Người theo dõi

10 thg 11, 2010

Trung Quốc ơi, hãy quan hệ bình thường

Các bác ơi, hãy vận động để Trung Quốc quan hệ thật lòng với Việt Nam. Hiện nay Viettel đã đầu tư được ở rất nhiều nước như Campuchia, Lào, Mianma, Haiti, Mozambic... Vậy nên nếu bình thường hóa quan hệ thực sự được với Trung Quốc, quan hệ thật lòng đừng lừa miếng nhau thì Viettel sẽ đầu tư vào Trung Quốc một thị trường khổng lồ gần ta lại có đặc điểm tương đồng thì tuyệt hảo. Từ bước đi của Viettel, Viettel sẽ trở thành nhà tư vấn đầu tư vào Trung Quốc để các doanh nghiệp khác bước chân vào thị trường hấp dẫn này.

Tosy ơi, hãy mau mời cậu bé này


“Kỹ sư” 13 tuổi tự chế robot từ phế liệu


Đời sống & Pháp luật - 2 giờ trước 50 lượt xem
“Ky su” 13 tuoi tu che robot tu phe lieu
13 tuổi, từ bé cha mẹ đã li dị và phải thui thủi sống cảnh cơ cực cùng bà ngoại trong căn nhà cấp 4, thế nên cái tin cậu bé Nguyễn Văn Đạt tự chế được robot từ phế liệu đem đi dự thi tại Hà Nội khiến người dân thôn Đại Đồng (xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) xôn xao. Người dân trong làng đặt cho cậu cái tên "thần đồng".
Thợ điện bất đắc dĩ
Bà ngoại Đạt cho biết, khi cậu bé mới tròn 1 tuổi thì cha mẹ li dị, bố đi lấy vợ mới còn mẹ vào miền Nam biền biệt làm ăn để chu cấp tiền về cho bà ngoại nuôi hai chị em Đạt ăn học.
Bà cụ kể lại: "Thằng bé từ nhỏ đã có cái tính tò mò. Các đồ điện trong nhà như nồi cơm điện, quạt điện, đài... nó đều tháo ra để xem bên trong như thế nào. Nhà có cái đồng hồ treo trên tường nó cũng lôi xuống tháo tung ra". Nhưng điều kì lạ là sau khi tháo ra Đạt lại lắp vào bình thường mà không sai sót một chi tiết nào. Vì cái tính tò mò ấy, nhiều lần Đạt bị bà ngoại mắng thậm chí còn bị ăn đòn. Đã 2 lần "kỹ sư" tí hon này bị điện giật gần chết vì sờ phải đoạn dây hở điện: 1 lần được bà ngoại nhìn thấy và nắm tóc kéo ra, lần còn lại được người hàng xóm ngắt cầu dao điện kịp thời. Tuy nhiên "chứng nào tật ấy", tính tò mò của cậu vẫn không thay đổi, các đồ điện trong nhà vẫn thường xuyên bị cậu..."giải phẫu".
Từ hồi học cấp 2, Đạt đã là một "thợ điện" có tiếng trong làng. Ai có đồ điện hỏng đều mang đến nhờ cậu sửa giúp. Thậm chí cậu bé còn được một cửa hàng chuyên sửa đồ điện gia dụng mời cậu ra làm việc. Chính ở đây, cậu đã lượm lặt những đồ phế thải để sáng tạo ra con robot sau này.
Ông Hoàng Văn Minh, hàng xóm của Đạt kể lại: "Mấy năm trước nhà tôi có cái nồi cơm điện bị hỏng ném ở xó nhà. Cháu Đạt sang chơi, chúng tôi cho nó cái nồi cơm điện ấy để mang về bán đồng nát. Ai ngờ ngay buổi tối hôm ấy, chúng tôi "ngã ngửa" ra khi cậu bé bê cái nồi cơm điện ấy sang bảo là sửa được rồi. Tôi mang nồi ra cắm điện thì thấy đèn sáng lại".
Sau này, ông Minh hoàn toàn "tâm phục, khẩu phục" khi chứng kiến cảnh cậu bé lần lượt sửa đồ điện cho các gia đình khác trong làng. Quạt điện, đồng hồ, đài cát - xét... tất cả các đồ điện dù có "bệnh nặng" cỡ nào nhưng qua tay Đạt đều có thể sử dụng lại được.
Cô Trần Thị Lâm, người cùng làng với Đạt cho biết: "Ngày ấy tôi mang cái quạt điện đến cửa hàng sửa chữa điện dân dụng ở chợ sửa. Ông thợ sửa chữa đồ điện ấy "bó tay" và khuyên tôi nên mua cái quạt mới. Tôi nghe mấy người trong xóm kháo nhau có cậu bé học lớp 7 sửa được đồ điện. Bán tín, bán nghi tôi mang đến nhờ sửa giúp. Hôm sau, thằng bé mang đến tận nhà trả lại. Cắm điện, thấy chiếc quạt chạy vù vù. Đúng là không thể tin nổi vào mắt mình".
Chế robot từ phế liệu
Ý tưởng sáng tạo robot của "thần đồng" Nguyễn Văn Đạt bắt đầu từ việc cậu ước muốn có đồ chơi như các bạn cùng lớp. Vì bà ngoại không có tiền mua đồ chơi nên cậu quyết định tự tạo đồ chơi cho mình. Đạt cho biết, ý tưởng làm đồ chơi được "nâng cấp" thành robot khi cậu được xem chương trình cuộc thi sáng tạo Robocon Việt Nam chiếu trên truyền hình. Đạt chăm chú xem cuộc thi Robocon đến nỗi cậu quên ăn, quên ngủ. Nhiều khi ngủ quên trên ghế trước vô tuyến, bà ngoại lại phải bế cậu vào giường nằm ngủ.
Hòm đồ nghề của Nguyễn Văn Đạt.
"Nó đam mê đến nỗi thức đêm thức hôm để làm robot. Ban đêm, cứ đợi bà đi ngủ là nó lại chạy vào buồng trong bật điện lên để vặn vặn, xếp xếp con robot. Bảo nhiều lần nó không nghe lời nên cũng mặc kệ. Tôi thì già rồi, có biết robot là cái gì đâu. Sau vài tháng nhìn thấy con robot của nó biết di chuyển, nhiều người ngạc nhiên, thán phục thì tôi cũng đồng ý cho nó gửi con robot ấy ra Hà Nội tham dự cuộc thi", bà ngoại Đạt nhớ lại.
Chúng tôi đến nhà Đạt vào buổi sáng sớm. Vừa bước vào nhà đã thấy cậu bé Đạt ngồi giữa ngổn ngang những đồ nghề xếp trên nền nhà: dây điện, kìm, kéo... Không có con robot bên cạnh nhưng cậu bé vẫn nhớ chi tiết từng bộ phận của nó và thuyết trình cho chúng tôi nghe: "Robot của em gồm 3 phần: Động cơ, bộ điều khiển và phần lái. Ngoài ra còn có những bộ phận như cánh tay, cần cẩu và ròng rọc".
Đạt giải thích động cơ của con robot ấy được chạy bằng 6 quả pin tiểu. Động cơ này cậu lấy từ chiếc vợt đánh muỗi của người hàng xóm. Còn các chuyển động của robot được được thực hiện thông qua các bánh răng mà cậu "sưu tầm" được từ chiếc xe ô tô đồ chơi của cậu bạn cùng lớp. Cánh tay của robot được làm từ thanh gỗ. Chuyển động của thanh cẩu được làm từ chiếc ăng - ten của đài cát xét hỏng...
Điều đáng ngạc nhiên là tuy Nguyễn Văn Đạt chỉ học lớp 7 nhưng cậu đã giải thích được những vấn đề liên quan đến sách Vật lý lớp 9. Theo như lời Đạt, cậu áp dụng một số nguyên lí trong hai quyển sách Vật lý lớp 8 và lớp 9 để tạo nên con robot của mình.
Quạt "thương bà"
Người dân xã Tuyết Nghĩa chưa hết ngạc nhiên vì cậu bé tự chế con robot mang đi dự thi thì ngay một thời gian ngắn sau đó, Đạt cho "ra lò" sản phẩm mới: quạt tiết kiệm điện. Theo Đạt, sở dĩ cậu sáng tạo ra chiếc quạt tiết kiệm điện như một món quà tặng cho bà ngoại của mình. Cậu nói: "Em định đặt tên cho cái quạt này là Quạt thương bà".
Đạt bộc bạch: "Bà ngoại sợ tốn điện, tốn tiền nên không dám bật quạt điện mà suốt ngay chỉ dùng quạt tay quạt cho em ngủ. Em thương bà lắm. Chiếc quạt này tuy nhỏ nhưng cũng đủ mát cho hai bà cháu anh à".
Cũng như con robot, chiếc quạt này hoàn toàn có các bộ phận từ phế liệu. Đạt giải thích: Cánh quạt được làm từ miếng nhôm mỏng từ chiếc chậu rách, thân quạt được chắp vá từ những thanh gỗ... Ngoài ra, cậu bé lớp 7 này đang ấp ủ ước mơ sáng tạo chiếc máy bơm nước để bà ngoại không còn phải nhọc nhằn bơm nước bằng tay nữa.
Hiện nay, Đạt đang học lớp 9 trường THCS Tuyết Nghĩa. Được biết, ước mơ của cậu là trở thành sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Theo lời Đạt, giảng đường Đại học sẽ cho cậu những kiến thức để cậu có thể sáng tạo ra những vật dụng lớn hơn và nhiều tiện ích hơn nữa.
VĂN CHƯƠNG – AN DIỆP

Cảm hứng từ tình yêu công sở của Nguyễn Hữu Quý

Diều lên trời xanh và đòi lên mãi

Dây kia đã cột chặt dương trần

Bay lên đi cũng không thoát vợ mình

Không cột dây thì diều sẽ mất

Vì gió đời là trăm ngàn hướng

Đâu chỉ là thoang thoảng mùi hương

Nhưng dù sao anh vẫn không muốn cột

Để tự do một lần xem thử 

Biết đâu rằng sẽ lên tới trời xanh. 

Tiến công khi đối phương rút

Samsung, sonyericsson hai nhà di động mạnh rút khỏi symbian vì chê symbian xưa cũ ít hấp dẫn để theo các hệ điều hành mới mẻ hơn. Một khoảng trống lớn không ai nghĩ tới, những đại gia công nghệ không thèm nữa thì không thể làm gì được. Sai lầm, fujitsu và sharp nhanh chóng tiến công vào chỗ chống không ai ngờ là ưu địa. Symbian không mới mẻ những vẫn có thị phần lớn, fujitsu và sharp làm mới mẻ di động thì tính hấp dẫn vẫn đạt được. Hơn nữa sự tiến công vào chỗ không người là cơ hội ngàn năm có một. Kinh doanh không khác gì chiến trận , muôn hình vạn trạng đòi hỏi thống soái phải mưu lược hơn người.

Bài giải cho các đô thị

Nguồn thuế không chỉ do những người sinh sống ở đô thị đóng, rồi nguồn lợi quốc gia, nguồn vay các loại đều phải đầu tư lớn cho nhiều công trình đô thị và duy trì nó hoạt động (và những tiêu cực đi theo quá trình đầu tư đó ). Tại sao người dân đô thị không phải nuôi các công ty công trình công cộng, công ty công viên cây xanh và các công ty công cộng khác. Khi người dân đô thị trực tiếp đầu tư và nuôi lực lượng công cộng ở đô thị thì người ta có sự giám sát chặt chẽ để đô thị xứng đáng là đô thị, các du khách trong nước và thế giới cũng là nguồn thu lớn (dân đô thị kinh doanh, ngân sách được tăng nhờ thuế ). Dân đô thị sẽ có trách nhiệm cao với nơi mình sống, không thể tự nhiên mà vào thành phố để hưởng đủ thứ thuận lợi từ đầu tư của ngân sách. Y tế, giáo dục, thư viện, bảo tàng, các dịch vụ văn hóa, an ninh trật tự . . . đều phải trả tiền, người tràn vào thành phố sẽ không có nữa (tệ nạn xã hội, nhếch nhác, quá tải, không đảm bảo chất lượng, quá tải, kẹt xe, ô nhiễm . . . sẽ không còn nữa ), chỉ có tầng lớp tinh hoa mới vào sinh sống ở đô thị được. Nguồn lực xã hội được đầu tư cho người nghèo để ổn định xã hội và tạo ra một thị trường sức lao động chất lượng cao để các cơ quan doanh nghiệp tăng năng xuất lao động và tăng cạch tranh xã hội. Hiện nay rất nhiều nguồn lực xã hội bị tiêu mất vào đô thị, ngay như việc báo chí phản ảnh những bất cập, tệ nạn, những hoạt động phi văn hóa ở đô thị đã thu hút rất nhiều nhà báo phản ảnh những sự việc đó, những nhà báo này đi đến những vùng khó khăn phản ảnh thực trạng và tìm giải pháp sẽ có lợi cho xã hội hơn. Bất hợp lý của đô thị không phải không có bài giải, nhưng không phải là cách giải như hiện nay.

Viettel đầu tư vào Mô zăm bich

Viettel tiên phong trong việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư trong nước đã khó ra nước ngoài đúng là nan giải. Thắng ở Cam pu chia đã mở đường cho viettel đi đến một loạt nước. Các nước chưa phát triển cao nhưng xu thế phát triển là chủ đạo. Tại Việt Nam viettel có công lớn trong việc bình dân hóa di động. Chắc chắn từ thị trường nông thôn Việt Nam viettel đã nhìn thấy một thị trường rộng lớn khắp thế giới, một thị trường mà không phải nhà kinh doanh nào cũng coi trọng. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng luôn đúng trong quân sự và cả trong kinh doanh.