Người theo dõi

10 thg 2, 2012

người ta hóng tin vì xem hành
pháp trên có lộ liễu bao che
hành pháp dưới không , tức là
anh VƯƠN sẽ thiệt đơn thiệt kép
nên phải theo dõi sát . Còn cũng
có mơ hồ xem có đột phá cá nhân không , cái không bao giờ
xảy ra


báo giáo dục việt nam

Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
A) Giết nhiều người;
B) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
C) Giết trẻ em;
D) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
E) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
G) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
H) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
I) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
M) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
N) Có tính chất côn đồ;
O) Có tổ chức;
P) Tái phạm nguy hiểm;
Q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
đóng đinh ở giết người , đong
đưa ở các tình tiết giảm nhẹ ,
dư luận nặng thì tội nhẹ , dư
luận nhẹ thì tội nặng , cứ thế cứ
thế
đường lối sai lập lên những hàng rào lộn xộn, người đạp rào để sống là đương nhiên, lâu dần thành thói quen bất chấp luật pháp, đạo lý. Tội phạm và những tội phạm không đáng có tăng lên, quan quyền lo sợ, bộ hình quá tải, định danh những đối tượng làm cho quan quyền sợ thành giặc để kéo bộ binh vào cuộc. Khó ép thế lực thù địch bất bạo động thành giặc, hay hình sự để xử lý. Số này tăng lên quá nhanh như nước lụt, như nước lũ, chỉ có cách thay đổi tận gốc mới giải quyết được.
mỗi huyện là một thuộc quốc mini, có thu thuế, kho bạc, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tạm giam (nhà tù mini). Bộ máy này để cai trị dân chứ không phải để phán xét quan. Trên mini lại có vương quốc cấp phủ, phóng to hơn một chút với cấp huyện. Trên phủ là đến triều đình, triều đình có đi dựa vào một triều đình khác lớn hơn không - đã từng xảy ra. Dân vi phạm (dân thuần không bà con với quan quân) thì được phân xử theo trọng lượng tiền hai bên. Nếu vi phạm có liên quan đến quan quân thì bị hại là dân cứ làm con kiến đi cho đẹp cờ. Vụ anh Vươn do báo chí làm rùm beng, họ làm phép một chút cho xong. Vụ anh Khương dám tố cáo quan quân lại có sở hở nó bỏ tù là đương nhiên. Thiên hạ có nơi có hẳn một cục điều tra liên bang - không bị tiểu quốc, mini quốc nào chi phối mà còn có khi chưa công bằng nữa là. Người ta điều tra, xử tội những ai không tiền, không quyền mà lại xâm phạm hoặc cản trở lợi ích quan quyền. 

Báo Thời Nay đặt bài, mình viết đoạn nhẹ nhàng như thế này nhưng bị cắt "Văn hóa đọc là thước đo dân trí của một quốc gia. Khi phần trăm dân số có thói quen đọc để đạt đến ngưỡng quốc gia có văn hóa đọc thì dân trí nước đó ở tầm cao. Thước đo giá trị sống lẫn văn minh của quốc gia được xác lập dựa trên chỉ số nhân văn của công dân và sự phát triển của khoa học kỹ thuật"