Người theo dõi

12 thg 6, 2011

nhân dân



Tàu cá Quảng Ngãi được gắn bộ thiết bị vệ tinh
Cập nhật lúc 16:06, Chủ nhật, 12/06/2011 (GMT+7)
NDĐT- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định cấp cho tỉnh Quảng Ngãi 280 bộ thiết bị vệ tinh gắn trên tàu cá đánh bắt xa bờ. Đây là một phần trong dự án nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý các hoạt động khai thác hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo.
Tổng số thiết bị phân bổ trong đợt này là 3.000 thiết bị cho 28 tỉnh, thành ven biển. Trong đó, Kiên Giang là địa phương có số tàu cá được gắn thiết bị nhiều nhất với 400 chiếc; tiếp đó là Bình Định và Quảng Ngãi, mỗi tỉnh 280 thiết bị, Bà Rịa-Vũng Tàu 270, Bình Thuận 250, Bến Tre 200…
Tàu cá được lắp thiết bị có công suất 90 CV trở lên, hoạt động xa bờ, theo tổ, đội, nhóm. Hiện cả nước có trên 22.000 tàu công suất 90 CV trở lên. Dự kiến, cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm nay, đợt đầu tiên sẽ lắp đặt cho tàu cá các tỉnh miền Trung. Việc lắp đặt hoàn toàn miễn phí, đây là hoạt động nằm trong dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar, với tổng kinh phí lên tới 14,5 triệu Euro, trong đó nguồn vay ODA của Pháp là 13,9 triệu Euro.
Sau khi được lắp đặt hệ thống tín hiệu trên, ngư dân sẽ chủ động đón nhận các thông tin về các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông bắc được đưa ra từ đất liền cũng như các cơ quan chức năng ở đất liền có thể chủ động, liên tục theo dõi tọa độ chính xác của từng con tàu trên biển liên tục 24/24 giờ, hỗ trợ thông tin tốc độ và hướng đi của tàu.
Chi San-Quảng Ngãi

một loại giặc mới

Nghề nuôi yến phát triển không quy hoạch Nhiều nước Đông Nam Á có quy định vùng được nuôi và vùng cấm nuôi yến. Nhiều địa phương đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp (DN) phát triển nuôi chim yến thành nghề kinh tế chủ lực. Thế nhưng vẫn rất ít địa phương xây dựng được quy chuẩn pháp lý cho nghề nuôi chim yến. Điều này khiến nghề nuôi yến dễ lâm vào tình trạng tự phát, ảnh hưởng đến môi trường và cả kinh tế. Khánh Hòa, Phú Yên phát triển quần thể yến Phong trào nuôi yến sào phát triển mạnh trong khoảng vài năm trở lại đây, lâu đời nhất vẫn là ở Khánh Hòa. Địa phương này được xem là nơi có số lượng quần thể, sản lượng dẫn đầu cả nước. Hiện nay DN nhà nước là Công ty Yến sào Khánh Hòa được xem là DN đi đầu trong ngành khai thác yến. Ban đầu công ty chỉ quản lý tám đảo yến với 40 hang yến, đến nay công ty đã phát triển lên đến 29 đơn vị đảo yến với hơn 132 hang yến lớn nhỏ thuộc vùng biển Khánh Hòa. Trước tình hình yến sào đang trở thành mặt hàng có giá, nhiều địa phương ven biển cũng phối hợp với Khánh Hòa bắt đầu hồi phục lại đàn yến hoặc đẩy mạnh phát triển ngành nghề dù đã có trước đó. Tại Phú Yên, trong tháng 4-2011, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên khảo sát tất cả các hang đảo trên vùng biển Phú Yên và đang phục hồi và phát triển quần thể chim yến tại các hang đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên. Hay trước đó, Khánh Hòa cũng phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tiến hành khảo sát chi tiết tất cả các hang đảo tại đây và đã thực hiện đề án phục hồi và phát triển quần thể chim yến. Những sản phẩm yến sào tự nhiên ngày càng có giá trên thị trường. Ảnh: BÁ HUY Đã có người phá sản vì yến Mặc dù nghề nuôi yến được đánh giá cao thế nhưng theo một số nhà khoa học, cần phải thận trọng với nghề nuôi yến. Việc nuôi yến thiếu quy hoạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến các nhà đầu tư. Đặc biệt là việc phát triển tràn lan khiến người dân nuôi yến tự phát làm ảnh hưởng đến các khu di tích lịch sử và thiệt hại về cả về kinh tế, do thiếu kỹ thuật hoặc không gặp may khiến người dân nuôi yến dễ gặp thất bại. Gần đây nhất, nhiều tiểu thương chợ Gò Công (tỉnh Tiền Giang) phản ánh chim yến nuôi tại chợ gây mùi hôi và phân chim rơi vào hàng hóa. Hay tại một vài tỉnh miền Tây, có hộ dân lâm vào cảnh phá sản do đầu tư nhà nuôi yến nhưng yến không vào. Không thể nuôi yến ở bất cứ nơi đâu TS Lê Võ Định Tường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, Chính phủ chưa xây dựng khung pháp lý, cơ chế, chính sách cho sự phát triển công nghiệp nuôi chim yến như các ngành cao su, cà phê, thủy hải sản. Đáng chú ý nhất là nghề nuôi chim yến còn thiếu quy hoạch khu vực nuôi. Tại các nước khu vực Đông Nam Á có nghề nuôi yến phát triển, họ quy định cấm nuôi yến tại các địa điểm ảnh hưởng đến đời sống người dân như các khu di tích lịch sử, khu dân cư. Trong khi đó ở Việt Nam thì mạnh ai nấy làm do thiếu quy định pháp luật. Nên tổ chức một viện nghiên cứu nuôi yến chuyên ngành như kiểu viện nghiên cứu cao su để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển bền vững nuôi chim yến”. Còn theo TS Nguyễn Cử, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, việc phát triển nghề nuôi yến ồ ạt như hiện nay có thể dẫn đến những kết quả không có lợi cho người nuôi. Tốt nhất nên phải có việc nghiên cứu cụ thể, nếu phát triển thì phải có quy hoạch và truyền đạt các quy chuẩn cho người nuôi chứ không thể kêu gọi phát triển một cách tự phát. TS Lê Võ Định Tường cho biết thêm, một vấn nạn khác là một số địa phương còn sợ nơi này nơi kia phát triển nuôi sẽ lôi kéo mất chim yến của mình đi. Họ không biết rằng chim yến là loài chim định cư có tính bảo thủ về nơi ở rất cao, chỉ những chim non hay nơi thiếu chỗ ở thì mới tìm nơi cư trú mới. 3.000 USD đến 6.000 USD/kg tổ yến là mức giá dao động hiện nay trên thị trường. Trong đó, giá tổ yến đảo 3.000-4.000 USD/kg; yến nhà 1.400-1.800 USD/kg. Theo các doanh nghiệp, sở dĩ tổ yến tự nhiên có giá vì chúng là thiên nhiên hoàn toàn, tổ yến nấu không nát, tổ dày và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khánh Hòa dẫn đầu về khai thác tổ yến Tổ yến thiên nhiên đã được khai thác ở các hang đảo trên vùng biển Việt Nam thuộc một số tỉnh Quảng Bình, Cù Lao Chàm - Đà Nẵng, Hội An - Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo - Bà Rịa-Vũng tàu, Phú Quốc - Kiên Giang. Đến nay đã có 24 tỉnh, thành trong nước đã rải rác có nuôi chim yến nhà và yến đảo, dự ước cả nước có khoảng trên 5.000 nhà yến. BÁ HU

Gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh bây giờ là giặc

cổ vũ tinh thần xong , có chiến đấu được hay không cần có lực , lực này ở con người mà ra , muốn ra được lực cái người tổ chức sản xuất vô cùng quan trọng . Nhiều khi muốn sản xuất kinh doanh , muốn mở rộng sản xuất kinh doanh mà thấy ngán , cái gì cũng đụng chạm , đủ ăn rồi thì thôi , hết muốn chịu cực nữa , cái cực này là không đáng có . Muốn sản xuất kinh doanh mạnh hơn nữa thì nhà chức trách vô tư trong sáng hỗ trợ người tổ chức sản xuất kinh doanh , chắc chắn nguồn của cải sẽ nhiều hơn , người nghèo đói sẽ ít đi , sức dân sẽ mạnh lên . Người dân mạnh lên Người ta sẽ tiêu thụ các hàng hóa văn học nghệ thuật , hàng hóa cao cấp khác tốt hơn , xã hội đẩy nhau phát triển hơn . Người ta chỉ cần ăn no ngủ kỹ , những tinh hoa lại đi cày thôi vì không ai có nhu cầu sản phẩm tinh hoa . Làm giặc mà không biết mình là giặc , thật khổ .

Bài thơ mới


--
Phi Vũ
www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu2.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/
* *
*Giống Lạc Hồng há dễ gì thua*

Đọc tin giặc Tàu uy hiếp biển

Ta nghe lòng sôi sục hờn căm

Trải qua theo chiều dài lịch sử

Chúng vẫn luôn nuôi mộng bá quyền

Tổ tiên xưa hào hùng chống giặc

Tống, Nguyên, Minh, Thanh phải chạy dài

Quật cường mãi luôn là hào khí

Của tộc Việt Nam suốt bao đời

Hà Hồi, Đống Đa xương thành núi

Nhị Hà xác giặc nghẹt dòng trôi

Hãy nhớ lấy hỡi quân lang sói

Giống Lạc Hồng há dễ gì thua?

Phi Vũ
06/11/11 

bắt nội gián

ngay chủ nhật này bọn nội gián sẽ cực đông , có thể bọn chúng làm thuê cho nội gián . Chúng nhanh chóng chui vào trong nhân dân , chúng có những hành động xóc óc chính quyền và chế độ , nhà chức trách đánh đồng đó là nhân dân chống đối lật đổ chế độ , chúng chỉ cần vậy thôi . Bọn nội gián này muốn hành động được thì phải công khai , mà công khai là ta bắt , chính quyền không bắt , nhân dân sẽ ghi nhớ đó , khi hữu sự giải quyết sau cũng còn kịp . Chưa bao giờ bắt nội gián lại thuận lợi như bây giờ , chúng kiên quyết chia rẽ quan quân dân ta , ta kiên quyết truy bắt chúng .

cách đánh

"Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy."

lời kêu gọi

“Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”

đạo luận

hình như các loại học thuyết không còn sinh ra được nữa , những gì liên quan đến loài người đã được người ta đào bới đưa vào các khái niệm , sắp xếp thành nhiều món khác nhau , đến nay không còn thấy xuất hiện món gì hấp dẫn nữa . Những bữa tiệc khổng lồ không còn nhưng các bữa nhỏ vẫn liên tục xuất hiện , cộng với tư duy công nghệ là liên tục cập nhật , liên tục thay đổi nên cái mới không bị dồn thành một cục đến khi triển khai nó lại ầm ĩ lên làm như ghê gớm lắm . Theo tự nhiên , đồng hóa dị hóa diễn ra liên tục dù muốn dù không , không còn đồng hóa dị hóa nữa tức là đã thành cơ thể chết , thành mồi cho cơ thể khác . Có khi nó còn chủ động làm cho cái cơ thể mình mất khả năng đồng hóa , mất khả năng dị hóa để nhanh đi đến diệt vong hoặc hấp hối để chúng ăn thịt . Do sự lưu thông thuận lợi , lưu hành nhanh chóng , các loại luận thuyết nếu có ở thì tương lai đã bị cắt nhỏ để tiêu hóa ngay , chúng không còn vón lại một cục để người ta xửng sốt . Các loại mèo được người ta theo dõi kỹ , chúng chôn cái gì ở đâu , thế nào đều không thể che giấu , mọi loại hoạt động đều bị đều được người ta bình luận , luận bàn , cái luận tràn ngập như lũ như bão , như động đất , như sóng thần làm cho kẻ lỳ lợm nhất cũng phải kinh hãi . Kẻ khôn ngoan người ta cập nhật thường xuyên , không để nó thành con đập chặn nước , không làm những việc gieo gió . Người ta nhìn gió thổi để dong buồm hoặc làm phong điện . Cái luận bàn của thiên hạ là cái luận bàn của trời đất , những kẻ cần đồng hóa dị hóa các cái luận này mà mất khả năng thì một cơ thể mới lại được sinh ra .