Người theo dõi

6 thg 8, 2011

Ở đường



Có thể biết về trước mà không thể biết về sau


BlackBerry qua từng năm tháng
ICTnews - RIM vừa “bật dậy” với các mẫu BlackBerry mới, dùng hệ điều hành OS 7. Nhân dịp này, hãy cùng điểm lại những mẫu BlackBerry nổi bật, mang lại các bước ngoặt cho RIM trong những năm tháng qua.
BlackBerry 5810 – ra năm 2002
blackberry5810_540x721.jpg
Chiếc điện thoại BlackBerry đáng kể đầu tiên là BlackBerry 5810. Thiết kế giống hình một chiếc hộp khiến 5810 không bắt mắt lắm. Nhưng chắc chắn nó hỗ trợ email doanh nghiệp, SMS và trình duyệt WAP, song vẫn chưa có loa ngoài hay microphone tích hợp, và người dùng phải gắn tai nghe để thực hiện cuộc gọi. Dù sao, nó vẫn còn nhiều hạn chế.
BlackBerry 6210 – ra năm 2003
blackberry6210.jpg
May mắn, 6210 đã có loa và microphone. Phong cách thiết kế mới thể hiện gam màu đen cơ bản và xanh. Tuy vậy, vẫn còn mấy tháng nữa điện thoại màn hình màu của BlackBerry mới xuất hiện.
BlackBerry 6510 – ra năm 2003
blackberry6510.jpg
Ra trước 6210 mấy tháng, chiếc 6510 là chiếc BlackBerry đầu tiên không chỉ chạy trên mạng GSM và 6510 đã “cập bến” nhà mạng Nextel. Tất cả những mẫu BlackBerry Nextel đời đầu đều có anten ngoài mập mạp.
BlackBerry 7210 – ra năm 2003
blackberry7210_440x330.jpg
Thiết kế vẫn không thay đổi, nhưng BlackBerry 7210 chạy trên mạng AT&T và chiếc 7230 chạy trên mạng T-Mobile là những mẫu BlackBerry đầu tiên có màn hình màu. Vào lúc đó, màn hình 65.000 màu, 240x160-pixel được xem là có độ phân giải cao.
BlackBerry 7750 – ra năm 2004
blackberry7750_440x330.jpg
Là một trong những mẫu máy CDMA đầu tiên, 7750 được chạy trên mạng của Sprint và Verizon Wireless. Nó có thiết kế cơ bản giống với những mẫu trước đó, mặc dù hơi cao và hẹp hơn chút. Sản phẩm được đánh giá là chiếc smartphone tốt nhưng kích thước và màn hình vẫn không đẹp mắt lắm.
BlackBerry 7270 – ra năm 2004
blackberry7270.jpg
7270 là chiếc BlackBerry chỉ hỗ trợ mạng Wi-Fi.
BlackBerry 7100t – ra năm 2004
blackberry7100t_440x330.jpg
7100t đột phá với thiết kế mới mỏng manh hơn, bàn phím SureType (bàn phím thu nhỏ gán nhiều ký tự vào mỗi phím) với 20 phím bấm. Các mẫu máy đời sau của series này là những thiết bị đầu tiên hỗ trợ 3G.
BlackBerry 7290 – ra năm 2005
blackberry7290_440x330.jpg
7290 là thiết bị cuối cùng có thiết kế truyền thống. Nó cũng có Bluetooth và là chiếc BlackBerry đầu tiên hỗ trợ 4 băng tần (GSM 850/900/1800/1900). Được đánh giá đẹp và giản đơn, RIM BlackBerry 7290 là sự lựa chọn tuyệt với cho những người vừa đi vừa gõ điện thoại.
BlackBerry 8700 – ra năm 2005
blackberry8700_440x330.jpg
Bên cạnh một loạt các tính năng thân thiện với người dùng, 8700 còn có thiết kế mới với bàn phím QWERTY. Nó có bộ vi xử lý Intel và hỗ trợ EDGE, nhưng vẫn thiếu Bluetooth.
BlackBerry Pearl 8100 – ra năm 2006
blackberry8100_440x330.jpg
RIM trở lại với thiết kế nhỏ hơn và bàn phím SureType, và lần đầu tiên điện thoại BlackBerry có camera tích hợp, có chơi nhạc và video. Tuy vậy, Wi-fi vẫn chưa có ở 8100. Ngoài ra, 8100 có trackball (bi điều hướng) thay cho trackwheel (bánh xe cuộn) ở những mẫu máy đời trước. Nhờ bổ sung thêm các tính năng đa phương tiện, RIM BlackBerry Pearl thực sự là thiết bị hấp dẫn với cả người dùng doanh nghiệp lẫn cá nhân.
BlackBerry 8800 – ra năm 2007
blackberry8800_440x330.jpg
RIM đã đưa thiết kế trackball cùng với bàn phím QWERTY, và phong cách này đã tiếp tục cuộc cách mạng cho đén ngày nay. 8800 chưa có 3G hay Wi-Fi, nhưng các tính năng cũng khá đa dạng. Theo đánh giá, mặc dù vẫn còn một số lỗi nhỏ, RIM BlackBerry 8800 là mẫu smartphone chuyên nghiệp, tròn trịa với các chức năng đa phương tiện, GPS, khả năng push-to-talk.
BlackBerry Curve 8300 – ra năm 2007
blackberry8300_440x330.jpg
Đây là chiếc BlackBerry full-QWERTY “nhỏ nhất và nhẹ nhất” của RIM cho đến thời điểm đó, 8300 cũng khởi đầu cho series Curve. Sản phẩm có thêm một số tính năng mới như kiểm tra chính tả cho email, tự động điều chỉnh âm lượng trong các môi trường ồn ào, nhiều tiếng động. Mặc dù không hỗ trợ Wi-Fi hay 3G, song BlackBerry Curve có thiết kế được đánh giá đẹp nhất, hấp hẫn cả người dùng doanh nghiệp lẫn cá nhân.
BlackBerry Flip 8220 – ra năm 2008
blackberry8220_440x330.jpg
Màn hình sáng, giao diện mới, độ phân giải camera tăng lên 2 megapixel. Nhưng điểm lớn nhất là thiết kế dạng vỏ sò.
BlackBerry Bold 9000 – ra năm 2008
blackberry9000_440x330.jpg
Tên gọi “Bold” rất hợp với 9000 với màn hình nửa VGA sáng bóng và hệ điều hành cập nhật. Thiết kế đẹp, phần sau có cấu trúc mềm mại, các chức năng đa phương tiện rất xuất sắc.
BlackBerry Storm – ra năm 2008
blackberrystorm_440x330.jpg
Là thiết bị có màn hình cảm ứng đầu tiên của RIM, Storm đánh dấu sự thay đổi lớn nhất của BlackBerry trong nhiều năm. Nhìn chung, sản phẩm được chào đón nồng nhiệt, nhưng công nghệ cảm ứng SurePress vẫn còn nhiều “sạn” và bàn phím ảo vẫn còn “khó bảo”. Ngoài ra, chất lượng cuộc gọi chưa ổn định lắm.
BlackBerry Storm 2 – ra năm 2009
blackberrystorm2_440x330.jpg
May mắn, BlackBerry đã có nhiều cải tiến trên chiếc Storm 2. Mặc dù vẫn chưa hoàn hảo, song giao diện SurePress đã mượt mà hơn. Storm cũng có thêm Wi-Fi, bộ nhớ lớn hơn và hệ điều hành cập nhật. RIM BlackBerry Storm 2 thực sự mang lại nhiều tính năng mới được chào đón.
BlackBerry Torch 9800 – ra năm 2010
blackberrytorch_440x330.jpg
Thiết kế của BlackBerry lại có sự thay đổi với màn hình cảm ứng, bàn phím vật lý và thiết kế dạng trượt. Ngoài ra, Torch là thiết bị đầu tiên chạy hệ điều hành BlackBerry OS 6, có giao diện ngời dùng tốt hơn, tìm kiếm rộng rãi hơn và trình duyệt cải thiện hơn cùng các trải nghiệm đa phương tiện hấp dẫn hơn.
Bảo Bình
Theo CNET

Tụ tập vào vấn đề không cốt yếu


Giới 'chơi' Galaxy S II ở Sài Gòn offline

Gần 100 người dùng Galaxy S II sáng nay đã có buổi gặp mặt, trao đổi các tính năng, ứng dụng cũng như nội dung giải trí trên chiếc di động siêu mỏng của Samsung.

Dù mới có mặt tại Việt Nam, nhưng Galaxy S II đã có cộng đồng người dùng khá đông đảo. Chỉ sau một thông báo trên diễn đàn vài ngày, đã có hơn 70 người đăng ký tham gia buổi gặp mặt, trao đổi về "siêu phẩm" mới của Samsung.
Anh Nghiêm Quý Trọng, tư vấn giải phát một công ty tại Tân Bình, TP HCM, người khởi xướng và tổ chức buổi gặp mặt cho biết, chỉ mới sở hữu chiếc Galaxy S II chính hãng một tuần, nhưng việc muốn tạo ra một cộng đồng có tính chia sẻ và kết nạp nhiều thành viên sử dụng model này nên anh quyết định tổ chức buổi gặp mặt.
Màn hình rộng, thiết kế siêu mỏng và tốc độ cao là những lý do Galaxy S II được yêu thích.
Màn hình rộng, thiết kế siêu mỏng và tốc độ cao là những lý do Galaxy S II được yêu thích.
Trước khi đến với Galaxy S II, anh Trọng từ sử dụng phiên bản I9000, do vậy, các kiến thức về up rom, backup dữ liệu, tải phần mềm như nhiều nguồn khác nhau được anh nắm khá kỹ.
Hơn 2 tiếng, nhiều người đã có thể nhanh chóng biết cách khai thác sử dụng Galaxy S II tốt hơn từ cài đặt ứng dụng, themes, tải những phần mềm tiện ích nhất đến các cách thức cao hơn như up rom, sử dụng các bản rom cook, hay đưa máy về bản rom của nhà sản xuất...
Không chỉ nam giới, khá đông người dùng nữ cũng xuất hiện trong buổi gặp mặt. Bên cạnh đó, người dùng Galaxy S II cũng khá đa dạng, từ sinh viên đến người lớn tuổi. Theo nhiều người, thiết kế siêu mỏng, màn hình rộng và đẹp cũng vi xử lý mạnh mẽ là lý do chính để mình mua thiết bị này. "Máy dễ sử dụng, xem phim cực đẹp, mình chưa dùng chiếc di động này thích như model này", anh Quang Minh (quận 3, TP HCM), tham dự buổi gặp mặt nói.
Galaxy S II hàng xách tay có mặt tại Việt Nam khoảng hai tháng, trong khi các mẫu chính hãng có từ tuần trước với 2.000 model đặt trước từ Samsung Vina. Nhà sản xuất cho biết, sắp tới máy sẽ đồng loạt lên kệ, đợt hàng mới sẽ không còn kèm gói khuyến mãi 4,5 triệu đồng như các model đặt hàng trước đó.
Dưới đây là hình ảnh buổi offline Samsung Galaxy S II tại TP HCM sáng nay.
Không gian quán cafe tại trung tâm Sài Gòn không còn chỗ trống cho buổi gặp mặt.
Không gian quán cafe tại trung tâm Sài Gòn không còn chỗ trống cho buổi gặp mặt.
Khá đông người dùng Galaxy S II là phái nữ.
Khá đông người dùng Galaxy S II là phái nữ.
Một người dùng lớn tuổi mới mua chiếc Galaxy S II đến hỏi cách cài ứng dụng.
Một người dùng lớn tuổi mới mua chiếc Galaxy S II đến hỏi cách cài ứng dụng.
Trong hơn hai tiếng, nhiều người đã biết được các up rom, cài ứng dụng và sử dụng nhiều tiện ích trên mẫu smartphone 1,2GHz lõi kép.
Trong hơn hai tiếng, nhiều người đã biết được các up rom, cài ứng dụng và sử dụng nhiều tiện ích trên mẫu smartphone 1,2GHz lõi kép.
Các bản Galaxy S II chính hãng mới có mặt tại Việt Nam khoảng một tuần.
Các bản Galaxy S II chính hãng mới có mặt tại Việt Nam khoảng một tuần.

Cách up rom để nâng cao thời gian sử dụng pin, tăng tốc độ được nhiều người chú ý, nhưng kỹ thuật làm thường phức tạp hơn và có thể nguy hiểm cho máy nếu không đúng cách.
Người dùng dùng đang thử game mới vừa cài được.
Người dùng dùng đang thử game mới vừa cài được.
Anh Nghiêm Quý Trọng, người khởi xướng buổi gặp mặt đang trao đổi cách dùng máy với một người dùng mới.
Anh Nghiêm Quý Trọng, người khởi xướng buổi gặp mặt đang trao đổi cách dùng máy với một người dùng mới.
Sau đợt hàng 2.000 model đặt trước, Samsung sửa soạn tung đợt máy tiếp theo trong tuần tới.
Sau đợt hàng 2.000 model đặt trước, Samsung sửa soạn tung đợt máy tiếp theo trong tuần tới.
Galaxy S II là điện thoại cao cấp nhất của Samsung, đây cũng là model nổi bật trong mùa hè với thiết kế mỏng 8,49mm, màn hình Super AMOLED Plus 4,27 inch rộng và sáng. Máy chạy trên vi xử lý hai nhân 1,2GHz.
Galaxy S II là điện thoại cao cấp nhất của Samsung, đây cũng là model nổi bật trong mùa hè với thiết kế mỏng 8,49mm, màn hình Super AMOLED Plus 4,27 inch rộng và sáng. Máy chạy trên vi xử lý hai nhân 1,2GHz.

Phá lúa trồng đay

Chợ tiền nở rộ tỉnh vùng biên và nguy cơ “Nhân dân tệ hóa”
(NDHMoney) Điểm mua bán Nhân dân tệ nở rộ trong khi người dân lại dễ dàng dùng ngoại tệ mua hàng hóa ngay trên đất Lạng Sơn.

Bên ngoài chợ tiền ở Tp.Lạng Sơn. Ảnh: DC
 
Muôn hình chợ tiền

Khác với các điểm thu đổi ngoại tệ ở Hà Nội, Tp.HCM hình thành theo từng cửa hàng, quầy thu đổi…, “chợ” ngoại tệ ở Lạng Sơn hoạt động theo mô hình khá đặc biệt.

Nằm trong góc của sân vận động tại ngã tư rộng lớn, 3 phòng với diện tích chừng trên 100 m2, khu buôn bán ngoại tệ ở Tp.Lạng Sơn hoạt động hết sức tấp nập, sôi động.

Bên trong khu “chợ” ngoại tệ này có tới khoảng 50 sạp thu đổi ngoại tệ, mỗi sạp thu đổi chỉ có một chiếc bàn nhựa, một chiếc ghế nhựa, một máy tính, thậm chí có những sạp có thêm máy đếm tiền và không thể không nhắc tới… một bà chủ.

Nhỏ là thế nhưng những người đổi tiền cho biết có thể cung cấp tới hàng chục vạn Nhân dân tệ nếu khách hàng có nhu cầu đổi. Với 50 sạp nhưng vậy thì có thể thấy lượng ngoại tệ, trong đó chủ yếu giao dịch Nhân dân tệ, lớn đến nhường nào.

Trên cùng con phố có chợ tiền cũng hiện diện 7 chi nhánh ngân hàng thương mại, nhưng cả 7 ngân hàng đều cho biết không giao dịch Nhân dân tệ. Song nhiều nhân viên ngân hàng lại nhiệt tình chỉ dẫn, muốn đổi tiền, hãy ra chợ tiền… ra góc sân vận động kia kìa!

Người dân Lạng Sơn thì quen gọi đây là “chợ đen” đổi tiền nhưng khu “chợ ” này không phải là điểm duy nhất đổi tiền. Bởi những điểm đổi tiền di động khá phổ biến với những cú điện thoại là “chợ đi động” tới điểm hẹn ngay. Mua bán Nhân dân tệ mà ngỡ như bán rong hàng hóa.

“Cháu lấy bao nhiêu cũng được. Mấy chục vạn cũng có. Cháu cứ gọi trong vòng nửa tiếng. Nửa tiếng là có mấy chục vạn. Có Nhân dân tệ, đôla, tiền các kiểu”, một cô buôn bán tiền nói.

Chợ tiền Lạng Sơn còn len lỏi trong những ngóc ngách sâu, hay những con phố nhỏ và khuất. Có cửa hiệu ngay đường Lê Lợi bán cà phê, trà sữa, bánh bao... kiêm đổi tiền.

Trên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), các sạp kinh doanh ngoại tệ ngồi từng nhóm, có thể dưới gốc cây, có thể là ghế đá của khuôn viên cây xanh, có thể là ngay hàng nước…

"Chợ" tiền ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: DC
“Gọi điện thoại một cái là họ đổi ngay, không vấn đề gì, chỉ là giá cao hay thấp, bao nhiêu thôi”, chị Vũ Thị Thành - một thương nhân buôn bán hàng hóa tại Lạng Sơn - nói.

Đại diện của UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc thu đổi Nhân dân tệ tràn lan như vậy là không được phép. Chỉ những hộ nào có giấy phép kinh doanh thì mới được hành nghề.

“Trên địa bàn có 133 hộ kinh doanh cá thể được cấp phép thu đổi Nhân dân tệ, tôi nói chỉ có thể đổi Nhân dân tệ, còn các ngoại tệ khác không được phép. Những hộ này hoàn toàn được kinh doanh có phép theo quan điểm của Nhà nước. Đương nhiên, trên thị trường không thể loại trừ có những hộ cũng thực hiện dịch vụ đổi tiền mà lại không có giấy phép”, một phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho hay.

Cần siết chặt quản lý hơn

Làm sao để quản lý chặt chẽ những chợ tiền tại Lạng Sơn có lẽ là một câu hỏi khó. Chính thức, và cả không chính thức. Cả hai hình thức trao đổi Nhân dân tệ này đều đang cùng tồn tại để cùng tạo ra một chợ tiền khổng lồ tại Lạng Sơn. Chợ tiền hoạt động khá thoải mái mà không sợ sự cạnh tranh của ngân hàng. Vì ngân hàng, đơn vị đang được trao quyền kinh doanh ngoại tệ hợp pháp thì lại hầu như  đang đứng ngoài cuộc.

Trong khi đó, mỗi ngày một lượng ngoại tệ không nhỏ đang tự do giao dịch không hóa đơn, không chứng từ…Và cơ quan nào quản lý nổi dòng tiền đó?

Dẫu biết rằng thu đổi dễ dàng giữa Nhân dân tệ và VND, ở khía cạnh tích cực, đang giúp hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thuận tiện hơn. Tuy nhiên, chợ thu đổi Nhân dân tệ khắp hang cùng ngõ hẻm, không hóa đơn, không chứng từ, không chịu sự quản lý của các ngân hàng tại tỉnh Lạng Sơn lại được nhận định là một vấn đề đáng lo ngại.

Hệ quả nhìn thấy đầu tiên là việc sử dụng Nhân dân tệ ngày càng phổ biến trong giao dịch của người dân các tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Sau khái niệm “đô la hóa”, đã có người nhắc đến nguy cơ “Nhân dân tệ hóa”.

Mua nhãn, uống nước trà, trả tiền xe ôm… đều có thể thanh toán bằng Nhân dân tệ. Không biết từ lúc nào Nhân dân tệ đã trở nên phổ biến ở Lạng Sơn.

PV: Nhận Nhân dân tệ, anh tiêu thế nào?

Anh lái xe ôm tại cửa khẩu Tân Thanh: Nhận Nhân dân tệ đơn giản thôi mà, em đi đổi tiền ở mấy bà đổi kia kìa, hoặc mình mua, tiêu ở Việt Nam vẫn được.
"
"Nhận Nhân dân tệ đơn giản thôi mà, em đi đổi tiền hoặc mình mua, tiêu ở Việt Nam vẫn được". Ảnh: DCTrong ví của anh lái xe ôm này có cả VND và Nhân dân tệ. Ảnh: DC

Theo Pháp lệnh ngoại hối, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng và các giao dịch rất hạn chế khác. Cũng theo quy định hiện hành, đồng tiền của nước có chung biên giới chỉ được dùng làm phương tiện thanh toán trong phạm vi các chợ cửa khẩu.

Luật là vậy, nhưng thực tế, tại Lạng Sơn và một số tỉnh khác sát đường biên giới Trung Quốc, người dân đang sử dụng Nhân dân tệ phổ biến trong các giao dịch hàng ngày.

Hiện tượng này không mới, nhưng điều đáng nói là nó đang có xu hướng lan rộng hơn.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm lo ngại xu hướng này rất bất lợi vì nó có thể làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của chúng ta.

“Đồng tiền ấy mạnh lên, mình phụ thuộc vào nó, phụ thuộc vào tỷ giá, tỷ lệ phát hành.., nhất là ta đang nhập siêu lớn như thế này. Ngoại tệ vào nhiều, ta không chủ động được. Kiểm soát bình thường đã khó, có thiểu phát, lạm phát thì càng bị động hơn”, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm nói.

Nhiều chuyên gia tiền tệ cảnh báo đã đến lúc cần siết chặt quản lý hoạt động thu đổi Nhân dân tệ cũng như việc sử dụng ngoại tệ này phổ biến trong giao dịch tại các tỉnh vùng biên.

Nếu không có chính sách hợp lý để quản lý giao dịch Nhân dân tệ, thì nguy cơ “Nhân dân tệ hóa” như một “vết dầu loang”, cũng không thể chủ quan.
Một số hình ảnh NDHMoney ghi lại:

Chợ ngoại tệ ở Tp.Lạng Sơn. Ảnh: DC

Có tới 50 sạp buôn ngoại tệ trong diện tích hơn 100 m2. Ảnh: DC

Cảnh mua bán tấp nập. Ảnh: HH
"Chợ tiền di động". Ảnh: HHCửa hiệu chuyên đổi tiền,... bánh bao, sữa đậu nành. Ảnh: HH

Mua bán ngoại tệ tại khuôn viên cây xanh cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: DCĐiểm thu đổi ngoại tệ ở cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: DC


DC-HH - NDHMoney

Điện thoại


Lịch sử điện thoại di động qua những bức ảnh

Hồng NhungThứ bảy, 6/8/2011, 0:0
Điện thoại di động đã đi cùng nhân loại 1 chặng đường rất dài, từ sau thế chiến thứ nhất đến tận ngày hôm nay. Hãy cùng theo dõi những thời khắc làm nên thành công của 1 thiết bị nhỏ bé nhưng đã thay đổi cả lịch sử loài người.

1922: Cảnh sát Chicago thử nghiệm điện thoại radio ở tần số trên tần số AM một chút.

1940: Quân đội Mĩ liên lạc bằng radio trên lưng ngựa trong thời chiến.

1959: Giám đốc Bưu điện Anh Reginald Blevins mở đầu dịch vụ điện thoại radio trên phương tiện giao thông. 

1972: Người mẫu cầm thiết bị có thể liên lạc trong hệ thống viễn thông được trưng bày tại Luân Đôn với tên gọi: "Giao tiếp hôm nay, ngày mai và tương lai".

1983: Martin Cooper phát minh ra điện thoại di động thương mại đầu tiên.

1988: Frank Piccard gọi điện sau khi giành được Huy chương Vàng giải Super G ở Thế vận hội Mùa đông 1988.

1997: Philips giới thiệu một mẫu điện thoại "smartphone" với khả năng truy cập email, mạng và fax.

1999: Bộ trang phục thời trang Barbie của Mattel là trang phục doanh nhân, dây chuyền ngọc trai và điện thoại di động.

2000: Máy chơi game của Panasonic có tay cầm là bộ điều khiển kiêm điện thoại.

2005: Fan tại buổi hòa nhạc Live 8 khoe điện thoại.

2006: Một khách du lịch chụp ảnh núi lửa ở Indonesia bằng điện thoại.

2006: Các sinh viên Palestin ở Đại học Ramallah chụp ảnh nhà vật lý Steven Hawking khi ông đến diễn thuyết.

2007: Cô bé 13 tuổi Morgan Pozgar đến từ Claysburgh thi đấu trong Giải vô địch nhắn tin Quốc gia LG tại New York.

2008: Steve Jobs giới thiệu iPhone 3G - rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với iPhone đời trước.

Tham khảo Time