Người theo dõi

20 thg 11, 2010

Bệnh

Biết bao nhiêu bệnh nhân đến nhà lương y Hải Thượng Lãn Ông chờ được khám chữa, người tướng già đã từng qua trận mạc giỏi chữa bệnh buồn vì thế thái nhân tình. Liếc mắt Lương y biết rất nhiều người không có bệnh gì mà vì đói ăn, thiếu dinh dưỡng. Những rổ khoai luộc, bắp nướng được mang ra , đều là lễ tạ của người khỏi bệnh. Ăn xong là hết bệnh. Bây giờ không đến nỗi như vậy nhưng đã nghèo thì không đủ dinh dưỡng, không đủ vi chất, cuộc sống lam lũ thì biết gì đến dưỡng sinh. Đói cũng chết mà no cũng chết. Nhà Nho để giáo hóa dân chúng nay không còn nữa. Bệnh chồng lên bệnh.

Hai hội cán bộ

Không nên nghiêm trọng hóa vấn đề quá mức, coi hội cán bộ cũng như hội nhà văn, chắc nhiều người nghĩ đại hội không cách gì mà thành công được, vậy mà có sao đâu. Các ý kiến khác nhau là bình thường, bây giờ mà thêm một hội cán bộ nữa bên cạnh hội cán bộ cũ, người thì vẫn người cũ sẽ dễ dàng kiểm soát. Ai có tư duy muốn hăng hái đổi mới thì ra nhập hội này, chắc là họ có nhiều ý kiến với cách làm cũ, để họ giữ một số chức bộ trưởng xem họ có làm gì được không, không làm được thì cán bộ của hội kia thay thế, hai hội thi đua nhau phê bình nhau, cùng nhau sửa chữa hoàn thiện, người của hội này làm không tốt người của hội kia thay thế ngay, nếu hiệu suất không cao thì đó là do khách quan , dân không than phiền vào đâu được. Một hội trung thành với cách làm mới, một hội luôn tìm cách làm mới. Không phải cái mới nào cũng đúng cũng hay, không phải cái cũ nào cũng còn đúng còn phù hợp, hai hội luân phiên nhau điều hành quốc gia, quan sát phê bình học hỏi lẫn nhau, kẻ xấu không thể xen vào phá hoại được, vì hội có xu hướng đổi mới cũng là những người trung kiên của cách mạng, không lực lượng nào vào thay thế được . Không nước nào nói ta là độc tài được. Thấy cái sai cái không phù hợp của người khác đến khi mình làm chắc chắn tốt. Lọt sàng xuống nia, cách làm truyền thống của ta không mất đi đâu mà sợ, toàn người nhà đều hiểu nhau cả, mọi người đều thấy anh chưa làm tốt thì anh tạm nghỉ rút kinh nghiệm, tôi lên làm chắc gì đã tốt hơn anh, tôi không bằng thì tôi lại nghỉ để anh làm. Dân chúng sung sướng với tầng lớp tinh hoa của đất nước đang tìm mọi cách để đưa đất nước đến sự phồn vinh. Chắc vẫn nhiều người nghi ngại đây sẽ thành một diễn biến gì đó, nếu chưa thật yên tâm thì để cho hội nhà văn làm trước, các nhà văn cũng là tinh hoa của đất nước, hãy yên tâm họ không bao giờ phản bội lại đất nước, không bao giờ phản bội lại dân tộc và cũng không thể đi ngược lại văn minh.

Văn minh luôn bị kìm hãm


Nhà mạng phản đối Apple sản xuất iPhone liền SIM
ICTnews – Một số nhà mạng lớn ở châu Âu đang lên tiếng đe dọa sẽ tẩy chay Apple nếu hãng này cố tình tiến hành kế hoạch sản xuất những mẫu iPhone với thẻ SIM cố định.
Ngay khi có thông tin rò rỉ cho rằng hãng công nghệ Apple đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất thế hệ điện thoại iPhone mới với thẻ SIM được tích hợp sẵn ngay trong máy, một loạt các nhà mạng châu Âu như O2, Orange và Vodafone đã lập tức gặp mặt nhau để bàn biện pháp phản ứng. Theo các nhà mạng này, hành động sản xuất những chiếc iPhone tích hợp thẻ SIM thể hiện “âm mưu” muốn kiểm soát mối quan hệ với các nhà mạng viễn thông hay cho phép người dùng có thể mua trực tiếp iPhone mà không cần phải thông qua nhà mạng. Một quan chức của một trong số những nhà mạng này đã tiết lộ trên tờ Financial Times rằng Apple có thể phải đối mặt với một cuộc “chiến tranh” nếu các nhà mạng quyết định ngừng trợ giá đối với những bản hợp đồng mua iPhone.
Cũng theo quan điểm của các nhà mạng châu Âu, việc Apple sản xuất iPhone tích hợp thẻ SIM sẽ khuyến khích khách hàng của họ mua những sản phẩm không khóa mạng, thường xuyên đổi nhà mạng để giảm thời gian cam kết của hợp đồng hay thậm chí là hủy hợp đồng hiện tại mà không lo ngại việc bị phạt.
Trên thực tế, mối lo ngại nhất của hầu hết các hãng viễn thông hiện nay là việc các hãng sản xuất thiết bị “thông đồng” với khách hàng để biến họ thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet thông thường hay trở thành một “đường ống” (dumb pipe) chỉ có thể tính cước trên những dịch vụ cơ bản.
Tuy nhiên, một số nguồn tin khác cho biết, kế hoạch sản xuất iPhone tích hợp thẻ SIM của Apple đã được Hiệp hội viễn thông thế giới (GSM Association) chính thức ủng hộ và GSMA còn có dự định đưa thành một kế hoạch chung toàn cầu kể từ năm 2012. Kế hoạch này cũng được một số nhà mạng ngoài khu vực châu Âu tán thành.
Ngay từ khi chuẩn bị tung ra mẫu iPhone đầu tiên của mình (năm 2007), Apple đã có dự định này nhưng rồi dưới sức ép của các nhà mạng, họ vẫn phải áp dụng cơ chế “nhà mạng kích hoạt thiết bị cho khách hàng”. Nhược điểm của hình thức này là nó đã góp phần tạo ra một thị trường iPhone “lậu” tại một số quốc gia (mua iPhone được trợ giá từ nhà mạng, bẻ khóa và bán ra thị trường tự do), làm giàu cho những kẻ buôn bán trung gian trong khi khách hàng vẫn phải trả giá rất cao còn nhà mạng không thu được lợi ích gì.
Cho đến nay, đại diện của Apple và các nhà mạng châu Âu vẫn chưa có bình luận gì về thông tin này.
Lương Hương

Phong bì hay là giai đoạn chuyển đổi

Cái phong bì mỏng manh chứa thông tin, nay nó vẫn chứa thông tin , nhưng thêm thông tin về ngày công lao động tức là tiền. Một ngày công lao động phổ thông là 50 ngàn đồng thì 5 trăm ngàn đồng đó là 10 công. Xa xưa phải đổi công bằng sức người cụ thể. Nhà a 2 công đến cấy cho nhà b để kịp thời vụ, sau phải trả lại đủ 2 công. Nay có tiền thì đổi công rất thuận tiện, anh làm cho tôi xong việc thì tôi phải trả công anh. Lương cho tôi một tháng 3 triệu đồng để tôi 15 ngày trực và 10 ca mổ là không xứng đáng, tôi còn nuôi con cùng các chi phí khác. Mổ là việc hệ trọng nên anh phải trả công cho tôi. Lao động và trả công là việc hợp quy luật. Việc trả công không rõ ràng mới là vấn đề. Tôi lên vị trí đó tôi sẽ có lợi, anh cho tôi lên tôi trả công cho anh, cái trả công này xã hội không chấp nhận. Bộ máy công quyền làm việc công cộng , duy trì trật tự xã hội, bảo đảm an ninh, bảo vệ tổ quốc xã hội phải trả công. Có những việc không thể tính công được, như việc lụt thì lút cả làng, hy sinh bảo vệ tổ quốc. Rồi việc làm tình nguyện , làm từ thiện cũng không tính công. Những việc đó không phổ biến lắm ngoài việc làm từ thiện. Phong bì bù lấp khoảng trống về việc không rõ ràng trong trả công, có những việc không rõ ràng hợp lý và có những việc không rõ ràng là không hợp lý. Cứ có tình tìm sự chính đáng trong vị trí quản trị xã hội mà không làm rõ ràng được việc này thì có xứng đáng nhận công của xã hội không, hay là xã hội không trả thì bộ máy tự tìm cách trả cho mình. Ở xã hội có những nhóm giang hồ gây mất trật tự xã hội (tập trung ở những hoạt động không lành mạnh ) sau đó lại có nhóm khác đến đánh dẹp và yêu cầu được trả công. Liệu người ta cứ tạo ra sự nguy cấp để được trả công cao không, hiệu quả của việc sử dụng những công được trả như vậy đã được chưa. Tiền nào của nấy đã được chưa, trong điều kiện khó khăn chung thì có thể lấy công thấp hơn bình thường, bỏ công như nhau có được trả xứng đáng không. Trong dân gian cũng có chuyện người thợ chỉ làm một mình là đủ nhưng kéo thêm một hoặc hai người nữa, vờ vịt làm gì đó để đến bữa vẫn được ăn như thường. Cái gian của xã hội là vô cùng, khi bị phát hiện người ta cố tình chống chế và có khi cái thế của kẻ có lực chúng nói rằng cứ làm đấy làm gì được nào. Khi không có ích gì mà cứ đòi lấy công thì sao nhỉ.

Đàn ông dưỡng sinh



Ngắm mà không bắn thì đạn cứ lên nòng 


Và cũng không trả lại


Ai kẹt đạn cần ngắm sẽ không sao


Người nhạy bén thiệt lãng phí sẽ không cần


Đạn không nhiều mà cứ lên nòng mãi


Địch đến rồi sẽ bó gối khoanh tay


Ta phải ngưng để chờ ngày khai hỏa


Thì địch kia sẽ phục ta mãi mãi.

Thủ đô và thủ phủ


Tập trung xây dựng một số nhà công vụ và nhà làm việc hạn chế, vì thực ra vẫn có thể làm việc được ở các khu dịch vụ hội nghị ngoài xã hội. Khi hết nhiệm vụ thì ở đâu về đó hoặc mua được nhà ở ngoài xã hội thì ở. Đã bổ nhiệm thì đương nhiên có nhà công vụ và phải trả lại khi hết nhiệm vụ. Không thể cứ được bổ nhiệm cấp cục vụ trở lên là đương nhiên thành dân thủ đô. Phần còn lại của thủ đô do những ai ở đó phải đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ mọi mặt, ngân sách chỉ chịu khu vực quản trị quốc gia và cũng phải trả phí khi sử dụng các công trình, dịch vụ của khu vực dân sự. Ở các địa phương cũng vậy ngân sách chỉ lo cho thủ phủ, còn lại dân đô thị phải lo, chi phí sống ở đô thị lớn quá chắc chắn nhiều công chức cao cấp cũng ở ngoại trú chứ không cần ở nhà công vụ, ngân sách sẽ nhẹ đi bớt áp lực. Các loại đô thị sẽ chấm dứt việc quá tải và ngân sách không phải đầu tư, thành phố sạch đẹp, cung cấp nhiều dịch vụ cao cấp, người thường có thể vào thăm quan, người có tiền đến sử dụng dịch vụ ở đó. Còn ngân sách lo cho người nghèo làm nền tảng vững chắc cho một xã hội bền vững.

Viettel đưa văn minh đến nơi người Việt sinh sống


Ở quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 xem được báo mạng

Với bộ thiết bị này, các cán bộ, chiến sỹ ở hai đơn vị trên đọc được 39 đầu báo điện tử và tạp chí. Đến nay, Viettel đã xây dựng được 15 trạm phát sóng, nhà giàn và các đảo chính ở khu vực quần đảo Trường Sa. Viettel cũng đã hoàn thành phủ sóng dọc bờ biển Việt Nam với bán kính cách đất liền từ 80 đến 100km.
Đây là nỗ lực nhằm đưa vùng biển, đảo của Tổ quốc ngày càng gần đất liền, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của cán bộ, chiến sỹ, bà con ngư dân.

Không phải cứ phương Tây là văn minh


Gã khổng lồ Google sắp "xuất bản" sách tại Pháp


Ga khong lo Google sap 'xuat ban' sach tai Phap
Gã khổng lồ đã đạt được thỏa thuận với Hachette Livre - nhà xuất bản sách lớn nhất ở Pháp, để "copy" hàng nghìn bộ sách tiếng Pháp đã ngừng tái bản, và đưa những cuốn sách này lên thư viện trực tuyến của Google.

Arnaud Nourry, Giám đốc điều hành của Hachette Livre cho biết hợp đồng này giúp hai bên giải quyết các bế tắc với một thái độ tích cực và tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Theo hợp đồng này, Google chỉ có thể "chép" lại các cuốn sách dưới sự cho phép của Hachette Livre. Khi đã được đưa lên thư viện trực tuyến, các đầu sách này có thể được bán dưới dạng chế bản điện tử đó hoặc in lại trên giấy.
Tuy nhiên, hợp đồng đã vấp phải sự phản đối tại Pháp cũng như trên toàn thế giới bởi những lo ngại về việc sẽ làm suy giảm doanh số bán sách truyền thống và làm phương hại đến văn hóa đọc./.
Đại Hải (Vietnam+)

Nắm cái gì cũng được

Mỹ là đỉnh cao của việc nắm bắt thế giới này. Mọi cái hồn quan trọng Mỹ đều nắm hết, từ các loại hệ điều hành máy tính, điện thoại, các mạng máy tính, không gian vũ trụ. . . còn cái xác, các công nghệ đóng tàu làm máy bay, làm thiết bị tin học các loại. . . Các loại năng lượng Mỹ cũng luôn kiểm soát, lao động Mỹ chất lượng cao và có khả năng thu hút các loại lao động cao cấp. Đặc biệt là một kỹ năng quản trị xã hội phát huy tối đa tiềm lực con người. Ngược lại Tàu lấy cái xác to lớn đông đảo của mình làm cái xác cho thế giới, các loại chế tạo thiết bị đều đưa sang tàu làm vì số lao động có thể hy sinh cực lớn. Ấn Độ nắm được nguồn lực con người ở mức bình thường trên phạm vi toàn cầu, lao động Ấn có thể làm cho bất cứ quốc gia nào vì khả năng lao động quốc tế của họ . Người Nhật người Hàn luôn có khả năng vắt kiệt sức mình để tỏa sáng. Người Nga là một con gấu khổng lồ không hung hăng nhưng nắm được kỹ năng chiến đấu vô địch. Châu Phi được sở hữu một thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ dù không mạnh nhưng ở thế giới văn minh này không phải muốn là chiếm đất của họ được. Còn ta nắm được gì nhỉ, ta không nắm gì nhưng có khả năng nắm được nhiều đấy. Ta giỏi thuần hóa, tất cả các công nghệ mới nhất, thực dụng nhất đều được cập nhật tại Việt Nam, ta rất giỏi ứng dụng vào thực tiễn. Mọi người nhìn vào thực trạng hiện nay ắt không tin, nhưng hãy liên hệ, nếu không giỏi thuần hóa thì người nông dân Việt làm sao biết sử dụng các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ tổ quốc. Và bây giờ Viettel tiên phong chứng minh khả năng kết hợp công nghệ đem lại hiệu quả thực tế cho người dân bằng việc mở rộng mạng lưới không chỉ ở Việt Nam mà đã vươn xa ra thế giới. Hãy cứ tin tưởng còn cách quản trị quốc gia buộc phải thay đổi để người Việt sẽ nắm trọn vận mạng của mình.

Dâm cho ai

Giao lưu giữa giống cái và giống đực là một hiện tượng tự nhiên. Đến cực điểm của giao lưu là cái mà mọi người không muốn công khai, vì tính hấp dẫn bản năng nên sự quan tâm đến nó không bao giờ mất. Con người phức tạp hóa vấn đề tự nhiên này. Nếu hoạt động này không tự nhiên thì nó đã vi phạm tự nhiên và vi phạm nghiêm trọng đến mọi quy ước khác. Trong sự trao đổi mua bán nhộm nhoạm như hiện nay thì nó sai cũng được, nó đúng cũng được. Nếu lý tưởng hóa thì mua bán dâm là nghiêm trọng. Nếu nhìn vào sự thật thì có ai dám chắc người đi truy bắt mại dâm, người chỉ đạo đi bắt mại dâm, người lãnh đạo của người bắt mại dâm không từng một lần liên quan đến nó. Mại dâm có biến tướng không hẳn là lấy tiền , có thể lấy một cái khác, người có quyền và có dâm sẽ trao đổi, không hẳn chỉ có tiền và có dâm trao đổi. Vậy mà tạo ra một dư luận khinh bỉ những cô gái bán dâm là không công bằng. Cái dâm đó nó có nhiều cách sử dụng khác nhau, tự dưng lại cho cái dâm là hàng lậu mà nhiều người yêu thích mà lại giả vờ cương quyết chống loại hàng lậu này.

Nhìn vào việc làm

Chiến tranh chống Mỹ có cán bộ địa phương đã lớn tuổi đi vận động thanh niên nhập ngũ, tất nhiên cán bộ này và gia đình đã gương mẫu trong mọi việc. Ông là con một và đã ngoài 40 tuổi , khi bị dân nói nhiều quá : sao ông không đi đi mà cứ yêu cầu người ta là sao. Lòng tự trọng , ông đã xung phong nhập ngũ và ông đã không về như bao người khác, con ông vẫn đang đi tìm hài cốt ông mà vẫn chưa tìm được vì tin báo tử là hy sinh tại chiến trường Miền Nam không biết tỉnh nào. Bây giờ cán bộ càng nói hay hơn vì có nhiều thời gian đi học, cán bộ càng cao nói càng hay. Nhưng nhìn vào việc làm thì sao, thời buổi tiền bạc bây giờ, tiền quý lắm, ngoài chế độ ưu đãi đặc biệt cán bộ còn có gì đó mà sao cuộc sống phong lưu vậy, mặc dù mức lương thì mọi người đều biết. Bắt mọi người phải tin lời nói của mình, nếu không tin thì nói là bị diễn biến, nếu có ý kiến thì gọi là tuyên truyền chống chế độ, bực bội về việc làm sai của các cấp thì nói là phản động, bàn luận về việc nước thì bị mời làm việc liên tục (nhân dân Sóc Sơn mới bắt chước mời cán bộ làm việc đấy xem có dễ chịu không ). Nhân dân cũng bắt chước tìm mọi cách kiếm chác theo khả năng có thể như làm nhà tạm vào đất quy hoạch, trồng nhiều cây vào vườn sẽ bị giải tỏa. . . Kể những việc đã xảy ra thì bị coi là kẻ xấu kẻ bới lông tìm vết, nói xấu chế độ, đây có phải là dân họ bắt chước cách làm của cán bộ khi ghét người nào đó không. Niềm tin là tự giác, không có niềm tin ép buộc.

Cứ nói là không phản Mác

Bóc lột công nhân là phản lại Mác, đưa nông dân vào thế cùng để buộc phải thành hậu bị của công nhân cũng là phản lại Mác. Ta cứ như hiện nay thì phản Mác thật. Ta có bảo hiểm cho công nhân, khi họ không có việc làm hoặc không muốn đi làm thì cũng có một mức sống không thể chết đói chết lạnh, người ta sẽ không ỉ lại vào đó mà chỉ là nơi nghỉ ngơi để tiếp tục đi làm sau này có hiệu quả hơn, công nhân có đi học miễn phí, chữa bệnh miễn phí. Nông dân nghèo cũng có miễn phí đi học và chữa bệnh, được cấp gạo ăn, có nhà ở. Người ta không thích làm nông dân thì sẽ học hỏi mà đi làm công nhân. Một lực lượng lao động ổn định chất lượng ngày càng cao, khi cần huy động thì số công nhân sẽ đáp ứng ngay, lúc bình thường cũng không sợ rối loạn xã hội. Các nhà tư có rất nhiều cơ hội để thu lợi cũng không phàn nàn gì. Mức sống tối thiểu đạm bạc, không nên lo sẽ nhiều người lười biếng chỉ trông chờ xã hội. Ai cũng muốn vươn lên, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Nông dân không có gạo ăn

Nghĩ đơn giản thì là vô lý, nhưng hạch toán theo thị trường phải chi phí công lao động, tiền phân, tiền giống, tiền nước, tiền phân, tiền diệt trừ sâu bệnh . . . trong khi đó ruộng ít thì dù mỗi khoảnh ruộng có lời vài chục ngàn đồng thì cũng không nghĩa gì, một năm chỉ có hai vụ lúa, rồi còn mất mùa, coi như là cái nghiệp phải làm. Nếu nhà nước nghĩ xa nghĩ rộng và làm được thì đấy là an ninh lương thực, là ổn định xã hội, là nguồn nhân lực quan trọng cho xây dựng đất nước. Chính vì vậy phải cấp gạo ăn cho nông dân nghèo hằng tháng, để họ còn có sức để cải thiện đời sống, đi làm thuê để có tiền mua sắm chi phí các vật dụng phổ thông như mọi người. Đã không lo cho dân nghèo lại còn tìm đủ cách lấy ruộng làm mất an ninh lương thực, mất an ninh nông thôn.