Người theo dõi

2 thg 7, 2011

TIẾNG TRỐNG PA-RA-NƯNG (Thanh Nam, Tú Anh-đoàn ca nhạc Hải Đăng)



Ngọc Sơn-Yêu dân tộc Việt Nam



Ngày mai

Cứ nơi nào có trống đồng , ở đó từng có văn minh đồng quốc . Bản tính hiếu hòa , sống thanh bần tâm tĩnh là được , khả năng truy nhập vào tự nhiên của dân đồng quốc là rất lớn , nơi nào có thiên nhiên người đồng quốc nhanh chóng có cách cải đổi tự nhiên một cách hợp lý để sống hài hòa với tự nhiên . Tề quốc máu du mục kiếm cung ham sở hữu luôn mưu đoạt đất đồng quốc . Thiên hạ phía bên kia đại dương có đô quốc , cũng gốc du mục nhưng nay tiến hóa đến một bậc cao , luôn thượng tôn các giá thị cộng đồng và các giá trị cá nhân . Bản tính du mục không mất đi , những cái đô quốc muốn họ vẫn muốn áp cho cả thiên hạ , chưa nói khi đụng đến lợi ích đô quốc anh ta cũng sẵn sàng bỏ những giá trị chung của thiên hạ để chỉ biết lợi mình . Nhưng dù sao đô quốc vẫn đàng hoàng gấp vạn triệu lần tệ quốc . Công viên nước đông hải xưa nay vẫn thuộc đồng quốc , việc qua lại , làm những việc thông thường ở công viên nước này không có trở ngại gì . Thế lực nào chả muốn công viên thành sở hữu của mình , tệ quốc đã có phương án chiếm công viên cả trăm năm nay . Tệ quốc có ý động binh , thiên hạ rõ ngay mưu đồ . Một dàn hút lực sẽ được đưa ra công viên , lúc đầu tệ quốc muốn trấn giữ tại một điểm trọng yếu khống chế toàn bộ công viên . Thấy phản ứng dữ dội , tệ quốc liền vừa phỉnh vừa ép vừa hăm đồng quốc , kết cục là dàn hút lực được đặt tại đông bắc đảo cát vàng mà tệ quốc chiếm của đồng quốc từ năm thứ 29 liên hiệp quốc . Dân đồng quốc tức giận sau cũng yên vì trước mắt chả có cách gì mà lấy đảo cát vàng về được ; đối đầu lại đẩy đi được , tệ quốc và phi quốc tranh với nhau thôi . Phi quốc và đô quốc uất đồng quốc lắm . Tệ quốc lại loại được một đối thủ mạnh ra khỏi cuộc chiến , đồng vương lại hỷ hả vì vẫn giữ được hòa bình . Mai là ngày dân đồng quốc biểu tình chống tệ quốc , quan quân sẽ quyết liệt ngăn cản vì việc đã an bài , triều đình đồng quốc đã hứa hẹn không làm ầm ĩ sẽ kích động dân phi quốc biểu tình theo , rồi dân đồng quốc ở khắp thiên hạ biểu tình làm rối loạn bất lợi cho tệ quốc . Dân mà truy quá , triều đình sẽ giải thích : giữ hòa bình để củng cố quốc phòng . Có củng cố được hay không ai mà biết .

Kinh Việt

http://anviettoancau.net/anviettc/

Việt học
Nguyễn Thiếu Dũng   
BÀN VỀ TÊN GỌI TÁM QUẺ CƠ BẢN CỦA KINH DỊCH .
 Ngày nay  một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng)( điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng  Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.
Một số các nhà Dịch Học Trung Quốc khác vẫn bám víu truyền thuyết cho rằng Phục Hy chính là người hoạ quái đã tạo ra bát quái (8 quẻ). Họ nhận ông vua trong thần thoại, vua đứng đầu tam Hoàng, đầu người mình rắn, là tổ tiên của họ .Nhưng các nhà dân tộc học Trung Quốc lại xác nhận rằng Phục Hy là tổ tiên của người Miêu, Dao ( ở miền nam Trung Quốc), người Trung Hoa đã mượn thuỷ tổ của những dân tộc mà ngày xưa họ gọi là man di làm tổ của mình.
Như vậy nếu nhận Phục Hy là người sáng tạo Kinh Dịch thì chính người Trung Hoa đã mặc nhiên thừa nhận họ không phải là dân tộc đã sản sinh ra Kinh Dịch .
Tuy  chưa tìm được đến tận ngọn nguồn đích thực của Kinh Dịch nhưng dẫu sao các nhà Dịch học Trung Quốc cũng gần đi đến một điểm chung : Kinh Dịch là sản phẩm của phương Nam chứ không phải là phương Bắc.
 Các nhà khảo cổ Việt Nam đã khai quật được hai cái nồi gốm tại di chỉ Xóm Rền thuộc nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, mỗi nồi có khắc ghi một quẻ Dịch. Điều này chứng tỏ cách đây khoảng 5000 năm  tổ tiên ta đã phát minh ra Kinh Dịch, về sau được truyền sang Trung Quốc. Người Trung Hoa nhận được Kinh Dịch như bắt được mỏ vàng ra công khai thác biến thành quốc bảo của họ, và thật sự họ đã có hơn hai nghìn năm để phát triển kinh Dịch rồi trở thành bậc thầy về bộ môn này, sau đó dạy lại cho các nước lân cận kể cả nước ta là nước đã khai sáng Kinh Dịch.
Ngày nay tại Trung Quốc việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng Kinh Dịch càng ngày càng tăng tốc như vũ bão. Nhiều trường Đại Học Trung Quốc đều có dạy Kinh Dịch và có sở nghiên cứu Kinh Dịch. Trong khi đó tại nước ta việc nghiên cứu Kinh Dịch đã không được chú trọng đúng tầm mức. Đáng tiếc là chúng ta không ý thức được Kinh Dịch  là quốc bảo nên đã thờ ơ với nó, thành ra có của mà không biết dùng để người khác khai thác thụ hưởng , chẳng khác gì mình có quặng thô xuất ra nước ngoài rồi đi mua đồ tinh chế của họ với sự tán thưởng,khâm phục.
Trung Quốc có đặc điểm là vũ lực thường đi theo con đường từ bắc xuống nam còn triết học thì đi theo đường ngược lại từ nam lên bắc.
Các nhà khoa học, qua khảo cổ học , di truyền học đã bác thuyết người Việt Nam có nguồn gốc Trung hoa, chạy từ bắc xuống nam .Họ đề ra thuyết người Đông Nam Á có gốc từ Phi Châu, đến định cư tại đây từ 10.000 đến 100.000 năm trước, sau cơn hồng thuỷ di chuyển lên phương bắc, có nền văn minh lúa nước trước Trung Hoa, về sau bị người Hoa đánh đuổi lại lui về phương nam.
Vậy là Kinh Dịch (sản phẩm của văn minh nông nghiệp) do nước Văn Lang (Việt Nam) sáng tạo trực tiếp truyền lên Hoa Nam, người Hoa thâu nhận Kinh Dịch gián tiếp qua trung gian của người Hoa Nam nên lầm tưởng là Kinh Dịch do Phục Hy chế tác.
Âm Dịch là do âm Diệc đọc trại ra. Người Hoa đọc Dịch và Diệc cùng một âm. Diệc là một loại cò,l oài chim nước; tổ tiên ta mệnh danh cho sản phẩm trí tuệ của mình phát minh là Diệc-Kinh Diệc, người Hoa đọc là Dịch rồi suy diễn dịch là con tích dịch (loài thằn lằn hay biến đổi màu sắc), điều này có thể nhận thấy chứng cứ trên những con chim nước đứng bên những chiếc thuyền có mang dấu hiệu kinh Dịch /Diệc được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ,Hoàng Hạ.
Dịch do từ Diệc, Diệc cũng đọc là Việt.
Vào thời kỳ mà người Trung Hoa chưa tìm thấy bản vẽ các quẻ trong Kinh Dịch thì tổ tiên ta đã khắc đầy đủ các quẻ Dịch trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn với hình tượng rất rõ ràng, tiến lên bậc cao hơn họ còn có thể trang trí những quẻ Dịch đó với nhiều hoạ tiết phong phú. Điều đó nói lên rằng họ đã quá nhuần nhuyển với quẻ Dịch để có thể biến hoá ra thiên hình vạn trạng.
Kinh Dịch được hình thành bởi hai hào âm dương, có thể nói không có hào âm hào dương, biểu thị cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ, thì không thể tạo ra Kinh Dịch. Trong các bản kinh Dịch phổ thông ta thấy hào âm được biểu thị bằng vạch đứt, hào dương được biểu thị bằng vạch liền. Hào âm vạch đứt không phải là dạng nguyên thuỷ mà đã được người Hoa cải biến, thật ra trên trống đồng hào âm được khắc là hào có nhiều chấm ….., hoặc là vành trắng nằm giữa hai đường song song, không có hoa văn trang trí. Hào dương nguyên thuỷ do tổ tiên ta sáng chế là hào có vạch liền hoặc là hào nằm giữa hai đường song song và có hoa văn trang trí.
Quách Mạt Nhược cho rằng hào Dương lấy từ hình tượng sinh dục nam, hào âm là hình tượng sinh dục nữ. Suy diễn này kém thanh nhã, quá trần tục.Thật ra hào dương  được tổ tiên ta lấy từ hình tượng ngọn giáo, cây gậy hay khúc cây làm chày giả gạo, còn hào âm là hình tượng những lỗ đâm trên đất để gieo hạt.
Kinh Dịch được sáng tạo qua những đúc kết từ những kinh nghiệm lao động, nên hết sức giản dị, dần dần phát triển thành triết lý hướng dẫn nhân sinh càng ngày càng phức tạp.
Hai hào âm dương nếu lần lượt chồng lên nhau sẽ cho ra 8 quẻ đơn là Càn, Khảm, Cấn, Chấn , Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Nếu ta hỏi các nhà Dịch học Trung Hoa, tại sao quẻ có ba hào dương gọi là quẻ Càn, ba hào âm gọi là quẻ Khôn, Càn nghĩa là gì? Khôn nghĩa là gì? Các quẻ kia nghĩa thế nào? Họ sẽ ấp a ấp úng không trả lời được. Kinh Dịch lưu hành đã hơn hai nghìn năm, thế mà đến nay khi cố gắng đưa ra ánh sáng những “bí ẩn của bát quái” Vương Ngọc Đức còn đặt vấn đề: có cần thiết phải làm rõ vấn đề tên quái không? rồi lại lắc đầu”vấn đề nêu trên không thể một sớm một chiều làm rõ ngay được” (tr.61)
Các nhà Dịch Học Trung Hoa lúng túng khi muốn giải nghĩa danh xưng tám quẻ vì họ cứ tưởng đó là tiếng Hoa (Quách Mạt Nhược, Văn Nhất Đa thử giải quyết nhưng bất thông. Quách Mạt Nhược cho Càn là do chữ Thiên cổ bẻ ra ,Văn Nhất Đa cho Càn vốn là Oát biệt danh của sao Bắc Đẩu viết nhầm), thật sự đó chính là tiếng Việt  do chính người sinh thành ra  chúng đặt tên:
 Quẻ Càn còn đọc là Kiền hay Can, được đặt tên theo nghĩa hào  dương  do ba khúc cây được can lại, ghép lại với nhau. Người ta  can các thanh gỗ lại thành sàn (nhà)  hay giàn (đậu,bầu) cứng chắc, có thể  đi lại trên đó vẫn không gãy đổ. Qua đó suy ra quẻ Càn có đức tính kiện (cứng chắc), phát sinh nghĩa triết lý “thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Khi can các khúc cây lại với nhau để được chắc chắn, ta phải buộc chúng lại, chẳng hạn ta có thể buộc lại bằng những sợi lạt theo các nụt  hình chữ x .Chữ hào(còn đọc hiệu hay giáo) là hình hai chữ x chồng lên nhau, chính là do từ hình tượng các nụt lạt hình chữ x tạo ra.
Muốn tạo ra một quyển kinh Dịch đơn giản chỉ cần 6 khúc cây sơn màu đỏ để tạo 6 hào dương, 6 khúc cây sơn màu đen để tạo 6 hào âm. Với một tổ hợp 6 hào ta thay đổi vị trí các hào âm hoặc dương sẽ tạo ra 64 quẻ, toàn bộ Kinh Dịch nằm trong đó. (Có thể lấy 6 ống tre chẻ đôi ra, phần võ màu xanh là hào dương, phần ruột màu trắng là hào âm).
Gọi hào là khắc vạch là diễn tả cách người ta viết,hay khắc hay hoạ quẻ (quái). Thực tế thì người xưa làm Dịch chỉ cần mấy khúc cây, thanh gỗ, hay que củi, thẻ tre đánh dấu mặt dương, mặt âm rồi sắp lại với nhau, thay đổi lần lượt vị trí âm, dương là có thể nói chuyện về Dịch. Vì tổ tiên ta sắp xếp các que lại với nhau thành tổ hợp ba hay sáu que, nên gọi tổ hợp đó là quẻ.
Người Hoa phiên âm quẻ thành quái. Họ lấy chữ khuê làm âm thêm chữ bốc biểu ý tạo thành chữ quái, đây là chữ mới, trong Giáp cốt văn không tìm thấy chữ quái. Họ giảng quái là treo lên (quái giả quái dã), khi bói được một quẻ đem treo lên gọi là quái. Trương Huệ Đống nói là bói được một quẻ thì vạch trên đất (thổ) nên chữ quái mới có chữ khuê hai chữ thổ. Chữ Nôm cũng viết chữ que bằng chữ khuê (có âm tương tự) , viết chữ quẻ bằng chữ khuê hay chữ quế (mộc + khuê).
Rõ ràng là quẻ đẻ ra quái chứ không phải quái sinh ra quẻ. Người Hoa đã lấy âm khuê (gui) để ghi âm que ,quẻ của người Việt.
Tại sao không gọi hào là vạch, que, thanh, khúc, thẻ mà gọi là hào? vì hào diễn ý một vạch, một que, một thanh, một khúc có liên hệ ràng buộc qua lại với nhau như những nụt lạt buộc lại, âm dương giao dịch, chứ không đơn thuần là vạch, là que.
Quẻ Khôn : Khôn gồm ba hào âm, là hình tượng những lổ tra hạt hay hố trồng cây, nên được khắc bằng những nét chấm chấm …..,hoặc những lổ tròn ooooo. Đó là hình ảnh một khu đất, một thửa ruộng chứa đầy những lổ, những hố được con người cho hạt hay cây giống  vào .Từ những lổ, hố đó cây cối mọc lên đem lại lương thực cho họ, họ khen những lổ, hố đó là khôn ngoan biết chìu theo ý người. Cho nên quẻ toàn âm được gọi là Khôn. Khôn có đức quẻ là thuận, thuận theo ý người, rồi phát triển thành nghĩa triết học âm thuận theo dương. Trên đây là cách giải theo hình tượng hào âm.
Theo tự dạng chữ khôn gồm có chữ thổ (đất) + chữ thân (giờ thân, địa chi thân) thì ta có thể suy ra khôn là để diễn ý chôn, chôn là do hạt được chôn vào lổ, cây chôn vào hố. Nếu bộ thổ chỉ ý khôn là đất thì thân phải là từ chỉ âm nhưng khôn đọc là kun còn thân đọc là shen thì  sao gọi là tá âm được, gọi như vậy là không đúng với cách cấu tạo từ của Trung Hoa .Chữ thân đi với bộ thổ chỉ tạo một từ đọc là kun, còn thân (shen) đi với các bộ khác để làm âm thì có nhiều từ : thân (với bộ nhân) là duỗi ra, thân (với bộ khẩu) là rên rỉ, thân (với bộ mịch) là dải thắt lưng của đại phu. Trên trống Đông Sơn    hình cái trống da    dạng hình của nó giống như chữ trung, khi trống đánh xong nếu gát dùi trống vào giữa, như là chữ trung có gạch ngang ở giữa, thì trùng với tự dạng chữ thân. Tục lệ ngày xưa đánh trống xong thì chôn trống xuống đất, khi nào có lễ thì cúng tế rước trống lên. Tục lệ này có lẽ chỉ áp dụng cho trống đồng là loại trống đặc biệt dùng để tế lễ (nhờ vậy mà nhiều trống lễ đã thoát khỏi bàn tay phá huỷ của quân xâm lược). Phải chăng vì thế mà khôn được cấu tạo để diễn ý chôn (trống đánh xong chôn xuống đất).
Quẻ Ly  : Ly chỉ là chữ ký âm của lửa người Hoa đọc là , tổ tiên ta  hình dung hai hào dương tựa như hai khúc cây chà xác vào nhau tạo ra lửa (hình dạng hào âm). Quẻ này Bạch thư Chu Dịch  ghi là La, người Hoa đọc là luó cũng gần với âm lửa. Sở dĩ có sự khác nhau là vì quẻ Ly được hai người Trung Hoa thu nhận âm lửa vào những thời khắc khác nhau, không gian khác nhau nên ghi âm na ná nhau mà thôi. Chữ Nôm ghi âm lửa bằng chữ lã, cũng tương tự nhau. Lửa phải dựa vào vật khác mới phát sinh nên đức của nó là lệ (lệ thuộc, dựa vào)
Quẻ Khảm : ai cũng biết khảm là thuỷ nhưng tại sao người Hoa lại không dùng bộ thuỷ mà lại dùng bộ thổ để viết chữ khảm, hết sức vô lý, vậy khảm không phải là tiếng Hoa mà là tiếng Việt. Người Việt thường nói khảm thuyền qua sông (đưa thuyền qua sông), hoặc khảm xa cừ (gắn sâu xa cừ vào miếng gỗ để trang trí). Ta có thể hình dung hào dương ở giữa hào âm như chiếc thuyền  được khảm qua sông, hoặc là vật được khảm vào. Đức của quẻ khảm là hãm (trũng,lún), hào dương như bị hãm vào giữa hầm hố giống như bị đưa vào chốn hiểm nguy, từ đó phát sinh nghĩa triết học của quẻ khảm, hãm hiểm.
Quẻ Cấn : Rõ ràng cấn là tiếng Việt trong nghĩa cấn cái, quẻ được hình dung như một  khúc cây bị cấn trên miệng hố. Đức của quẻ Cấn là chỉ, nghĩa là dừng lại, là cấn (không di chuyển được). Từ đó phát sinh nghĩa triết học, tri chỉ.
Trung Hoa gọi quẻ Cấn là quẻ Sơn có tượng là núi nhưng trong hào từ quẻ Cấn không có hào nào nói đến núi.  Đây là nhận xét của Cao Hanh trong “Chu Dịch cổ kinh kim chú”:” Quái hào từ của quẻ Càn không câu nào nói về trời, Quái  hào từ quẻ Tốn không câu nào nói về gió, Quái hào từ quẻ Ly khgông câu nào nói về lửa, Quái hào từ quẻ Cấn không câu nào nói về núi. Quái hào từ quẻ Đoài không câu nào nói về đầm. Quái Khôn tuy liên quan đến đất nhưng không nói về đất. Quái Khảm tuy có liên quan đến nước nhưng không nói về nước. Chỉ có quẻ Chấn nói về sấm” (BABQ,tr 63).
Quẻ Cấn không nói đến núi nhưng cả 6 hào đều nói đến Cấn với nghĩa ngăn trở, cấn cái:
     -Thoán từ  : Cấn kỳ bối (lưng)
     -Sơ lục      : Cấn kỳ chỉ (ngón chân)
     -Lục nhị    : Cấn kỳ phì (bắp chân)
     -Cửu tam   : Cấn kỳ hạn (thắt lưng)
     -Lục tứ      : Cấn kỳ thân (mình)
     -Lục ngũ    : Cấn kỳ phụ (mép hàm)
     -Thượng cửu : Đôn (trên cùng, đỉnh đầu) cấn.
Quẻ Chấn : Đây là hình tượng cái trống đồng lật ngữa ra, hay là cái cối giả gạo, đánh trống hay giả gạo đều gây ra tiếng động ầm ầm như sấm. Vì vậy Chấn (zhèn)  dùng để ghi âm  sấm. Người Hoa gọi sấm là lôi nhưng vẫn giữ âm chấn (zhèn) để nhớ người Việt đặt cho quẻ đó là quẻ sấm. Chấn thành thuật ngữ. Cho nên do đó mà đức của quẻ Chấn là động  và tượng của quẻ là trống. Từ đó phát sinh nghĩa triết học của Chấn  là động, biến động không ngừng.
Quẻ Tốn : là hình tượng của những khúc cây ghép lai thành phên vách ,phía dưới bị thủng nhiều lổ (khuyết,mất ,tiêu tốn). Phên vách có lổ để gió lọt vào, tượng của quẻ Tốn là gió (phong), đức của quẻ Tốn là vào (nhập). Nghĩa triết học là nhập.
Quẻ Đoài : Đoài đọc là duì , quẻ có hình tượng đầm nước, nơi mọi người thường tụ họp ở đó để nấu ăn ,giặt rửa, hội hè, bơi chãi nên không khí rất vui, do đó đức của đoài là vui (duyệt). Đoài chỉ phương tây (theo Hậu thiên đồ), người Việt thường thích dùng tiếng đoài để gọi miền đất nằm ở phía tây; Sơn Tây được gọi xứ Đoài (Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm-Quang Dũng). Ca dao có câu “Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông Đông tỉnh, lên đoài Đoài tan.
Nói cho cùng, người Trung Hoa chỉ dùng  các từ Dịch, Hào, Quái, Càn , Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn , Đoài như là những thuật ngữ chứ không hiểu đúng nghĩa của chúng, vì những từ đó chỉ để phiên âm tiếng Việt , do người Việt sáng chế, đặt tên cho chúng.
Kinh Dịch gồm có 8 quẻ đơn, 64 quẻ kép, các quái từ , hào từ cùng các đồ Tiên thiên,Trung Thiên, Hậu Thiên là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam vào thời đại Hùng Vương. Chỉ có Dịch Truyện còn gọi là thập dực mới là sáng tác của người Trung Hoa , Truyện đó dùng để giảng giải phần Kinh ,cũng là một đóng góp rất lớn của Trung Hoa vào vũ trụ Kinh Dịch. Người Trung Hoa gồm chung Kinh Dịch và Dịch Truyện làm một , gọi chung là Chu Dịch, chữ Chu này phải hiểu là chu chuyển , chu nhi phục thuỷ ,như cách ta biến đổi quẻ Thuần Càn,Thuần Khôn ra 62 quẻ khác, rồi cũng quay lại trở về Khôn Càn như lúc khởi đầu. Đó là cách biến dịch vòng tròn. Nếu hiểu Chu là tên triều đại nhà Chu thì đó  chỉ là cách gọi xuyên tạc, không đúng. Người Trung Hoa thường dẫn câu trong sách Chu Lễ “Thái bốc nắm phép Tam Dịch: một là Liên Sơn, hai là Qui Tàng, ba là Chu Dịch”, nếu Liên Sơn và Qui Tàng chỉ biệt danh không phải chỉ triều đại,thì có lý nào Chu lại chỉ triều đại mà không chỉ biệt danh.
Sau cùng nếu ta đọc Dịch dưới góc độ Chữ Hán là chữ do chính người Việt sáng tạo, và ngôn ngữ Việt là bước khởi đầu của ngôn ngữ Hán thì mọi chuyện lại càng sáng tỏ hơn. Tuy nhiên vấn đề này không được bàn ở đây vì không thể nói hết trong một bài, chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở những bài khác.

Xuống đường

Ỷ giáo có luận thuyết về sức lao động rất có lý , sau thoái hóa thành tôn thờ giá trị sức lao động , cũng chính là thờ tiền . Tôn thờ giá trị sức lao động là hợp lẽ . Nhưng cái luận thuyết này nó đi kèm với luận giáo để mọi người chỉ được hưởng những gì đáng được hưởng ; chứ không như ỷ giáo , cứ hưởng những gì đang được hưởng và cả những thứ sẽ được hưởng dù là trong mơ . Trong cùng một thời gian , các giá trị được tạo ra là có hạn , có những hưởng thụ và sài phá vô hạn , có những quyền lực vô hạn , vậy nó phải cướp các giá trị khác để đủ lấp vào các khoảng trống . Các khoảng trống ngày càng tăng lên , nó như các lỗ đen hút tất tần tật . Ngày mai luận giáo xuống đường , không biết ỷ giáo có mượn quân của tệ quốc sang hỗ trợ không .

Liên hiệp quốc chiến

Liên hiệp quốc năm thứ 66 , đồng quốc suy yếu nặng , đồng vương thứ 13 mới nhậm chức . Bấy giờ đông hải có biến , tệ quốc hoành hành . Từ mấy năm trước tệ quốc đã hành xử ngang ngược , song lần này tệ quốc cho quân vào sâu đất đồng quấy rối . Dân đồng quốc nổi giận , triều đình vẫn giao thiệp với tệ quốc coi như không có chuyện gì . Nhiều người sinh nghi không biết lý do gì , nó đánh vỗ mặt vậy mà vẫn một rằng anh hai rằng bác , khúm núm bắt bằng hai tay . Nguyên do là cái phong hóa bì thư , cả nước quy thành đồng hết , cứ thấy hơi đồng là quýnh lên không còn nghĩ được gì nữa . Đàng hoàng như yên quốc mà cũng lợi dụng cái hư hỏng của phong hóa người ta để đưa nhiều dự án rởm vào đồng quốc . Còn tệ quốc thì khỏi nói , ỷ dân đông , triều đình cướp của mỗi người một ít , gom góp được đống tiền to , làm gì cũng thuận . Triều đình nhiệm kỳ 11 12 từ đồng vương , quan nhất phẩm trở xuống đều ăn ngập miệng , dự án tệ quốc đâm vào như tên bắn , trên rừng , dưới biển , đồng bằng đâu cũng đèn lồng giăng khắp . Dân ít lại không ác ôn bằng tệ quốc nên ngân sách triều đình đã ít lại bị sâu mọt phá nên đồng quốc ngày càng mất giá trên nhiều phương diện . Cái phong hóa bì thư lây cả sang kíp quốc và ria quốc vốn là chỗ lân bang thâm tình . Mạnh vì gạo bạo vì tiền , tệ quốc đâm toạc các cánh cửa của kíp quốc ria quốc , cho phên giậu rách nát luôn . Đồng quốc rêu rao đất nước ổn định , phồn vinh mọi mặt , trăm quan ngậm miệng nghe lời , cúc cung tận tụy triều đình . Dân thừa biết tệ quốc mưu gì mà không nói được , dân cũng lây cái phong hóa bì thư , cái gì cũng thư , mà thư thư hay gấp gấp đều không thấy gì , dân mà không thấy bì thư đâm cũng khó chịu . Miếng trầu là đầu câu chuyện xưa kia nay như chuyện của hành tinh khác . Tất nhiên có nhiều tiền sang tệ quốc mà đâm cũng trúng ráo , đó là chuyện không có , còn quan quân ta bao nhiêu người bị đâm thì chỉ có họ mới biết , bây giờ chỗ nào cũng nát bấy , đụng đâu cũng gặp tệ quốc . Yêu quê hương xứ sở cũng gặp tệ quốc , Yêu chuộng văn minh cũng lại tệ quốc ngăn . Triều đình tệ quốc hóa , từ cung cách cai trị đến các bài bản luận lý cho sự tồn tại của triều đình đều y chang . Đồng quốc rệu rã , đô quốc là nước văn minh , tuy thực dụng song đô quốc luôn có ý tưởng hỗ trợ các nước mạnh mẽ theo hướng văn minh . Chỉ cần liếc mắt nhìn đô quốc là các bàn tay trong thế bóp đã sẵn sàng , cả triều đình đố ai dám cưỡng lại . Đồng quốc chia rẽ làm ba , quan và triều đình làm một - quân vì cuộc sống phải nghe lệnh quan - dân không còn biết tin ai . Cái thời liên hiệp quốc chiến này không biết sẽ đi về đâu .

Trách nhiệm


Danh sách cụ thể

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội XI (2011)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Nguyễn Phú TrọngTổng bí thưChủ tịch Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Bí thư Quân ủy Trung ương
2Trương Tấn SangThường trực Ban Bí thư
3Phùng Quang ThanhBộ trưởng Bộ Quốc phòng
Phó bí thư Quân ủy Trung ương
4Nguyễn Tấn DũngThủ tướng Chính phủ
Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ
5Nguyễn Sinh HùngPhó Thủ tướng Thường trực, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ
6Lê Hồng Anhphụ trách công tác nội chính, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
7Lê Thanh HảiBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
8Tô Huy RứaTrưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ươngTrưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 8/2/2011)
9Phạm Quang NghịBí thư Thành ủy Hà Nội
10Trần Đại QuangThứ trưởng Bộ Công an
11Tòng Thị PhóngPhó chủ tịch Quốc hội, Phó bí thư Đảng đoàn Quốc hội
12Ngô Văn DụChủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
13Đinh Thế HuynhChủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dânTrưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 8/2/2011)
14Nguyễn Xuân PhúcBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội X (2006)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Nông Đức MạnhTổng bí thư
Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương
2Nguyễn Minh TriếtChủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam
3Nguyễn Tấn DũngThủ tướng Chính phủ
Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ
4Nguyễn Phú TrọngChủ tịch Quốc hội Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội
5Trương Tấn SangThường trực Ban Bí thư Trung ương
6Lê Hồng AnhBộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương
7Phạm Gia KhiêmPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
8Phùng Quang ThanhBộ trưởng Bộ Quốc phòng
Phó bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương
9Trương Vĩnh TrọngBí thư Trung ương
Phó Thủ tướng
10Lê Thanh HảiBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
11Nguyễn Sinh HùngPhó Thủ tướng thường trực
12Nguyễn Văn ChiBí thư Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
13Hồ Đức ViệtBí thư Trung ương
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
14Phạm Quang NghịBí thư Thành ủy Hà NộiCho thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương từ Hội nghị lần thứ 3 (24-27/6/2006) [2].
15Tô Huy RứaBí thư Trung ương
Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương
Bầu bổ sung tại Hội nghị lần thứ 9
Đại hội IX (2001)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Nông Đức MạnhTổng bí thư
Bí thư Quân ủy Trung ương
2Trần Đức LươngChủ tịch nước
3Phan Văn KhảiThủ tướng
4Nguyễn Văn AnChủ tịch Quốc hội
5Lê Minh HươngBộ trưởng Bộ Công an (đến năm 2002)Mất năm 2004
6Nguyễn Minh TriếtBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
7Nguyễn Phú TrọngBí thư Thành ủy Hà Nội
8Trương Tấn SangTrưởng ban Kinh tế Trung ương
9Nguyễn Tấn DũngPhó Thủ tướng thường trực
10Phạm Văn TràBộ trưởng Bộ Quốc phòng
11Phan DiễnThường trực Ban Bí thư
12Lê Hồng AnhChủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương( đến cuối năm 2002), Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2002
13Trần Đình HoanTrưởng Ban Tổ chức Trung ương, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
14Trương Quang ĐượcTrưởng Ban Dân vận trung ương, năm 2002 là Phó chủ tịch Quốc hội
15Nguyễn Khoa Điềmphụ trách tư tưởng, văn hóa và khoa giáo, Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa
Hội nghị Trung ương tháng 12 năm 1997
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Lê Khả PhiêuTổng bí thư
Thường vụ Bộ Chính trị
2Trần Đức LươngChủ tịch nước
Thường vụ Bộ Chính trị
3Phan Văn KhảiThủ tướng
Thường vụ Bộ Chính trị
4Nông Đức MạnhChủ tịch Quốc hội
Thường vụ Bộ Chính trị
5Phạm Thế DuyệtThường vụ Thường trực Bộ Chính trị, từ năm 1999 kiêm Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6Nguyễn Tấn DũngPhó Thủ tướng
7Nguyễn Mạnh CầmPhó Thủ tướng
8Nguyễn Phú TrọngPhụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo, từ năm 2000 là Bí thư Thành ủy Hà Nội
9Đoàn KhuêMất năm 1998
10Nguyễn Đức BìnhChủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
11Nguyễn Văn AnTrưởng Ban Tổ chức Trung ương
12Phạm Văn TràBộ trưởng Bộ Quốc phòng
13Nguyễn Minh TriếtTrưởng Ban dân vận Trung ương, từ năm 2000 là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
14Nguyễn Thị Xuân MỹChủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương
15Trương Tấn SangBí thư thành ủy TP.HCM, sau là Trưởng ban kinh tế trung ương
16Lê Xuân TùngBí thư thành ủy Hà Nội, từ năm 2000 là Trưởng ban khoa giáo trung ương, phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo
17Lê Minh HươngBộ trưởng Bộ Công an
18Phan DiễnTrưởng Ban Kinh tế trung ương, đến năm 2000 là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
19Phạm Thanh NgânChủ nhiệm Tổng cục chính trị
Đại hội VIII (1996)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Đỗ MườiTổng bí thư (đến tháng 12 năm 1997)
Thường vụ Bộ Chính trị
Từ tháng 12 năm 1997 rút khỏi Bộ Chính trị
2Lê Đức AnhChủ tịch nước (đến năm 2007)
Thường vụ Bộ Chính trị
Từ tháng 12 năm 1997 rút khỏi Bộ Chính trị
3Võ Văn KiệtThủ tướng (đến năm 2007)
Thường vụ Bộ Chính trị
Từ tháng 12 năm 1997 rút khỏi Bộ Chính trị
4Nông Đức MạnhChủ tịch Quốc hội
5Lê Khả PhiêuChủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị, từ tháng 12 năm 1997 là Tổng Bí thư Đảng
Thường vụ Bộ Chính trị
6Nguyễn Mạnh CầmPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
7Phan Văn KhảiPhó Thủ tướng thường trực
8Đoàn KhuêBộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến năm 1997)Mất năm 1998
9Nguyễn Đức BìnhChủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
10Nguyễn Văn AnTrưởng Ban Tổ chức Trung ương
11Phạm Văn TràBộ trưởng Bộ Quốc phòng (từ tháng 12 năm 1997)
12Trần Đức LươngPhó Thủ tướng
13Nguyễn Thị Xuân MỹChủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
14Trương Tấn SangBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
15Lê Xuân TùngBí thư Thành ủy Hà Nội, từ năm 2000 là Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương
16Lê Minh HươngBộ trưởng Bộ Công an
17Nguyễn Đình TứTrưởng Ban Khoa giáo Trung ươngMất trong thời gian Đại hội,
trước khi công bố danh sách chính thức
18Phạm Thế DuyệtTrưởng Ban dân vận Trung ương, sau là Thường vụ Thường trực Bộ Chính Trị
19Nguyễn Tấn DũngTrưởng ban Kinh tế Trung ương (1996-1997), Phó thủ tướng Chính phủ từ năm 1997
Đại hội VII (1991)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Đỗ MườiTổng bí thư
2Lê Đức AnhThường trực Bộ Chính trị, phụ trách quốc phòng, an ninh, đối ngoại, từ 1992 Chủ tịch nước
3Võ Văn KiệtThủ tướng
4Đào Duy TùngThường trực Ban Bí thư, từ năm 1994 là Thường trực Bộ Chính trị- Ban Bí thư
5Nông Đức MạnhTrưởng Ban Dân tộc trung ương, từ năm 1992 là Chủ tịch Quốc hội
6Lê Khả PhiêuChủ nhiệm Tổng cục Chính trịBầu bổ sung từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11 năm 1993
7Nguyễn Mạnh CầmBộ trưởng Bộ Ngoại giaoBầu bổ sung từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11 năm 1993
8Phan Văn KhảiPhó Thủ tướng
9Đoàn KhuêBộ trưởng Bộ Quốc phòng
10Nguyễn Đức BìnhPhụ trách công tác tư tưởng - văn hoá và khoa giáo, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
11Vũ OanhPhụ trách Dân vận và Mặt trận, Trưởng Ban Dân vận trung ương
12Lê Phước ThọTrưởng Ban Tổ chức trung ương
13Bùi Thiện NgộBộ trưởng Bộ Nội vụ (từ năm 1994 đổi là Bộ Công an)
14Võ Trần ChíBí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
15Phạm Thế DuyệtBí thư Thành ủy Hà Nội
16Nguyễn Hà PhanTrưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó chủ tịch Quốc hộiBầu bổ sung từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11 năm 1993, giữ chức đến năm 1996. Năm 1996 bị khai trừ khỏi đảng
17Đỗ Quang ThắngChủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương
Bầu bổ sung từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11 năm 1993
Đại hội VI (1986)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Nguyễn Văn LinhTổng bí thư
2Võ Chí CôngChủ tịch Hội đồng Nhà nước
3Phạm HùngChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đến năm 1988)Mất năm 1988
4Đỗ MườiChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1988)
Thường trực Ban Bí thư (đến năm 1988)
5Võ Văn KiệtPhó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
6Nguyễn Đức TâmTrưởng Ban tổ chức trung ương
7Nguyễn Cơ ThạchPhó chủ tịch HDBT, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
8Lê Đức AnhBộ trưởng Bộ Quốc phòng
9Đồng Sĩ NguyênPhó chủ tịch HDBT
10Trần Xuân BáchPhụ trách về đối ngoại kiêm Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, sau Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TƯ, phụ trách nghiên cứu về lý luậnĐến tháng 3 năm 1990
11Nguyễn Thanh BìnhBí thư Thành ủy Hà Nội
Thường trực Ban Bí thư (từ năm 1988)
12Mai Chí ThọBộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
13Đào Duy TùngTrưởng ban tư tưởng văn hóa TWỦy viên dự khuyết
Ủy viên chính thức từ năm 1988
Đại hội V (1982)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Lê DuẩnTổng bí thư (đến tháng 7 năm 1986)Mất tháng 7 năm 1986
2Trường ChinhTổng bí thư (tháng 7-12 năm 1986)
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
3Phạm Văn ĐồngChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
4Phạm HùngPhó chủ tịch HDBT, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
5Lê Đức ThọThường trực kiêm trưởng ban chính trị đặc biệt , phó chủ tịch uỷ ban quốc phòng của Đảng
6Văn Tiến DũngBộ trưởng Bộ quốc phòng
7Võ Chí CôngThường trực Ban Bí thư
8Chu Huy MânPhó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
9Tố HữuPhó Chủ tịch HDBT
10Võ Văn KiệtPhó chủ tịch HDBT
11Đỗ MườiPhó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
12Lê Đức AnhThứ trưởng Bộ Quốc phòng
13Nguyễn Đức TâmTrưởng Ban tổ chức trung ương
14Nguyễn Văn LinhThường trực Ban Bí thư (từ tháng 6 năm 1986)Bầu bổ sung tháng 6 năm 1985
15Nguyễn Cơ ThạchBộ trưởng Bộ ngoại giaoỦy viên dự khuyết
16Đồng Sĩ NguyênPhó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngỦy viên dự khuyết
Đại hội IV (1976)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Lê DuẩnTổng bí thư
2Trường ChinhChủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội
3Phạm Văn ĐồngThủ tướng
4Phạm HùngPhó thủ tướng
5Lê Đức ThọTrưởng Ban tổ chức TW rồi Bí thư thường trực, phụ trách tổ chức
6Võ Nguyên GiápPhó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng
7Nguyễn Duy TrinhPhó thủ tướng
8Lê Thanh NghịPhó thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư ( từ 1980)
9Trần Quốc HoànBộ trưởng Bộ Nội vụ
10Văn Tiến DũngTổng tham mưu trưởng, sau là Bộ trưởng Bộ quốc phòng
11Lê Văn LươngBí thư thành ủy Hà Nội
12Nguyễn Văn LinhBí thư thành ủy thành phố Hồ chí Minh rồi Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương
13Võ Chí CôngPhó thủ tướng
14Chu Huy MânChủ nhiệm Tổng cục chính trị
15Tố HữuTrưởng Ban tuyên giáo TW, từ 1980 là Phó thủ tướngỦy viên dự khuyết
Ủy viên chính thức từ năm 1980
16Võ Văn KiệtBí thư Thành ủy TP.HCMỦy viên dự khuyết
17Đỗ MườiPhó Thủ tướngỦy viên dự khuyết
Đại hội III (1960)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Hồ Chí MinhChủ tịch ĐảngChủ tịch nước (đến năm 1969)Mất tháng 9 năm 1969
2Lê DuẩnBí thư thứ nhất TW Đảng, năm 1961 kiêm Trưởng Ban Thống nhất TW
3Trường ChinhChủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, phụ trách công tác Quốc hội, công tác tư tưởng của Đảng
4Phạm Văn ĐồngThủ tướng
5Lê Đức ThọTrưởng Ban tổ chức trung ương (đến 1973), Trưởng Ban miền Nam của TW từ 1973
6Phạm HùngPhó thủ tướng, từ 1967 là Bí thư Trung ương cục miền nam
7Võ Nguyên GiápPhó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
8Nguyễn Chí ThanhChủ nhiệm Tổng cục chính trị, sau là Trưởng Ban Công tác nông thôn Trung ương, từ năm 1963 là Bí thư Trung ương cục miền NamMất năm 1967
9Nguyễn Duy TrinhPhó thủ tướng, sau kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
10Lê Thanh NghịPhó thủ tướng
11Hoàng Văn HoanPhó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội
12Văn Tiến DũngTổng tham mưu trưởngỦy viên dự khuyết
Ủy viên chính thức từ tháng 3 năm 1972
13Trần Quốc HoànBộ trưởng Bộ Công anỦy viên dự khuyết
Ủy viên chính thức từ tháng 6 năm 1972
Đại hội II (1951)
Thứ tựTênChức vụ Đảng và Nhà nướcGhi chú
1Hồ Chí MinhChủ tịch Đảng (năm 1956 kiêm Tổng Bí thư), Chủ tịch nước
2Trường ChinhTổng bí thư (đến năm 1956), từ 1958 là Phó thủ tướng
3Lê DuẩnBí thư Xứ ủy Nam Bộ, sau Bí thư Trung ương cục miền Nam, năm 1957 phụ trách công việc hàng ngày của đảng, tương tự quyền Tổng Bí thư
4Phạm Văn ĐồngPhó thủ tướng, sau đó Thủ tướng Việt Nam, từ năm 1955, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
5Hoàng Quốc ViệtTrưởng Ban dân vận mặt trậnĐến năm 1956
6Võ Nguyên GiápBộ trưởng Bộ Quốc phòng, sau kiêm Phó thủ tướng
7Nguyễn Chí ThanhChủ nhiệm Tổng cục chính trị
8Lê Đức ThọTrưởng ban thống nhất Trung ương và Từ năm 1956 là Trưởng Ban tổ chức TWBầu bổ sung từ năm 1955
9Nguyễn Duy TrinhChánh Văn phòng Trung ương Đảng, năm 1958 là Bộ trưởng Phủ Thủ tướngBầu bổ sung từ năm 1956
10Lê Thanh NghịBộ trưởng Bộ Công nghiệpBầu bổ sung từ năm 1956
11Hoàng Văn HoanĐại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, đến năm 1957, sau phụ trách công tác Quốc hội, là Phó trưởng ban kiêm Tổng thư ký Ban thường trực Quốc hộiBầu bổ sung từ năm 1956
12Phạm HùngBộ trưởng Phủ thủ tướng, từ năm 1958 Phó thủ tướng , Trưởng Ban thống nhất từ năm 1957Bầu bổ sung từ năm 1956
13Lê Văn LươngTrưởng ban tổ chức TW đến năm 1956Ủy viên dự khuyết đến năm 1956
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945)
Thứ tựTênChức vụ Đảng, Nhà nướcGhi chú
1Hồ Chí MinhChủ tịch nướcỦy viên trung ương từ năm 1941
2Trường ChinhTổng Bí thư
3Võ Nguyên GiápBộ trưởng Bộ Nội vụ rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4Hoàng Quốc ViệtChủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh
5Lê Đức Thọphụ trách công tác tổ chức Ðảng, sau là Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộvào Nam năm 1948 thôi ủy viên thường vụ TW
6Nguyễn Lương BằngTrưởng Ban Tài chính - kinh tế Trung ươngbổ sung sau khi Lê Đức Thọ vào Nam
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị 8 (1941)
Thứ tựTênChức vụ ĐảngGhi chú
1Trường ChinhTổng bí thư, Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương
2Hoàng Văn Thụđặc trách công tác mặt trận và binh vận của ĐảngHi sinh năm 1944
3Hoàng Quốc ViệtPhụ trách dân vận, mặt trận

[sửa]