Người theo dõi

29 thg 3, 2011

Đề nghị không thành

500 đại biểu là 500 lốc, các đại biểu không quen công nghệ, các tình nguyện viên sẵn sàng phục vụ. Có người đại biểu địa phương mình, lĩnh vực mình quan tâm, các cử tri sẽ bu vào ân nhân để giãi bày. Hoạt động của Quốc hội là hoạt động công khai, mỗi đại biểu là một lốc, công khai minh bạch, cơ quan có trách nhiệm hằng giờ, hằng ngày đã biết cần chuyện gì để chủ động, không cứ dồn vào kỳ họp. Một bộ phân công 50 người theo dõi 500 đại biểu, mỗi người theo dõi 10 lốc là dư sức, không phải 500 đại biểu đều nóng hổi với một bộ. Cử tri là các còm, liên tục phản ảnh với đại biểu của mình, cử tri có thể có cử tri đểu, nhưng đại biểu là đại biểu thật, người thật không sợ gì kẻ gian, những cử tri đàng hoàng là đa số sẽ bảo vệ đại biểu. Cái lợi, cái tiện cho quốc kế dân sinh là không thể bác bỏ, cái nghe, cái tin, cái thực hiện là không thể. Vậy nên xã hội đã có sẵn 500 lốc lớn làm đại biểu của mình rồi, nói vậy thôi, một nền cai trị hoàn hảo sẽ không cần gì hết. Các đại biểu của dân cứ việc mình mình làm đừng nghe xúi mà ra làm đại biểu quốc hội theo cơ cấu, cứ lốc nào có nhiều còm nhất sẽ là đại biểu của dân thật, các còm có trách nhiệm làm thằng đánh máy cho những cử tri không làm còm được. Xã hội vẫn cứ như thường, không phiền hà đến ai, ai lấy cái hay của cuốc hội ra dùng không phải trả phí bản quyền mà. Một đề nghị không thành mà đã thành từ lâu rồi.

Thoát ra khỏi sự cai trị


Loài người bẩm sinh ra những nghệ sĩ, họ có nhạy cảm hơn ai hết, kêu lên những tiếng đau, ca lên những niềm vui, mọi chuyện trong đời đều được cất lên ai oán, căm hờn, đau khổ, ấm ức, bực bội, hân hoan, sảng khoái, hay bất cứ một trạng thái nào mà mọi người không thấy được, không cảm được, không nói được, nói được mà không tận cùng được, tận cùng được mà không đi vào lòng người được, không vang xa được. Có thể vang xa được mà không tạo được chuyển biến gì, ngược lại, người nghệ sĩ thiên bẩm, với sự tự ý thức được sứ mạng trời ban, trời cho, trời nhờ, trời khiến hay trời đày, họ sẽ đi được đến sự tận cùng của thiên bẩm, đến hết con đường được đi, cần đi, phải đi.

Khi không ca lên được, không nói lên được, không kêu lên được, không khoét ra được một không gian tự do nào cả, hoặc không thể chịu đựng được cái không gian nhỏ hẹp tạo được, họ đã bỏ tổ tiên mà đi - không chính xác, họ đã thoát ra khỏi sự cai trị.

Tiếp đến là những bộ óc người, họ cũng buộc phải tìm cách để bộ óc này có ý nghĩa khi được sinh ra; tiếp tục là cái dạ dày, cái bao tử, nó không thể bị cắt bớt được, nó phải là đủ một cái bao tử, là đủ một cái dạ dày.

Nó còn cái lớn hơn nữa, nó là con người, nó không thể để bị cai trị để biến thành con gì đó nhâng nháo, nhăng nhố, nhan nhản ngoài xã hội.

Không thể chống lại được nền cai trị hoàn hảo này, chỉ có thể thức tỉnh lương tri, chỉ có thể báo hiệu cho ngày tàn, chỉ có thể thoát ra khỏi sự cai trị tinh vi này.

Từ cái dạ dày không bị bóp, không bị nắn, từ những con người thoát ra để trở về với thế giới tự do hoàn hảo (nhưng không thể thoát ra khỏi cái tâm linh, cái hồn vía của tổ tiên - nên vẫn chưa trọn một kiếp người).

Những con chim sơn ca bay khỏi lồng cất lên tiếng ca tuyệt hảo cho đời, những bộ óc tư duy hết sự mênh mông, sâu thẳm của hiện thực, của đời người. Kể cả những gì linh thiêng được giam hãm lâu nay cũng thoát ra, được thăng hoa với những sắc mầu linh nghiệm cần có.

Những tiếng nói từ con tim, khối óc đang thoát ra khỏi cổ họng.

Một nền cai trị hoàn hảo đã đến đỉnh cao của nó, nó không biết tự dịch chuyển sang một nền chính trị điều phối xã hội, nó tự cưỡng lại để đi theo quy luật của nó, thì sự đào thoát tất yếu phải tăng nhanh, những đào thoát là những tinh túy tạo sức mạnh thật của sự hoàn hảo này.

Càng tinh túy, càng khó chấp nhận sự cai trị, quá trình rỗng ruột đã đến lúc không có cách gì ngăn được.

Dứt khoát không phải là thoát Á, thoát Ta hay thoát Âu, mà chính là thoát ra khỏi sự cai trị, trước khi xuất hiện sự sụp đổ hoàn toàn của mỗi con người (từ nhân cách, đạo đức, tư duy, tâm hồn, tính linh) đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền cai trị này.

Thuận lợi của một nhà nước điều phối


Một xã hội mà mỗi một cá nhân, mỗi một nhóm người đều có tiếng nói riêng và rất dễ nhận biết ra tiếng nói này.

Trong xã hội vẫn có những người tập hợp được những nhóm tiếng nói, tổng hợp tất cả những nguyện vọng, những ý tưởng, những vướng mắc, những cách thoát ra khỏi cái khó, cái vướng.

Một bộ não thế giới quốc gia dân tộc, một tâm hồn thế giới quốc gia dân tộc, luôn nhanh chóng hiểu được, tập hợp được, tại sao lại phải chia rẽ nó ra nhỉ. Không thiếu những thái quá, chính những nhóm người tự điều chỉnh vào sự hợp lý nhất.

Tại sao nhà nước không tận dụng bộ não, trái tim và cả cái lực lớn này nhỉ. Một điều tiết chung, một đề nghị tuyển chọn tình nguyện, tất tần tật có thể được giải quyết một cách nhẹ nhàng êm đẹp, cần mạnh hơn chỉ cần thêm một chút nguồn lực quốc gia là đã quá đủ.

Vài bộ não với những trái tim cằn cỗi gồng mình lên để đưa vào túi, để làm những động tác giả che mắt xã hội, mà thực ra chỉ đủ để che mắt chính người ấy mà thôi.

Các nhóm tư duy, tình cảm, cao thấp, nông sâu, to nhỏ, dài ngắn, đơn giản, phức tạp, đều vô cùng nhanh chóng nếu muốn hình thành. Nhà nước chỉ còn một động tác là chấp nhận phương án tối ưu nào mà thôi.

Một xã hội sôi động,thực chất và của mọi người, mọi người không có cách gì thờ ơ với cuộc sống của chính mình. Một hội trường quốc hội ảo họp 24/24 365/365 không phải là không thể thực hiện được, lúc đầu có thể có những tiếng chửi bới khó nghe, sau sẽ được loại dần, thái độ hợp tác sẽ cùng nhau gạt hết vướng mắc.

Nếu cứ ở vai trò kẻ cả người ở thì không có cách gì nói chuyện được.

Quốc hội ảo này nhà nước không làm thì trong dân chúng vẫn cứ tự phát hình thành và ngoài vòng kiểm soát của công quyền, vài nhà chức trách lén lút ngó vào, gần như là không giải quyết được gì.

Chi bằng tất cả các cơ quan đều lập một cái hội trường ảo để chứa bộ não, trái tim của mọi người, chắc chắn công việc sẽ nhẹ đi rất nhiều.

Nếu vẫn còn nghĩ đến chuyện ăn cắp của công, thì không dại gì, mà cứ bật đèn để đi đêm.

Nền cai trị hoàn hảo


Cai trị, bị trị là cái tự sinh ra, có quá trình hoàn thiện, tới nay phải nói là nó đã hoàn hảo. Cái hoàn hảo tuyệt đối giữa người cai trị là chủ nô với nô lệ, người chủ sở hữu tuyệt đối người mình cai trị. Nhưng mới chỉ cai trị tuyệt đối ở phần thể xác, người nô lệ vẫn còn tự do tư duy, tự do tưởng tưởng, tự do ca hát nhảy múa, chả vậy mà nghệ thuật của người nô lệ xưa cũng là một phần văn hóa của nhân loại.

Kỹ thuật cai trị luôn tiến bộ không ngừng, đến giai đoạn sức lao động là tài sản đặc biệt, người cai trị đã tạo ra được một bối cảnh không bị cai trị thì chết, một cách giết không cần vũ khí, cái phần quý nhất của sức người thuộc về người cai trị, cái giai đoạn sung sức có sức lao động quý nhất là thuộc về người cai trị. Người cai trị này chỉ đoạt lấy cái lợi nhất, lợi tuyệt đối cho họ, đó là giá trị sức lao động. Người bị trị vẫn còn quá nhiều không gian để tạo ra nhiều sản phẩm (có thể là phụ phẩm ) bất hủ cống hiến cho nhân loại.

Ở những xứ sở nông nghiệp, có thể ít ai đó bị mất hoàn toàn cuộc sống cho người cai trị, nhưng họ vẫn được tự do suy nghĩ, tự do ca hát, làng quê của họ ngoài nghĩa vụ đóng sản vật,đóng ngày công lao động cho người cai trị, thuần phong mỹ tục vẫn được tự nhiên diễn ra như ngàn vạn đời nay.

Người cai trị luôn có điều kiện và khả năng để hoàn chỉnh cách cai trị của họ, đến nay đã tới giai đoạn cuối của sự hoàn hảo, không thể hoàn hảo hơn được nữa về phương cách cai trị. Có thể nhầm với phương cách điều phối xã hội theo một chiều hướng tối ưu nhất, đấy không phải là cai trị. Còn ở những chế độ cai trị hoàn hảo, toàn bộ đời sống xã hội, đời sống của một cá nhân đều bị người cai trị chi phối, điều tiết, phán xử theo cách có lợi cho người cai trị.

Người bị trị không còn một không gian nào để thể hiện với đúng con người tự nhiên của mình. Mọi hành xử, hành vi, hành động hoặc không hành động đều phải nằm trong khuôn khổ của người cai trị. Người bị trị bị sở hữu tuyệt đối của người cai trị, từ sức lực, tư duy, tâm hồn, có khi cả linh tính cũng thuộc về người cai trị. Cái sở hữu tuyệt đối này nó đã đem lại kết quả tuyệt đối cho thắng lợi của cuộc chiến.

Những quốc gia sở hữu nền cai trị hoàn hảo này, đi thôn tính một quốc gia khác, thì đúng là một tuyệt hảo này, cộng thêm một tuyệt hảo nữa, để bổ sung thêm nguồn năng lượng, để duy trì nền cai trị hoàn hảo.

Những quốc gia không có khả năng đi thôn tính, để bổ sung nguồn năng lượng cho việc duy trì nền cai trị hoàn hảo này, thì họ buộc phải tiêu mòn nguồn lợi, nguồn lực của dân tộc mình để bổ sung vào đó; có khi người cai trị bị thiếu nguồn lực để duy trì sự hoàn hảo, mà chìa tay cho một thế lực hoàn hảo khác để tiếp lực, để thêm sinh khí, mà không nghĩ rằng đây là cơ hội để họ tiêm nọc độc, làm tê liệt con mồi để dần ăn thịt, làm tăng nguồn lực cho nền cai trị hoàn hảo liên tục mở rộng địa hạt cai trị ra mãi mãi.

Nền cai trị càng lớn, càng khát năng lượng, càng thôn tính được nhiều, nền cai trị càng lớn, lại càng khát hơn.

Đỉnh cao của giai đoạn cuối, như ngọn lửa đến lúc tàn, nó sẽ cháy bùng lên trước khi tắt, không tránh được ngọn lửa này sẽ bị hóa tro.