Người theo dõi

20 thg 5, 2011

Trăng qua rằm

Trăng em tròn háo hức

Qua rồi lại muốn chờ ngày sau

Sao em không tròn như thế

Muộn dần muộn dần

Em có còn là em nữa

Khuya nay thấy em lấp ló

Anh ngái ngủ sao em không như ngày nào

Thôi đành hẹn kiếp sau

Chúng ta không thể ở trong một cái xe ấy được

Tai nạn khi tham gia giao thông là lẽ thường tình. Vì lý do vụ tai nạn khách quan, Ban biên tập đang tạm dừng lại . Chúng tôi đang tìm hiểu khắc phục vụ tai nạn. Bước đầu đã nắm rõ được một số nguyên nhân, khi nào làm rõ, chúng tôi sẽ có thông tin tới bạn đọc!

Cách này có được không

Xã hội nhiều chuyện quá , đảng và chính phủ làm gì cũng bị phá . Có cái thông lệ thế giới là giải tán quốc hội , vậy thì quốc hội không thể quan trọng bằng đảng và chính phủ được . Trước đây vì lo cho dân , đảng và chính phủ phải mệt nhọc tính toán trồng lúa ngày nào , gặt hái ra sao , phơi phóng thế nào , thật mệt . Ba cái vặt vãnh ấy trả lại xã hội , có sao đâu mà đỡ mệt . Bây giờ lại cái tệ bầu bán , thế giới nhìn ngó , người ta trông vào , thôi lần này không tính . Lần sau làm khác đi cho đỡ mệt , kể cả khi cần thiết cái chức chủ tịch quốc cũng cho người ta tự chọn cho người ta sướng , mà thế giới không bắt bẻ vào đâu được . Hai ông tịch quốc , tịch hội quyết được gì đâu mà sợ , cho người ta tí quyền cho người ta vui khỏi gây phiền , cái gì phức tạp từ dân chúng để người ta giải . Việc thì dễ , làm thì khó , việc thì khó , bố trí thì dễ . Mệt vẫn hoàn mệt .

Trung Mỹ

Trần Bỉnh Đức 'dội nước lạnh' vào quan hệ Trung - Mỹ? Cập nhật lúc :2:42 PM, 20/05/2011 (ĐVO) Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức vừa “dội nước lạnh” vào các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ khi lên tiếng chỉ trích thái độ “bành trướng, bá chủ” của Washington trong vấn đề Đài Loan. Theo Chinanews, trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ, Đô đốc Mike Mullen hôm 18/5, ông Trần Bỉnh Đức thẳng thắn tuyên bố, động thái bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ xâm hại nghiêm trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc nhấn mạnh: “Là lãnh thổ Trung Quốc, vì sao chúng tôi không thể bảo toàn an ninh quốc gia mà phải nhờ tới Washington bán vũ khí trang bị? Việc sử dụng Đài Loan như “lá bài chiến lược” nhằm kìm hãm tiến trình phát triển và kiến thiết đất nước Trung Quốc là thiếu thực tế và không hiệu quả”. Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (phải) và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen trong buổi hội đàm quân sự cấp cao song phương ngày 17/5. Khi được một phóng viên hỏi về việc Mỹ dự định bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan liệu có ảnh hưởng tới quan hệ quốc phòng hai nước, tướng Trần Bỉnh Đức khẳng định: “Câu trả lời của tôi là chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Và ảnh hưởng xấu như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan”. Ông Đức cũng cho biết, trong các cuộc tiếp xúc song phương những ngày qua, nhiều nghị sĩ Mỹ cũng cho rằng nên “cài đặt” lại mối quan hệ Trung - Mỹ - Đài Loan bằng việc hủy bỏ đạo luật cho phép buôn bán vũ khí với Đài Loan. Trong buổi phát biểu tại ĐH Quốc phòng Mỹ ngày 18/5, Tướng Đức một lần nữa nhắc lại những ảnh hưởng xấu tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Ông này cũng khẳng định, Bắc Kinh kiên quyết giữ vững lập trường trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ quân sự vốn rất mong manh giữa hai nước. Được biết, trong cuộc gặp cấp cao với Ngoại trưởng Hilary Clinton ngày 18/5, Tướng Đức cũng nhấn mạnh lập trường và chính sách cứng rắn của Bắc Kinh trong vấn đề này. >>Trung Quốc không chạy đua 'sức mạnh quân sự' với Mỹ? Mai Anh (theo Chinanews)

Công nhận sự tồn tại của chế độ thế tử

"Thái tử" Bắc Triều Tiên sang thăm Trung Quốc VTC-3 giờ trước 0 bình chọn (VTC News) - Hôm nay (20/5), Kim Jong-un - cậu con trai út của Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il đã tới thăm Trung Quốc như một bước tiến mới trong kế hoạch kế vị cha mình.

Android

Android nắm giữ 53% thị trường smartphone toàn cầu Một báo cáo mới được phát hành của Millennial Media đã vẽ ra bức tranh về bối cảnh thị trường smartphone toàn cầu vào tháng 4 năm 2011. Công ty phát hiện ra rằng Android tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, giữ 53% thị phần toàn cầu. Biểu đồ thị trường smartphone Trong khi đó, iOS của Apple giữ vị trí thứ 2 với 28%, Blackberry OS của RIM thứ 3 với 16%; Symbian, Windows và một số khác giữ 4% thị phần. Trong khi Google thống lĩnh ở số lượng máy bán ra thì Apple lại tiếp tục đứng đầu ở thị trường doanh thu từ ứng dụng. "Doanh thu có được từ các ứng dụng trên hệ điều hành iOS tăng 6% qua từng tháng và chiếm 50% tổng doanh thu ứng dụng toàn cầu vào tháng 4", báo cáo cho biết. Doanh thu từ ứng dụng Android bám đuổi sát nút với 39% doanh thu ứng dụng và RIM đứng thứ 3 với 9%. Thực tế thì người dùng download gì? Báo cáo cho biết game, ứng dụng xã hội và âm nhạc/giải trí là những mục được quan tâm nhất. Millennial Media nhận thấy có 142 triệu truy cập điện thoại trên mạng của họ mỗi tháng từ 5.500 thiết bị khác nhau. Theo BGR

Học văn

Học võ có cái khó là khi đã có tuổi rồi gần như là không học được nữa . Nhưng cái dễ của học võ là có rất nhiều lớp dậy võ , có rất nhiều võ sư danh tiếng , có rất nhiều môn phái võ , có rất nhiều cuộc đấu để phân biệt cao thấp . Học văn thì không nệ ở tuổi , có khi tuổi càng lớn học càng mau . Có điều không có lớp , không có văn sư , thỉnh thoảng các văn sĩ cũng choảng nhau , thách đấu nhau . Cũng chỉ phỏng đoán vậy , thế nào là văn sĩ , ai là văn sĩ , thế nào là văn sư , ai là văn sư . Bên tàu có võ bẩn , xuống tấn một phát cày mũi chân xuống đất rất ghê gớm , hai tay nhanh chóng bốc hai nắm đất mới cày được ném vào mặt đối phương , nói thì lâu , làm thì nhanh . Đối phương mất khả năng quan sát và bị tiêu diệt . Trong văn cũng thấy có văn bẩn , cỡ tiến sĩ cũng có những động tác bốc cát ném làm mất khả năng quan sát của đối phương . Ta không đào tạo văn sĩ , tuyển văn sư ra đấu với họ , chẳng mấy chốc mà bị đánh cho tê liệt . Nhớ dạo nào văn sĩ , văn sư của ta cổ đeo gông , chân mang xích đi đánh với văn sĩ , văn sư nước lạ . Võ dân gian tạp nham nhưng có những tay không đâu có được , văn ngoài quốc doanh cũng khiếp lắm , có hồi văn võ người ta cấm tiệt , đây là độc quyền quốc doanh . Cấm mãi chả được , xã hội có phong phú , khi cần quốc doanh mới có điều kiện chọn nhân tài chứ . Các triều đại của ta chỉ được cái giỏi diệt người , càng tài càng dễ chết , người tài mất hết lấy ai đánh giặc , lấy ai thi thố với thiên hạ .

Học võ

Từ trên cao đến 2 mét rơi lưng đập xuống đất , người không học võ bị đi cấp cứu ngay , trên tivi thấy người đang chơi đàn trong khi các mũi sắt nhọn đóng vào người mà không sao hết , trên đoạn sông chỉ có ít cái chiếu nổi lềnh bềnh lại thành cây cầu cho người học võ vượt sông . Một ví dụ trực quan của giáo dục . Cãi lại thì nói , tôi không quan tâm giáo dục vẫn có kết quả tốt , sau một thời gian giáo dục , bị chửi không thấy nhục , ăn cắp không biết xấu hổ , làm sai không thấy áy náy . Nếu xã hội nhiễu nhương liên tiếp bị xúc phạm , không có khả năng đề kháng chắc cũng đau đầu mà chết . Nước văn minh họ tạo được môi trường xã hội sạch sẽ , họ giáo dục đào tạo con người toàn diện theo chiều hướng văn minh , như người học võ có thể bay lên được . Bao nhiêu sức mạnh trong mỗi người dân không bị triệt tiêu , đều được phát lộ hết , khi cần thì dùng , chưa cần thì cứ để dành đó . Ai cũng như một người giàu có chẳng thiếu thứ gì , lúc nào cũng tự tin , không cần khúm núm như đang chuẩn bị đi xin cái gì đó . Tạo hóa ban cho con người bao nhiêu khả năng , vậy mà con người vẫn cứ khổ . Một xã hội mà sức mạnh chỉ là khả năng chịu nhục , khả năng khúm núm đi chiến đấu sẽ dùng vào được việc gì đây . Ai đi qua vùng đất Bình Định nếu để ý sẽ thấy đa số rất tự tin , có phải truyền thống học võ đã cho họ khám phá khả năng của thể chất , biết được sức mạnh của hành động , kiềm chế được sự bột phát , từ đó ở những con người có võ này không bị xảy ra những hành động bột phát , nhất là lớp thanh thiếu niên và cái đạo của người có võ là để tự vệ .

Tình

--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/

Cô em kết nghĩa Câu chuyện này thật sự ra tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu
bởi vì những kỷ niệm của quá khứ là những gì tiềm ẩn trong ký ức và sẽ được
gợi nhớ lại một cách chi tiết và cụ thể nếu chúng ta biết xếp đặt. Thế nhưng
điều này cũng khá khó khăn, thôi thì nhớ tới đâu kể tới đó cho được tự
nhiên. Do đó khi kể lại câu chuyện, thời gian có thể không có sự thứ tự theo
trình tự bình thường.

Năm 2000, tôi vừa mới sắm được một máy computer với operating system là
Windows 98 second edition. Mua được máy này tôi rất thích bởi lẽ trước đó
tôi dùng máy computer thuộc loại "lạc hậu" với CPU 486 chạy Windows 95. Với
máy mới này tôi còn thích ở một điểm nữa là vào internet dễ dàng hơn. Hồi
đó, Netzero còn cung cấp cho "bà con" xài internet free, không giới hạn cho
nên mọi người có thể dùng internet thoải mái mà không tốn đồng nào cả. Thế
nhưng vẫn còn một điều hơi "kẹt" là khi chúng ta vào internet thì phone lại
bị "bận", người gọi đến cũng không được mà người ở nhà cũng không thể nào
gọi đi đâu được cả. Tôi "bị" gia đình phàn nàn thường xuyên vì vào internet
thì phone không thể nào sử dụng được. Cũng vì lý do đó mà tôi nảy ra một
"sáng kiến": đi làm về ăn uống tắm rửa xong là...leo lên giường ngủ để khuya
dậy "bò" lên internet. Hóa vậy mà hay! Thú thật một điều là tôi rất mê
computer. Tôi sang Mỹ năm 1995. Đây là thời Chào em
Gởi em một truyện ngắn viết đã lâu. Đọc kỹ và cẩn thậnnếu thấy thích thì
đăng

--
Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/

Cô em kết nghĩa Câu chuyện này thật sự ra tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu
bởi vì những kỷ niệm của quá khứ là những gì tiềm ẩn trong ký ức và sẽ được
gợi nhớ lại một cách chi tiết và cụ thể nếu chúng ta biết xếp đặt. Thế nhưng
điều này cũng khá khó khăn, thôi thì nhớ tới đâu kể tới đó cho được tự
nhiên. Do đó khi kể lại câu chuyện, thời gian có thể không có sự thứ tự theo
trình tự bình thường.

Năm 2000, tôi vừa mới sắm được một máy computer với operating system là
Windows 98 second edition. Mua được máy này tôi rất thích bởi lẽ trước đó
tôi dùng máy computer thuộc loại "lạc hậu" với CPU 486 chạy Windows 95. Với
máy mới này tôi còn thích ở một điểm nữa là vào internet dễ dàng hơn. Hồi
đó, Netzero còn cung cấp cho "bà con" xài internet free, không giới hạn cho
nên mọi người có thể dùng internet thoải mái mà không tốn đồng nào cả. Thế
nhưng vẫn còn một điều hơi "kẹt" là khi chúng ta vào internet thì phone lại
bị "bận", người gọi đến cũng không được mà người ở nhà cũng không thể nào
gọi đi đâu được cả. Tôi "bị" gia đình phàn nàn thường xuyên vì vào internet
thì phone không thể nào sử dụng được. Cũng vì lý do đó mà tôi nảy ra một
"sáng kiến": đi làm về ăn uống tắm rửa xong là...leo lên giường ngủ để khuya
dậy "bò" lên internet. Hóa vậy mà hay! Thú thật một điều là tôi rất mê
computer. Tôi sang Mỹ năm 1995. Đây là thời điểm mà kỹ thuật về computer có
nhũng bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Vừa chân ướt chân ráo đến
đây, tôi vừa đi làm, vừa đi học ESL, vừa đi học về computer repair. Học
"trầm trầy trầm trật" như vậy cho nên mãi đến năm1999 tôi mới có được cái
certificate về computer repair. Cuối tuần, sau khi lo xong công việc nhà là
tôi lại lái xe lên Fry's Electronics đi vòng vòng chơi. Thời gian dừng chân
lâu nhất của tôi là gian hàng computer, tha hồ ngắm nghía và xem xét. Trong
những lúc này, tôi cảm thấy rất vui và thích thú.
Trở lại câu chuyện, mỗi đêm sau khi ngủ no giấc tôi lại thức dậy và vào
internet. Tôi thường hay đọc tạp chí PC World Online. Đọc tạp chí này cũng
có nhiều điều thú vị và bổ ích. PC World đăng những tin mới nhất về kỹ thuật
computer cả về hardware lẫn software cho nên tôi rất là thích đọc. Hồi đó
báo chí tiếng Việt Online rất là ít, chỉ có khoảng mấy tờ báo. Tôi thường
vào Việt báo và Người Việt để đọc tin tức. Tôi chỉ thuần túy đọc tin tức còn
những mục khác tôi thường bỏ qua.
Cho đến một hôm....tối đó là khuya thứ bảy. Khi tôi vào Việt Báo để đọc tin
tức, tôi lại lướt con mouse đi một vòng và dừng chân ở mục Tìm bạn. Đây là
lần đầu tiên tôi vào mục này. Đọc lướt và scroll down lần xuống phía dưới,
tôi thấy có một cái post là lạ, ngồ ngộ. Tôi gởi e-mail và được cô em trả
lời. Sau vài lần e-mail qua lại,tôi và Tracy đã thân nhau. Tracy đang ở tại
thành phố Ottawa, Canada. Tracy vượt biên, định cư tại Canada đâ được mười
mấy năm. Cô ta đã có chồng, được hai con, chẳng may chồng của Tracy bị bạo
bệnh và qua đời cách đó mấy năm. Với hoàn cảnh của Tracy tôi thấy thương
nhiều.
Sau khi nhận được e-mail của Tracy, tôi có suy nghĩ muốn cùng Tracy kết làm
anh em . Ngày hôm sau tôi nhận được e-mail của Tracy trả lời rất vui khi
được làm em gái của tôi. Dĩ nhiên là tôi cảm thấy vui và hài lòng rất nhiều
về quyết định của mình.
Một hôm, tôi đề nghị với Tracy là tôi sẽ post trên mục "Tìm bạn" của Việt
Báo để kiếm chồng cho Tracy. Tracy vui vẻ nhận lời. Tối hôm đó, tôi làm bài
thơ để post trên mục"Tìm bạn":

Bến vắng chờ thuyền.

Cơn gió thổi, bến sông hiu hắt lạnh
Nằm khuất chìm giữa một rừng cây
Bến vắng ấy đang chờ thuyền neo đỗ
Chờ mỏi mòn, bến mãi mãi cô đơn.

Cùng theo bài thơ là những thông tin về Tracy cũng như địa chỉ e-mail. Ngày
hôm sau, tôi nhận được e-mail của Tracy báo là nhận được gần 40 e-mails muốn
làm quen với Tracy. Tôi bảo với Tracy là calm down em ạ!.Từ từ đọc từng bức
thơ. Em phải "gạn đục khơi trong", tìm xem ai là người chân thật. Tôi cũng
lo lắng trong lòng, không biết rằng Tracy sẽ có quyết định như thế nào.
Rồi hàng ngày, tôi nhận đều đều e-mail của Tracy. Người mà Tracy chọn là một
cựu trung úy nhảy dù, bị tù Cộng Sản 3 năm, vượt biên năm 1980 và hiện định
cư tại Texas. Tôi rất là vui, biết đâu nhờ vậy mà em di chuyển sang sinh
sống tại Hoa Kỳ thì anh em sẽ gần gũi với nhau.
Nhưng cô em của tôi là người rất "cổ quái". Cô bảo với người yêu muốn làm
đám cưới thì phải sang sinh sống tại Canada. Anh này dĩ nhiên là phải nhận
lời.
Cuối năm 2001, tôi đậu kỳ thi quốc tịch và trở thành công dân Hoa Kỳ. Tôi
báo tin với Tracy. Em chúc mừng tôi và nói là sẽ tổ chức đám cưới hai tuần
sau. Em nằng nặc đòi tôi phải sang Ottawa để tham dự . Tôi vui vẻ nhận lời
mà trong lòng rất là sung sướng.
Thời điểm bấy giờ đang là mùa đông tại California. Tôi sống tại đây vốn là
vùng đất nắng ấm, thật tế mà nói cũng biết Canada là vùng đất lạnh, nhưng
chưa hình dung được cái lạnh của Canada như thế nào. Trước khi sang Ottawa
để dự đám cưới của Tracy, tôi đã vào JC Penny mua áo da cùng những đồ "phụ
tùng" chống lạnh. Tôi book vé máy bay và hăm hở sang Canada.
Tiếp đón tôi tại phi trường Ottawa là Tracy bằng xương bằng thịt, là cô em
kết nghĩa mà lần đầu tiên tôi mới gặp mặt. Còn nỗi vui nào hơn trong những
giờ phút hội ngộ. Thấy tôi "run lập cập" vì ăn mặc "phong phanh" (nếu ở
Caliì mặc như vậy là chảy mồ hôi dù đang ở mùa đông), Tracy chở thẳng tôi
đến shopping mall mà không chở về nhà. Tại đây em lựa chọn cho tôi những áo
quần để mặc vào mùa đông ở xứ lạnh.
Mẹ và hai con của Tracy tiếp đón tôi rất là vui vẻ và thân mật. Hai cháu quý
mến tôi và xem tôi như người cậu ruột của mình. Điều này làm tôi cảm thấy
vui và ấm lòng.
Tối hôm trước ngày đám cưới, hai anh em chúng tôi ngồi nói chuyện và tâm sự.
Tôi nói với Tracy:
-Anh có 6 đứa em gái, hai đứa hiện đã lập gia đình và đang sống tại Việt
Nam, còn 4 đứa đang sống cùng anh tại Mỹ. Anh quen em, kết nghĩa anh em với
em, giờ đây đã gặp mặt em, như vậy là anh có đến 7 đứa em gái. Em có biết là
anh vui đến mức như thế nào khi sang đây để dự lễ cưới của em không?
Sau đó, tôi lại nói tiếp với Tracy:
-Sau đám cưới, anh muốn em vẫn thương và chăm sóc hai cháu chu đáo. Nếu ở
xa, anh nghe tin hai cháu không được chăm sóc đàng hoàng, anh sẽ giận và
không còn tình anh em cùng em nữa.
Nghe tôi nói như vậy, Tracy ôm chầm lấy tôi và khóc nức nở.
Sau ngày cưới, đêm trước khi tôi về trở lại Hoa Kỳ, tôi cùng anh Sơn, chồng
của Tracy, ngồi uống rượu với nhau. Anh hơn tôi 5 tuổi, nhưng vì Tracy là em
kết nghĩa của tôi nên anh cũng thương tôi và gọi tôi bằng anh. Ngồi uống
rượu cùng anh, nghe những câu chuyện về đời lính chiến, những trận đánh ác
liệt với Cộng Sản, tôi lại bùi ngùi và buồn cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
một binh lực tinh nhuệ, dũng cảm, giàu lòng yêu nước nhưng lại bị "bức tử".
Sáng hôm sau, tôi lên máy bay và trở về Cali.
Câư chuyện về" Cô em kết nghĩa' của tôi là như vậy. Cách đây 4 năm, tôi có
hỏi Tracy là bao giờ thì cho tôi thêm đứa cháu kêu bằng cậu nữa. Em trả lời
rằng cả hai vợ chồng quyết định không có thêm đứa con nào nữa và tập trung
cùng nuôi dạy hai cháu Tommy và Trish nên người. Điều này làm tôi vui và cảm
thấy hài lòng hơn bao giờ hết.

Cali mùa hè 2009

Phi Vũ

Cái lợi của hoang phí

Bây giờ làm gì cũng tiền , có ít báo nhiều , không chi báo chi , chi một báo mười , không cần chi thì vẽ ra chi . Tiền ngân quỹ như thả vào cái thùng không đáy , người ta tiêu tiền vì để lấy tiền . Những người lao động thật sự ở xã hội , làm ra sản phẩm thật , làm ra giá trị thật cho xã hội , làm ra giá trị để xuất khẩu ngoài phần được hưởng , rất nhiều các phần khác người tổ chức sản xuất , người có vốn , người có ý tưởng được hưởng - cái này là tất nhiên và được thỏa thuận của các bên . Còn việc nộp thuế dù không muốn vẫn bị làm , phần này không đủ dùng thì đi vay , vay không được thì làm tiền trượt giá . Cuối cùng tất cả có người lao động thật chịu , nếu vẫn thiếu tiền thì tổ tiên cho ta một địa thế quá đẹp , quá nhiều mặt tiền lại là nơi phong thủy tốt trên trái đất này , cắt bán , cho thuê , liên doanh tiền lại vào , sợ gì hết tiền . Lúc bình thường cứ chi tiêu xả láng , nhìn bề ngoài tưởng ta không có gì , hữu sự , bụng to thì thắt lưng buộc bụng cho eo cho đẹp cho khoẻ , người lao động cắt được các vòi bòn rút lại phổng phao lên , sức mạnh bật dậy khác gì Phù Đổng .