Rất nhiều giá trị ảo, người ta đã không tiếp cận hết các giá trị truyền thống, người ta còn chà đạp làm méo mó, trong khi các giá trị mới gần như không có gì. Khắc phục thảm họa này thật hao tổn.

Ưu tiên tầng lớp nào

Tầng lớp tinh hoa: xã hội nào cũng phải có tầng lớp tinh hoa, đây là lực lượng đặc biệt, họ sẽ định hướng sự phát triển cho xã hội, thu nhập đối với họ thật sự không còn quan trọng vì khả năng kiếm tiền, và sự cần thiết của xã hội đối với họ nên thu nhập không thành vấn đề khó khăn nữa

Tầng lớp trung lưu: đây là tầng lớp tự sinh sống tốt trong xã hội không cần phải có sự hỗ trợ, chỉ cần công bằng với họ, xã hội ổn định tốt thì số ít trong tầng lớp này sẽ có cơ hội vươn lên thành tầng lớp tinh hoa cho xã hội.

Tầng lớp dân thường: cũng không cần sự trợ giúp của xã hội, trừ khi bị thiên tai hoặc biến cố lớn, họ tự kinh doanh sản xuất được, thường làm ở mức hộ gia đình hoặc cá nhân nhỏ lẻ, làm thuê cho tầng lớp trung lưu và tinh hoa.

Tầng lớp dân nghèo: sống dưới mức tối thiểu của xã hội.

Sự bất hợp lý là nguồn lực quốc gia, các nguồn lợi thiên về cung ứng và đầu tư đem lại lợi ích cho tầng lớp tinh hoa và tầng lớp trung lưu; các tầng lớp này phải tự chi phí được các yêu cầu của mình. Lợi dụng ưu thế để được hưởng lợi nhiều hơn, đấy không phải là xã hội bền vững.

Nguồn lực được phân bổ hợp lý, tiền sẽ được đầu tư để hỗ trợ người nghèo và dân thường, nâng cao chất lượng lao động, chất lượng xã hội; là cách để giảm các tệ nạn xã hội, giảm tội phạm.

Tầng lớp tinh hoa và trung lưu phải tự chi trả các khoản chi phí của mình, không lấy ngân quỹ quốc gia (khi quốc gia sử dụng thì phải trả công hợp lý theo thông lệ) thì họ mới xứng đáng với danh gọi của mình. Không tự sống có ích trong lòng xã hội thì làm sao gọi là tinh hoa hoặc trung lưu được.

Người nghèo phải thành nền tảng quan tâm của xã hội

Số người cần sự trợ giúp của xã hội không phải là nhiều, mỗi 10 hộ tùy theo từng vùng mà giao động có thể ở mức từ 5 cho đến 1 hộ phải cần sự trợ giúp. Mức sống tối thiểu ở từng vùng có sự khác nhau. Thể chất những cá nhân trong hộ nghèo rất kém, để họ nghỉ ngơi dưỡng sức, học tập tăng thêm hiểu biết, lao động vừa phải để cải thiện thêm cuộc sống, mức sống của họ không thể cao hơn được những người khác vì thể chất, tinh thần của họ rất suy kiệt. Sự trợ giúp là tiếp sức để họ vươn lên.

Nguồn tiền nào để trợ giúp cho những hộ này không cần lao động mà vẫn sống được ở mức tối thiểu. Các địa phương hằng năm đều có sự đầu tư rất lớn vào khác khu thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố; thành phố là nơi có điều kiện thuận lợi lại được ngân sách tiếp tục đầu tư, đây là sự bất bình đẳng. Người dân sống trong đô thị phải trả các loại phí về hạ tầng cho cuộc sống của mình, không thể lấy tiền ngân sách để đi đầu tư cho những nơi ưu thế hơn.

Dân nghèo phải được hỗ trợ để người ta tiến lên mức làm dân thường, dân thường được hưởng chung các công trình công cộng với người nghèo để tiến lên mức dân trung lưu. Dân trung lưu có lực lượng lao động chất lượng, có lực lượng đông đảo là dân thường có mức thu nhập ngày càng cao, các nguồn ngân sách được đưa về khu vực nghèo nên mức tiêu thụ ở nơi nghèo, vùng nghèo không thấp, thị trường đảm bảo cho tiêu thụ sản phẩm, vùng nào cũng có thế mạnh phát triển.

Bây giờ cũng đầu tư cho tỉnh nghèo, huyện nghèo, xã nghèo nhưng là đầu tư vào thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố (loại nhỏ); vậy là đầu tư cho người có ưu thế của vùng nghèo. Tạo bộ mặt đô thị để tưởng rằng vùng đó khá giả, rồi lý luận rằng đô thị tạo việc làm cho nông thôn, cho người nghèo. Hoàn toàn không phải như vậy. Đầu tư để thuận tiện cho việc tiêu tiền không phải là phát triển bền vững.

Đang tìm mặt bằng để xây dựng

Xây khách sạn 15 tầng chỉ trong 6 ngày
(Dân trí) - Một đội xây dựng tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc đã xây dựng một khách sạn 15 tầng với thời gian ngắn kỷ lục - chỉ trong 6 ngày.
 
Ảnh khách sạn khi đang trong quá trình thi công.
 
Khách sạn Ark được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu đúc sẵn. Công trình cách âm, cách nhiệt được cho là thể chịu được động đất mạnh 9 độ richter.
Tòa nhà cao 15 tầng khi hoàn thành sau thời gian thi công chưa đến 1 tuần (phần móng có vẻ đã được làm từ trước). Mặc dù tốc độ thi công nhanh chóng mặt nhưng không công nhân nào bị thương.
Tuyệt vời hơn cả là do công trình được dựng bằng vật liệu đúc sẵn nên các vật liệu thừa được hạn chế tới mức thấp nhất.

Hậu quả của việc không thuận theo tự nhiên

Phú Yên:
Lũ cát chưa từng có “đổ bộ” vùi lấp thôn xóm
(Dân trí) - Từ khuya ngày 8 đến rạng sáng 9/11, hàng trăm hộ dân thôn Xóm Cát hoảng hốt thấy từng đợt cát lớn từ rừng phi lao theo dòng nước cuồn cuộn đổ về. Ngay trong đêm, người dân phải hối hả dùng cành cây, bao cát be bờ ngăn cát chảy vào nhà.

Cơn lũ cát chưa từng xảy ra.
 
Chưa kịp hoàn hồn vì đợt mưa lũ kéo dài gần 2 tuần, hàng trăm hộ dân ở thôn Xóm Cát (xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) lại kinh hoàng đối mặt với cơn lũ cát lần đầu tiên xuất hiện tại đây.

Cụ Biện Thị Sáng (95 tuổi) kể lại: “Tối đó đang nằm ngủ bất ngờ tỉnh dậy thì thấy cát ùn ùn kéo về, cả xóm gọi nhau dậy làm be chắn cát. Tôi đã nhờ mấy anh thanh niên làm bờ ngăn cát những vẫn sợ, buổi tối không dám ngủ ở nhà phải qua nhà thằng cháu ở”.

Chiều 12/11, PV Dân trí có mặt tại thôn Xóm Cát, vẫn thấy từng đợt nước tiếp tục cuồn cuộn chảy về, kéo theo hàng ngàn m3 cát vùi lấp đường sá, nhà cửa, vườn tược của các hộ dân.

Tuyến đường bê tông liên thôn từ trung tâm xã về thôn Xóm Cát cát ngập dày hơn 1m khiến việc đi lại của bà con vô cùng khó khăn. Các tuyến đường hẻm, xóm cũng ngập ngụa trong cát. Chợ trung tâm của thôn bị cát tuồn về phủ gần nửa các lều quán. Một số giếng trong thôn cao hơn 1m cũng bị cát phủ gần kín miệng.

Nghiêm trọng hơn, cát ùa về nhiều và mạnh khiến cho các ngôi nhà trong thôn có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Hiện tại, đã có một số tường bao, cổng nhà bị cát làm nứt gãy, nghiêng đổ.

Ngôi nhà vách đất của bà Trần Thị Bốn (60 tuổi) yếu ớt chống chọi với từng đợt cát hung hãn kéo về. Nếu không nhờ hàng rào của ngồi nhà bên cạnh có lẽ nhà của bà đã bị “xóa sổ”. Bà Bốn nói: “Nước ngấm trong lòng đất nhiều ngày nên mầm cột mục lắm rồi, đã thế cát cứ cuốn về thế này thì không biết nhà tôi sập khi nào đây. Đồ đạc trong nhà thì chuyển đi hết rồi, người ở lại thì không dám ngủ, cứ nơp nớp lo”.

Cát cũng làm hư hại nhiều hoa màu, đất sản xuất của người dân Xóm Cát. Ông Trần Nhi (55 tuổi) có 3 sào ruộng đã bị cát bồi đắp hoàn toàn. “Vụ này coi như mất trắng, mà không biết vụ sau có làm được không nữa, cát lấp cả mét thế này thì biết khi nào mới xúc cho hết”, ông Nhi ngậm ngùi nói.

Trưởng thôn Xóm Cát, ông Nguyễn Kim Tâm, cho biết: Thôn Xóm Cát hiện có 210 hộ dân thì có đến 190 hộ bị lũ cát đe dọa, trong đó có ba hộ bị hư hỏng nặng. Sân, vườn của khoảng 80 hộ dân cũng đã bị cát vùi lấp hơn 9.000m3; hơn 60 ngôi mộ ở đây cũng đã bị cát san bằng. Cát cũng bồi lấp hơn 13 ha đất lúa, 14 ha vườn lâm nghiệp và 2,8 km giao thông.

Theo ông Ngô Văn Yêm, Phó Chủ tịch UBND xã An Hải: Lũ cát xảy ra quá bất ngờ nên BCH phòng chống lụt bão xã không lường trước được. Hiện xã đã huy động giúp người dân 1000 bao cát để làm đê bao chắn cát, đồng thời cử lực lượng nạo vét đường sá, sân vườn giúp dân.

Một số người cao tuổi, sống lâu đời ở thôn Xóm Cát cho biết đây là lần đầu tiên họ thấy  hiện tượng lũ cát, nguyên nhân có thể do lượng mưa lớn kéo dài nhiều ngày, ngấm sâu vào cát khiến vỡ mạch nông trong các tầng cát…

Một vài hình ảnh về cơn lũ cát chưa từng có đang xảy ra ở Phú Yên:
 

Lũ cát xảy ra trong những ngày qua tại thôn Xóm Cát (An Hải, Tuy An, Phú Yên)




Tuyến đường, ngõ xóm cát ngập dày hơn 1m khiến việc đi lại của bà con vô cùng khó khăn


Chợ trung tâm của thôn bị cát tuồn về lấp gần nửa các lều quán




Ruộng vườn thành sa mạc cát




Ngay đêm xảy ra lũ cát và những ngày sau, người dân phải chặt cành, cây, dùng bao cát làm be bờ ngăn cát chảy vào nhà


Để đối phó với lũ cát, bà Trần Thị Bốn phải dùng gạch, bao cát, gỗ… chắn quanh nhà bếp


Nền nhà cụ Biện Thị Sáng ở thôn Xóm Cát (An Hải, Tuy An, Phú Yên) bị sụt lún do mưa lũ những ngày qua làm rỗng móng nhà.


Giếng nước này cao hơn 1m đã bị cát lấp gần kín miệng.
 

Nguyên Kha

Nhật, Hàn Quốc phải nghiên cứu Lý Thường Kiệt của Việt Nam

Trung Quốc có thể xoá sổ các căn cứ quân sự Mỹ

13/11/2010 09:11:05
 - Với sự hỗ trợ của các tên lửa phi hạt nhân, Trung Quốc có thể vô hiệu hoá 5 trong số 6 căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản, điều này được nêu rõ trong dự thảo báo cáo thường niên chưa được công bố của chính Phủ Mỹ.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng tăng cường số lượng tên lửa tầm ngắn và tầm xa có thể “xoá sổ” tiềm năng quân sự của Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương. Kho tên lửa của Trung Quốc đã đủ để có thể phá huỷ các đường băng, các trạm cung cấp nhiên liệu và bảo đảm vật chất - kỹ thuật cho các sân bay quân sự tại Osana và Kunsana (Hàn Quốc) và Kadena, Misava và Iokota (Nhật Bản) cách bờ biển Trung Quốc 1100 km (684 hải lý).
Các tổ hợp tên lửa tầm ngắn và xa của Trung Quốc
Các tổ hợp tên lửa tầm ngắn và xa của Trung Quốc

Trong bản dự thảo báo cáo nêu rõ, Trung Quốc tăng 30% số lượng tên lửa có cánh vào năm ngoái. Vào tháng 6/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates công bố, tình hình này sẽ gây nên “mối quan ngại thực sự “.
Trong khi đó thư ký báo chí Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Wang Baodong đã không bận tâm đến việc trả lời thư điện tử với yêu cầu bình luận về dự thảo báo cáo. Báo cáo này sẽ được công bố vào ngày 17/11 và dùng cho Uỷ ban quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và các vấn đề trong lĩnh vực an ninh.
Nguyễn Hoàng (Theo báo Nga)

Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4 (trích)

NóI CHUyện với đại biểu các báo chí
Về NộI TRị, NGOạI GIAO NƯớC NHà
TRONG NHữNG NGàY VừA QUA

Về VấN Đề NGOạI GIAO:

Với Trung Quốc - hai bên vẫn giữ được tình thân thiện. Hôm trước đây, tôi đã gặp Hà Tổng trưởng. Ông cũng tuyên bố như những yếu nhân Trung Hoa đã tuyên bố, không có dã tâm về đất đai Việt Nam và hy vọng để các nước á Đông độc lập.
Tổng trưởng Hà ứng Khâm là một quân nhân, không có quyền nói về chính trị, nên ông không thể nói hơn về nền độc lập của chúng ta.
Lấy tình riêng mà nói, Hà Tổng trưởng, mặc dầu từ trước tới nay đối với tôi chưa từng quen biết, nhưng về phương diện cá nhân ông rất tử tế. Điều đó không lạ, là vì, là một người Trung Quốc, ai cũng mong chúng ta được độc lập.
Hai nước Trung Hoa và Việt Nam có liên lạc với nhau về kinh tế và chính trị, thì hai dân tộc không thể không có sự tương trợ, tương thân.
Với Mỹ - những phái bộ Mỹ đến Việt Nam đã tỏ rõ với Chính phủ lâm thời một cảm tình đặc biệt. Đó là thứ cảm tình giao tế quân nhân phái bộ Mỹ đối với mình. Còn ngoài ra, các đại biểu phái bộ Mỹ vẫn chủ trương thuyết là quân nhân không có quyền nói chính trị.
Với Pháp - rất đơn giản, là Chính phủ buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của nước ta. Được thế, về vấn đề khác cũng có thể giải quyết rất dễ dàng.
Đã có tướng Alécxăngđri tới đây xin yết kiến. Sau đó có một nhà báo hằng ngày. Rồi hôm kia đây, lại có hai người quan ba trong phái bộ Pháp đến.

Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược

2. Đình Thần. 
Đình thần là các quan ở trong Triều giúp vua để lo việc nước. Nhưng lúc bấy giờ tình thế đã nguy ngập lắm, vì từ đầu thập cửu thế kỷ trở đi, sự sinh hoạt và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều mà sự cạnh tranh của các nước cũng kịch liệt hơn trước. Thế mà những người giữ cái trách nhiệm chính trị nước mình, chỉ chăm việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu, Thuấn lại Hạ, Thương, Chu, việc mấy nghìn năm trước cứ đem làm gương cho thời hiện tại, rồi cứ nghễu nghện tự xưng mình hơn người, cho thiên hạ là dã man. Ấy, các đình thần lúc bấy giờ phần nhiều là những người như thế cả. Tuy có một vài người đã đi ra ngoài, trông thấy cảnh tượng thiên hạ, về nói lại, thì các cụ ở nhà cho là nói bậy, làm hủy hoại mất kỷ cương! Thành ra người không biết thì cứ một niềm tự đắc, người biết thì phải làm câm làm điếc, không thở ra với ai được, phải ngồi khoanh tay mà chịu. 
Xem như mấy năm về sau, nhà vua thường có hỏi đến việc phú quốc cường binh, các quan bàn hết lẽ nọ lẽ kia, nào chiến, nào thủ, mà chẳng thấy làm được việc gì ra trò. Vả thời bấy giờ, cũng đã có người hiểu rõ thời thế, chịu đi du học và muốn thay đổi chính trị. Như năm bính dần (1866) là 
156 
Ta thường trông thấy có cái tranh vẽ một người to lớn vạm vỡ, mặt mũi dữ tợn mà mặc áo đội mũ không ra lối lăng gì cả, ở dưới cái tranh có chữ đề là vua Tự Đức. Cái tranh ấy chắc là của một người nào tưởng tượng mà vẽ ra chứ không phải là chân dung của ngài. Vì là thủa trước chỉ trừ những quan đại thần và những người được vào hầu cận, vua ta không cho ai trông thấy mặt, mà cũng không bao giờ có hình ảnh gì cả. năm Tự Đức thứ 19, có mấy người ở Nghệ An là Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều đi du học phương tây. Sau Nguyễn Trường Tộ về làm mấy bài điều trần, kể hết cái tình thế nước mình, và cái cảnh tượng các nước, rồi xin nhà vua phải mau mau cải cách mọi việc, không thì mất nước. Vua giao những tờ điều trần ấy cho các quan duyệt nghị. Đình thần đều lấy làm sự nói càn, không ai chịu nghe. 
Năm mậu thìn (1868) là năm Tự Đức thứ 21, có người ở Ninh Bình tên là Đinh Văn Điền dâng tờ điều trần nói nên đặt doanh điền, khai mỏ vàng, làm tàu hỏa, cho người các nước phương tây vào buôn bán, luyện tập sĩ tốt để phòng khi chiến thủ, thêm lương thực cho quan quân, bớt sưu dịch cho dân sự, thưởng cho những người có công, nuôi nấng những người bị thương, tàn tật, v.v.... Đại để là những điều ích quốc lợi dân cả, thế mà đình thần cho là không hợp với thời thế, rồi bỏ không dùng. 
Các quan đi sứ các nơi về tâu bày mọi sư, vua hỏi đến đình thần thì mọi người đều bác đi, cái gì cũng cho là không hợp thời. Năm kỷ mão (1879) là năm Tự Đức thứ 32, Nguyễn Hiệp đi sứ Tiêm La về nói rằng khi người nước Anh Cát Lợi mới sang xin thông thương, thì nước Tiê m La lập điều ước cho ngay, thành ra người Anh không có cớ gì mà sinh sự để lấy đất, rồi Tiêm La lại cho nước Pháp, nước Phổ, nước Ý, nước Mỹ v.v... đặt lĩnh sự để coi việc buôn bán. Như thế mọi người đều có quyền lợi không ai hiếp chế được mình. Năm tân tị (1881) là năm Tự Đức thứ 34, có Lê Đĩnh đi sứ ở Hương Cảng về, tâu rằng: các nước Thái Tây mà phú cường là chỉ cốt ở việc binh và việc buôn bán. Lấy binh lính mà bênh vực việc buôn bán, lấy việc buôn bán mà nuôi binh lính. 
Gần đây Nhật Bản theo các nước Thái Tây cho người đi buôn bán khắp cả mọi nơi. Nước Tàu cũng bắt chước cho người ngoại quốc ra vào buôn bán. Nước ta, người khôn ngoan, lại có lắm sản vật, nên theo người ta mà làm thì cũng có thể giữ được quyền độc lập của nước nhà. 
Năm ấy lại có quan hàn lâm viện tu soạn là Phan Liêm làm sớ mật tâu việc mở sự buôn bán, sự chung vốn lập hội, và xin cho người đi học nghề khai mỏ. Giao cho đình thần xét, các quan đều bàn rằng việc buôn bán không tiện, còn việc khác thì xin đòi hỏi các tỉnh xem thể nào, rồi sẽ xét lại. Ấy cũng là một cách làm cho trôi chuyện, chứ không ai muốn thay đổi thói cũ chút gì cả. Nhân việc đó vua Dực Tông khuyên rằng các quan xét việc thì nên cẩn thận và suy nghĩ cho chín, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ, chứ không tiến, thì tức là thoái vậy. 
197 
Xem lời ấy thì không phải là vua không muốn thay đổi. Chỉ vì vua ở trong cung điện, việc đời không biết rõ, phải lấy các quan làm tai làm mắt, mà các quan thì lại số người biết thì ít, số người không biết thì nhiều. Những người có quyền tước thì lắm người trông không rõ, nghe không thấy, chỉ một niềm giữ thói cũ cho tiện việc mình. Lại có lắm người tự nghĩ rằng mình đã quyền cả ngôi cao, thì tất là tài giỏi hơn người, chứ không hiểu rằng cái tài giỏi không cần phải nhiều tuổi, sự khôn ngoan không phải làm quan to hay là quan nhỏ. Cái phẩm giá con người ta cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay là ở quyền tước. 
Đến khi nước Pháp đã sang lấy đất Nam Kỳ, đã ra đánh Bắc Kỳ, tình thế nguy cấp đến nơi rồi, thế mà cứ khư khư giữ lấy thói cổ, hễ ai nói đến sự gì hơi mới một tí, thì bác đi. Như thế thì làm thế nào mà không hỏng việc được. 
Đã hay rằng vua có trách nhiệm vua, quan có trách nhiệm quan, dẫu thế nào vua Dực Tông cũng không tránh khỏi cái lỗi với nước nhà, nhưng mà xét cho xác ly, thì cái lỗi của đình thần lúc bấy giờ cũng không nhỏ vậy. 

Nhảy việc

Paul Buchheit là người khai sinh ra gmail, trước đây mail yahoo là vô địch không ai nghĩ gmail lại vượt lên. Sau khi rời gmail, Paul Buchheit đến facebook (không tên tuổi gì so với myspace) bây giờ facebook là số một.  Paul Buchheit lại bỏ facebook để đến Y Combinator (không tiếng tăm gì). Hãy chờ xem y combinator là công ty gì. Paul Buchheit là người luôn nhảy việc, nhưng không phải kiểu nhảy việc của Phạm Lãi ở nước việt xưa kia.

Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược

3. Sự giao-thiệp với Tàu. 
Nước ta từ xưa đến nay tuy là độc-lập, nhưng vẫ giữ lệ triều-cống nước Tàu, lấy cái nghĩa rằng nước nhỏ phải tôn- kính nước lớn. cho nên khi chiến-tranh, dẫu ta có đánh được Tàu đi nữa, thì rồi nhà nào lên làm vua cũng phải theo cái lệ ấy, mà đời nào cũng lấy điều đó làm tự-nhiên vì rằng triều-cống cũng không tổn hại gì mấy, mà nước vẫn độc-lập và lại không hay có việc lôi-thôi với một nước láng-diềng mạnh hơn mình. Bởi vậy hễ vua nào lên ngôi, cũng chiếu lệ sai sứ sang Tàu cầu phong, và cứ ba năm sai sứ sang cống một lần. 
Các vua đời nhà Nguyễn cũng theo lệ ấy, nhưng các đời vua trước thì vua phải ra Hà-nội mà tiếp sứ Tàu và thụ phong cho. Đến đời vua Dực- tông thì sứ Tàu vào tại Huế phong vương cho ngài. 
Còn những cống phẩm thì cứ theo lệ, mà thường chỉ đưa sang giao cho quan Tổng-đốc Lưỡng-Quảng để đệ về Kinh, chứ không mấy khi sứ ta sang đến Yên-kinh. Trong đời vua Dực-tông thì sử chép rằng năm mậu-thìn (1868), có ông Lê Tuấn, ông Nguyễn tư Giản và ông Hoàng Tịnh sang sứ Tàu. Năm quí-dậu (1873), lại có các ông Phan sĩ Thục, ông Hà văn Khai, và ông Nguyễn Tu sang sứ Tàu, để bày tỏ việc đánh giặc Khách ở Bắc-kỳ. 

Từ năm giáp-tuất (1874) trở đi, Triều-đình ở Huế đã ký tờ hòa-ước với Pháp, công nhận nước Nam độc-lập, không thần-phục nước nào nữa, nhưng lúc bấy giờ vì thế bất-đắc-dĩ mà ký tờ hòa-ước, cứ trong bụng vua Dực-tông vẫn không phục, cho nên ngài vẫn cứ theo lệ cũ mà triều-cống nước Tàu, có ý mong khi hữu sự, nước Tàu sang giúp mình. Bởi vậy năm bính-tí (1876), vua Dực-tông sai ông Bùi ân Niên tức là ông Bùi Dỵ, ông Lâm Hoành và ông Lê Cát sang sứ nhà Thanh. Năm canh-thìn (1880), lại sai ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiên, Nguyễn Hoang sang Yên-kinh dâng biểu xưng thần và các đồ cống-phẩm. Năm sau, Triều-đình nhà Thanh sai Đường đình Canh sang Huế bàn việc buôn-bán và lập cuộc chiêu thương, chủ ý là để thông tin cho chính phủ Tàu biết mọi việc bên nước ta. 

Một bên đã hòa với nước Pháp, nhận theo chính-lược ngoại-giao của nước Pháp mà độc-lập 168 , một bên cứ triều-cống nước Tàu, có ý để cầu viện, bởi thế cho nên chính phủ Pháp lấy điều đó mà trách Triều-đình ta vậy. 

Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3

NÊN HọC Sử TA

Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

1. Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời.

2. Trước khi vua Gia Long bán nước ta cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập. Đời nào cũng có người anh hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước.

Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.

Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang san.

Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở á Đông.

Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều; con Lạc cháu Hồng hoá làm trâu ngựa.

Từ đó đến nay, biết bao nhiêu người oanh liệt đứng lên khởi nghĩa đánh Tây như ông Phan Đình Phùng, ông Hoàng Hoa Thám, vân vân.

3. Sử ta dạy cho ta bài học này:

Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.

Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.

Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do1).

Báo Việt Nam độc lập,
số 117, ngày 1-2-1942.




1) Cuối bài này có ghi thêm: "Vừa mới xuất bản quyển "Sử nước ta" bằng thơ. Hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương".  

Sức mạnh Việt

Viettel phủ sóng Trường Sa và biển Đông
Thứ bảy, 13/11/2010, 00:05 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 12-11, tại Đà Lạt, Viettel Lâm Đồng đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Viettel gia nhập thị trường viễn thông. Sau 10 năm hoạt động, Viettel đã phát triển được 50 triệu thuê bao, đứng thứ 19 trong tổng số 800 mạng di động trên toàn thế giới. Mạng 3G của Viettel đã phủ sóng đến trung tâm huyện của 63 tỉnh, thành và hiện đơn vị đang nhận giấy phép thử nghiệm mạng 4G.
Viettel cũng đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa và tiếp tục triển khai các dự án như: phủ sóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa và khu vực biển Đông, triển khai cáp quang vùng biên giới, đưa điện thoại Homephone về các gia đình, hoàn thành kết nối Internet tới các trường học trong cả nước…
N.VIÊ