Người theo dõi

26 thg 8, 2011

Nặng trĩu


Phi Vũ

www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu2.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/


Nỗi khổ

Ông Vượng trở mình nặng nhọc, ngước mắt nhìn lên trần của căn phòng bệnh viện. Lúc còn khỏe mạnh, hàng ngày lái xe đi làm ngang qua bệnh viện  Garden Grove này, ông không bao giờ nghĩ đến rồi có một ngày nào đó mình sẽ vào nằm ở đây. Ông bất giác thở dài, trong lòng buồn làm tim ông nhói đau. Hai dòng nước mắt lăn dài từ hai khóe mắt của ông. Một dĩ vãng đau buồn lại hiện về rõ mồn một trong đầu.
Trước năm 1975, ông Vượng là một người cán bộ Xây Dựng Nông Thôn của Việt Nam Cộng Hòa thuộc một quận của tỉnh Quảng Nam. Ông là người làm việc rất mẫn cán. Những người dân trong vùng ông làm việc đều quý mến tính tình hòa nhã, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng của ông.  Bất cứ người dân nào có việc cần đến sự giúp đỡ của ông, ông sẵn sàng giúp hết mình, không từ nan từ việc nhỏ đến việc lớn. Ông làm việc ở Quảng Nam nhưng gia đình vợ con lại ở Đà Nẵng. Cứ hai tuần một lần, vào cuối tuần, ông thường lái xe Jeep về Đà Nẵng để thăm vợ con. Ông có một vợ và hai con đều đang độ tuổi học sinh trung học.
Rồi biến cố 1975 xảy ra, cũng như mọi gia đình quân nhân cán chính khác của Việt Nam Cộng Hòa, gia đình ông tan nát. Ông phải vào trại tù An Điềm, một trại tù ma thiêng nước độc thuộc quận Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Vợ con ông bị lùa đi vùng Kinh Tế Mới ở một vùng thuộc tỉnh ĐăkLăk.  Là những người dân thành phố, chưa bao giờ phải lao động vất vả, nay phải chặt cây, cuốc đất ở vùng nước độc nên chỉ 3 năm sau cả vợ và hai con ông đều qua đời tại vùng Kinh Tế Mới. Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn không báo tin cho ông biết về cái chết của vợ và hai con. Mãi đến năm 1982, khi được thả ra khỏi trại tù, ông mới biết được vợ con mình đã mất nơi vùng Kinh Tế Mới. Nỗi khổ đau kéo dài 7 năm chồng thêm nỗi đau thương khi nghe tin vợ con đã mất làm ông quỵ xuống. Ông đã không còn đủ nước mắt để mà khóc nữa. Một nỗi thống hận trào dâng trong lòng. Cay đắng cùng xót xa!
Khi ra khỏi trại tù, giấy xuất trại của ông  ghi địa chỉ trình diện là vùng Kinh Tế Mới. Nhưng khi về Đà Nẵng và được tin vợ con đã mất tại vùng Kinh Tế Mới, ông bỏ trốn vào Tam Hiệp, Biên Hòa ở với người chị ruột. Tại đây,  ông chạy giấy tờ và khai rằng trước năm 1975 là một giáo viên. Nhà cầm quyền Cộng Sản tại địa phương này cũng tương đối dễ dãi  - vì chị ông đã cho chúng tiền – nên ông cũng tạn yên thản. Đến năm 1983, nhân có một chuyến vượt biên tổ chức tại đây, do công an địa phương tổ chức, chị ông đã cho ông một cây rưỡi vàng để vượt biên. Nhớ lại những ngày vào năm 1975, những người công an này mới vào, ngơ ngơ ngáo ngáo, choáng ngợp trước sự giàu sang phồn thịnh của miền Nam. Bây giờ thì họ cũng nhà cao cửa rộng, ghế chéo bảnh chọe, trong khi những chủ nhân thật sự thì phải lên núi hoặc phải vượt biên vì không chịu nổi sự hà khắc của một lũ...vượn người. Sau mười ngày lênh đênh trên sóng nước, thuyền của ông đi cũng cập bến Mã Lai. Ở trong trại tạm cư trên đất Mã Lai, hàng ngày ông được ăn uống đầy đủ và được học Anh Văn. Sáu tháng sau, một phái đoàn Hoa Kỳ đến trại để phỏng vấn.  Vì  là người bị ở tù Cộng Sản nên ông được ưu tiên đi Mỹ trong đợt này.
Sang đến Hoa Kỳ, ông được người bảo trợ là gia đình một mục sư Tin Lành người Mỹ đưa về sống tại tiểu bang California, một tiểu bang có khí hậu giống như khí hậu Việt Nam, được người Việt kháo nhau là "tiểu bang nắng ấm tình nồng". Ông đi học ESL khoảng chừng 9 tháng thì hết được trợ cấp và bắt đầu đi làm assembler. Sau đó ông theo học nghề xây dựng, cùng vài người bạn hùn hạp nhau mở một công ty nho nhỏ lo việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Do làm ăn đàng hoàng, có uy tín, làm lấy tiền phải chăng nên công ty của ông làm ăn ngày càng khấm khá hơn. Ông cũng có được một căn nhà nho nhỏ 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm với đầy đủ tiện nghi.
Cuộc sống của ông bây giờ tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vào những đêm tối mùa đông, nằm một mình trong căn nhà rộng, nỗi trống vắng ùa đến làm ông buồn không thể nào ngủ được. Ông nghĩ đến người vợ hiền và hai đứa con yêu phải chết nơi vùng Kinh Tế Mới của Cộng Sản làm ông nhớ thương da diết. Phải chi bây giờ ở đây có vợ và các con cùng sống chung với nhau thì còn hạnh phúc nào bằng.
Một người bạn của ông về Việt Nam thăm gia đình, tình cờ gặp lại người bạn trước đây học chung lớp với ông. Ông này trước năm 1975 chỉ lo việc kinh doanh buôn bán nên không bị ở tù Cộng Sản, nhưng lại bị Cộng Sản đánh tư sản vào năm 1979 nên cũng trắng tay. Bây giờ thì ông ta cùng vợ con đang sống tại Huế. Ông ta tên Chiêu.
Liên lạc được với ông Chiêu, ông Vượng cảm thấy rất là vui. Vừa là bạn học cũ, nay ông lại có người để mà thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện tào lao, cùng ôn lại chuyện học hành ngày xưa, chuyện bạn bè kể cả chuyện trai gái, bồ bịch hồi còn bé dại. Biết được vợ con ông Vượng đã mất tại vùng Kinh Tế Mới, bây giờ ông đang sống một mình tại Hoa Kỳ, ông Chiêu cảm thấy ái ngại và thương bạn mình nhiều hơn.  Một hôm, ông Chiêu nói với ông Vượng:
_ Này ông Vượng, tôi hiện có một đứa cháu gái kêu bằng chú họ, tuổi đã ngoài ba mươi và chưa lập gia đình, tên là Vân, hiện đang sống cùng gia đình cha mẹ tại Huế. Nếu ông muốn, tôi sẽ làm mai để cháu Vân về làm bạn với ông.
_ Nhưng tôi  cũng già rồi, đã ngoài sáu mươi...
_ Điều này đâu có thành vấn đề, tôi nói vào thì mọi chuyện sẽ êm xuôi.
_ Nhưng..
_ Không nhưng nhị gì cả, mọi vịệc để tui lo chu toàn cho.
Qua sự mai mối của ông Chiêu, gia đình cô Vân chấp thuận để Vân lập gia đình cùng với ông Vượng. Một tấm hình của Vân được gởi từ Việt Nam sang để ông Vượng biết được mặt của người vợ tương lai. Trong hình là một phụ nữ gương mặt hiền hậu, đẹp với mái tóc thề xõa ngang vai. Nhìn hình của Vân, lòng ông Vượng rộn lên một niềm vui khó tả. Tim ông dường như trẻ lại. Những háo hức, ham muốn của thời tuổi trẻ vụt sống dậy trong ông. Ông mong muốn được về Việt Nam cưới Vân làm vợ và đưa nàng sang Mỹ càng sớm càng tốt.
Hai tháng sau, ông về Việt Nam. Đầu  tiên là ông về Tam Hiệp để thăm lại người chị ruột mà đã hơn mười mấy năm ông chưa gặp lại. Chị ông bây giờ vẫn còn mập nhưng trông đã già hơn xưa nhiều. Ôm chặt chị  trong vòng tay mà lòng ông cảm thấy rưng rưng, thấy thương chị của mình vô cùng.  Cũng nhờ có bà mà ông mới có được ngày hôm nay. Các cháu của ông nay đã lập gia đình và đã ra ở riêng.  Ông trình bày với bà ý định trở về Việt Nam để lấy vợ. Bà không biểu đồng tình mà cũng không phản đối.
Sau đó, theo hẹn, ông ra Huế để gặp ông Chiêu và gia đình Vân. Sau mấy hôm chuẩn bị, một đám cưới tưng bừng được tổ chứa tại một nhà hàng lớn ở Huế.  Sau tuần trăng mật, ông tức tốc trở về Hoa Kỳ lo giấy tờ để bảo lãnh Vân. Nhờ một cơ sở dịch vụ chuyên lo về vấn đề di trú, đoàn tụ tại Orange County, một năm sau Vân đã sang được Hoa Kỳ. Khỏi nói thì ai cũng biết, trong lòng ông Vượng cảm thấy vui nhiều khôn xiết kể. Có được người vợ trẻ,  ông Vượng cảm thấy vui nhưng cũng có nhiều bất an. Nhìn Vân còn trẻ trong khi ông đã ngoài sáu mươi, ông cảm thấy hai vợ chồng như đôi đũa lệch. Hàng ngày, trong lúc ông đi làm thì Vân ở nhà dọn dẹp nhà cửa, rảnh rỗi thì xem phim bộ Hồng Kông. Sợ Vân buồn, ông thường hay ghé vào tiệm cho mướn video để mướn phim bộ Hồng Kông về cho nàng xem giải khuây. Cuối tuần, ông chở nàng đi chợ ở ngoài phố Bolsa. Một hôm, Vân nói với ông:
_ Em muốn xin anh cho em học lái xe.
Ông ngần ngừ:
_ Nhưng em có cần đi đâu đâu...
Nàng tiếp:
_ Ở đây, ai qua Mỹ cũng có bằng lái xe, em qua hơn nửa năm rồi mà chưa được cẩm vô lăng...
_ Thôi được, để anh bảo thằng Long dạy em học lái xe.
Long là cháu kêu ông bằng chú họ. Hắn sang Mỹ trước ông khoảng  sáu năm, trong đợt nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam (mà người ta thường hay gọi là nạn kiều). Đây là những đợt vượt biên mà người ta thường gọi dưới mỹ từ "bán chính thức". Long sang Trung Cộng theo ngả Móng Cái ngoài Bắc, sau đó nhờ lanh lẹ nên đã trốn sang Hồng Kông và xin vào trại tỵ nạn. Sau đó Long sang được Hoa Kỳ, đi học college hai năm, lấy bằng AA degree và đi làm. Tin tưởng Long là cháu của mình, ông Vượng nhờ  Long dạy cho Vân học để thi bằng viết, sau đó cuối tuần dạy nàng học lái xe.
Từ khi học lái xe, Vân rất là vui. Buổi tối, nàng thường kể lại cho ông Vượng những tiến bộ của nàng trong việc học lài xe và tỏ ra thích thú. Học lái xe khoảng một tháng thì Vân đã thi đậu bằng lái.
Một hôm, đi làm về, ông Vượng thấy nhà cửa vắng vẻ hơn thường lệ. Ông gọi Vân nhưng không có tiếng trả lời. Bước đến bàn, một bức thư đặt ngay giữa bàn. Ông mở bức thơ ra và đọc:

Thưa chú,
Khi chú đọc bức thơ này thì con và Vân đã đi xa, đã sang tiểu bang khác để cùng nhau sinh sống. Chúng con đã yêu thương nhau và quyết định cùng nhau lập gia đình.
Kính chào chú,
Cháu Long.
Mắt ông Vượng hoa lên. Ông loạng choạng ngả bổ người ra phía sau, trước khi ngất xỉu vẫn còn kịp bấm 911...
Ông nằm tại bênh viện Garden Grove này đã hơn hai tuần.  Chứng bệnh tim mạch tái phát và hành ông dữ dội. Những cơn đau cơ hồ muốn phá vỡ lồng ngực của ông. Hôm nay ông cảm thấy mình đã yếu đi rất nhiều, không còn hơi sức nữa.
Tối hôm ấy, ông Vượng qua đời. Cô y tá trực đêm người Việt nghe ông thỉnh thoảng nói nhảm trong cơn mê trước khi mất:
_ Vân....em...!!!Ôi...Long!!!

Phi Vũ
08/24/11





khó

Có hai anh với sự nhạy cảm của em , hai anh không có điểm chung nào hết , em được lòng anh này mất lòng bên kia , đó là chưa nói chồng em có thể đánh đập đốt nhà em . Thôi thì em cứ hy sinh cái thằng chồng quê mùa để đong đưa với hai anh .