Người theo dõi

26 thg 3, 2011

Thử gõ lại lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch (.... sẽ gõ tiếp)


Hồ Chí Minh
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến



Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân …... càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân …….. để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân ………. cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!  

Có câu trả lời


26/03/2011 (Boxitvn)

Hoàng Hưng

Lâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học).
Tôi đi dự, phần quan trọng là để hiểu tâm sự những người chủ tương lai rất gần của đất nước, để xem “sĩ tử trí”, “sử tử khí” đã ra đến thế nào sau 35 năm được hưởng sự giáo dục ghê gớm của chúng ta nhất quán từ nhà trường ra xã hội (may ra còn lại giáo dục gia đình có thể có sự sai biệt tùy trường hợp).
Nói 35 năm, vì trước đó, cũng nơi này, các sinh viên Văn khoa Sài Gòn đã hiên ngang tranh luận, đã xuống đường tranh đấu, đã làm cho Khánh Ly – Trịnh Công Sơn thành danh với những bài ca phản chiến. Nói 35 năm, vì một diễn giả chủ yếu của buổi hôm ấy, TS Sử học Bùi Trân Phượng, người nữ Hiệu trưởng đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam, người đã có sáng kiến mở ra môn học “Tư duy phản biện” trong trường để rồi sau đó chắc ai đó “chỉ đạo” phải xóa đi, làm tan đi trong cái môn gọi là Kỹ năng tư duy nói chung hay gì đó, đã thành thật bộc lộ rằng: “Tôi ưu tiên tuyển dụng những thầy tốt nghiệp ở Âu Mỹ và ở Sài Gòn trước năm 1975”.
Tôi không thất vọng vì không có gì phải bất ngờ mà chỉ thương cảm sâu xa cho con em mình khi nghe những câu hỏi của các em “học sinh cấp 4”, đại loại như: “Các thầy (tức các diễn giả là các vị Giáo sư, trí thức đáng kính) thành đạt được như thế này chắc là do gặp được ân sư. Vậy xin chỉ cho em cách nào để tìm được ân sư của mình?”. Phải chăng câu hỏi đó cho thấy rõ đâu là “tinh thần” của đại học chúng ta hôm nay? (Chị Bùi Trân Phượng sau đó cho biết mình được nghe sinh viên hỏi hoài hoài những câu tương tự). Phải chăng tinh thần “tìm ân sư – tìm thầy” của các em hôm nay sẽ dễ dàng chuyển thành “chạy thầy” – bí quyết sống còn – trong xã hội mà các em tham gia ngày mai, hay ngược lại, đó chính là thành quả của cả một xã hội “chạy thầy” (cái gì cũng phải “chạy” và cái gì cũng “chạy” được), như cái vòng khép kín “con gà – quả trứng”?
Nhưng có một câu hỏi khiến tôi đau nhói lòng. Câu hỏi duy nhất nói lên khá thành thật một nỗi băn khoăn lớn của sinh viên hôm nay. Sau khi nghe cô giáo Phượng trình bày những nỗ lực của trường Hoa Sen mà cô là Hiệu trưởng trong việc xây dựng thói quen tự do tư duy cho sinh viên (đúng ra phải nói là “phục hồi” vì nó đã từng có nhưng đã bị mai một sau 35 năm), một em giơ tay. Em hỏi: “Nếu trong nhà trường em có thể có tự do trong học thuật, thì ra xã hội, Ở ĐÂU CÓ CÁI TỰ DO ẤY?”
Câu hỏi chìm nghỉm trong những câu hỏi của các “học sinh cấp 4”!
Và không ai trả lời, tất cả các vị thuyết trình viên, các Giáo sư và trí thức đáng kính, không ai trả lời.
Ngay sau buổi thuyết trình, tôi chất vấn mấy vị thuyết trình viên vì sao không trả lời câu hỏi về TỰ DO của em kia. Các vị chỉ cười. Một vị còn vừa cười vừa đùa: “Hổng dám trả lời đâu!”
Nhớ lại, khi còn là phóng viên một tờ báo lớn, hai lần tôi đã tình cờ biết các vị trí thức, văn nghệ sĩ nhớn nghĩ sao về câu hỏi ấy.
Một lần, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng ca ngợi một số tiểu thuyết vừa được giải thưởng trong một cuộc họp báo, tôi xin phỏng vấn ông. Ông lắc đầu quầy quậy. Ra uống bia thân mật, tôi chất vấn vì sao ông không chịu trả lời. Ông bảo: “Với ai chứ với mày tao nói lăng nhăng sao nổi. Bây giờ tao trả lời thật, liệu mày đăng được không? KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ LÀM SAO CÓ TÁC PHẨM HAY!”. Cả bàn bia cười tóe. Huề.
Lần khác, khi Nhà nước ta hào hứng tuyên bố phải xây dựng ngay nền “kinh tế tri thức” (đang là mốt toàn cầu!), tôi tìm người bạn cũ, khi ấy là nhà tin học hàng đầu, có vị trí lãnh đạo trong ngành, để phỏng vấn. Anh cũng lắc. Và “nói cho nhanh”: KHÔNG CÓ TỰ DO THÔNG TIN THÌ LẤY ĐÂU RA KINH TẾ TRI THỨC!”
TỰ DO? TỰ DO? TỰ DO?
MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP
ĐẾN TẬN BÂY GIỜ MẶT VẪN CHAU” (?)
Vì đó là câu hỏi từ thời “Các vị La hán chùa Tây Phương” (thơ Huy Cận).
Vì đó là câu hỏi mà gần 100 năm trước Phan Châu Trinh đã muốn dân tộc Việt Nam trả lời nhưng không được chấp nhận, để hôm nay những người tâm huyết như nhà văn Nguyên Ngọc và các đồng chí quyết tiếp tục sự nghiệp còn dang dở của ông (xây dựng con người tự chủ để xây dựng một dân tộc tự chủ).
Vì đó là câu hỏi mà 80 năm trước các thầy Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… mới chỉ biết trả lời một vế: TỰ DO cho đất nước bị ngoại thuộc chứ chưa phải TỰ DO cho mỗi con người.
Vì đó là câu hỏi hôm nay các thầy, các bậc cha chú vẫn không dám hoặc không được phép trả lời công khai trên lớp, trong cơ quan, trên báo chí, trong hội thảo. Tuy hầu như ai cũng có thể trả lời.
Đó là nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân “hệ thống” khiến cho “giáo dục của ta ra đến nông nỗi này” như tiếng than đứt ruột của thầy Hoàng Tụy trong đêm nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh tổ chức cực hoành tráng ở Rex Hotel đêm 24/3/2011 vừa qua.
Nhưng hôm nay, có lẽ là lần đầu tiên câu hỏi ấy vang lên công khai trên một diễn đàn Đại học. Có nghĩa là nó đã nằm trong đầu, trong tim không ít thanh niên không cam chịu mãi mãi làm “học sinh cấp 4”. Nếu các bậc thầy, các bậc cha chú vẫn giữ “sự im lặng đáng sợ” trước câu hỏi ấy, thì thế hệ trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời của mình. Vì biết hỏi, tức là sắp biết trả lời.
HH
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN





Các thầy làm một số sách giáo khoa
định hướng một số nội dung cần phải học
những kỹ năng cần phải biết
gia đình học sinh, sinh viên tự hướng dẫn con em mình học

Đến kỳ, đến độ các thầy mở trường thi (có thể một số nội dung thi trực tuyến trước)
các thầy cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp

tùy thuộc vào uy tín các thầy mà cái chứng nhận đó nó hữu dụng thế nào

chắc chắn các cháu, các em sẽ sống được nhờ có cái giấy chứng nhận đó

Việc triều đình

Triều đình thực ra chỉ có vài việc. Việc binh, việc hình, việc lễ. Binh thì có dương binh, âm binh, dương hình âm hình, dương lễ âm lễ. Rắc rối như vậy vì xã hội vật việc ngày càng nhiều. Cái dương ai cũng thấy cũng biết, cái âm người biết người không, có khi chỉ cảm mà không thấy. Như việc binh thì có bộ binh, hình có bộ hình, lễ có bộ lễ và các quan trông coi các bộ ấy. Vua chỉ nắm các quan này là xong việc. Nhưng âm binh thì ai nắm, cũng còn tùy, đã là cõi âm, có người biết, người không, lúc biết, lúc không. Có khi quan nắm bộ binh to đùng mà lại không bằng cái anh có âm binh, có khi vua cũng sợ ấy chứ, ma ăn cỗ, ma bắt hồn, ma bắt vía có ai thấy bao giờ không.

Bộ lễ là bộ người ta cũng dễ hiểu nhầm, người ta làm lễ, nhưng thực chất lại là đang làm kinh tế; làm lễ nhưng lại là làm nhân sự. Bộ hình cũng vậy, hình pháp nhưng có khi lại là hành động cứu người, chứ không phải là việc trừng trị. Cái biến hóa khôn lường này là một phép tập dượt để khi đánh giặc, sẽ tự sinh ra nhiều mưu kế lạ.

Tất cả các phép tắc không được trái đạo, mỗi kỳ các vua đều về thiên triều chầu để bẩm tấu việc giáo hóa dân chúng và nghe đạo. Tà đạo nay nan truyền khắp thiên hạ, đạo của thiên triều là chính đạo mà thiên triều đã cướp được để thế thiên hành đạo. Việc bẩm báo về thực thi đạo là việc làm hệ trọng và thường xuyên tiếp nhận những phép tắc mới để ngăn tà đạo. Các vua chỉ lo trái phép tắc, lệch đạo mà thiên triều cất quân chinh phạt thì mất cuộc sống vương giả mà không khác gì đế giả. Mười mấy vương có khi cạnh tranh nhau để thể hiện trung thành với thiên triều nhất, cái phép cạnh tranh của bọn tà đạo thế mà hay.

Khi vương đã được thiên tử yêu, thiên tử chuộng rồi thì coi như xong việc. Còn lại các quan đầu bộ phải lo, các vương chia nhau mà nắm các bộ. Cái thằng tà đạo ấy vậy mà nó làm ra nhiều sản vật, các vương cũng vận dụng các phép tắc của chúng mà thoáng hơn, không cần biết có phải là bộ sản vật không, cứ có nhiều sản vật cống nạp cho quan là được. Vậy nên bộ nào cũng giỏi sản xuất, kinh doanh.

Việc giáo hóa dân chúng theo phép mới của thiên triều, giao hết cho bộ binh, bộ hình, người ta sợ mà làm theo chuẩn tắc là nhanh nhất. Triều đình chỉ cần bảo vệ các quan, lo cho các quan phú quý là các quan trung thành. Còn dân sướng quá lười biếng sinh hư, nên cứ để vậy khi cần có việc thuê mướn cho dễ mà lại không đòi công cao, có việc nguy nan cho tí bổng lộc triều đình thì có chết người ta vẫn theo.

Một số quan nghe tuyên truyền tà đạo, phân chia xã hội ra nhiều thành phần rắc rối, thiên triều có truyền thống rắc rối mà nay đã giản tiện cái đạo đi nhiều rồi, tội gì mà sinh thêm việc. Trên thì vua, giữa thì quan, dưới thì dân, nếu không phải ba loại đó thì là giặc hết, không giết được thì tống vào ngục là xong. Âm binh theo dõi các quan, quan nào có ý khác đóng cho chữ giặc thì coi như xong.

Các vương sung sướng, phởn phơ, lâu lâu lại lẻn sang thiên quốc chơi một chuyến, vì bên đó cái gì cũng hay, cũng to, cũng đẹp, cũng rẻ, lại tránh được tiếng là phè phỡn trước mặt dân nghèo.

Sướng vậy nên người người, nhà nhà tu tảo mồ mả ông bà, bái khắp nơi để cầu: là dân thì được bổ quan, là quan nhỏ thì được thăng quan lớn, là quan lớn thì thành vương. Các đền chùa đình miếu năm nào cũng bội thu, giẫm đạp lên nhau, có chết cũng phải thần chứng giám cho một phát để nhanh ăn lộc triều đình.

Triều đình rao nhiều khẩu hiệu, nhưng thực chỉ có một khẩu hiệu mà thôi "được thì làm vua làm quan".

Có phải là hậu quả lâu dài của vô thần


Những cô cậu tuổi teen Nga này liều mạng khi nhảy lên bám vào đuôi tàu lao vun vút trong đường hầm