Người theo dõi
6 thg 6, 2011
'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'
"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời VnExpress ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á.
> Việt Nam đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á/ Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Trong phát biểu chính thức tại Hội nghị An ninh châu Á vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ cho thấy những phức tạp mới nảy sinh trên biển Đông. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
- Hội nghị An ninh Châu Á lần này có sự tham dự của một Tổng thống, 2 Thủ tướng, 28 Bộ trưởng Quốc phòng và gần 2.000 quan chức quốc phòng, học giả… Tại diễn đàn, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu ở phiên thứ 5 về “Đối phó thách thức an ninh mới trên biển”. Dư luận đánh giá đây là bài phát biểu tốt, ở tầm cao chiến lược và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ổn định của khu vực.
Vụ tàu Bình Minh 02 đã được đưa vào phát biểu chính thức tại Hội nghị. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu, khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc này. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Đồng thời, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc lại chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: N.H. |
- Đáp lại phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hoạt động chấp pháp bình thường và quân đội Trung Quốc không hề tham gia. Ông bình luận gì về phản ứng này?
- Tôi muốn khẳng định, vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm Hội nghị An ninh châu Á. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp.
- Thưa ông, những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02. Tại sao các nước ASEAN chưa nhìn nhận đây là vấn đề khu vực, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam?
- Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiểu hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi “đường 9 khúc” thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của họ cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.
Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Xuất hiện một nguy cơ là Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là “yêu sách về đường 9 khúc”. Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.
- Trong bối cảnh các nước còn đang phân tán trong đánh giá, với tư cách là tướng quân đội, Việt Nam sẽ làm gì để sự việc Bình Minh 02 không tái diễn, thưa ông?
- Chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự ổn định và giữ chủ quyền, trong đó biện pháp nhất quán, cơ bản, lâu dài là giải quyết trong hoà bình. Chiến tranh là điều không ai muốn, tuy nhiên khi sự việc leo thang thì chúng ta cũng sẽ hành động chứ không thể ngồi im.
Hôm qua, tàu Bình Minh 02 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ và việc chúng ta tăng cường đến 8 tàu bảo vệ cũng là một hành động cụ thể để ngăn chặn những hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế. Quân đội không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên sẽ quân đội sẽ theo dõi sát sao để tránh xảy ra xung đột. Nếu đến mức xảy ra xung đột vũ trang thì nhất quyết quân đội tham gia để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu khôn ngoan mà phải dựa vào sức mạnh thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ vào chân lý và khát vọng hoà bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trong thế giới ngày nay. Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng vậy, họ rất yêu chuộng hoà bình và cũng mong muốn một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước mình. Chúng ta sẽ sử dụng đúng luật pháp quốc tế và bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ, tài sản quốc gia. Với những cố gắng của chúng ta trong tuyên truyền, đấu tranh ngoại giao, đối thoại với Trung Quốc và tăng sức mạnh bảo vệ thì tôi tin sẽ không tái diễn sự kiện 26/5 lần nữa.
- Theo báo chí Trung Quốc, Hà Nội tự tin hơn sau phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái là Mỹ có lợi ích lâu dài tại biển Đông. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh này, Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược này của Mỹ?
- Tôi có thể tự tin nói rằng, Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình.
- Ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc“thường có hành động trái với tuyên bố” điều e ngại nhất của ông là gì?
- Tại Đối thoại Shangri La 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu rất hay, có tính xây dựng cao và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đánh giá cao về nội dung bài phát biểu này. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị, một số đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn về khoảng cách giữa lời nói và việc làm trên thực tế của Trung Quốc, đặc biệt là đặt nó bên cạnh một số vụ việc vừa qua. Chúng ta hy vọng, chờ đợi và ủng hộ những hành động sắp tới đây của Trung Quốc sẽ phù hợp với những tuyên bố tốt đẹp của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
Còn về sức mạnh của Trung Quốc - rõ ràng họ là một nước lớn, vừa qua đã đạt được những bước phát triển to lớn, toàn diện, trong đó có lĩnh vực quân sự. Chúng ta tôn trọng và ủng hộ sự phát triển ấy nếu nó đem lại sự phát triển hoà bình ổn định trong khu vực, củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Còn trong trường hợp một thế lực nào sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.
Năm 1945, khi các nước lớn ngồi phân chia lại thế giới sau Thế chiến thứ hai, hồi đó Mỹ cho rằng, đối thủ đáng gờm trong tương lai của Mỹ sẽ là Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng có nhà tiên tri nào biết được rằng, hơn 30 năm sau, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh với một nước nhỏ, lạc hậu và khi đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới? Việt Nam thắng Mỹ, một lý do vô cùng quan trọng là nhờ nhân dân Mỹ đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đó.
Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Phạm Hiếu - Nguyễn Hưng
Kế
http://vi.wikibooks.org/wiki/Tam_Th%E1%BA%ADp_L%E1%BB%A5c_K%E1%BA%BF
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
"Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
Hỏi
Ngày
xưa trẻ nhỏ gặp người lớn, khi nói chuyện lâu lâu thế nào cũng hỏi, ông, bác, chú có
đi bộ đội không, đi ở đâu, đánh làm sao.
Có
một số người vì lý do nào đó chỉ ở hậu phương, trong cách nói có gì đó không
được tự nhiên lắm, cũng không cần giải thích, chỉ nói không đi bộ đội là đã
thấy sao sao rồi ấy, không cần giải thích thêm. Nếu lỡ có nói dối chắc mệt đấy,
sẽ bị hỏi chiến trường thế nào, bắn, đánh làm sao, có khi còn khổ hơn nói thật.
Sau
này liệu có bị trẻ nhỏ hỏi, thời điểm 26/5/2011 và chủ nhật sau đó 5/6 ông,
bác, chú có suy nghĩ gì, có hành động gì, lúc đó trả lời sao nhỉ.
Không
đơn giản đâu, trẻ nhỏ nó hỏi, đi chiến trường sao không hy sinh, bị thương chỗ
nào, sao không bị thương, có cách gì mà an toàn thế.
Sống
được thật khổ, luôn bị truy đuổi, nếu không chạy có thể bị hy sinh, bị thương;
nếu chạy sẽ day dứt sang thế giới bên kia.
Bám biển
http://www.baobinhdinh.com.vn/kinhte-phattrien/2011/6/111033/
Ngư dân Hoài Nhơn liên kết bám biển | |
19:6', 5/6/ 2011 (GMT+7) | |
Từ đầu năm đến nay, nhiều ngư dân ở huyện Hoài Nhơn đã tổ chức liên kết, tập hợp nhau cùng đánh bắt, khai thác thủy sản; nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, hỗ trợ bảo vệ ngư trường khai thác…
Hoài Nhơn là địa phương có nghề khai thác hải sản phát triển khá mạnh của tỉnh ta. Theo thống kê, toàn huyện có hơn 2.217 tàu đánh cá, với tổng công suất 278.464 CV, chủ yếu hành nghề khai thác cá ngừ đại dương, câu mực, lưới chuồn, mành trủ… Trong điều kiện khai thác, đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản giảm sút, giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu tăng cao, tàu thuyền bám biển dài ngày nhưng công tác bảo quản thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa được quan tâm đúng mức; cộng vào đó, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp… đã làm cho hiệu quả đánh bắt giảm sút, ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Trước những thách thức nêu trên, việc xây dựng các tổ hợp tác trong đánh bắt, khai thác hải sản để liên kết cùng sản xuất, hỗ trợ tìm kiếm ngư trường, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ ngư dân trên biển… là vấn đề được quan tâm.
Ông Mai Khương Dược, Phó chủ tịch UBND xã Hoài Hương, cho biết: Trong năm 2010, được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ đầu tư kinh phí, chính quyền địa phương đã khảo sát lập phương án, chọn các chủ thuyền đánh bắt xa bờ để triển khai xây dựng mô hình “Tổ cộng đồng liên kết khai thác thủy sản”. Tổ gồm ông Lê Reo, chủ tàu BĐ 95627 TS, làm tổ trưởng; ông Phan Văn Bảng, chủ tàu BĐ 95609 TS, làm tổ phó và các ông: Nguyễn Văn Việt, chủ tàu BĐ 91017 TS; Nguyễn Thi, chủ tàu BĐ 95152 TS và Cao Văn Hải, chủ tàu BĐ 95489 TS là tổ viên. Tổ cộng đồng có 5 tàu tham gia, với tổng số thành viên 45 người. Kinh phí Nhà nước hỗ trợ gồm 5 máy bộ đàm đường dài và 5 máy định vị dò cá 3 chức năng. Sau thời gian triển khai, tổ cộng đồng đã thực hiện được 10 chuyến biển (thời gian khai thác từ 30-35 ngày/chuyến), tổng giá trị khai thác đạt được gần 1,56 tỉ đồng. Sau khi trừ các chi phí, tổng lợi nhuận thu được là 371 triệu đồng.
Nhờ triển khai tổ cộng đồng liên kết khai thác thủy sản có hiệu quả, trong thời gian qua, nhiều nhóm tàu khác ở địa phương đã nhân rộng mô hình này; vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất vừa nâng cao sản lượng khai thác thủy sản ở địa phương. Hiện nay, xã Hoài Hương có đội ngũ tàu thuyền khai thác thủy sản 650 chiếc; đã hình thành nhiều tổ liên kết cộng đồng khai thác thủy sản mang lại hiệu quả. Trong khi sản lượng khai thác tại các địa phương khác có xu hướng giảm mạnh thì tại Hoài Hương, ngư dân khai thác đạt sản lượng khá cao. Trong 5 tháng đầu năm 2011, ngư dân đã đánh bắt, khai thác được 5.013 tấn hải sản các loại, đạt trên 40% kế hoạch năm. Hầu hết bà con ngư dân đều làm ăn có lãi với mức thu nhập bình quân đạt từ 5-10 triệu đồng/người/tháng.
Còn tại xã Tam Quan Bắc, nơi có nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển mạnh với đội tàu đánh bắt xa bờ trên 400 chiếc, bà con ngư dân địa phương đã thành lập 12 tổ liên kết cộng đồng đánh bắt, khai thác thủy sản; mỗi tổ, đội từ 5-8 thuyền, với 40-50 ngư dân. Nhờ vậy, trong điều kiện khó khăn do giá xăng dầu và các loại vật tư tăng mạnh, nhưng đội ngũ tàu cá ở địa phương vẫn ra khơi đánh bắt có lãi. Trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương có sản lượng đánh bắt đạt bình quân 1 tấn cá/chuyến, thu nhập mỗi lao động trên tàu từ 3-4 triệu đồng/người/chuyến. Nghề lưới cản ni lông, lưới chuồn cho thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Các nghề câu hố, mành trủ, lưới chuồn lộng, cho thu nhập từ 8-10 triệu đồng/người/tháng.
Theo ông Phạm Ngọc Bảo, Phó chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, mô hình liên kết cộng đồng trong khai thác, đánh bắt thủy sản đã mang lại hiệu quả khá cao cho ngư dân địa phương, sản lượng khai thác tăng đáng kể. Trong 5 tháng đầu năm, tổng sản lượng đánh bắt hải sản của ngư dân trong xã ước đạt 3.650 tấn, đạt trên 42% kế hoạch năm; trong đó, cá ngừ đại dương 1.950 tấn.
Theo UBND huyện Hoài Nhơn, việc thành lập các tổ, nhóm cộng đồng trong khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển ở các xã ven biển thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh lợi ích về giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, việc các tàu cá liên kết, hình thành các tổ, nhóm cộng đồng còn giúp ngư dân địa phương bám biển dài ngày, bảo vệ ngư trường khai thác được tốt hơn. Địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết này nhằm giúp ngư dân yên tâm khai thác, đánh bắt hải sản trên biển…
|
Hacker
http://trankinhnghi.blogspot.com/
Tuổi trẻ thứ
Sáu ngày 03/6/2011 đưa tin nguồn của TTXVN:
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân ViệtNam ngay trên lãnh hải Việt Nam . Dù chính
phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng
các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của ViệtNam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của ViệtNam .
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân ViệtNam ngay trên lãnh hải Việt Nam . Dù chính
phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng
các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của ViệtNam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của ViệtNam .
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt
TTXVN
--------------
Chính quyền nên thông báo không cần bà con xuống đường ủng hộ việc làm hợp lòng người của chính quyền
Ngày 27/6, nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 hầu tòa
05/06/2011 | 21:03:00
Bị cáo Bùi Tiến Dũng. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tin từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, ngày 27/6 tới sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong quản lý dự án cầu Bãi Cháy liên quan đến nguyên Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng và 8 đồng phạm khác.
Phiên xử sẽ được mở từ ngày 27/6 tới ngày 6/7. Hội đồng xét xử gồm 5 người do thẩm phán Lê Thị Hợp làm chủ tọa. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã cử 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố trong phiên tòa này.
Trong số 9 bị cáo, có 8 trường hợp bị Viện kiểm sát truy tố về tội “tham ô tài sản”, gồm: Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Vũ Nam (nguyên trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6), Nguyễn Công Dũng (chuyên viên PID 6), Nghiêm Phú Sơn (phó phòng PID 6), Lê Minh Giang (phó phòng PID 5), Nguyễn Hữu Minh (kỹ sư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy), Nguyễn Hữu Long (giám đốc điều hành gói thầu BC3), Trần Đức Hùng (chánh văn phòng tư vấn, dự án cầu Bãi Cháy). Riêng bị cáo Đỗ Kim Quý (nguyên phó tổng giám đốc) bị truy tố về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” (tội danh trước đó ông Quý bị truy tố là “không tố giác tội phạm”, về sau được đổi tội danh). Ngoại trừ Bùi Tiến Dũng bị tạm giam, 8 bị cáo còn lại đều được tại ngoại.
Theo cáo trạng, tháng 7/1998, Thủ tướng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy trên quốc lộ 18 tại tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải được giao làm chủ đầu tư. Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18) là đại diện chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và thi công dự án.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, các bị cáo có tên nêu trên đã cấu kết lập khống danh sách, chứng chỉ thanh toán lương cho nhân viên tư vấn bổ sung, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng...
Trong số tiền chiếm đoạt được, Bùi Tiến Dũng dùng 500 triệu đồng để làm quà chia tay Phó Tổng Gám đốc Đỗ Kim Quý khi về hưu. Mặc dù biết đây là tiền chiếm đoạt từ dự án nhưng ông Quý không nộp lại cơ quan chức năng mà dùng để sử dụng chi tiêu cá nhân. Vì vậy, ông Qúy bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.”
Đây là vụ án thứ 3 ông Bùi Tiến Dũng bị xem xét trách nhiệm hình sự trong thời gian làm Tổng Giám đốc PMU 18. Trước đó, ông Dũng đã bị phạt 13 năm tù về tội “đánh bạc” và “đưa hối lộ”; 3 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Hiện tại, ông Dũng đang thi hành 2 bản án này./.
Phiên xử sẽ được mở từ ngày 27/6 tới ngày 6/7. Hội đồng xét xử gồm 5 người do thẩm phán Lê Thị Hợp làm chủ tọa. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã cử 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố trong phiên tòa này.
Trong số 9 bị cáo, có 8 trường hợp bị Viện kiểm sát truy tố về tội “tham ô tài sản”, gồm: Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Vũ Nam (nguyên trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6), Nguyễn Công Dũng (chuyên viên PID 6), Nghiêm Phú Sơn (phó phòng PID 6), Lê Minh Giang (phó phòng PID 5), Nguyễn Hữu Minh (kỹ sư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy), Nguyễn Hữu Long (giám đốc điều hành gói thầu BC3), Trần Đức Hùng (chánh văn phòng tư vấn, dự án cầu Bãi Cháy). Riêng bị cáo Đỗ Kim Quý (nguyên phó tổng giám đốc) bị truy tố về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” (tội danh trước đó ông Quý bị truy tố là “không tố giác tội phạm”, về sau được đổi tội danh). Ngoại trừ Bùi Tiến Dũng bị tạm giam, 8 bị cáo còn lại đều được tại ngoại.
Theo cáo trạng, tháng 7/1998, Thủ tướng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy trên quốc lộ 18 tại tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải được giao làm chủ đầu tư. Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18) là đại diện chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và thi công dự án.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, các bị cáo có tên nêu trên đã cấu kết lập khống danh sách, chứng chỉ thanh toán lương cho nhân viên tư vấn bổ sung, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng...
Trong số tiền chiếm đoạt được, Bùi Tiến Dũng dùng 500 triệu đồng để làm quà chia tay Phó Tổng Gám đốc Đỗ Kim Quý khi về hưu. Mặc dù biết đây là tiền chiếm đoạt từ dự án nhưng ông Quý không nộp lại cơ quan chức năng mà dùng để sử dụng chi tiêu cá nhân. Vì vậy, ông Qúy bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.”
Đây là vụ án thứ 3 ông Bùi Tiến Dũng bị xem xét trách nhiệm hình sự trong thời gian làm Tổng Giám đốc PMU 18. Trước đó, ông Dũng đã bị phạt 13 năm tù về tội “đánh bạc” và “đưa hối lộ”; 3 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Hiện tại, ông Dũng đang thi hành 2 bản án này./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)
Bộ nào chống gặm nhấm nhỉ
http://chunamcuong.blogspot.com/
Chuột cống Bắc Kinh ngạo mạn gặm nhấm Việt Nam
Việc
Bắc Kinh khăng khăng và nham nhở nhơn nhơn với VN và cả thế giới rằng việc phá
hoại và xua đuổi tàu Bình Minh 2 trong vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế VN( theo
DOC mà TQ đã ký kết) là việc làm bình thường của lực lượng Hải giám
TQ không là gì khác hơn là đã công khai phủ nhận chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đông đã được thế giới thừa nhận.
Sự
ngạo mạn vô lối của TQ tất có lý do của nó.
Tất
nhiên huyết mạch hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - nối liền
Trung Quốc và những vùng còn giàu tài nguyên nhất thế giới là Phi Châu và Trung
Đông - là tham vọng lớn nhất và cuối cùng, để làm cơ sở thông thương qua Địa
Trung Hải và bành trướng khai thác tiềm năng Châu Nam Cực, từng bước thực hiện
âm mưu bá chủ thế giới.
Xét
về cường lực các hải, hạm đội TQ hiện tại chưa bằng Mỹ, song tiềm năng (
người ngợm + của cải vật chất) của TQ là có thực, nên, hầu như chưa bao giờ -
kể cả từ xa xưa - các chóp bu Trung Nam Hải chưa từng ngưng tham vọng mưu đồ bá
vương theo khả năng nhận biết thế giới. Bành trướng và thỏa mãn lòng tham là
bệnh mãn tính của người khựa.
Thì
có vẻ như thời cơ đã và đang đến. Khi phần lớn thế giới đã nhiễm bệnh
Đô la hóa khủng hoảng, nền kinh tế Mỹ hùng mạnh đang phải cố gắng
cân đối nhịp độ Dollar- printing và sản xuất-khai thác hàng hóa. Sự từ
chối quyền can thiệp của IMF vào hệ thống tiền tệ Hoa Kỳ đẩy sự nghi ngại
của các chủ nhân ông đồng Bảng UK và Đồng Euro tới đỉnh ( thể hiện trong
rất nhiều bất đồng gần đây dù vẫn đang cùng hội cùng thuyền)... trong khi Trung
Quốc đang thực hiện hành vi "vén tay rón phúc" bởi sự tích lũy không
ngừng nghỉ trong gần một thế hệ.
Nhưng
những v/đ trên chưa phải là lý do chính để Khương Du cao giọng ngạo mạn, bởi dù
gì. Mỹ Nhật, LM Châu Âu - NATO vẫn đang là văn minh và tiến bộ chói lọi chưa
thể lụi tàn, Trung Quốc bất quá chỉ là ăn dè hạ tiện phú ông mới trúng vụ,
còn "Nhóm Thượng Hải" mà Bắc Kinh chủ xị thuần túy chỉ là nơi
gặp gỡ ông thò chân giò bà thò chai rượu.
Vậy,
chung qui lại thì là lý do gì? Lý nào mà Trung Quốc có thể ngạo mạn
và vô lối đến thế?
Có ai biết, bới ra ... cho vui, nào. :DDD
Tổ quốc
--
Phi Vũ
Phi Vũ
www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu2.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/
*Vượt qua nỗi sợ*
Hôm nay ngày năm tháng sáu
Là ngày hội lớn toàn dân
Tổ Quốc bao giờ đẹp hơn
Toàn dân đồng lòng chống giặc
Khác Hội Nghị Diên Hồng xưa
Vua dân trên dưới một lòng
Nay chỉ do dân tự phát
Chính quyền chẳng có một ai
Thế nhưng có một điểm son
Người dân vượt qua nỗi sợ
Mai này vượt qua biển rộng
Lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa!
Phi Vũ
Ngày 5 tháng 6 năm 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)