Người theo dõi

15 thg 4, 2011

Một quốc gia hai chế độ




Lộ “danh tính” hai điện thoại Windows Phones của Nokia
(Dân trí) - Biên tập viên nổi tiếng Eldar Murtazin của trang Mobile Review vừa tuyên bố đang sở hữu những thông tin đáng chú ý về hai chiếc smartphone chạy Windows Phones đầu tiên của Nokia mang tên W7 và W8.
Điện thoại Windows Phone đầu tiên của Nokia đã bắt đầu lộ diện.
Eldar Murtazin khẳng định ông đã nắm được những kế hoạch sản xuất smartphone chạy Windows Phones hiện tại của Nokia và đang có trong tay một mẫu thử nghiệm đích thực. Theo đó, hai chiếc smartphone chạy Windows Phones đầu tiên mà hãng sản xuất điện thoại Phần Lan đang phát triển mang tên W7 và W8, trong đó W7 trông giống HTC Mozart và có cấu hình tương tự như chiếc X7 vừa mới ra mắt, trong khi đó W8 là một biến thể của chiếc N8 đình đám.

Theo Eldar, cả hai mẫu thử nghiệm smartphone Windows Phones nói trên đều sử dụng chip Qualcomm theo yêu cầu của Microsoft.

Hiện tại, model W7 đang được sử dụng cho các mục đích phát triển và có khả năng sẽ là chiếc smartphone đầu tiên chạy trên Windows Phones được Nokia tung ra thị trường. Máy được trang bị camera 8 chấm hỗ trợ tự động lấy nét và đèn flash.

Eldar cũng cho biết Nokia đang có hàng tá thiết bị Windows Phone đã được lên kế hoạch phát triển và tung ra thị trường trong năm 2012.

Võ Hiền
Theo Engadget

Hai  hệ tư tưởng symbian và windows phone

Bộ dẹp loạn

Đất nước hết giặc, việc đầu tiên là dẹp loạn, nguyên nhân của loạn mọi người đã rõ, nhiều khi quan đi dẹp bất mãn, nó ăn nó ỉa ra đấy bắt mình dọn. Bây giờ chia để trị thì rất khó, trước đây chửi thằng tây nó chia rẽ mình, không dưng mình tự chia mình. Cái phép của tây, nó chia xã hội thành vô sản hữu sản, trí thức nông dân, sau một thời gian thực thi thấy không ổn. Cứ dùng cái phép của ta xưa, dễ thấy dễ dùng. Thử hỏi bây giờ mà nhớ cho hết tên các ngài thượng thư cũng đã mệt rồi, còn bao nhiêu quan trấn thủ các vùng nữa, sao mà theo dõi được. Vậy cứ châm chế phép xưa, lập ra phép nay. Giới thương là ít nổi loạn nhất, giới nghệ nhạy bén nhất, anh chị ta không phải chỉ có giác quan thứ sáu mà còn thứ 7 8 9 nữa, nên họ nói cấm sai bao giờ. Họ thường nổi loạn sớm, thường là một mình khi cái cần được cần có mà không được không có , cái phải được phải có mà không có . Giới sĩ là giới gớm ghê nhất , không tấc sắt trong vay nhưng không hề yếu, triều đình đang đau đầu với bọn này . Thực ra thì không có gì khó , giới nào cũng tài phân cao thấp khác nhau , chỉ trong bọn chúng mới phân biệt được thôi , như hai anh võ sư nhìn nhau có thể phân cao thấp , có khi không cần giao đấu. Vậy là đã rõ cần lập gấp 5 bộ này , bộ nghệ đã có sẵn thượng thư rồi , anh này càng già càng khéo đã lập được công dẹp loạn nghệ (bằng cách cắt dây micro). Tuy vậy không phải là không có người thay thế . Bộ công thì tay nào nhiều tiền nhất do chế tác mà có thì bổ ngay là thượng thư bộ công, bộ thương cũng vậy . Bộ nông thì cứ anh nào giàu về nghề nông cho làm thượng thư. Bộ sĩ chắc khó nhất , sĩ trong triều đầy nhưng chỉ như con sĩ bàn cờ tướng mà làm gì . Tìm được sĩ nữa coi như xong. 5 bộ này ổn định , loạn giới nào bộ ấy lo, còn chỗ nào khác thì bộ binh bộ hình giải quyết . Các bộ khác không dẹp được loạn , loại bỏ hết khỏi tốn cơm . Tiền khỏi lo , có ba anh thượng thư gốc giàu có lo hết . Thiếu tiền là do tiêu lãng phí , tầm gửi đầy nhà . Các bộ đã mạnh thì dân hội 6 tháng một lần không phải chi phí nữa , ai tự túc được thì đi họp , đằng nào họp cũng chẳng quyết được gì lại gây tốn kém , gây dư luận không tốt , nhiều người bỏ không đi họp , khỏi lo , ai muốn tham quan kinh kỳ thì bỏ tiền ra mà đi họp . Tương tự vậy, hội quan 5 năm một kỳ, lại còn họp giữa kỳ, hằng năm, hằng quý, tháng, tốn công sức, tiền của không cần thiết. Các bộ tự lo chi phí , xã hội chẳng có quyền gì , tiền người ta vẫn tự thu xếp được đấy thôi , không tự túc được đừng đòi làm quan , trốn quan trường là trốn lo cho xã hội , không phải là chỗ kiếm tiền. Dù sao xã hội không thể thiếu chuyện ngồi mát ăn tùy ý , cứ để ra vài xuất cho tàn dư hưởng , sau rồi cũng chán tự giải tán ấy mà . Lâu rồi giới nghệ đã dự báo là không có vua , vậy là chỉ có chư hầu , chỉ có thái thú thôi à , nhất quyết không , thượng thư nào giỏi sẽ nên làm vua , không thể không có vua .

Nghiệp báo


Chân dung người quá 'yêu' máy tính

Công nghệ liên tục phát triển, nhưng niềm đam mê của con người với máy tính và Internet thì không bao giờ thay đổi.

Online mọi lúc mọi nơi.
Thiết lập thế này cho tiện.
Bia mộ của dân nghiền máy tính.
Giải pháp cho người vừa muốn nằm vừa muốn lướt web.
Cấm làm phiền.
Quyết không rời...
Chuẩn bị cho đi cai nghiện PC.
Chuyên gia máy tính ở vùng sâu vùng xa.
Máy tính kiêm máy pha cafe.
Vừa chăm con vừa vào mạng.
Châu An (Ảnh: BitRebels)

Đường ai ai đi ai đi

Muốn làm gì cũng cần tiền, cả thiên hạ, đâu cũng đóng thuế, đố ai dám trốn thuế đấy (trừ người có phép). Vậy là không cần kinh doanh dịch vụ gì, tiền vẫn cứ chảy vào liên tục. Tất cả những khu vực thuận lợi cho làm ăn đều có ta, tất cả các nguồn vay ta toàn quyền sử dụng, lợi gì bằng, tiền tiếp tục chảy vào. Tài nguyên các loại vẫn đang nhiều, nếu cần bán đi, thoải mái tiêu sài. Ta có nhiều nguồn lợi vậy, những kẻ theo về không kể xiết, ngoại bang kéo đến làm ăn, trong sổ thu chi dù có thụt két, chúng vẫn đóng thuế đầy đủ mà còn đóng cao nữa, không lo gì không có tiền. Người người mong làm quan phát tài, nhà nhà mong có người được ăn lộc triều đình, không khó gì để tìm kẻ trung thành. May mắn có cái tập quán "hy sinh đời bố" nên chỉ vào chỗ chết mà con cháu có lợi, người ta cũng sẵn liều mạng. Vua còn thua thằng liều, nên quyết liều hơn thằng liều. Vậy nên bao nhiêu thằng dùng võ đòi cướp ngôi ta, ta đều bóp từ trong trứng. Bây giờ lại nhiều kẻ dùng văn đánh bật ta, dài lưng tốn vải, trói gà không chặt, bom mìn không sợ, sợ gì con chữ. Các giới sĩ nông công thương nghệ, theo ta hết, đều có hội đoàn gom cả. Công thương sung sướng nhất, chả dại gì phản ta (phần trên của công thương mới sướng), nông mà phản, thu ruộng cho biết sức, lại làm tăng nguồn lực cho công. Công thương tối mặt tối mũi, kẻ thì lo đếm tiền, người thì cái bao tử nó cào làm gì còn sức nghĩ đến cái gì. Có phẫn uất gì rồi cũng tan, không chịu được thì kéo lên đây ta cho ăn gậy, khoai không muốn ăn lại nghe xúi dại mà mang đòn. Rách việc nhất là mấy anh sĩ chị nghệ, người thì thiên bẩm, người thì tu luyện mà có thiên nhãn, có công lực thâm hậu. Bao nhiêu cái ta muốn giấu chúng móc ra cho bằng hết, thơm thì giấu làm gì, phải ngửi hai lần một cái mùi khó chịu. Số đông ta lấy bổng lộc, lấy danh hiệu quy về hết, khốn nỗi bọn giả danh đông quá, mà cũng chẳng đâu xa lạ, cũng con cháu trong nhà cả. Cái bọn sĩ với nghệ này khó chiều lắm, cho chúng ngôi cao chắc gì chúng ham, trời đất này đâu chả phép tắc nhiêu khê mà cứ đòi tự do. Chúng còn bàn đến cả những cái không ăn được, rồi cũng tự tôn nhau lên, đạo là đường chứ có gì phải bàn, muốn đường gì ta làm ngay đường đó, muốn bao nhiêu đường ta làm bấy nhiêu đường. Chắc đường ai lấy đi thôi, nhưng nhớ là đừng đụng đến bổng lộc của ta đấy nhé, không ta phải xuất quân lại nói là ta vui tính.