Về nước ta, thì không gặp khó khăn với hai Tử Ngữ trên
đây, nên không gì ngăn cản chúng ta đưa chữ Nho vào chương trình để thoả mãn
nhu yếu Thiên: tức là lòng ưa gì thâm sâu phổ biến, tức cũng là những đức tính
Minh triết, và về điểm này không một ai dám tranh thủ với chữ Nho, ngay như ông
Whitehead dù không biết đến chữ Nho cũng phải kể đến chữ Nho trước hết trong
bảng các tiếng chỉ Thiên, sau đó mới đến Greek, French, German. . . ( Aim of
education , page 68 ). Sở dĩ như vậy vì chữ Nho là thứ
chữ tổng hợp hơn hết trên thế giới này nhờ lối viết tượng hình của
nó, nên vượt xa các chữ Nêm của cổ Egypt, vì cũng còn có chữ Nho là duy
nhất xứng danh là Linh Tự.
Bởi thế, với tam giác chữ: Nho, Việt, Anh ( hay Pháp )
nền quốc học của chúng ta sẽ đứng vào hạng nhất trên thế giới để khỏi nói nhất
trong việc đáp ứng ba nhu yếu thâm sâu của con người. Chính vì thế ta mới
hiểu được sức lôi cuốn kỳ lạ của chữ Nho trên cả những học giả Tây phương. Hễ
ai đã học chữ Nho sâu đều công nhận sức thôi miên ma thuật của nó. Nếu có
chữ nào trên thế giới so sánh được với chữ Nho phần nào chăng thì chỉ là chữ
Tàu, nhưng Thông Tự của sự học lại khó quá và khả năng diễn tả những phân tích
xác thiết lại kém quốc ngữ của ta. Vì thế mà phải đưa Nho làm gốc
cho Thiên trong tam giác ngữ của nền quốc học ta, chỉ phiền là
khó nhớ, nhưng nếu được học từ nhỏ, thì không thành vấn đề. Khó nhớ là đối với
người lớn khi đã hết giai đoạn trí nhớ mà thôi. Còn Anh Văn thì cho Ðịa
và Việt ngữ cho Nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét