Người theo dõi

23 thg 4, 2011

Như chưa hề có cuộc chia ly






 


Vô đề








Tụ tập an toàn


Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng.

Thứ Bẩy, ngày 23/04/2011, 14:40
Trong vài ngày qua, thông tin về chương trình “Tâm chấn Topcare” sẽ bán tai nghe thương hiệu nổi tiếng với giá 10,000 đồng đã làm xôn xao người tiêu dùng, làm “nóng” những diễn đàn về công nghệ.

Ngay từ đầu giờ sáng (07h00) ngày 23/04 khi bắt đầu chương trình tại đường Cầu Giấy đã đông nghẹt người chờ đợi để trải nghiệm những sản phẩm tai nghe hàng đầu cũng như để sở hữu những sản phẩm giá sốc này.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Ngay từ đầu giờ sáng đã hàng ngàn người tụ tập tại Topcare 335 Cầu Giấy để chờ đợi chương trình bắt đầu.
Và đến 8h30 phút, khu vực trình diễn những sản phẩm tai nghe hàng đầu đã bắt đầu được mở cửa để chào đón hàng ngàn có thể trải nghiệm chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Những sản phẩm đặc sắc được chuẩn bị để khách hàng có thể trải nghiệm thực sự về chất lượng.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Càng gần đến khung giờ đầu tiên bắt đầu chương trình giá sốc 10.000 đồng số lượng người đến càng đông đã gây tắc nghẽn đường vào siêu thị cũng như tuyến phố Cầu Giấy.
Nhưng với sự chuẩn bị chu đáo cũng như rất nhiều kinh nghiệm triển khai các chương trình lớn, đơn vị tổ chức đã ngay lập tức triển khai các phương án để khách hàng có thể ổn định và thoải mái tham gia chương trình.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Phương án tổ chức đã được triển khai để ổn định trật tự cũng như thuận tiện để khách hàng tham gia chương trình.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Với hình thức bốc thăm khá mới lạ, khách hàng mang bản photo chứng mình thư để tham gia đã mang đến sự thoải mái cũng như công bằng, giảm thiểu sự chen lấn để tất cả khách hàng đăng ký mua sản phẩm.
Đông nghẹt, tắc đường vì tai nghe giá sốc 10,000 đồng, Thị trường - Tiêu dùng,
Hàng ngàn người tham gia nhưng chỉ có 100 chiếc trên 1 khung giờ nên chưa thỏa mãn hết khách hàng và nhiều người đành chờ đợi những khung giờ tiếp theo vào: 13h00-14h00, 18h00-19h00 ngày 23/04/2011 cũng như 03 khung giờ của ngày 24/4/2011.
(24H.COM.VN)

Vẽ hiện đại



 


HTC Flyer
MORE PICTURES

Đau lưng




Blackberry đột phá














 

Người trưởng thành nhắc lại chuyện cũ


Kỷ niệm 150 năm bùng nổ cuộc nội chiến Mỹ (23/04/2011)
Nước Mỹ vừa kỷ niệm ngày cách đây 150 năm bùng nổ nội chiến Nam Bắc. Để kỷ niệm sự kiện lịch sử này, người ta đã cho tái hiện lại cảnh cuộc nội chiến khơi mào với những phát đạn đại bác nổ rầm trời tại thành Sumter, thuộc hải cảng Charleston, bang South Carolina. Đây là thời khắc định mệnh của nước Mỹ.


Cảnh trong phim “Gone with the Wind”

Trong suốt các thập niên qua, rất nhiều công dân Mỹ hàng năm đã đến địa danh này để chứng kiến màn biểu diễn mô tả lại giờ phút lịch sử. Cách đây 150 năm, đại úy George S. James chỉ huy tiểu đoàn pháo binh của quân miền Nam đã ra lệnh nã đại bác vào đồn binh của quân miền Bắc đóng trong thành Sumter. Nguyên nhân chính xác của cuộc nội chiến hiện còn trong vòng tranh cãi, một số chuyên gia cho rằng cuộc chiến xoay quanh quyền của các tiểu bang được tách khỏi liên bang. Nhưng những người khác cho rằng 11 tiểu bang miền Nam đòi ly khai vì muốn bảo vệ chế độ nô lệ mà Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thời đó muốn bãi bỏ. Ngày đó kinh tế miền Nam nặng về nông nghiệp. Nô lệ là lực lượng lao động quan trọng để làm việc trên những đồn điền rộng lớn trồng bông vải và những hoa màu khác, cũng như để giúp việc nhà. Trước ngày Tổng thống Abraham Lincln nhậm chức, 7 bang miền Nam nước Mỹ  phản đối chính sách bãi bỏ chế độ nô lệ  tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis  làm Tổng thống. Chính quyền Abraham Lincoln không công nhận chính phủ Liên minh miền Nam. Khi quân miền Nam tấn công đồn Sumter, thêm 4 bang khác gia nhập phe miền Nam chống lại lực lượng Liên bang miền Bắc.

Cuộc nội chiến  Nam-Bắc kéo dài 4 năm và nó chỉ chấm dứt sau 4 năm giao tranh, khi quân miền Nam đầu hàng vào năm 1865. Năm ấy, tướng Robert E. Lee ký văn kiện đầu hàng tại tòa án  địa phương ở Appomattox, bang Virginia. Đây là thời điểm chấm dứt cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam Bắc và cũng là thời điểm khởi đầu công cuộc giải phóng nô lệ tại đất nước này. Hậu quả của cuộc nội chiến  là 970.000 người chết, trong đó 620.000 người là binh lính, gần hai phần ba do bệnh tật. Sau khi đầu hàng quân đội miền Bắc, tướng bại trận miền Nam Robert E. Lee đã được phe thắng trận đối xử với thái độ kính trọng. Người ta vẫn thường nhắc đến những câu chuyện được thuật lại trong sử sách về quyết định khó khăn của tướng       Robert E. Lee khi ông từ chối lời mời giữ quyền chỉ huy trong quân đội miền Bắc để phục vụ cho miền Nam vì quê quán ông ở        Virginia, một bang miền Nam, cùng những câu chuyện về đức khiêm tốn của ông trước những chiến tích lừng lẫy cũng như những thất bại mà ông trải qua. Sau khi quân đội miền Nam thất trận, ông nói với các hàng binh dưới quyền: “Hãy từ bỏ lòng hận thù và để thế hệ con cháu của quí vị nhớ rằng họ đều là đồng bào, là công dân của nước Mỹ.”

Sau đó ông nhận chức Viện trưởng viện đại học Washington ở Lexington, bang Virginia.

Cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ đã được mô tả lại trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong số những tác phẩm văn học nói về cuộc nội chiến này, tiểu thuyết “Gone with The Wind” (Cuốn Theo Chiều Gió) của nữ văn sĩ Margaret Mitchell được coi là cuốn sách thành công nhất.  Cùng với nó là bộ phim cùng tên.  Cuốn tiểu thuyết  và bộ phim “Gone with The Wind” nổi tiếng đến mức tại Atlanta có cả một  viện bảo tàng mang tên Gone With the Wind.

“Gone with the Wind” lấy bối cảnh trước và sau cuộc nội chiến. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là  Scarlett O’Hara, một cô gái đẹp, con nhà trưởng giả miền Nam đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn trong nội chiến. Cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1936 và ngay lập tức chinh phục được đông đảo độc giả không chỉ ở  nước Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Vào năm 1946, tức là 10 năm sau, cuốn tiểu thuyết này đã bán được gần 4 triệu ấn bản, đến năm 1965 số bán lên đến 10 triệu chỉ nội ở nước Mỹ. Gone with the Wind còn được dịch ra 25 ngôn ngữ ở 29 quốc gia. 3 năm sau khi được xuất bản, Gone with the Wind đã được quay thành phim. Bộ phim do hai diễn viên nổi tiếng là Clark Gable và Vivien Leigh đóng các vai chính này sau đó đã giành  được 10 giải Oscar. Cho đến nay hầu hết các diễn viên đóng trong phim đã qua đời, kể cả những người xuất hiện trong phim khi còn rất nhỏ. Cô bé 4 tuổi, diễn viên Cammie King Conlon, thủ vai con gái nhỏ của Rhett Butler và Scarlett O’Hara cũng đã qua đời năm ngoái, thọ 76 tuổi. Hiện nay chỉ còn một diễn viên quan trọng trong phim còn sống, đó  là Olivia de Havilland, từng đóng vai người vợ hiền Melanie của  Ashley, mối tình vô vọng của Scarlett O’Hara. Bà Olivia de Havilland đang sống ở Paris, năm nay đã 94 tuổi.

Thi Châu
(báo Đại đoàn kết)

Người Việt Nam

Rất nhiều ý kiến đổ lỗi thị trường làm hỏng con người Việt , cứ thử tiếp xúc với những con người đầm mình trong thị lâu hơn với những người chỉ có từ những năm 86 đến nay . Y tế hỗ trợ người về mặt sinh học , giáo dục giúp mỗi người nhanh đến sự hợp lý trong cuộc sống hơn , hai ngành này đã làm gì hay duy nhất là làm tiền . Không đi học còn thấy sự hợp lý , càng đi học người ta càng làm cho lộ rõ sự vô lý , vô duyên của xã hội . Mỗi người đều cần dựa vào môi trường tự nhiên hẹp , môi trường tự nhiên rộng . Những nước xa xôi như nước Đức họ bỏ tiền ra trồng rừng ở Việt Nam , người ta lo đến cái tự nhiên toàn cầu . Còn ta thì sao , môi trường tự nhiên bị thu hẹp dần , mất dần , tàn phá dần , nó còn là nơi giặc ém quân , chờ ngày xuất kích . Lỗi này từ một mô hình công nông binh trí , mà hành động cụ thể nhất là giải tán IDS , nó chỉ còn nhà cai trị và công nông binh . Trí giỏi về thi thức , thương giỏi về thực hành , tự sống được , nó không nằm trong vùng quan tâm của nhà cai trị , chỉ khi hai giới này cản trở quá trình cai trị sẽ bị đưa vào diện đặc biệt chú ý . Thương có thực lực nên đang được tranh thủ , trí được xã hội tôn trọng nên các nhà cai trị đều đã đội mũ trí , trí thật mất tác dụng . Thương cũng đang được các nhà cai trị và con cháu họ thay thế , tham vọng của họ là họ sẽ có hết , làm được hết . Ai không diễn biến hòa bình , biến thành người của họ thì chỉ có vượt ra ngoài hoặc vào tù , không thì thành binh có kỷ luật giữ , thành công nông cái dạ dày nó giữ không thể vượt đi đâu được . Hai thành phần trí và thương đã tiêu diệt được , không còn gì lo , thiên hạ thái bình muôn thuở , lộc dùng không khi nào hết . Người Việt Nam là của chính quyền Việt Nam , các nước không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam , cứ để người Việt Nam tự can thiệp .

Đêm từng đêm - Phi Vũ - 22/4/2011


Đêm từng đêm

Đêm từng đêm  anh nhìn lên bản đồ nước Việt
Cũng hình chữ S nhưng lòng anh cứ mãi xót xa
Thác Bản Giốc nay đã nằm trong đất giặc
Ngư dân đâu còn tự do đánh cá ở biển Đông
Dãy Trường Sơn hùng vĩ của giang sơn
Giặc đã đến trồng rừng từng vùng đất rộng
Chúng xây nhà và làm nên trường học
Chẳng sớm thì chầy chúng cũng nuốt trọn quê hương
Gương Tây Tạng cũng là gương tầy liếp
Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bôn tẩu khắp bốn phương trời
Lũ giặc Tàu mãi mãi là phường tham lam xảo trá
Giương đông kích tây chúng thủ đoạn đê hèn
Chỉ giận nỗi có những phường ngu muội
Sợ sệt giặc thù chúng chịu thiệt mọi đường
Chúng đâu còn nhớ cha ông ta xưa đã
Giáng những đòn chí tử khiến giặc phải bạt vía kinh hồn
Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa sử sách vẫn còn ghi
Là mồ chôn giặc thù cùng mộng xâm lăng bành trướng.
Đêm từng đêm lòng anh cơ hồ đau xé
Quê hương ơi! Cứ mãi thế này ư..?...?

Phi Vũ
04/22/11




Ngô Quyền đánh giặc - tranh Đông Hồ

Điện thoại cho quân đội


Quân đội Mỹ chọn Android, loại iPhone
(CL)- Muốn tất cả các binh sĩ có sự kết nối, quân đội Mỹ mới quyết định chọn hệ điều hành Android cho dòng điện điện thoại thông minh mới có khả năng thực thi tất cả mọi thứ, từ bản đồ di chuyển quân cho đến yêu cầu cứu thương.

Anh chàng này sẽ sớm được sử dụng một chiếc điện thoại Android
(Ảnh: Wikimedia Commons).

Hệ thống điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android đặc biệt tủy chính dành cho quân đội Mỹ hiện đang được phát triển bởi Mitre, một công ty kỹ thuật công nghệ cao phi lợi nhuận. Nó cũng được đặt cho một cái tên đậm chất quân đội: "Joint Battle-Command Platform" (Nền tảng khớp chiến lệnh).

Loại điện thoại này sẽ có vẻ ngoài khác những điện thoại thông minh bình thường. Quân đội Mỹ cho hay nó sẽ nặng khoảng 0,9 kg - vẫn nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều so với trang thiết bị cồng kềnh mà các binh sĩ đang sử dụng hiện tại.

Việc Android được chọn đầu tiên thay vì iPhone có vẻ như không có gì khó hiểu. Android là mã nguồn mở được Google cung cấp miễn phí, và khả năng đáp ứng của nó không hề thua kém iPhone.

Nguyễn Hiền
(Theo Business Insider)

Chưa thể


anh chưa thể về lại quê hương

anh chưa thể về lại quê hương
dù nỗi nhớ khôn nguôi vẫn mãi luôn dằn vặt
dù tình yêu quê vẫn bừng bừng trong huyết quản
dù tình thương Đà Nẵng vẫn tràn trề như nước biển Mỹ Khê

vẫn thương lắm quê nghèo nhiều khổ ải
những em bé vẫn còn bữa đói bữa no
những bà mẹ vẫn còn tất bật
chợ sớm chợ khuya vất vả trăm bề

dù thương lắm anh vẫn chưa thể trở về
khi quê hương vẫn còn trong tay giặc
dân đói khổ nhưng quan thì giàu đổ vách
nên anh chưa thể về khi đất nước còn mãi ngửa nghiêng…

Phi Vũ


(ảnh internet)

Nóng bỏng