Người theo dõi

5 thg 3, 2011

CHỮ NHO VÀ ĐỜI SỐNG DÂN TỘC VIỆT (anviettoancau.net)


I.- Quốc Ngữ: Tiếng Việt
“ Quốc ngữ của ta có thể bay bổng cung mây, mà cũng có thể xác định như khoa học rất tinh mật, nên nhiều người muốn dùng ngay Quốc ngữ làm Linh Tự Linh Ngữ. Nhưng không thể được, vì khi quá thông dụng thì mất tính chất u linh. Tiếng Việt là một thứ tiếng khá tiến bộ. Muốn biết một ngôn ngữ có phải là thứ tiếng tiến bộ không, ta phải xét về 3 phương diện: Thuật ngữ, Âm thanh và Ngữ pháp.
1.- Thuật ngữ
Thuật ngữ : Tiếng nào giàu thuật ngữ ( technical terms ) là tiếng phát triển.
Thuật ngữ gồm hai loại:
a .- Những danh từ khoa học kỹ thuật mới đặt ra gần đây. Tây phương phát triển khoa học kỹ thuật, các dân tộc khác mượn lại của họ. Chúng ta phải mượn họ bằng hai cách, hoặc bằng cách phiên âm, hoặc một số ta mượn của Tàu, hoặc bằng cách dùng thẳng tiếng của họ, vì chúng ta đã chọn Anh văn làm tam giác ngữ.
b .- Trong tiếng nói hàng ngày, tiếng Việt vô cùng phong phú, so với tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong các mối liên hệ phức tạp hàng ngày cũng như các cách thức làm việc, tiếng Việt đã tỏ ra có một cách diễn tả vô cùng phong phú so ngay với tiếng Anh, và tiếng Pháp. Ví dụ: Trong khi Pháp chỉ có chữ Porter, Anh chữ carry, thì tiếng Việt nào: Mang, ôm, vác, gánh, khiêng, đội, bồng, bế, khiêng, ẳm, đeo, xách . . . Tiếng Pháp chỉ có chữ oncle, tiếng Anh uncle, thì tiếng Việt lại có: Chú, Bác, Cậu, Dượng. Chữ Tante ( Pháp ) , chữ aunt ( Anh ) thì là có thể là: Cô, Dì, Thím, Bác –gái, Mợ. Chữ belle-soeur ( Pháp ), sister-in law (Anh ) thì là : Em-chồng , Chị -chồng, Em-vợ, Chị -vợ, Em-dâu , Chị-dâu.
Ngoài danh từ chung, tiếng Việt lại ghép với chữ khác để tạo nên vô số danh từ kép khác. Với chữ Tiếng,ta có thể ghép thành: tiếng động, tiếng hét, tiếng kêu, tiếng ồn, tiếng đồn, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng than, tiếng gõ cữa, tiếng hát, tiếng thơm, tiếng xấu, tiếng đồn, mang tiếng, nổi tiếng, khét tiếng.
Trong khi tiếng Pháp chỉ có Je , tu , tiếng Anh có I , you , tiếng Tàu với Ngộ, Nị , được dùng chỉ chung cho mọi người, đàng này tiếng Việt lại có từng tiếng để chỉ cho từng người để tỏ thứ bực cũng như quan hệ thân sơ, ví dụ : ông, bà, cô, bác, dì, dượng, cậu, mợ, anh em, cháu chắt . . . .
Những tiếng này không những để chỉ những ngưồi thân trong gia tộc, mà còn được áp dụng cho nhựng người trong nước, để tỏ mối tình đồng bào: những ai hơn tuổi cha mình thì gọi bằng Bác, kem tuổi cha mình thì gọi bằng Chú . . . . , những người nhỏ tuổi như con mình, cháu mình thì gọi bằng Con , bằng Cháu . . . “
2.- Âm thanh
( Lê Văn Siêu: Nguồn gốc văn học Việt Nam, trang 129 – 137 )
“ Tiếng Việt là một thứ tiếng rất giàu âm thanh, nhưng ngoài tính chất tính chất tượng thanh như những tiếng khác, còn có tính chất tượng hình, có thể tổ tiên chúng ta đã có phần đóng góp không ít cho tiếng tượng hình của chữ Nho. Một đàng dùng hình để diễn tả, đang khác dùng âm thanh để diễn tả hình.
a.- Âm Í chỉ những gì nhỏ nhít : con chí, bé tí, chuột chí, mắt tí hí . . .
b .- Âm U chỉ những gì đang bằng phẳng mà vồng lên: mu rùa, khóc chu lên, nhu nhú, ngồi du dú, khóc hu hu, lụ khụ, ủ rủ . . .
c .- Âm Ơ chỉ trạng thái tâm lý lạ lùng như: bơ vơ, ngơ ngác, ngờ ngợ, dớ dẩn, đờ đẩn, phờ phạc, vớ vẩn, lơ mơ . . .
d.- Âm Ị chỉ những gì nặng nề, béo mập: béo phị, mặt sị xuống, ì ạch, cái bị . . .
e.- Âm Ọ chỉ những gì đen đủi, xấu, người xấu nết: Mặt nhọ, chơi nhọ ( chơi xấu ), con bọ (ăn bám đáng khinh ), con vọ ( chim ăn đêm , làm hại nhà nông ) quạu cọ ( cáu kỉnh , bẳn gắt ) . . .
g .- Âm Ò lấy tiếng cò làm gốc Tả con vật khẳng khiu, hay đi lò dò bờ ao để mò tôm tép: dò ý, dò đường, thò tay mà mò ( nghe ngóng ý tứ , vì chưa chắc ) . .
h .- Âm Ấp diễn tả một việc làm từ trtên cao xuống dưới thấp : Gà ấp ( gà nằm trên ), ngả sấp, lấp đất, nấp ( cúi xuống để ẩn mình ) vấp (đụng phải vật dưới thấp có thể té xuống ) . . .
i .- Âm Ập cũng diễn tả việc làm từ cao xuống, nhưng nhanh hơn: lưỗi dao phập xuống, run lập cập ( không ngăn nổi ), dập tất ngọn lửa, đập đá, ngập nước, đổ sập . . .
k.- Âm Ót diễn tả việc từdưới thấp lên cao: cao chót vót, nhót ( thò tay xuống lấy nhanh và khẻ vật gì ), thót lên mình ngựa, vót ( lấy dao gọt dần cho dưới to trên nhỏ ), tót vời ( cao quá, không gì sánh nổi ) trót dại ( lỡ dại với người trên ), xót thương ( tình thương của người trên đối với kẻ dưới ) . . .
l.- Âm Út cũng diễn tả những vật từ to đến nhỏ và từ thấp lên cao:
Sút cân ( lớn thành ốm ) con út ( con sau cùng ) cái bút ( ngòi nhỏ và nhọn ) hút nước (hút nước từ thấp lên cao ) , mút, cút ( đuổi đi cho xa ), đút đầu, thút thít ( khóc nho nhỏ ), trông ngút ngàn ( trông thấy xa và rộng ) .
m.- Âm Ong tả hình dáng những vật cong: Con ong, cai nong, trái bòng bong, cái vòng, cái lọng . . .
o.- Âm Oằn tả sự cong vòng nhiều lần: Tóc quăn, Xoăn xoe ( Cứ quanh quẩn hoài bên mình ), băn khuăn, quằn quại, loanh quanh, ngoằn nghèo. . .
p .- Âm Oay tả thể động theo đường cong nhiều lần: Xoay, con quay, khoáy nước, loay hoay, ngoắy, viết ngoắy, quấy . . .
q.- Âm Om tả việc ở trên ngó xuống một hang sâu: Lom khom, nom ( nhìn chăm chú ), lửa lom nhom, ( lửa mới bén vào củi ) , nhóm lửa, cái đóm . . .
r.- Âm Op: chỉ những vật đang bị to bị lảm nhọ lại hay đương tròn bị làm méo đi bằng cách ép lại, sự ép ấy gọi là bóp: vật bị méo đi một góc gọi là móp, Tóp (đang lớn bị bóp nhỏ lại gọi là tóp, hóp ( cây tre nhỏ ), chóp nón, cái thóp ( trên đầu ), thở thoi thóp.
s .- Âm Uột chỉ vật đang ở trong tay mà nó trốn chạy mất: buột tay hay tuột tay, vuốt, chuốt ( dũa cho tròn và nhẵn ), tuốt ( tuốt xương lột da ), trắng muốt ( không còn chỗ nào là không trắng nữa ), lạnh buốt ( làm mất cảm giác ), con chuột ( rất nhanh, nắm trong tay dễ bị tuột ) .
t.- Âm Ua để tả sự vui : Sao tua rua ( những sao dìu dất với nhau ở trên trời ), đua ( tranh đua vui chơi ), khua ( phá tan sự im lặng ) . . ”
3.-Tính âm thanh trong tiếng Việt
( Hoàng Văn Chí : Duy van sử quan , trang 128 – 129 )
“ Ðể nêu rõ sự tiến bộ của tiếng Việt, chúng tôi xin uốn lưỡi nói được trên 12 ngàn âm khác nhau, trong các nước khác chỉ nói được phần nhỏ số âm ấy.
Phương trình đại cương ( có thể thiếu sót một ít ):
Tổng số âm : ( A1 . G ) + ( B . A1 . G ) + ( B . C. G ) + ( B .D . ) + ( A1 .E .
G ) + ( B . A2 .E . G ) +( A2 . F .H ) + ( B . I .G ) + ( B . I .H )
A1 = 9 nguyên âm : a, e , ê , i , o , ô , ơ , u , ư
A2 = 11 nguyên âm : a , ă , â , e , ê , I , o , ô , u , ư
B = 24 p hụ âm : B , C , Ch , D , Ð , G , Gh , Gi , H , Kh , L M , N , Ng , Nh , P , Ph , R , S , T , Th , Tr , V , X .
C = 18 nhị trùng âm : ai , ay , áy , ao , au , âu , eo , êu , oi , ôi , ơi , ua , ưa , uê , ui , uy , ưi , ưu.
D = 8 tam trúng âm : oai , oay , uây , iêu , uôi , ươi , ươu , uyê.
E = 4 phụ âm cuối : m , n, ng , nh , ( có 6 thanh điệu )
F = 4 phụ âm cuối : c , ch , p , t . ( có 2 thanh điệu )
G = 6 thanh điệu : bằng , sắc , huyền , hỏi , ngã , nặng.
H = 2 thanh điệu : sắc , nặng .
A1 . G = 9 .6 = 54 âm
B . A1 . G = 24 . 9 . 6 = 1296
B .C .G = 24 . 18 . 6 = 2592
B . D . G = 24 . 8 .6 = 1152
A1 . E . G = 9 . 4 . 6 = 216
B . A2 . E . G = 24 . 11 . 4 . 6 = 6336
A2 . E . G = 11 . 4 . 6 = 264
A2 .F . H = 11 . 4 . 2 = 88
Vần oong = B .I .G = 24 .1 .6 = 144
+B .1 . H = 24 .1 . 2 = 48
Tổng số : 12.190 âm khác nhau
Tiếng Quan thoại ít nguyên âm, phụ âm hơn, và chỉ có 4 thanh điệu, cũng không có 4 phụ âm ( c , ch , p , t ) ở cuối chữ, nên tổng số âm có lẽ không quá 3.000.
Tiếng Pháp còn nghèo nguyên âm và phụ âm hơn,và chẳng có dấu nào cả, nên có lẽ chỉ vào khoảng 1.000 . ” ( Hết trích )
4.- Ngữ pháp
“ Trong khi âm thanh phát triển tứ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Ngữ pháp lại phát triền từ phức tạp đến đơn giản. Trong khi các ngôn ngữ khác như Pháp Anh thì có văn phạm rất phức tạp, nào vô số cách ( mode ) và vô số thì ( temps ), thì tiếng Việt chì có những chữ đã, đang, sẽ.
Về địa vị của tiếng Việt trong gia đình ngôn ngữ thế giới, chúng ta có thể nói : Tiếng Việt có nhiều âm thanh nhất, có ngữ pháp giản dị tới mức tối đa, có nhiếu danh từ cá biệt trong tiếng nói hàng ngày. Như vậy tiếng Việt phải là tiếng tiến bộ và rất phát triển.
Cái ưu điểm của tiếng Việt lại còn có liên hệ mật thiết đến chữ Nho là nguồn cội tư tưởng của tiên nhân, ngày nay chúng ta đã có vô số danh từ Hán Việt ( Nho Việt ), con đường thuận lợi dẫn tới đời sống Tâm linh, mặt khác là chuyển ngữ từ tiếng La tinh, nên cũng rất thuận lợi để du nhập thêm các danh từ khoa học của Anh và Pháp ngữ. Quả thật tiếng Việt xứng đáng Ðại diện cho Nhân để nối kết vối chữ Nho đại diện cho Thiên và Anh ngữ đại diện cho Ðịa. “ ( Kim Định )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét