Người theo dõi

5 thg 3, 2011

Xe tự lái - vũ khí mới của google


CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)



Bây giờ người ta quan niệm Chữ Nho là một thứ văn tự lỗi thời, thuộc về thời quá khứ, nay cứ đem ra làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng nếu chúng ta nhận một số sách Nho làm Kinh điển, thì nhất định chúng ta phải học chữ Nho .
a.- Tại sao lại cần duy trì chữ Nho?
Thưa là vì chữ Nho có liên hệ với nước ta. Thiếu chữ Nho không thể hiểu trọn vẹn tiếng Việt. Đó là lý do đúng nhưng tuỳ phụ. Bởi vì có biết bao nhiều người không học chữ Nho, mà vẫn hiểu tiếng Việt, và viết văn Việt còn hay hơn những người biết Nho là khác. Ngoài ra còn phải ghi nhận tính chất bật rễ của lý lẽ trên, tức là nhấn mạnh đến văn chương ngôn ngữ, đó là theo Tây, đặt ngôn Từ ( lời ) trên hết, ngược hẳn với Đông phương đặt Ngôn Từ ( lập Ngôn ) xuống hàng ba sau Thành Công ( lập Công ) và Thành Nhân ( lập Đức ). Thực ra nếu chỉ nhằm có mục đích hạn hẹp về ngôn từ, thì bỏ Nho là phải. Vì không có chữ Nho tiếng Việt vẫn có thể phong phú cách này hay cách khác, và công nghệ, kỷ nghệ vẫn tiến như thường, nên đứng về hai mặt này thì tiếng Anh giúp ta nhiều hơn chữ Nho.
Vậy lý do đưa chữ Nho vào phải lấy từ đợt nhất là “ lập Đức ” tức là thành Nhân và ở đây thì tiêu chuẩn phải đổi. Ở thành Công cũng như học viết học đọc thì sự mau lẹ là nhất, nhưng ở thành Nhân lại phải chú trọng đến sự sâu xa, thâm trầm giàu chất rung cảm lay động tới nền móng vô thức con người Việt Nam chúng ta, và lúc ấy thì chữ Nho trở thành cần thiết, không thể lấy Chuyển Tự thay thế, và dù có khó học đến đâu cũng phải học và còn nên coi đó như một may mắn lớn lao cho nền văn hoá nước nhà. Bởi vì một tác phẩm càng khó thì càng có sức giáo hoá mạnh, vì nó đòi phải có nhiều tập trung tinh thần và nhờ đó dễ có tư tưởng. Và đấy là chỗ lợi hại của Tử ngữ hơn Sinh ngữ.
b.- Tử Ngữ, Sinh Ngữ
Sinh Ngữ học đâu hiểu đó liền. Tử ngữ bắt người học phải tìm ý tưởng qua gốc tiếng, hay mối liên hệ với toàn bích và đấy là dịp cho các học giả trở nên sâu xa trong khi tìm ý nghĩa ám hợp nhất trong rất nhiều ý tưởng gợi lên do một tiếng.
c.- Thông Ngữ
Chính vì thế một nền văn hoá sâu xa bó buộc phải có hai loại ngôn ngữ: một thứ thông dụng hàng ngày trong công việc làm ăn, cũng như trong công việc truyền thông mọi ý tưởng từ công nghệ kỷ nghệ lên tới đạo lý và đó là chữ quốc ngữ hoặc là chuyển tự, và chuyển tự đã chơi vai trò đó một cách tuyệt vời.
Xét trong thế giới đố ai tìm đâu ra chữ dễ đọc hơn Thông ngữ Việt. Ta ghi ơn những người có công thiết lập ra lối văn tự này. Tuy nhiên ta phải nhận thức rằng Thông ngữ mới chỉ nắm vai trò vòng ngoài gắn liền với lý trí giác quan rõ rệt và dễ dàng.
Thế nhưng nếu nền giáo dục chỉ có những cái dễ dàng minh bạch, khúc chiết, thì nền giáo dục đó làm cho con người học chóng trở thành bì phu thiển cận, hời hợt, bởi “ dễ học thì cũng dễ quên ” : “ easy come. easy go ”.
d.- Linh Ngữ, Linh Tự
Vì thế, mà cần một lối văn tự khác, một ngôn ngữ khác để chuyên chở những cái sâu xa, những di sản sơ nguyên của dân tộc. Vì là sơ nguyên ( primitif ) nên cũng là tối hậu ( irréductible ), vì nối liền với nền minh triết tiềm thức ( subconscient Wisdom ), tức là cái u linh, cảm nhiều mà nói ra rất khó, vì nó gắn liền với niềm vô thức, cần một ngôn ngữ thiếu đường viền, với những bờ cõi nhập nhằng trồi sụt giữa các loại từ với một ngữ pháp lỏng lẻo . . . , và với ta đó là chữ Nho .
Nho là thứ chữ của Minh triết, của tiềm thức hơn bất cứ cổ ngữ nào trong nhân loại, nên bất cứ cổ ngữ nào cũng đều đã trở thành tử ngữ, chỉ riêng chữ Nho là trở thành Linh Ngữ Linh Tự, tức vẫn sống mạnh và đầy uy lực đầy cảm xúc như bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng nhận ra. ( chẳng hạn xem Granet : Pensée chinoise , trang 36 , 39 , 62 )
Vì thế ta phải coi chữ Nho là một đặc ân mà ít dân tộc nào có được. Mà cũng vì không có, nên văn hoá của họ chỉ có Sinh ngữ và Tử ngữ. Tử là chết nghĩa là không gây ảnh hưởng vào việc định hướng đời sống văn hoá hiện tại là bao nhiêu. Và vì thế mà văn hoá thiếu mất chiều sâu. Cho nên văn hoá nước nhà nằm trong miền ảnh hưởng của chữ Nho là một ân huệ, và ta cần khai thác triệt để ân huệ đó.
Vì thế ta sẽ coi chữ Nho là cơ sở vòng Trong căn để Minh triết, còn Thông ngữ ở vòng Noài thuộc thành công, văn học, văn nghệ, văn chương. Nhờ có hai ngôn từ như thế nền văn hoá nước nhà có khả năng trở thành phong phú sâu xa với một cơ sở tinh thần rất mạnh mẽ. Và lúc đó văn hoá nước nhà mới có Linh Tự ( hiéroglyphe ) làm căn để cho Linh Ngữ , mà Linh Ngữ là chìa khoá mở vào kho vàng tiềm thức bao la, thiếu nó thì một nền văn hoá có xán lạn đến mấy cuối cùng cũng không đủ sức quyến rủ được con người muôn thuở.
Vì nếu chỉ có sức quyến rủ hay đúng hơn chỉ có ơn ích cho con người phải sống trong xã hội, phải ăn làm nói năng, phải thành công, phải giải trí thì chưa đủ . . . , vì phần sâu xa nhất là tính bản nhiên con người chưa có chi đáp ứng. Cái đó là việc của Linh Ngữ Linh Tự.
Chính vì thiêu Linh Ngữ mà văn hoá Tây Âu tuy rất phong phú dồi dào nhưng không vượt qua nổi trình độ du hí ( tuồng kịch , tiểu thuyết . . . ) , không sao vươn tới nổi triết lý . . , để đến nỗi “ vất cho ăn nó vẫn chưa no ”. Đó chỉ là câu nói tàn nhẫn, nhưng rất thật vì chúng ta chưa hề thấy có những chiến sĩ hi sinh hiến thân tâm cho nền văn hoá đó, ví là nền văn hoá duy Trí, duy Chí (volonté ) nên quá hời hợt. không thể lôi cuốn được con người có cả vòng trong là Tiềm thức mênh mông vô bến. Cũng vì thiếu vòng Trong nên giáo dục Tây Âu đặt trọn vẹn trên Lý Trí và Ý Chí mà thôi, thiếu hẳn một dung cụ, đào sâu vào cõi vô thức ( xem vocation sociale của Gurvitch I. 148 ) .
Nền giáo dục nước ta nay gọi là vong bản, chính vì cũng chỉ có thành công và du hí : văn chương, tiểu thuyết, văn học, triết học.
Muốn có phần Tâm linh thì Tây phương hình như bất lực, không phải vì họ kém ai, chỉ vì họ đã không may không còn Linh Ngữ nữa. Ngược lại với Việt Nam, muốn cho nền giáo dục bớt bì phu, thì chỉ có việc đưa Nho trở lại chương trình.
Một khi đưa Nho vào là có một lợi khí thống nhất. Thống nhất với tiên Tổ xa xưa, thống nhất với các thế hệ hai ba ngàn năm sau sẽ có một chuyển ngữ khác, và khó lòng hiểu được tiếng nói Việt Nam hiện tại. Nhưng về Linh Tự thì lại cũng học một thứ chữ Nho như tiền nhân và cũng như ta nay, thành ra trong cái biến thiên là Chuyển Ngữ của mỗi đời lại có một Linh Ngữ đời đời giống nhau để làm mối liên lạc văn hoá ràng buộc các thế hệ với nhau theo hàng dọc đặng làm xương sống bơm sinh khí là hàng ngang là văn hoá mỗi thời. Cái bí quyết làm cho văn hoá Viễn Đông mạnh mẽ sâu xa là ở đó: ở chỗ không những có tiếng nói cho cá nhân mỗi thời mà còn có tiếng nói cho dân tộc trải qua mọi đời.
Muốn cho được ơn ích trên chúng ta cần phải bàn xem nên dạy chữ Nho cách nào.

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


                                           2- Dạy Nho cách nào?

Điều này tối quan trọng, vì có những cách dạy chữ Nho mà vẫn bật rễ như thường.
Ta hảy thử kiểm điểm xem có bao nhiêu lối học chữ Nho. Thưa có ít là ba lối:
a.- Một là học như một Sinh Tự
b.- Hai là học theo lối Sinh Tự, Sinh Ngữ
c.- Ba là học như là Linh Tự, Linh Ngữ.
Học như sinh tự là của người Tàu, họ đã biết Sinh Ngữ rồi, không cần học lắm nữa, nay chỉ học thêm mặt chữ, vậy gọi là Sinh Tự.
Người ngoại quốc muốn học chữ Tàu phải học cả Sinh Tự lẫn Sinh Ngữ, nghĩa là học cả chữ lẫn tiếng.
Còn lối giáo dục khi được đưa Nho vào thì cốt yếu dạy theo lối Linh Tự, Linh Ngữ, nghĩa là học Nho là học cái Đạo làm Người, mà Tiên Tổ đã bao đời kinh nghiệm tích lũy lại. Nói cụ thể là lấy ngay những sách đã được tuyển chọn làm sách dân tộc làm kinh điển để dạy. Dạy như thế trước hết là nhắm vào nội dung, rồi mới đến mặt chữ. Mặt chữ phải giúp vào việc duy trì nội dung. Nên khi học Nho theo lối linh tự linh ngữ thì khi học xong người học đã được truyền thụ lại cho một nền đạo lý của Tổ Tiên, có thể dùng làm mối dây để xỏ thêm các sự hiểu biết mới, thành ra phong phú tới đâu cũng có một tiêu điểm để hướng tới, rồi có thể làm cho thêm phong phú, như thế là có tiêu điểm để y cứ, để khỏi vật vờ và nhờ đó trở nên mạnh mẽ. Đó là mục tiêu tối hậu của giáo dục.
Nói khác đi khi dạy Nho theo Linh Tự hay Linh Ngữ là người dạy đã làm tôn hẳn giá trị của chữ Nho lẫn giá trị người dạy, ngược lại dạy khi dạy theo lối Sinh Tự Sinh Ngữ chỉ là việc của nhà chuyên môn, hiện nay không mấy cần thiết.
Xin ghi nhớ rằng lối dạy này là đi từ tổng quát tới phân tích là lối được nền giáo dục mới đang khám phá ( Méthode globale idéovisuelle của Decroly ), bắt đầu dạy thuộc lòng câu sách, rồi sau đến nhận mặt chữ, ít năm sau đến ngữ luật, rồi ít năm sau lại đến ý tứ sâu xa. Đó là lối đi từ tổng quát thị giác đến ý nghĩa: rất hợp tâm lý vậy.
                        3- Cái lợi của việc học Nho và học thuộc lòng

Mặt khác đem Nho giáo mà dạy cho các em là đặt các em vào trong thế giới ngôn ngữ của tiềm thức ( substract linguistique inconscient ) với những danh từ không bị quy định để quyện theo sức mạnh của cảm xúc, rất dễ giúp đi vào vùng tiềm thức nghĩa là có được những trực giác giàu nội dung tâm tình sâu xa. Cần nhất là học thuộc lòng, rồi thứ đến là nhận mặt chữ và biết nghĩa đen mỗi câu và chỉ cần có thế. Đề nghị này nghe như chướng tai, nhưng nghĩ thế là tại óc duy trí hiện tại. Theo duy Trí thì chỉ có Lý trí mới có giá trị, nên giáo dục thường bị cám dỗ dạy trẻ như kiểu người lớn là tập suy luận. Đó là sự quá trớn của óc duy lý, chuyên tôn thờ óc suy luận mà hạ giá mọi năng khiếu khác, nhất là trí nhớ, coi sự thuộc lòng như là học tủ, không hiểu chi . . Đó cũng tại sự phản động lại lối học từ chương xưa đã quá quan trọng việc ký tụng thuộc lòng.
Đã nói tới phản động là nói tới quá trớn không còn nhận ra giá trị của trí nhớ, và coi học thuộc lòng là vô bổ, không biết tới 4 đợt suy luận của con người mà ta đã nêu trên.
Trẻ chưa mở mắt đã dạy suy luận ngay là sai lầm. Sự sai lầm đó đang được khoa phân tâm vạch trần, bằng tìm ra những ơn ích sâu xa của sự học thuộc lòng: lúc đã đọc đi đọc lại một số câu thì chú ý không phải là để ở giòng chữ với nghĩa nữa, nó rút dần vào nội tâm để gây tác động. Tác động đó càng mạnh khi bản văn đã học thuộc lòng lại là bản văn đã đúc kết tư tưởng vào trong những câu vắn tắt cô đọng, lúc đó những ý tưởng dễ thấm sâu vào tiềm thức và gây ảnh hưởng mạnh mẽ ngoài tầm sức của lý trí và ý muốn.
Đó là luật tâm lý học đã được các nhà phân tâm nhận ra và áp dụng vào việc tự kỷ ám thị “ des paroles répétées inconscienment ont une action. On peut admettre une sorte de concentration parfaitement machinale et inconsciente ”.
Sự học thuộc lòng được nhận ra có công hiệu giúp rất nhiều vào việc làm tăng trưởng sự chú ý kéo dài ( attention volontaire soutenue ), vì thế đó là trong những cột trụ của giáo dục. nên câu nói : “ lặp lại nhiều lần là linh hồn của sự dạy dỗ ”, có thể coi như châm ngôn của nhà giáo dục nhất ở đợt tiểu học ( la répétition est l’âme de l’enseignement: xem Suggestion et Autosuggestion của Charles Baudoin, édition Delachaux, trang 126, 133, 144 )
Có đọc nhiều Phân Tâm ta mới hiểu Đông Tây, Kim Cổ đều coi trọng việc ký tụng, có tôn giáo còn làm thành những lời thần chú, những kinh cầu để nhật tụng là cốt cho tư tưởng được ngấm sâu vào tới tận tiềm thức. Trong cuốn “ Les fondements de la mystique tibétaine ông Govinda có viết : “ Dùng cách lắp đi lắp lại có nhịp nhàng để đóng sâu vào một tư tưởng, tạo dựng một ý nghĩ, thì hiệu năng sẽ quy kết lại như giọt nước nhỏ xuống không ngừng cho tới khi nó thấu nhập mọi cơ thể của hoạt động và trở thành một sự kiện cụ thể của lý trí hay cả xác thân, trang 189 ”.
Như thế là khoa Phân Tâm cũng như khoa Huyền Niệm đều công nhận sự học thuộc lòng là rất cần thiết.
Do đó ta biết tại sao lúc xưa nhiều người học chữ Nho rất lơ mơ, mà lại sống theo Nho được rất nhiều, là vì nhờ học Nho từ còn bé, học thuộc lòng, nên đàng sau mỗi câu nói là một nguồn sống tâm linh kết tinh do biết bao nhiêu cảm xúc và kinh nghiệm của người xưa như còn phảng phất đâu đây, như được bọc trong ánh bình minh của dân tộc lúc còn đang bập bẹ dưới ánh sương mai của quê nước.
Nay mỗi thế hệ cũng như được học những câu sách đó nên mỗi câu hầu như được học bằng bầu khí tươi vui thơ mộng của thời khai quốc, của dân tộc, nên mỗi câu có thể xem như hồng huyết cầu thêm sinh khí cho cơ thể tinh thần, đồng thời gây nên giữa tất cả những người đã học một số những phản đáp có điều kiện làm nên một thứ quê hương tinh thần với một thứ ngôn ngữ riêng của nó tuy rất âm u, nhưng chỉ cần nhắc lại một hai câu thì hầu như tất cả đều rung lên theo một tiết điệu ràng buộc mọi người dân trong nước “ mối tình giáo khoa thư ”. Những ai đã có dịp xuất ngoại trong khi gặp người đồng hương nhắc đến một hai điệu hát cung hò, vài ba câu sách đã cùng học ở tuổi niên thiếu là khơi lại cả một khối tình u linh bát ngát khiến cho cảm thấy được cơ sở tinh thần của nước và mối tình dân tộc trở thành mạnh mẽ lạ thường.
Cho nên chương trình lý tưởng của bậc tiểu học phải gồm mấy sách nòng cốt của dân tộc, và hầu như không nên thay đổi. Chính vì thế phải học thuộc lòng bản văn, chứ không học bản dịch ( thí dụ Kinh Thi ), vì bản dịch sẽ thay đổi theo mỗi thời, rất cần cho mọi thế hệ gặp nhau.
Phương chi ở tiểu học không cần thay đổi, vì đây mới học những điều căn bản, là mấy yếu tố hầu như không mấy đổi thay. Đàng khác đối với trẻ nhỏ thì cái chi cũng còn là mới mẻ không cần phải luôn luôn đổi mới, khác với chương trình đại học năng phải đổi để theo kịp các bước tiến bộ.

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


( Kim Định : Chung quanh vấn đề Quốc học )
A.- Đại cương
“ Nếu nhận chủ trương chữ Việt Nho thì bó buộc phải học chữ Nho, một việc có thể coi là phiền toái. Tuy nhiên, nếu xét bao trùm thì đấy là một sự may mắn, vì chữ Nho đáp ứng cho ba nhu yếu nền tảng của con người, mà ta có thể chỉ thị bằng ba tiếng: Thiên, Địa, Nhân.
I.- Thiên
Chỉ nhu yếu con người thích bay bổng để nhìn bao quát, thường biểu lộ qua óc tưởng tượng, sự ham thích những chuyện thần tiên, những gì mơ mộng, tự do phóng khoáng.
II.- Địa
Chỉ nhu yếu thiết thực, cần phải xác định, róc đường viền, biên giới minh bạch như đếm đo cân lường, thường biểu lộ bằng óc toán, óc khoa học thực nghiệm, óc pháp độ đâu ra đó.
III.- Nhân
Chỉ nhu yếu tổng hợp hay dàn hoà giữa hai nhu yếu trái ngược trên kia, và ta gọi là Tình Ý tương tham,trong đó “ Tương tham “ chính là nhu yếu tổng hợp này, và con người lý tưởng là con người tổng hợp đúng mức hai yếu tố trái ngược nhau như Tình và Lý, như hồn thơ với khoa học, như Thiên với Địa . . . Trong câu Tình Lý tương tham, thì Tình chỉ Thiên, Lý chỉ Địa, Tương Tham chỉ Người.
Đó là ba nhu yếu nền tảng của con người mà Tiên Nho đã hé nhìn thấy và nói lên trong câu : “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức ” , Người là cái đức của Thiên và Địa , hoặc nói khác đi cái nhu yếu căn bản của con người là hoà hợp cả hai nhu yếu trái ngược: vừa muốn vươn lên mây như thi sĩ lãng mãn, vừa muốn thăm dò đo đếm tường tận sự vật như nhà khoa học . . .
Trong các triết gia hiện đại có Whitehead đã nhìn thấy ba nhu yếu đó và ông gọi là : Romance, Précision, Généralisation, và đưa ra làm ba nhịp chính cho nền giáo dục mà ông đề nghị:
Romance
Có thể dịch cách rộng là lãng mãn tính, ưa mở rộng, đi với lối biết tổng quan, cần nhiều yếu tố mới lạ, mà chưa cần đi tới những tiềm năng của mỗi sự kiện. Ta có thể có thể gọi là giai đoạn “ Hưng ư Thi ” , hay là thời phát triển trí nhớ và óc tưởng tượng.
Précision
Là giai đoạn khởi đầu phân tích, xác định và cố biểu lộ bằng những công thức cách cặn kẽ kiểu khoa học, có thể ví với “ Lập ư Lễ ”.
Généralisation
Là giai đoạn kiểm điểm lại những tri thức thâu lượm ở giai đoạn I, cộng thêm những chi tiết đã phân tích ở giai đoạn II để khám phá ra mối liên hệ chung, những luật tắc ràng buộc các vật, các sự kiện lẻ tẻ. Đó là việc giai đoạn III.
Trở lên có thể coi là giai đoạn đi được với ba nấc : Tiểu và Trung, Đại học,với ba quan năng được chú ý đặc biệt để phát triển:
1.- Hợp với tuổi là trí nhớ và óc tưởng tượng ở Tiểu học.
2.- Lý trí suy luận phân tích ở Trung học.
3.-Và phát minh sáng chế ở Đại học.
Chỉ cần nhấn mạnh đây là những nét lớn với ba cõi nhập nhằng sồi sụt, nhất là với cá nhân đặc biệt vượt xa khỏi luật chung đó. Tuy nhiên đấy là luật chung có thể hướng dẫn chúng ta và cần phải dùng mọi phương thế để phát triển cả ba nhu yếu đó.
B.- Tam giác ngữ của Mỹ
( Anh, Pháp, La Tinh )
Trong các phương thế bén nhạy phải kể tới tiếng nói. Vì thế một nền quốc học hoàn bị ngoài việc theo ba nhịp của giáo dục, thì cũng nên có ba loại ngôn ngữ ám hợp với ba nhu yếu kia. Ông Whitehead đã đề nghị cho nước Mỹ một tam giác ngữ gồm: Anh, Pháp và La tinh.
Trong đó hai tiếng Anh Pháp biểu lộ tâm trạng đời mới, còn tiếng La tinh là để móc nối ngược lên đến nguốn gốc văn minh Điạ Trung hải:
“ In English , French And Latin, we posses a triangle, such that one pair of vertices English and French exhibits a pair of diverse expressions of two chief types of modern mentality, and the relation of these vertices to the third exhibit alternative posseses of derivation from Mediteranean cililisation of the past ( The aim of education , page 67 ) .
Tiếng Anh là Thông Ngữ đáp ứng nhu cầu tổng hợp hay là Nhân, Pháp là Sinh Ngữ biểu thị Thiên, La tinh Tử ngữ biểu thị Địa.
Ông cho rằng là tiếng thiết yếu phổ biến không thể dùng nó để khóc, còn cười thì chưa chắc: It can not laugh, it can hardly cry. Bấy giờ cần một tiếng chỉ Thiên, lẽ ra là tiếng Hy lạp chơi vai trò đó ( The languages of Heaven will be Chinese, Greek, French, German ). Vì ngôn ngữ đại diện cho Thiên phải biểu lộ được những nét phổ biến như Nho, Hy Lạp, Pháp, Đức . . . , như vậy lẽ ra phải học tiếng Hy Lạp, nhưng nếu học Hy Lạp thì hoá ra hai Tử ngữ.Vậy đã học La tinh thì phải bỏ Hy Lạp và thay vào bằng tiếng Pháp để có một Sinh Ngữ mới đủ sức làm cho Tam giác ngữ sống động. Nhìn xem tam giác ngữ trên, ta thấy sự nông cạn, vì bỏ mất tiếng Hy Lạp, còn sâu hơn tiếng La tinh nhiều. Thế nhưng hoàn cảnh không cho phép làm khác được.

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


I.- Chữ Nho
Về nước ta, thì không gặp khó khăn với hai Tử Ngữ trên đây, nên không gì ngăn cản chúng ta đưa chữ Nho vào chương trình để thoả mãn nhu yếu Thiên: tức là lòng ưa gì thâm sâu phổ biến, tức cũng là những đức tính Minh triết, và về điểm này không một ai dám tranh thủ với chữ Nho, ngay như ông Whitehead dù không biết đến chữ Nho cũng phải kể đến chữ Nho trước hết trong bảng các tiếng chỉ Thiên, sau đó mới đến Greek, French, German. . . ( Aim of education , page 68 ). Sở dĩ như vậy vì chữ Nho là thứ chữ tổng hợp hơn hết trên thế giới này nhờ lối viết tượng hình của nó, nên vượt xa các chữ Nêm của cổ Egypt, vì cũng còn có chữ Nho là duy nhất xứng danh là Linh Tự.
Bởi thế, với tam giác chữ: Nho, Việt, Anh ( hay Pháp ) nền quốc học của chúng ta sẽ đứng vào hạng nhất trên thế giới để khỏi nói nhất trong việc đáp ứng ba nhu yếu thâm sâu của con người. Chính vì thế ta mới hiểu được sức lôi cuốn kỳ lạ của chữ Nho trên cả những học giả Tây phương. Hễ ai đã học chữ Nho sâu đều công nhận sức thôi miên ma thuật của nó. Nếu có chữ nào trên thế giới so sánh được với chữ Nho phần nào chăng thì chỉ là chữ Tàu, nhưng Thông Tự của sự học lại khó quá và khả năng diễn tả những phân tích xác thiết lại kém quốc ngữ của ta. Vì thế mà phải đưa Nho làm gốc cho Thiên trong tam giác ngữ của nền quốc học ta, chỉ phiền là khó nhớ, nhưng nếu được học từ nhỏ, thì không thành vấn đề. Khó nhớ là đối với người lớn khi đã hết giai đoạn trí nhớ mà thôi. Còn Anh Văn thì cho Ðịa và Việt ngữ cho Nhân.
hiết và rất có ích cho công việc thành thân và nhất là thành nhân.

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


1.- Đại cương
“ Bây giờ mà còn nói đến việc học chữ Nho, có nhiều người cho là chuyện điên rồ, vì lối học tầm chương trích cú cùng với việc chú sở của Hán Nho đã làm cho nhiều người nhất là tân học có ý nghĩ Nho giáo được gắn liền với quê mùa và lạc hậu. Thứ đến ta nói đến đây là Nho giáo hay Nguyên Nho, khác với Hán Nho thứ mà đã làm cho nước ta bị chia lìa với gốc Tổ.
“ Nho giáo vốn gắn liền với văn hoá nước nhà, cho nên bỏ Nho là toàn bộ lâu đài văn hoá Việt Nam sẽ sụp đổ. Lúc đó có vun tưới Việt văn đến đâu cũng chỉ là trò chơi vụn. Thế nên không thể không nói tới mối liên hệ giữa Nho và Việt. Hãy khởi đầu ngay ở từ ngữ.
Chỉ cần phân tích sơ qua đã thấy được liền điều đó. Hầu như không mấy câu nói mà không có chữ Nho nằm trong, cho nên ngay ở văn chương, nếu không có Nho thì đã thiếu đi một phần rất quan trọng rồi. Ðó là phần ngữ căn, tức là phần sâu sắc nhất, nền tảng hơn hết. Ta có thể thấy điều đó trong việc đặt danh hiệu, là phần tối hệ trọng, mà phần lớn là chữ Nho. Nội việc đó đã chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa chữ Nho và nước ta. Lý do thâm sâu là vì mối liên hệ đó nằm mãi ở phần đạo lý, thì phải đào sâu tới đợt cơ cấu uyên nguyên, lúc ấy sẽ thấy Nho giáo với Ta là một, từ tên các địa danh, tới vật tổ, vật biểu không đâu thoát ra ngoài cơ cấu Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . .
Tên nước là Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ, toàn là đi đôi.
Vật tổ là Tiên Rồng cũng lại lưỡng nghi.
Vật biểu là điểu long, sông núi, Ðịa danh là Thăng Long, Hoành Sơn, Hà nội, Hà Nam, Cửu Long . . . đều biểu lỗ cơ cấu lưỡng diễn của Nho giáo .
Ðến nỗi có một số nguời cố tình chối bỏ Nho, rồi dùng vài ba yếu tố khác dựng nên một “ chủ thuyết Việt Nam ” thì chắc chắn là nông cạn, mà cũng không sao thoát khỏi được cơ cấu của Việt Nho.
Sở dĩ có chuyện mỉa mai như vậy là vì ngay từ ngày lập quốc tổ tiên ta đã nhận Nho giáo làm văn hoá của giống nòi.
Tôi ( triết gia Kim Ðịnh ) rất ghét hai chữ Khổng Mạnh dùng thay cho đạo Nho, ghép thế là gieo hoả mù vào nguồn gốc Nho giáo, có hại cho văn hoá nước nhà. Ngay việc Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo cũng đã là điều sai lầm rồi, vì không một yếu tố văn bản nào nơi Không Tử không tìm thấy nơi những người trước ( Creel 346 ) . Muốn nói thật chính xác, thì mấy hằng số của Nho giáo đều phát xuất từ Viêm Việt, chỉ xin kể hai thí dụ: một là Lễ Gia Tiên, hai là Lưỡng Nhất tính.
Lễ Gia Tiên là đợt phát triển cao độ nhất của nền Nhân chủ tính ( do đó có tự do, bình đẳng . . . ) thì phát xuất do tục thờ cúng Tổ tiên. Thế mà tục này đích thị của Viêm Việt.
Còn Lưỡng nhất tính trong văn hoá là nét quý nhất hiện nay ( vì cần thiết cho nền văn hoá nhân loại ) thì phát xuất từ Trống Quân. Mà Trống Quân cũng là ca Viêm Việt, cùng lắm là có chung với Tàu. Vì ta thấy các bà mẹ nhà Thương, nhà Chu đều sinh con theo lối “ dã hợp ” của Viêm Việt cả . Bà Hoa Lư cũng như bà Thái Khương có mang nhân khi đạp vào vết chân người to lớn, bà Giản Ðịch, tổ nhà Thương thì nhằm lúc nuốt trứng chim . . . Vậy thì, một là tục kia có bên Tàu ngay tự đầu, nếu thế là của chung, hai nữa là các bà đó đi theo chiều hướng Viêm Việt, thì đã chịu ảnh hưởng văn hoá phương Nam. Lối giải nghĩa này có lý hơn, vì về sau Hán tộc chống đối lối dã hợp . Ngược lại Viêm Việt thì cố duy trì, cho mãi đến nay nhiều nhóm còn giữ. Còn Hán tộc tuy chống đối ở gốc rễ của chất gia, nhưng phần tinh hoa của Văn gia thì vẫn bảo trì như Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . . đều phát xuất từ Lễ Hội Mùa Xuân.
Nẻo nào thì ta cũng thấy Nho giáo với văn hoá Việt Nam cùng có chung những nền móng căn để mà tôi gọi là Hằng số, là tố nguyên. Khác chăng là ở Nho giáo thì những hằng số đã được thăng hoa, được tế vi hoá và được tổ hợp thành hệ thống khác. Vì thế khi đã nghiên cứu đến tận nguồn ngọn thì sẽ nhận ra Nho giáo là báu vật trên hết của tiền nhân giối lại, muốn làm người Việt Nam trung thực, cách sâu xa, thì không thể bỏ Nho.
Hơn thế nữa, trong hiện tình văn hoá nhân loại, chưa có một nền văn hoá nào đạt được một cơ cấu vừa sâu xa vừa đầy đủ tính uyển chuyển linh động cho bằng đến nỗi tới nay vẫn đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thời đại . ”
( Kim Ðịnh: Tinh hoa ngũ điển : Vấn đề học Nho )
Như vậy học chữ Nho là để nối lại với nguồn gốc, với mạch sống của cha ông, lại nữa chữ Nho ( Nguyên Nho hay Việt Nho ) cũng có phần đóng góp không nhỏ của Tổ tiên Việt. Quan trọng hơn nữa, chữ Nho la một linh tự, linh ngữ, giúp ta đi vào cõi tâm linh, là miền mà nay cả nhân loại đang còn tìm cách đi vào để cho đời sống được quân bình.
Học Nho cũng có năm bảy đường . Nếu học Nho theo kiểu tầm chương trích cú thì sẽ không nhìn ra được cơ cấu, tức là phần tinh hoa nhất, vì đã để cho những chú sớ bác học trùm lấp mất cái nền tảng. Hoặc học Nho mà đọc các sách cổ điển như những sách ngày nay, nghĩa là chạy ruổi thì sẽ không thấy gì, vì các sách này đã đi vào giai đoạn minh giải rất rộng rất dài, đọc không cần suy, nên đọc nhiều mà hoá ít, và đọc xong là hết ngay không có hậu. Ngược lại kinh điển Nho giáo lại quan trọng nhất ở phần hậu, phần tác động chậm, thấm lần vào tiềm thức. Chứ như phần trình bày, lại rất đơn giản đến độ mộc mạc. Tuy nhiên không mấy ai ( nhất là trong thời đại hiện nay ) nhận ra được đó là thứ mộc mạc của uyên nguyên, phác thực, nên rất dễ gây ảnh hưởng sâu đậm, vì bao giờ cũng giàu chất sáng tạo. Và đó là lý do tại sao Kinh điển có một uy tín lâu dài được rất nhiều người tin theo như Kinh Thánh, nên nó vươn lên vòm trời văn hoá, oai nghi như mặt trời, lấn át mọi tia sáng của các vì sao khác.
Vì thế mỗi câu của nó có sức nặng ngàn cân, vượt xa bất cứ quyển sách nào đời nay, dầu có hay đến đâu cũng chỉ được chú ý một thời, giữa bao nhiêu sách khác. Ngược lại Kinh điển đã trải qua hơn hai ngàn năm được tôn thờ và tùng phục cách tôn kính, nên đã để lại ấn tích sâu đậm trong tiềm thức dân tộc. Chính vì thế mà Kinh điển vẫn phải được coi trọng hơn bất cứ sách nào khác. Sự coi trọng đó sẽ được thể hện bằng cách đưa vào chương trìng học từ thuở thơ ấu để được nó in sâu vào tiềm thức, cũng như được bao trùm bằng quầng sáng bình minh mát dịu, làm bằng hồn nhiên tươi đẹp của tuổi thơ ngây. Ðiều này sẽ được bù lại phần nào sự ồn ào tràn ngập sách vở ngày nay.
Sau đó là cần phải tiếp nối việc học theo cách Việt Nho, thì mới mong làm cho sự học Kinh điển trở nên ích lợi, và gây được hứng thú ngay cho tâm trạng thời đại.Vì vậy nếu ở bậc tiểu học chỉ cần học thuộc lòng thì đến bậc trung học lại phải giải nghĩa, theo chiều hướng Việt Nho, có thể quy ra ba yếu tố:
1.- Tìm về nguồn gốc Việt Nho khác với Hán Nho, để trích lọc tinh hoa .
2.- Rồi đối chiếu với trào lưu tư tưởng thế giới.
3.- Sau đó đi sâu vào cơ cấu, tức là phần uyên nguyên minh triết, triết lý để rút ra những kết luận hợp với cảm quan thời đại.
Yếu tố thứ nhất nhằm giúp chúng ta nhớ lại phần đóng góp Tổ tiên xa xưa của Việt tộc, và nhất là giúp nhận diện được bản chất Nho giáo. Tiền nhân ta thiếu phần này, nên ký tụng nhiều điều mâu thuẩn mà không hay biết, do đấy thiếu một ý thức rõ rệt, được luận giải minh nhiên về Nho, nên không đủ mạnh để đương đầu với sức tấn công của các tư trào nghoại lai, được minh – nhiên – hoá một cách có hệ thống.
Yếu tố thứ hai chính là bầu khí của thời đại này, một thời đại gặp gỡ, đối thoại giao thoa trên hết mọi lãnh vực, kể cả văn hoá mà có thể nói nhất là văn hoá . Sự đối chiếu vừa làm cho chúng ta nhận được cách sâu xa những giá trị cần phát huy, cũng như những nhược điểm lỗi thời cần phải bỏ, giúp sự học trở nên ích lợi cho đời sống.
Yếu tố thứ ba là nhận ra tính chất phổ quát của nền văn hoá nuớc nhà. Lúc ấy chúng ta sẽ nhận được một điều an ủi lạ lùng, là Việt Nho không những giúp ta làm con người muôn thuở “ vi nhân ”. Nói cách khác, Việt Nho chính là đạo làm người, thích hợp cho muôn nơi và muôn thuở .
Phần trích dưới đây là những tư tưởng chủ đạo của Tổ tiên Việt, để cho các em học ghi sâu vào lòng, đó là những mốc tư tưởng, tuy có nhiều câu các em chưa thể hiểu rõ được, nhưng sự học hỏi liên tiếp về sau sẽ ngày càng một sáng rõ hơn. Những câu chưa có thể giảng cho các em rõ được, thì chỉ nói khi các em học thêm sẽ hiểu lần.
Thiết tưởng ta cần nói thêm một ít nữa về chữ Nho để chúng ta xác tín rẳng học chữ Nho
là cần t

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


1.- Cấu tạo tượng ý
“ Ta cần biết chữ Nho có những đặc điểm nào mà trên thế giới này không đâu có cả ? Thưa là vỉ chữTượng ý.
Ví dụ: Chữ Nhân gồm bên trái chữ nhân đứng ( người ), bên phải chữ nhị có hai nét ngang, nét trên chỉ Trời, nét duới chỉ Ðất. (  =  +  )
Ý đầu tiên là con người là một nhân chủ được đứng ngang hàng cùng Trời Ðất trong công
việc sáng tạo ( thuyết Tam tài ), hai nữa chữ nhân viết ở bên trái, đó là đạc tính chuộng
bên trái của việt tộc ( tứ Di tả nhậm ). Ðó cũng là đặc điểm của Viêm Việt, thế mà nét đó
là nền tảng, nên Việt Hoa đều có một đất đứng chung rất quan trọng. Chính chữ tượng
ý đem lại cho văn minh Việt Hoa đức tính bền vững nhất trong nhân loại như sẽ bàn
dưới. Có được chữ tượng ý là nhờ tiếng độc âm.
Ðiểm này giúp cho chữ tượng ý đạt mọi cái hay của chữ là bất biếnkhách quan, gọn
và phổ biến. Ðó là những đức tính gắn liền với nhau, thiếu một là thiếu cả: Ví dụ, thiếu
bất biến thì rồi cũng thiếu phổ -biến -tính, mà thiếu phổ - biến - tính là một sự khiếm
khuyết trầm trọng về minh triết và triết lý.
Vậy mà các tiếng trên thế giới đều tượng thanh, mà thanh là yếu tố biến đổi rất nhiều cả trong thời gian ( cứ trong vòng ba bốn thế kỷ là biến đổi ) lẫn không gian : cùng là tiếng Anh, mà Mỷ nói khác giọng Anh. Sự biến đổi âm kéo theo biến đổi chữ viết, càng ngày giọng đọc càng xa chữ viết nên càng trở thành vô ích.
Ðang khi trẻ em Trung Hoa không mất thì giờ hơn để nhận mặt chữ, bắt phải đặt nặng việc ám tả, mất ba bốn năm mà viết chưa xuôi mà không được ơn ích khác như đọc các cổ thư. Và cứ thế ít thế kỷ phải đổi chữ viết để theo kịp đà biến đổi của âm thanh ( évolution phonétique ). Càng đổi nhiều càng thêm rắc rối rồi dễ lẫn lộn, nên càng phải thêm xác định bằng giống số, số của danh từ, ngôi vị của động từ . . . Những cái vô ích đó ông Margoulies kể ra như sau:
a.- Rậm lời hơn chữ Việt Hoa ba bốn lần, vì Việt Hoa không phải chú ý về cú pháp, nên chú tâm vào việc làm giàu từ, nên từ giàu gấp năm.
Thí dụ nói vác thì Pháp nói mang trên vai, còn gánh thí lại nói mang trên vai bằng một đoạn tre hai đầu có treo thúng.
b.- Cùng với lối ấn loát gọn, một quyển sách Tàu nhỏ hơn được 10 lần, nên một sách Tàu lớn thì bằng cả một tủ sách Tây.
c.- Sự đọc của người trí thức trung bình Tây phương ít hơn nhiều và nhất là xoay quanh toàn tác giả mới, bỏ mất quá nhiều những tácgiả sâu xa hơn . Ðiều trầm trọng hơn cả cho các tiếng kiểu Tây là nay không còn văn tự ( langue écrite ) nên còn gì liên kết với xưa nữ, thành ra sự tan rã càng đi mạnh. Ở Trung cổ có văn tự La tinh tuy không tượng ý, nhưng còn là chữ trừu tượng gửi cho mắt, nay La tinh mất thì không cón lối giải quyết ( xem Margoulies p . 254 ), về vấn đề thế giới ngữ gặp quá nhiều khó khăn. Nhưng sự bất lợi không chỉ có thế, mà còn trầm trọng hơn nhiều, đó là dẫn đến sự thất bại của triết học.
Theo ông Margoulies đó là do ngôn ngữ văn tự bị chi phối hay điều kiện hoá , nên mất hẳn phổ - biến – tính. Thí dụ cũng là từ tôi ( I )nhưng tiếng Mỹ phải mặc một hình thức nhất định, nếu là chủ từ thì I , nếu là túc tứ thi Me, nếu là số nhiều thì We, Us . . . , chữ nào cũng bị đặc thù hoá, nghĩa là mất tình chất bất dịch và phổ biến .
Trái lại chữ Nho vì là tượng ý, nên Tàu, Nhật, Việt đọc khác nhau mà hiểu như nhau y như đối với thế giiới viết số 5 ai cũng hiểu, mặc dầu có trăm ngàn lối đọc . Vậy tất cả chữ Nho là tượng ý cả, đang khi Tây Âu chỉ có được 10 con số là tượng ý, ngoại giả toàn là tượng thanh nên đều bị điều kiện hoá, và thế là vô tình dẫn đến việc suy tưởng hỏng, bởi suy tư chân thực thì phải đạt được cái gì phổ biến. Ðã có nhiều người nhận ra, đã cố công phát triển mạnh toán học, vì toán suy luận bằng những ký hiệu không bị tư riêng hóa, bao giờ 3 cũng là 3, nên sẽ giúp đạt phổ - biến – tính, là cái không thể tìm được trong ngôn ngữ, nhưng vì toán học không liên hệ được với cụ thể nên không giúp triết đạt được mục tiêu . . . Ngược lại vì chữ Nho tượng ý không hề có thay đổi do cú pháp hay âm thanh, nên đã trở thành thứ văn tự ( langue écrite ) với danh từ bất biến và cú pháp cực đơn giản, vì căn cứ trên ngữ vị và một số nhỏ hư tự để xác định cú pháp : tất cả đều bất biến nên cũng chở theo những nguyên lý phổ biến thực sự như âm dương, tam tài, ngũ hành . . . Chúng ta cần đào sâu thêm để tìm hiểu tại sao chữ tượng ý lại có khả năng như vậy ? Trong khi tìm chúng ta sẽ nhận thấy có hai tầng ý mà phải đặt tầng ý sâu mới bền vững, còn ý tầng ngoài như toán học cũng như dùng ký hiệu tượng ý, nhưng chỉ gây nên được sự đồng nhất toán học thuộc lý trí không đủ sức gây nên thống nhất tâm tình. Vì con người phức tạp, cần phải có ý sâu đầy tính chất phổ biến. Thế mà để nói cụ thể thì phổ- biến –tính chính là hợp hết với mọi người trong mọi không thời gian.
Ðể được như vậy phải là một thứ ý căn cứ trên con người toàn diện. Ðiều đó có nhiều nhất nơi Việt Nho Việt Nho, nền triết xây trên nhân chủ tính nên phụng sự con người, hết mọi người. Vì nó đã tạo được những thành tích mà không một nền văn hoá nào làm nổi, tức về văn hoá thì thống nhất chữ viết, về đàng xã hội thì là kinh tế bình sản, khai trí bình đẳng . . .
Ngoài ra còn nhiều cái lợi khác, trước hết là nó liên hệ với hoạ, nên viết cũng là vẽ, nhưng vì vẽ ý, nên lại liên hệ với thuyết giảng, tuy không đánh mạnh vào tai, nhưng lại dai dằng thuyếtt phục bằng nằm dài lại đó trên tường, trên cột, trên bình sứ . . .
Cũng như liên hệ với nhạc,vì là chữ đa thinh, nên bài thơ viết trên tranh cũng chơi vai trò như bản nhạc, một thứ tĩnh nhạc. Chính vì tính chất đa năng trên, nên chữ Nho toả ra một sức chinh phục huyền bí như có ma lực, ví nó tham dự vào cả hội hoạ, cả biện thuyết cả âm nhạc và nhất là triết lý, nên rất xứng là linh tự, linh ngữ, với nghĩa chư linh là phổ biến, là tác động với toàn thể các cơ năng. Ðiều này còn được biểu lộ ngay trong lối viết đặc biệt của chữ Nho bao gồm cả ngang dọc, tả hữu. Trong nhân loại chỉ có lối viết hàng ngang hầu hết từ tả qua hữu, hoặc tự hữu qua tả như Séurite. Riêng có Nho thì kiêm cả hai: từng chữ thì từ tả qua hữu, từng dòng thì từ hữu qua tả. Nếu nói Việt tộc có phần đóng góp nào vào đây thì rõ rệt là lối: “ Tả nhậm ” này.
Người Tàu cũng quý trọng bên Chiêu ( tả ) lắm, nhưng là thâu hoá về sau kiểu mái nhà cong, chứ còn ban đầu đời Thương, Chu, Tần đều thờ bên mục. Nhưng dầu vấn đề nguồn gốc có sao đi nữa, thì tả nhậm vẫn được kể là nét đặc thù của Viêm Việt. Và nếu viết tự hữu sang tả nếu không là con dấu của Lạc Việt thí ít nhất cũng là con dấu của của Liên bang Việt Nho. Vì thế, nói Nho là của riêng Tàu đúng có ngoài mặt, còn sai bề trong, mà cái trong lại mạnh kiểu ngấm ngầm, nên gây ảnh hưởng vào lối viết từng chữ không còn hẳn là hàng ngang và từ tả qua hữu, nhưng toàn diện ( en surface ) theo lối nhận xét của ông margoulies. Và như thế nói lên rõ rệt phần đóng góp của Viêm Việt vào sự thành lập chữ Nho.” ( Nguồn gốc văn hoá Việt Nam : Kim Ðịnh )
2.- Khả năng diễn tả và Tính chất hài hước
( Cảm nghĩ về chữ Nho của Bá tước Keyserling )
“ Chữ tượng ý đẹp tạo cho người học óc thẩm mỹ, dù người đó không để ý đến , vì người viết chữ xấu bị xem như ít học. Thứ đến cần phân biệt những nét chấm nét phẩy nhỏ tí luyện cho mắt cái nhìn được sâu sắc. Hậu quả của lối chữ tượng ý này là luyện tập cho người Tàu có được cảm quan về hình thái cực kỳ phát triển, khiến họ không thể sản xuất cái gì xấu. Tôi còn thán phục trình độ trí thức của họ. Vì với chữ Nho người ta chỉ nói bằng biểu tượng, nên không thể đọc mà không suy nghĩ, nhờ đó họ có tài điều hợp.
Thứ đến là chữ tượng ý nói lên được nhiều tư tưởng hơn hẳn chữ tượng thanh. Chỉ có những người không hề nghĩ ra được một tư tưởng thâm sâu mới cả gan cho rằng có thể nói ra hết những điều mình nghĩ. Vì đó là một phép lạ không một ngôn ngữ nào có thể làm được hết, bởi mỗi ngôn ngữ hơn thế nữa mỗi thời đại đều có những giới hạn của mình mà không một thiên tài nào vượt qua nổi, cũng không mong gì sáng tạo được một ngôn ngữ có khả năng đó, vì hướng tiến hoá là đi tới minh – nhiên –hoá tức là đi đến sự nghèo –nàn –hoá ngôn ngữ.
Tiếng Pháp không thể nói lên được nhiều bằng tiếng Ðức, tiếng Anh hiện nay nói lên được ít hơn tiếng Anh thời đại Elisabeth. Ðây là mới xét về những cái có thể giải nghĩa, huống hồ những cái vượt mọi khả năng bày tỏ, nhưng lại rất thật, như những thực thể thuộc siêu hình, tôn giáo. Những cái đó không thể bày tỏ trong ngôn ngữ ta, nhưng có thể với chữ Nho: chỉ cần đặt biểu tượng này bên biểu tượng kia là chúng bao trùm và định tính được cái vô biên, y như một góc mở định tính được không gian vô tế vậy.
Người có học xem những chữ ấy biết được ngay người ta định nói gì, mà nếu chưa biết trước, thì sẽ được học biết nhiều hơn so với sự giải nghĩa dài giòng. Thí dụ Toàn thể Nho giáo có thể biểu thị trong 3 chữ: Chí Trung Hoà.
Chí biểu thị sự tập trung
Trung biểu thị trung điểm ( nội ).
Hoà nói lên sự hoà hợp với bên ngoài ( ngoại )
Chỉ ba chữ đó không những nói lên hết những gì đã viết trong Tứ Thư, mà còn cả những điều hàm ngụ trong đó, mà chính ngay Khổng Tử cũng không biết.
À ! Nếu mà tôi viết được chữ Nho, tôi sẽ vui lòng hy sinh mọi lối phát biểu khác . Vì khi mọi lời nói đã vắng lặng rồi thì những tâm hồn tĩnh mịch vẫn nhìn được chân lý trước mắt qua chữ Nho. Ðành rằng đó không phải là lối phát biểu khách quan, mà chì là gợi ý, nên người đọc phải có cảm tình y như đối với lối nói bóng gió, vì thế có những bất tiện trong nhiều trường hợp cần xác định chẳng hạn về áp phe, về khoa học hay cả triết học nữa.
Về phương diện này những thi sĩ hay văn hào muốn nói kiểu gợi ý thua xa những tác giả ưa nói kiểu minh nhiên: chẳng hạn như Mallarmé kém Beaudelaire. Thế nhưng đem lời trách móc bóng gió kiểu đàn bà và Mallarmé mà gán cho chữ Nho là lầm,vì nó là phương tiện biểu lộ khác hẳn với ngôn ngữ và văn tự của ta nên so với những công thức toán thì hơn, và phải là người ngây thơ lắm mới dám chê toán không thể định nghiã được thực thể mà nó chỉ nói lên luật tắc, vì thực ra nó bao hàm nhiều hơn cũng như xác thực hơn bất cứ ngôn ngữ nào. Vậy mà đó cũng là tính chất của chữ Nho, nên về phương diện chữ Nho không kém mà còn hơn hẳn chữ Tây, chính vì nó giống toán học ở khả năng biểu lộ trực tiếp những liên hệ mà không một ngôn ngữ nào đạt nổi. Vì thế mà mọi tư tưởng của hiền triết đều có vẻ nghịch lý. Cái đó là điều dĩ nhiên, vì bất cừ chân lý nào cũng bắt buộc phải mang vẻ nghịch lý đối với người không biết, nhất là những chân lý sâu xa thì chỉ nổi bật lên được khi đặt bên cạnh một nghịch điểm. Nhưng tính chất nghịch lý trong Nho giáo đặc biệt ở chỗ mang sắc thái hí hước; tôi chưa thấy châm ngôn nào của Nho mà không làm tôi cười thoả thích khi trong mình mạnh khỏe, nếu phải tìm ra nguyên uỷ của sự việc thì vì tôi đã tìm thấy trong những châm ngôn đó hương vị của cuộc sống mạnh mẽ hoà hợp với vũ trụ. Hí hước là một cái gì rất sâu xa. Và chỉ có những người có thiện tâm thanh thản, có khả năng cảm nghiệm sâu xa đến độ có thể biểu lộ ra một sự đối nghịch, mới có được hí hước. L‘humuor est chose profonde: a de l’humuor celui qui sait exprimer un con traste profondément senti du point de vue d‘un esprit bienveillant et serein . ( 1 )
( 1 ) : Câu này vì tác giả nói một cách ngoắt nghéo nên có phần khó hiểu, và nay căn tính của hí hước cũng còn có nhiều người chưa biết, như đã được chứng tỏ trong việc phiên âm chữ l’humuor của Anh thành u mặc. Tiếng Pháp thì mượn luôn cả mà không dám dịch, vì không tìm ra từ nào ám hợp mà nói lên tính chất của hí hước .
Có hí hước khi nào nhìn thấy sự trái ngược trong một sự vụ nhưng lại đủ lòng khoan hoà để chấp nhận sự vụ, mà còn biểu lộ được sự trái khoáy cách khoan hoà, nghĩa là không làm thiệt đến ai “ Thiện hí hước hề.Bất vi ngược hề .” là vậy. Nói không để châm chọc ai như kiểu châm biếm, mà chỉ để chơi ( hí ) và cười đùa ( hước ). Vậy cũng có thể dịch là hài hước. Như vậy ta thấy muốn hí hước phải cần đến hai đức tính là lòng khoan hoà và sự hiểu sâu. Có thể nói cả hai là một, vì khi hiểu thục sâu thì nhận ra chõ hội thông của những câu trái ngược, nên chấp nhận cách an nhiên. Bá tước Keyserling nhận xét rằng Nho giáo sản xuất ra nhiều tay hí hước hơn hết các nền văn hoá , mà cao viễn đến độ có thể hí hước cách lạnh lùng kiểu như Bồ Tùng Linh ( Journal C.P. 59 ).
Tôi cho rằng nhận xét của keyserling rất đúng và thêm rằng sở dĩ được như vậy là vì Nho giáo đã tạo đủ điều kiện thuận lợi: trước hết đối nghịch thì không đâu phổ quát bằng âm dương, còn về sâu xa để có thể cùng chấp nhận thì cũng không thể hơn nguyên lý “ âm trung hữu dương căn ”, tài năng cá nhân thì đâu cũng có, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho hí hước nẩy nở trọn vẹn thì quả không đâu bằng Nho vậy . . . . ( Kim Ðịnh: Tinh hoa ngũ điển )
3.- Nho giáo gắn liền với đời sống dân tộc Việt
( Lối chân minh triết: Tinh hoa ngũ điển. Kim Ðịnh )
Bà mẹ Việt Nam quả là hình bóng của nền Minh triết Lạc Việt; người không đi trên những đại lộ huy hoàng xán lạn, nhưng âm thầm lặng lẽ hoặc bước trên những lối mòn, những ngỏ ngách quê hương tầm thường, xem ra chẳng mấy quan trọng. Cũng như thế nền minh triết Việt Nho luôn đặt trên các nẻo đường mòn của dân tộc, thoạt xem tưởng không có gỉ sâu sắc, có cũng được mà không cũng chẳng sao.
Vì thế từ lúc tiếp xúc với nền văn minh xán lạn Thái Tây, nhiều người Á Ðông đã giả từ những nẻo đường xưa cũ để tiến bước theo lối ngoại nhân. Nhưng rồi từ đó hết theo bên này lại ngả sang bên kia với muôn vàn đổ vỡ, khiến phải dần dần hồi tâm mà nhìn lại . . .
Ðể rồi mới nhận ra những cái tầm thường bấy lâu không hẳn chỉ có thế, mà còn tiềm tàng một cái gì phi thường. Và lại nhận ra không nơi đâu có được cái lối bình thường của chúng ta, theo lời nhận xét của Bá tước Keyserling thì không một nơi nào trên thế giới lại có sự lạ lùng này: nền minh triết ý thức lại lấy ngay đời sống bình thường của dân gian làm mẫu mực. Không nơi nào lối sống thông thường theo bản năng lại trở thành tiêu biểu hoà hợp cho một nền tư tưởng phong phú. Và cũng không nơi nào đời sống lại được tổ chức threo đạo lý cao và sâu hơn, đến nỗi ánh đạo soi thấu những hiện tượng mà bình thường ta không thấy có liên hệ chi cả ( Journal II .87 ).Tại sao lại có việc kỳ lạ đó ?
Ðể trả lời chúng ta thử xét xem ít nhiều sự kiện:
a.- Sự Thờ cúng Tổ tiên
Ðây là một cổ tục của dân gian nên đâu đâu cũng có, kể cả các xã hội La Hi. Tục đó thường mang ý nghĩa bái vật: cúng giỗ ông bà để con cháu được giúp đỡ, làm ăn phát đạt . . .
Một niềm tin như thế bao hàm nhiều điều kiện: như tin sau khi chết linh hồn con người vẫn tồn tại, và có khả năng bảo vệ hay sửa phạt con cháu . . . Ðó chỉ là những niềm tin thiếu tính chất khách quan, vì thế đã bị trí thức khước từ.
Trái lại Việt Nho lại dựa vào đó để biến thành Lễ Gia Tiên, với nhiều ý nghĩa như luân lý tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, hoặc với ý nghĩa tâm linh, trở lại hội thông với mọi Tổ, tức với bản tính đồng nhiên của con người. ( Xem Căn Bản, chương II )
b.- Lễ Hội mùa Xuân
Trong Lễ hội nàu trai gái họp nhau chia ra hai phe nam nữ cùng nhau hát đối, rồi những cặp nào thuận nhau thì hợp thân ngay trong rừng hoặc trên mặt ruộng, nên cũng gọi là “ Dã hợp ”, người Hán gọi là Bôn, thường thêm tiếng Dâm vào thanh Dâm Bôn, để tỏ ý chê trách . . Nhưng trong tâm trạng của dân gian thì Dã Hợp chính là lễ cầu cho được mùa màng, mà năm nào bỏ thì thất mùa. Ðó là niềm tin thuộc tôn giáo phong nhiêu của khối dân Viêm Việt, nó phảng phất tính chất bái vật vu nghiễn nên rất dễ bị trí thức coi khinh. Thế nhưng Việt Nho lại biến việc đó thành tác phong giúp trời đất trong việc nuôi dưỡng dân: “ Tán thiên địa chi hoá dục ”. Và cũng từ những mầm mống song đôi: như hai bè Nam Nữ, trước Sông và Núi, giữa Ðất Trời . . . , mà thiết lập nên triết lý có lưỡng nghi tính cực kỳ phong phú, với vô số cặp đôi đủ mọi phương diện:
Siêu hình như Âm Dương.
Tôn giáo như tế Trời tế Ðất ( Nam giao ).
Chính trị như Vua tôi, cha con làng nước ( Xuân tế Ðế, Thu tế Thường )
Luân lý như: Nhân, nghĩa, cương nhu, tình lý . . .
Tóm lại, trên nền tảng hát đối của thôn dân, Việt Nho đã kiến tạo nên nét lưỡng nhất tính phổ quát, mà chúng ta không thể nào gặp được ở nơi khác. Vì vậy, ngày nay triết học các nơi chỉ có một chiều, thì ở đây lại lưỡng hành với ba chiều kích.
c.- Sau Âm Dương thì đến Tam Tài
Ban đầu cũng chỉ là một niềm tin của dân Viêm Việt, nói lên niềm tin con người đồng nhất thể với thiên địa.Ðó là niềm tin có tính cách đồng cốt đi với cái nồi ba biên, với những lời lên đồng kiểu
“ Phụ đồng phụ chổi, thổi lổi mà lên, ba bề bốn bên, sôi lên cho chóng ”
Thế nhưng đã được văn gia tiếp và rút ra từ đó thuyết nhân chủ: con người là một vua trong Tam Tài: nếu Thiên là hoàng, Ðịa là hoàng thì Nhân cũng là hoàng. Rồi từ nhân chủ đi tới nền dân chủ cách cụ thể, được biểu lộ bằng “ phần điền “, cũng như được hưởng mọi “ tự do “ trong biên cương của đời sống công thể: nói vắn tắt là “ được ăn được nói “, tức là hai thứ quyền mà dân gian thuộc các nền văn hoá khác xưa kia không được hưởng.
d.- Ngũ hành
Ngũ hành cũng là một niềm tin có tính chất tai dị, đã đẻ ra những thuyết âm dương, ngũ hành phong thuỷ . . . , nhưng rồi cũng được văn gia dựa vào đó để tạo thành thuyết tiến hoá “ nhân giả ngũ hành chi đoan dã ”, đem lại cho triết lý nét động đích rất đặc trưng không nơi nào cá cả, vì theo đó con người phải đóng góp phần quan trọng vào mọi việc để đẩy đến chỗ chí cực, nên gọi là “ ngũ hoàng cực ”. Ngũ chỉ cái gì toàn thể, tức là muôn việc đều quy vào một mối làm nên một mối cơ thể, cũng gọi là “ thiên địa chi tâm ”. Còn hoàng là vua, tức không lệ thuộc bên ngoài nữa nhưng tìm tiêu chuẩn hay sự trọn hảo ngay nơi lòng mình, khi được như vậy thì gọi là đến “ chỗ chí cực ” . Nên có thể nói “ người không làm nữa, mà là tế tự ”, ( il ne s’agit pas, il officie ) .
Cũng là ngũ hành, âm dương nhưng nếu ở đợt bái vật thì con người sẽ làm một số điệu bộ cử chỉ tôn giáo như khấn vái lâm râm, hương nhang nghi ngút, trái lại nơi người đạt tâm thì là làm mọi việc tới chỗ chí cực “ Quân tử vô sở bất dụng kỳ cực ” tức phải đưa vào việc cả Tình, ý, chí. Việc nào cũng làm đến chỗ chí cực, thế gọi là “ ngũ hoàng cực ”, tức đừng tìm cao cả bên ngoài con người, nhưng ngay trong con người, ngay trong những việc bổn phận hàng ngày. Ðó là đường đi tự ngũ hành đến ngũ hoàng cực .
e.-Lễ
Ai cũng biết Lễ là nét đặc trưng trùm lên Nho giáo. Vì Lễ bao gồm cả chính trị, kinh tế,cả vũ trụ quan, nhân sinh quan . . . Thế mà xét tới nguyên uỷ thì chỉ là tục lệ của dân gian, nên Lễ chỉ là Lệ được thăng hoa. Mà Lễ quan trọng nhất của dân gian là chia cho đều mọi cái mà trong đó tài sản là nền tảng. Vậy Lễ cũng chính là biết quân phân tài sản, quân phân tự do, kinh nể . . . nhưng làm cách trang trọng để văn sức những mối giao liên của con người. Lâu ngày người ta quên nội dung ban đầu của nó, để rồi phát triển quá mức phần nghi thức có lợi cho nhà vua, cho người trên, đâm ra lưu trễ sính lễ, tức là cái bệnh rút ruột trát ra ngoài.
g.- Thiên siêu ngôi
Ðây là một chuyển hoá khác, tế vi hơn, nên khó nhận ra, đó là Thượng đế nhân hình lên đến Thiên siêu ngôi, để cuối cùng chỉ còn là lý phổ biến, cũng gọi là Thiên lý: “ Thiên lý tại nhân tâm ”. Ngoài ra còn có một số chuyển hoá khác nữa, nhưng ít quan trọng hơn.
Trở lên là một số chứng tích nói lên sự liên tục từ thôn dân , cũng gọi là chất gia, hay nói chung là từ bái vật đi lên tâm linh, là lối đi vừa tiến bộ mà đồng thời vẫn hợp với “ Trời ”, tức vẫn bảo trì được nền thống nhất giữa dân gian và kẻ sĩ. Hai đàng chỉ khác nhau về bình diện tâm thức, nhưng vấn đề thì vẫn là một, và đó là đường đi của Việt Nho: không đi trên những đại lộ huy hoàng mà trong những nẻo đường mòn.
Bây giờ ta thử rút ra vài nhận xét, mà điều trước tiên là: Thoạt mới nhìn người ta tưởng là chẳng có chi cao cả, mà chỉ là những gì sà sà mặt đất. Phải nói ngay rằng nhận xét đó đúng, nhưng đấy mới chỉ là phần của chất gia, có thể bao gồm cả bái vật, cả những kinh nghiệm thông thưởng gọi là thường nghiệm, và đó là chỗ sách Trung Dung nói: “ Quân tử chi đạo phí nhi ẩn; phu phụ chi ngu khả dĩ tri yên ” Nhưng không chỉ có thế, mà còn có hình nhi thượng của văn gia, và lúc đó thì dù thánh nhân cũng không thể biết hết . Thí dụ: Lễ hội trống quân thì với dân gian chỉ là việc “ vợ chồng”, nhưng với văn gia lại là “ Thiên Ðịa nam giao ”. Cả hai cùng một đường đi, nên nói: “ Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ ”, cực kỳ chí giả, sát hồ thiên địa ”.Chính vì thế mà nét đặc trưng của Nho là: Có mà như không . Thoạt trông như không có triết, nhưng nhìn kỹ thì lại thấy không những có triết, mà còn là nền triết sâu rộng nhất, ích lợi nhất trên đời, đến nỗi trở thành nền minh triết .
4.- Vấn đề nguồn gốc và Việt Nho
a.- Tình trạng vấn đề
Đọc bản kê khai những đức tính trên nhiều độc giả chắc sẽ thắc mắc rằng đó là những nét đặc thù nhưng là chung cho cả Tàu, chứ không riêng gì Việt Nam. Có thể thưa rằng đúng thế, về đàng hiện hữu, tuy nhiên về đàng cường độ vẫn có chỗ khác, nó ở tại một hơn một kém. Sự hơn kém có thể xác định một phần khi biết được bên nào nắm phần hơn thì phải kể là chủ chính, còn bên kém thì là tham dự.
b.- Nước nào là tác giả của Kinh Điển
Vậy làm thế nào để xác định phần hơn hay kém đó. Ta đã biêết net đặc trưng lớn nhất là Dân gian làm tác giả Kinh Điển, vậy thì trước hết tìm xem nước nào Tàu hay Việt gần với tảc già Kinh Điển hơn ? Nói khác nườc nào đại diện Dân gin, còn nươớ nào đại diện xâm lăng hoặc vương quyền nhiều hơn ? Câu thưa sẽ hiện ra là nươớ đại diện dân gian nắm được nhiều hơn và chúng ta sẽ thấy đó là nước Việt Nam. Nước Tàu đại diện nhiều hơn cho các vương triều , kẻ kế vị của các đợt xâm lăng, vì thế cũng đại biểu nhiều hơn cho phía nhà cai trị. Ngược lại Việt Nam đại diêệ cho dân thổ trước, cho nền văn hoá nông nghiệp và luôn luôn bị lùi bước trước nạn xâm lăng và sự lùi bưc đó không chi là khác hơn là « cuộc Nam tiến « . Nhu vậy có nghĩa là nước ta đại diện cho dân gian nhiều hơn. Tàu chỉ là nước đến sau học lại của ta và được chuyển hóa theo Nho một phần, còn kém ta một phần và phần kém đó gọi là Hán học.
c.- Chủ quyền Văn hoá thuộc Việt Nam
Thí dụ tinh thần Dân chủ được biểu lộ trong việc cai trị xã thôn, thì ta thấy xã thôn Việt Nam giàu tính chất Dân chủ hơn xã thôn Tàu, ở tàu xã trưởng thuộc một Dòng tộc, còn Việt Nam thì không vậy, có nghĩa là Dân chủ hơn.
d.- Địa vị người Đàn bà Việt cao hơn
Thí dụ thứ hai là người Đàn bà Tàu ít Tự do hơn đàn bà Việt, vậy có nghĩa là Việt Nam làm chủ Văn hoá.Vì Văn hóa Á Đông có tính chất Nông nghiệp mà dấu hiệu là vai trò quan trọng của Phụ Nữ được kể như sáng nghĩ ra việc gieo trồng đầu tiên ( Xem bài khi Văn minh Cồng gặp Văn minh Lệnh trong Việt Lý ).Vậy trong nước nào Phụ Nữ nắm vai trò quan trọng thì là dấu đã khởi sáng Văn Hóa. Thế mà ai xem Huyền sử của Tàu và Ta cũng nhận ngay ra vai trò Phụ Nữ bên ta trổi vượt hơn qua các cặp Ngưu Lang Chức Nữ, Âu Cơ Lạc Long quân, Mỵ Nương Sơn Tinh, Mỵ Châu Trọng Thủy. . .
Còn nhiếu thí dụ khác ( xin xem quyển Triết lý cái Đình ), nhưng chỉ bấy nhiêu đã tạm đủ để nói lên giữa Văn Hóa Việt và Tàu có khác biệt nhiều đến độ có sự chống đối thường xuyên và kéo dài bao ngàn năm. Đó là điều được hầu hết các học giả công nhận.
5.- Chủ trương của phái Cựu và Tân
Sự dị biệt đó có lúc hiện lên rõ rệt, có lúc ẩn khúc cách tế vi và chỉ có thể nhận ra được sau khi giải đáp khó khăn về nguồn gốc. Vì thế đó sẽ là điều chúng ta phải đề cập bây giờ. Cần nói ngay rằng đây là vấn đề làm bận tâm các nhá tân học hơn là các Cụ xưa. Các Cụ xưa vẫn chống đối Tàu, vẫn cố duy trì nhiều nét đặc trưng nhưng hầu quan tâm đến vấn đề do lai của sự dị biệt. Vấn đề này chỉ được đặt ra do phái Tân học đan khát vọng độc lập trước là trong phương diện chính trị, sau là trong mọi phương diện khác, nhất là Văn hóa.
a.- Chủ trương một nền Văn hóa độc lập lâu dài của phái Tân
Và hầu hết cho rằng Việt Nam đã có một nền Văn hóa độc lập lâu dài, mà dấu vết còn ghi lại trong các đợt Văn minh Đông Sơn, Hòa Bình. . ., các ngôi mộ cổ ở Lạch Trường từ Indonê, Mã Lai Á hay là Chàm. Đấy là một chủ trương mới nhằm đem lại cho Văn hóa nước nhà một nền độc lập hòan toàn không có liên hệ chi tới người Bắc phương ( Hoa Hán, Mông Cổ . . . ).
b.- Chủ trương Ta với Tàu cùng một gốc của phái Cựu
Lối giải đáp đó được hầu hết giới trí thức ủng hộ, để chống đối với niềm tin các Cụ xưa cho Ta với Tàu cùng một gốc. Tôi gọi đó là niềm tin vì dựa hầu hết trọn vẹn trên sử sách người Tàu, chưa biết phê phán cách khoa học. Và không giải đáp thỏa đáng được nhiều khó khăn, thí dụ nếu do Tàu tại sao lại chống Tàu, chống từ đợt cơ cấu chứ không phải có trên bình diện chính trị.
Vì những lý do đó hầu hết những người Tân học theo chủ trương hàng Ngang đã bàn ở trên , và ta có thể gọi là chủ trương mới ngược với chủ trương cũ của các Cụ.
c.- Chủ trương của Việt Nho
Đấy là hai chủ trương quen thuộc cho tới nay, nhưng cả hai đều vấp phải những khó khăn không thể vượt qua được, nên chúng tôi phải đưa ra chủ trương thứ ba gọi là Việt Nho.
d.- Những khó khăn hai phái Tân, Cựu chưa giải đáp ổn thỏa
Trước hết chúng ta hãy phê phán lập trường của hai chủ trương Tân và Cựu.
Phái Tân hay nhấn mạnh đến ảnh hưởng Chàm nhất là giai đoạn tạo lập nền Quốc học nước ta xảy ra xung quanh thế kỷ 14 – 15. . . với Lê Thánh Tông làm then chốt. Có người cho rằng đó là thời mà thái độ Tổ tiên ta đối với Tàu còn e dè, còn đối với Chiêm Thành thì lao mình vào sự say mê chiêm ngưỡng, tôn kính, ngưỡng mộ. Ta có thể nhận xét đó là nhữngcâu quả quyết thiếu nền móng , vì khi nói đến ảnh hưởng Chàm tên Văn hóa Việt thì hầu hết chỉ đưa ra được dăm mười danh từ, vài bà truyện tích, mấy điệu ca, múa, dăm ba câu hò, một hai kiểu tạc tượng . . . , tức là vừa ít và nhất là loại trang trí bên ngoài, không có gì gọi được đi sâu vào long trí. Lòng trí thì các thi ca tỏ vẻ coi khinh, gọi vua người ta là “ thằng “, về vụ gà Huyền Trân công chúa cho vua Chàm thì : “ Tiếc cho cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo “ .
Đến khi Huyền Trân thoát nạn về nhà thì nói : “ Châu đi thì châu lại về. Ngơ ngẩn trông nhau mâấ đứa Hời” .Tuyệt nhiên chẳng có gì kính trọng cả . Ta hãy nghe một câu của Chúa trùm Văn hóa đời Lê là Nguyễn Trãi, ông viết: “ Phàm người trong nước không được học theo tiếng nói cùng phục sức các nước Ngô, Chiêm, Lào, Tiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước (Ức trai địa dư chí ). Câu trên coi thường 5 nước thì mạn Nam đã chiếm hết 4, còn mạn Bắc có một mình nước Ngô. Trong thực tế , Ngô chỉ là một tỉnh trong 18 tỉnh Trung Hoa, nhưng người mình hay đồng hoá Ngô với Tàu, có lẽ bắt đầu từ thời Chiến Quốc, Câu Tiễn vua nước Việt Chiết giang, nên khi di cư sang Việt Nam thì đem theo thói quen coi Ngô là nước Tàu. Tôi chưa nghiên cứu tỉ mỉ để lên sổ kỹ những yếu tố nào trong Văn hóa của ta là do ảnh hưởng Chàm, nhưng cảm tưởng tự nhiên là ảnh hưởng đó rất bì phu yếu ớt. Có người kể đến địa vị cao trọng của người đàn bà là do ảnh hưởng của Chàm thì là điều có thể giải nghĩa theo Việt Nho còn đúng hơn. Bởi người đàn bà Chàm nằm trong ảnh hưởng của tục thiêu sống người góa phụ, vì bị coi là của chồng. Vậy đâu có thể ví được với con cháu của bà Âu Cơ, Mỵ Châu. . . Có người nại đến thói quen của người Việt khi nói tục toàn lôi bộ phận sinh dục với các phó sản nhất là của đàn bà vãi ra lung tung. Nhưng nếu gỉa nghĩa thói quen đó theo tâm lý với mặc cảm sính trưng bày bằng ngôn từ ( exhitionisme verbal ) phát xuất do các tục lệ chơi Xuân, hát trống Quân do Thanh giáo Bắc phương thì hay hơn nhiều ( Xem bài Kinh Thi trong Việt Lý ). Tóm lại ảnh hưởng chàm chỉ hời hợt bên ngoài không đi sâu vào cơ cấu đến nơi nếu chỉ căn cứ trên mấy ngôi mộ cổ với ít đồ cựu tân thạch thì tất cả văn chương nước ta đều tiếu nền móng. nếu quả thật ảnh hưởng Chàm có bề thế thì chẳng để chon ho giáo chiếm địa vị độc tôn suốt trong những thế kỷ vừa qua, khởi đầu ngay từ đời Lê, một đời có tiếng là chống đốiTrung hoa, ấy thế ngay trong thời đó Nho đã chiếm địa vị chỉ huy rồi. Ai cũng biết Lê Thánh Tôn là đỉnh cao chót vót nền văn hóa nước ta vào thế kỷ 15, thế nhưng trong 10 bài Chiêu hồn tỏ rõ sự lựa chọn khi nói về sư ni, và đạo sĩ Lê Thánh Tôn đều kết bằng câu hởi ôi! Và chỉ có đề cao Nho sĩ. Xem thế đủ biết ảnh hưởng Chàm không có bao trong thực tế, nó chỉ được phe tân học phóng đại ra để chống đỡ cho chủ trương “Độc lập “ mới của mình mà thôi.
Tôi gạch duới chữ Độc lập ví nó thường được đưa ra làm chiêu bài nhưng bên trong là cả một đường lối sửa soạn cho sự du nhập các ý hệ ngoại bang. Dù ý thức hay không, nhưng đường lối đó là thế này: Muốn cho các tư trào ngoại lại khỏi mang bộ mặt xa lạ của khách trú thì cần phải làm thế nào để ngôi nhà văn hoá Việt Nam chỉ toàn có khách mà không có chủ, nên đứa nào bảo tao ngoại lại thì nhiều thằng khac cũng ngoại lai. Muốn thế chỉ cần đề cao ảnh hưỏng Chàm, Inđô đến độ như nền tảng Văn hoá Việt Nam. Một khi đã được như vậy thì nhà Văn hoá Việt có chủ cũng như không, vì ai thấy chi đâu là nền ảnh hưởng Chàm.Chỉ còn phiền có Nho giáo, phải làm thế nào để có thể hạ bệ nó xuống. Dễ lắm chỉ cần nín thinh việc đã cầm trịch nền văn hóa nước này nhiều ngàn năm, nhưng lại nhấn mạnh rất nhiều đến việc học mướn viết nhờ, cố sao cho ngưòi Việt chán ghét thâm thù Nho giáo, y như chán ghét thâm thù với Tàu. Cái đó tương đối dễ khi chưa ai phân biệt được thế nào là Hán Nho với Nho nguyên thủy, thì chỉ việc lôi những nét của Hán Nho ra mà chửi bới, đem những hủ tục những lạc hậu xưa đặt trên những tiến bộ huy hoàng của tây Âu thì mười người như một đều đâm long oán giận Nho giáo. Nho giáo đã gây nên việc mất nước và chậm tiến. Trí thức mới đã làm như thế và kết quả đã đạt 99%, ngôi nhà văn hóa Việt đã trở thành vô chủ. Bây giờ chỉ còn việc đề cao việc thâu hóa của tiền nhân, cho đó là nét Dân tộc tính cao cả nhất. . . Trong thực chất có nghĩa là chúng ta hãy mở hai tay xoạc hai chân ra mà đón nhận các tư trào từ bốn phương để mong theo kịp người trên con đường tiến bộ văn minh .
Chủ trương trên còn được từng loạt những tiện nghi do khoa học năm này qua năm khác tràn vào để gia tăng uy thế. Và vì vậy mà nó làm chủ được ngôi nhà văn hoá nước ta từ liố 1930 tới nay, và hậu quả là đưa dần nước đến bi trạng phân hoá trọn vẹn như chúng ta đang chứng kiến cũng như đồng thời là nạn nhân và không hiểu tương lai ra sao , chỉ biết rằng nếu không cùng nhau làm một cố gắng vượt bực thì tương lai đất nước thật là mù mịt.
Vì thế mà phải đặt lại vấn đề. Trước hết chúng ta cần phải hoan hô chủ trương trên, vì đó là con đường rất tốt để phong phú hó nền văn hoá chúng ta. Nhưng phải hỏi một điều là những tư trào đó có mang trong mình chất Độc tôn chăng, bởi vì nếu có thì một khi ngồi chểm chệ và đã gây cơ sở đủ nó sẽ bóp chết nền văn hoá chúng ta? Lúc đó khôg còn là phong phú hoá nữa, nhuưng là tụ tiêu diệt, thí dụ triết thuyết CS đang bóp cho ngạt thở mọi vêế tích văn hoá Việt. Do lẽ đó chúng ta cần e dè với những chủ trương cởi mở kiểu ăn hổ lốn. Ăn hổ lốn thì có thể đi tả: Chết. Văn hoá không khác.
Nhưng nếu thế thì chúng ta phải chắp nhận chủ truơng các Cụ xưa kia chăng, nghĩa là cho rằng mọi cái đều vay mượn của Tàu, đến nỗi sau mấy hồi chống đối cho có lệ, cuối cùng lại phải trở về với ông thầy Tàu từ nàn xưa ? Xin gác sang một bên vấn đề có phải các Cụ xưa chủ trương thế hay đó là chủ trương do thế hệ mới gán cho người xưa, ở đây chúng ta chỉ cần cứu xét tới nền móng của chủ trương. Theo đó thì Việt Nam là học tò của Tàu trong hết mọi phương diện. Nhưng xin hỏi tại sao Trò lại giỏi hơn Thầy ở một số điểm, không phải điểm thường, nhưng là điểm then chốt thuộc Cơ cấu, và hơn như vậy trải qua hiều ngàn năm, có nghĩa là những nét đó thuộc Dân tộc chứ không phải thuộc Cá nhân , như thí dụ đã nói trên về tinh thần Dân chủ Xã thôn và địa vị Đàn bà hoặc như các Lề lối biểu lộ. Nho giáo lại đươợ duy trì nhiều nhất trên đất Việt như các Lễ Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trùng Cửu. . ., sẽ bàn rộng trong quyển “ Triết lý cái Đình”. Ở đây tôi chỉ có ý nói rằng những Lễ lạy đó không phải là tiêu biểu riêng nhưng chính là dấu hiệu của những thực thể sống động , tức là Cơ cấu uyên nguyên của Nho giáo là Âm Dương hay là Lưỡng nhất tính. Vậy mà tính châấ Lưỡng nhất đó lại gắn liền với Hồn Nước như tiếng Nói dân tộc ( Một Lên một Xuống đi đôi, như “ Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau” . . . ), cũng như gắn liền với Danh hiệu của Nước ta: Văn Lang, Xích Qủy, Nam Việt nhất là Giao Chỉ nói lên chỉ Trời giao với chỉ Đất. Rồi xét đến Thể chế lớn như Làng Nước, Nhà Nước, Nhân Dân. . . tất cả đều tỏ ra thấm nhuần Lưỡng nhất tính đươợ bàn tới trong Kinh Dịch.
Trở lên là những điểm lẽ ra phải trở thành cột trụ cho nèn Quốc học, nhưng chẳng may vì một ngàn năm đô hộ, tiền nhân ta đã phải thâu nhận trọn vẹn Hán học, vì Hán họclà một nền văn học, tức là cái học ôm Ngọn bỏ Gốc. Ngọn là Văn học nó đòi hỏi phải ó sự giàu thịnh và những thời thái bình lâu năm mới xây đắp được.Đó là những điều kiện thiếu cho nước Việt Nam quá bé nhỏ bên cạnh nước láng giềng quá lớn mạnh, vì thêếkhi chỉ căn cứ trên có Văn học mà xét thì nhất định Việt Nam là suy kém, là học trò của Tàu. Nhưng chúng ta nên nhận xét là Văn học Tàu mới thiết lập từ đời Hán, tức là giai đoạn đã đi vào lịch sử trọn vẹn và không còn vấn đề nguồn gốc nữa. Tàu hơn ta vì đông hơn, mạnh hơn gấp cả trăm lần thì tất phải hơn ta về Văn học. Còn ta kém vì uôn luôn bị đàn áp nên không có cơ hội phát triển một nền Văn học. Vậy thì chủ trương cho rằng Việt Nam học mướn viết nhờ của Tàu là đuúg, nhưng chỉ ở Ngọn, ở vòng Ngoài, mà sai ở Gốc ở vòng Trong.
Việt Nho
Muốn giải đáp được tất cả mọi khó khăn cần phải đưa ra một chủ trương mới là Việt Nho: theo đó thì Nho giáo trước nhất do Tổ tiên Viêm Việt sáng lập, rối người Tàu đến sau làm cho hoàn bị cũng như sa đoạ.
Đó là một chủ trương quá mới mẻ cũng như quá táo bạo nên không tránh nổi những vấn nạn quan trọng.
Vấn nạn đầu tiên nêu ra là thế này: Nếu quả như thế, vậy tai sao cho tới nay không ai biết đến, nhớ đến?Xin thưa rằng Chùa Đế Thiên Đế Thích mới xây vào quảng thế kỷ 9 – 11, vậy mà đến đầu thế kỷ rồi không có một người Miên nào biết tới, phải nhờ có sự tình cờ của một người ngòi máy bay xem thấy nhô lên khỏi rừng một ngọn tháp rồi sau đó các nhà thám hiểm dày công tìm kiếm mới khám phá ra . Mới có 6 – 7 trăm năm đã chôn vùi nổi một sự kiện khách quan , huống chi đây là sự kiện Văn hoá đã xẩy ra có cả hàng 3 – 4 chục thế kỷ thì mong gì mà còn có người nhớ. Tuy nhiên nếu chúng ta chịu lên máy bay nghĩa là đặt cái nhìn bao quát trên toàn cảnh nền Văn hoá Nho giáo, thì chúng ta cũng sẽ nhìn ra sự trổi lên của một số ngọn tháp, no sẽ là tiêu điểm cho cuộc khám phá sau này: Những ngọn tháp đó là những điểm sau:
1.- Trước hết là sự tràn lấn của Văn hoá Du mục trên Văn hoá Nông nghiệp xẩy ra trong khắp toàn cầu. trong quyển Việt Lý chúng toi đã nhắc tới hai thì dụ Aryen và Davidien và Helen Minoens.
2.-Thứ đến là cuộc chống đối liên tiếp trước Văn hoá ngoại xâm của Việt tộc.
3.- Ba là số truyền kỳ thần thoại nói lên cuộc giao tranh đó. . . như đã bàn trong Việt Lý Tố Nguyên ( sẽ bàn thêm trong Bốn chặng Huyền sử nước Nam ).
Vấn nạn thứ hai có thể rằng đó chỉ là một giả thuyết hay nói tâng bốc thì đó chỉ là một chủ trương. Vâng đây chỉ là một chủ trương hay giả thuyết nhưng xin nhận xét rằng khi nói về nguồn gốc thì không có gì khác hơn là một giả thuyết.
Nói rằng Hán học là của người Tàu mới là sự kiện, mới là lịch sử, còn nói người Tàu sáng lập ra Nho giáo thì đã là một giả thuyết, vì nó nằm bên ngoài lịch sử. Trong quảng khuyết sử đó có phải đó có phải chính người Tàu đã sáng lập ra Nho giáo hay không thì
đó lại là vấn đề khác, và vấn đề mới này chỉ có tể giải đáp bằng giả thuyết, tuy giả thuyết cho là các người Tàu có vẻ đắc ý hơn, nhưng xét thấu vào sẽ gặp nhiêu khó khăn như vừa nói trên.
Còn giả thuyết Việt Nho tuy mới nhầm tưởng là yếu, nhưng khi vượt thời gian trước thời Xuân Thu và Chiến Quốc thì thấy trả lời được nhiều khó khăn mà hai chủ trương kia không giải đáp nỗi.
Thí dụ tại sao người Việt vốn chống Tàu mà lại không bao giờ chống đối Nho giáo nói chung, thì chỉ có thể giải nghĩa bằng giả thuyết này, là trong tiềm thứcTiên tổ vẫn nhớ đó là di sản tinh thần của Dân tộc , nếu khlông thì đâu có chấp nhận sớm tế dễ thế?
Những điểm chống đối Hán Nho đã được ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái. Theo các tác giả xư như Vũ Quỳnh hay Kiều Phú bàn về sách đó chứng tỏ hết mọi người Việt
đều say sưa thích những câu truyện kể lại trong ấy, mà những câu truyện ấy tựu trung là chống Tàu, nếu húng cũng chống Nho thì dễ gì mà Nho giáo đã chinh phục nổi mảnh đất Việt kể từ ngày những phần tử đề cao nến độc lập văn hoá hơn hết như Lê Thánh Tôn , Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên. . . Tấtcả các phần tử đó đã chấp nhận Nho giáo, chính vì coi đó như cơ cấu Dân tộc, và chính cấu đã đem lại nét đặc trưng được biểu lộ rất rõ ràng trong đời Lê : Yêu đời, dấn thân, tươi vui, dễ dãi, yêu chuộng Hoà bình…
trên tôi nói Nho giáo chung là có ý dành quyền một số chống đối riêng như sự khe khắt trong vấn đề Nam Nữ, xem truyện Chiếc Giầy thơm, Dạ Nhất trạch. . .) đều biểu lộ lối đối xử khoan hồng độ lượng. điều này giải nghĩa Việt Nho thì ổn nhất.
Việc lập ra chữ Nho không phải do chống chữ Nho và có lẽ đã khởi đầu từ Sĩ Nhiếp ( vì ở Quảng Tây đã có tục tự giống chữ Nôm của ta ). Nếu giải nghĩa là sự chống đối nhà Tần vì bãi bỏ chữ các nước Chư hầu để thống nhất văn tự thì có lý hơn bởi lẽ rằng trong các đời sau khi văn Nôm đã thịnh đạt thì vẫn đi đôi với chữ Nho như anh em một nhà, thời văn Nôm cực thịnh cũng là thời văn Nho cực thịnh. Điều này không thể giải nghĩa được do hai chủ trương Tân cũng như Cựu, vì theo Tân thì lẽ ra thịnh Nôm thì Nho hải tiêu, còn theo Cổ thì viwệc chi phải lập ra chữ Nôm.
Cuối cùng còn một điểm then chốt là cả hai chủ trương trên đều bất lực trước sự thiết lập một nền Quốc học hoàn bị : Chủ trương Cựu thì bất lực tuy đã đạt đợt văn học, nhưng chưa đạt đợt Triết, còn Chủ trương Tân thì đừng nói đến đạt cái gì, hãy nói ngay một truyện duy trì tinh hoa của văn học cũng không xong. Bởi vì khởi đầu văn học bằng tuyên dương Văn hoá Indonê Chàm, rồi chối bỏ Nho thì làm thế nào giải nghĩa nổi một bản văn Việt nào cho ổn, thí dụ một câu thơ « Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo « mà không thấu hiểu Nho giáo thì giải nghĩa sao nổi. Bất quá biết được tang là dâu, bồng là cỏ, với lệ tục bắn 6 phát tên. . . , nhưng còn cái triết nằm ngầm trong mấy chữ « Trang trắng vổ tay reo « thì sức mấy mà tới. Mà đã không tới được cái triết lý của nó thì giờ Việt văn chỉ là giờ tán dóc được che đậy bằng cái vỏ bác học bên ngoài về thời đại tác giả, thân thế sự nghiệp . . . Khi đã bỏ mất then chốt nhất là phận sự tiêm sinh lực vào cho mớ trí thức tản mác kia thì thân thế sự nghiệp của các tác giả hay các điều bác vấn chỉ là những tài liệu chết càng chồng chất nhiều càng giết chết lòng ham học, lòng thành khẩn say sưa. Thế cho nên đặt lại vụ án Văn hoá không phải là chuyện lập dị, nhưng là việc cần thiết vừa để thỏa mãn óc khoa học và nhất là vì có liên hệ quan trọng tới vận hệ nước nhà.
B.- ANH NGỮ
Trong thế giới khoa học ngày nay, Anh ngữ đã trở thành tiếng nói thông dụng nhất thế giới, và nhất là về phương diện khoa học, tiếng Anh đã có một gia tài từ ngữ đồ sộ rất chính xác. Không ngôn ngữ nào có thế qua mặt được về phương diện đại diện cho Ðịa.
Excerpt from The Tiding ( 06/04/04 ): In praise of English. by George Weigel, senior fellow of the Ethnic & Public policy center in W.D.C.
“ It’s frequenly said that English has become the world language, because of it plascity, its ability to create and absorb new words as the technological revolution roars ahead at full throttle. I’d argue that what give English its unique strength is not so much its flexibility as its subtlety ”