Người theo dõi

28 thg 7, 2012

Lữ Thứ
CHÚC MỪNG:
Dân chúng Tiên Lãng vừa
nhận được tin đ/c Đỗ Hữu Ca
– Giám đốc Công an Hải
Phòng - mới được giang hồ
đất cảng bỏ tiền vừa chạy
xong bằng tiến sỹ tại Học viện
CSND, đang nhăm nhe một
chân Phó Tổng cục trưởng
trên Bộ Công an và sắp được
phong Thiếu tướng. Xin kính
chúc đ/c công thành danh
toại, thọ tỷ nam sơn.
Chú Tễu
Các Bác oi, mai có biểu tình to
hay sao mà từ tối hôm qua,
thứ Sáu đến giờ rục rịch tợn!
Mà các đoàn thể vào cuộc
rầm rộ quá!
Một bài viết về ngày 27
tháng 7 xôn xao cộng đồng
mạng
Nếu các bạn đã từng vùi cả
tuổi xuân của mình để chờ
chồng, nuôi cha mẹ già con
thơ và dành cả cuộc đời để
xoa dịu những vết thương
chiến tranh, các bạn sẽ
hiểu rằng chiến tranh
không đùa với ai cả, cũng
không phải cứ hạ súng thì
đã là kết thúc thế nên, còn
hòa bình được ngày nào,
hãy cố mà gìn giữ.
>> Bức thư thiêng ở thành
cổ Quảng Trị
'Bởi chiến tranh đâu phải
trò đùa'
Nhân ngày Thương binh -
liệt sỹ 27/7, Infonet đã
nhận được một bài viết rất
cảm động của độc giả Lê Thị
Hương (25 tuổi, Chí Linh -
Hải Dương) chia sẻ câu
chuyện về người bố là
thương binh hạng 2/4 của
mình, bác Lê Anh Tuấn
(nhập ngũ lần đầu năm
1974, lần 2 năm 1978, tham
gia chiến đấu và bị thương
ở chiến trường Campuchia)
. Bài viết còn là những suy
nghĩ rất thật, rất chân thực
về chiến tranh của một
người trẻ tuổi, người chưa
hề biết thế nào là chiến
tranh. Hiện bài viết đang
lan truyền rất nhanh trên
cộng đồng mạng và gây xúc
động cho nhiều người.
Lê Thị Hương - Tác giả của
bài viết đã gây xúc động
mạnh trên cộng đồng mạng
trong những ngày qua. (Ảnh
do tác giả cung cấp)
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội.
Năm đó là 1974, chiến tranh
đã vào hồi cuối, bố là lớp tân
binh nên còn huấn luyện
chán chê để rồi tuyển lựa "đi
B". May mắn thay, bố chưa
đến đợt đi B thì chiến tranh
kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở
về, cưới vợ.
Tháng 8/1978, chị cả em ra
đời, sau đó chỉ một tháng,
chú Tư - em trai ruột của bố
em, có lệnh gọi nhập ngũ.
Chú vừa nhát vừa hiền, lại
vừa cưới vợ nên bố xin đi
thay chú. Đất nước đang cần
người đã có kinh nghiệm, đơn
tình nguyện của bố được
chấp thuận ngay. Mẹ em, chị
và ông bà tiễn bố lên đường.
Vài tháng sau, bố đi K (chiến
trường Campuchia). Chuyến
tàu đưa bố đi từ ga Hải
Phòng, đơn vị bố có hơn 40
người Hải Phòng, vào đến
Quảng Trị còn 14 người. Họ
nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng
nhưng đi K thì khác.
Thời gian đầu còn có chút tin
bố về nhà, càng về sau càng
biền biệt. Mấy năm sau có
giấy báo tử gửi về, bà nội
khụy xuống trước thềm nhà.
Suốt tháng trời bà mê man
chỉ đòi chống gậy đi tìm con,
bà bảo bố em không thể nào
chết được.
Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà
riêng về ở với ông bà vì chị
ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ
vàng đã có lần thiếp đi, chú
mang ra góc giường đặt, mẹ
khóc ngất, bỗng thấy cánh
tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị,
chăm nuôi bú mớm. Những
năm tháng ấy, bố vẫn biền
biệt bên kia, không hay biết gì
về tình cảnh bi đát của con
thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một
lần đi họp giao ban buổi tối:
đạp trúng mìn, bàn chân dập
nát, đồng đội đưa về trạm
quân y dã chiến giữa cánh
đồng hoang. Sợ tiếp tế đến
không kịp, bác sĩ y tá cưa
chân cho bố, cưa sống, đồng
đội hát quốc ca bao nhiêu
vẫn không át nổi tiếng gào
thét. Rồi 2 ngày sau bố mới
được chuyển về Sài Gòn bằng
trực thăng, lần này nằm viện,
cưa thêm một lần nữa vì vết
cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều
dưỡng thêm vài năm nữa 1/3
chân phải của bố đã không
còn, một mảnh đạn găm ở
đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố
về nhà với giấy chứng thương
2/4, mất sức 65%. Nhưng
còn về được đã là đại phúc
cho cả nhà mình, bố kể hồi
mới sang được 1 tháng, chính
tay bố đã phải gói hài cốt của
bạn mình để trực thăng
mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn
hơn, những cơn đau mê sảng
thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị
em nhất định không nhận bố
vì sợ cái nạng và cái chân gỗ
bố tháo ra lắp vào mỗi sáng
tối. Ngay cả đến đời con trai
của chị, cháu ngoại của bố,
mỗi lần nhìn cái chân ấy nó
đều khóc thét. Bố mất cả
tháng giời chỉ để làm quen và
ôm con gái mình vào lòng mà
không làm nó sợ. Đúng, em
là gái, em chỉ nhìn những thứ
xung quanh mình, em nhìn
thấy chiến tranh và hậu quả
của nó trong suốt 18 năm
sống bên bố, những lần sợ
hãi đến run rẩy khi bố em
mắt vằn tia máu lên nóng
giận vì những điều không lớn
lao gì, khi bố em những đêm
rên rỉ trong vô thức vì mảnh
đạn trong người, khi bố em
có những lần đi xe máy hơi
quẹt xe đã ngã vì không thể
dùng chân giả mà chống như
người ta được.
Bố em chưa một lần than
vãn gì về chiến tranh, kêu ca
gì về sự đãi ngộ của nước
nhà cho những người thương
bệnh binh như bố, bố vẫn
bươn trải bán buôn ngược
xuôi để nuôi con học hành.
Em nhớ mãi một lần lớp 11,
em học kém bị bố đánh, đánh
xong bố nói rất nhiều, nhưng
có một câu em không thể
nào quên được, bố bảo: "Chị
em chúng mày đang đi học
bằng tiền xương máu của tao
đấy con ạ". Đúng, chúng em
từ Cấp 1 cho đến hết Đại học
đều được miễn học phí vì bố
là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên
đời là bấy nhiêu năm em
thấy mẹ chăm bẵm bố em từ
miếng cơm, phích nước, ấm
trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ
sự nóng nảy của bố do thay
đổi tâm tính từ lúc trở về. Có
đôi lần ai đó nói đến chiến
tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói
một điều: "Kể cả có chiến
tranh, thằng HA (em trai em)
nhà này cũng không bị gọi đi
nhập ngũ đâu, nó con một,
bố lại thương binh yếu đuối
thế kia".
Các bạn có thể cười rằng mẹ
suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ,
nhưng nếu các bạn đã từng
vùi cả tuổi xuân của mình để
chờ chồng, nuôi cha mẹ già
con thơ và dành cả cuộc đời
để xoa dịu những vết thương
chiến tranh, các bạn sẽ dễ
cảm thông cho mẹ em biết
chừng nào. Chiến tranh
không đùa với ai cả, cũng
không phải cứ hạ súng thì đã
là kết thúc thế nên, còn hòa
bình được ngày nào, hãy cố
mà gìn giữ.
LÊ THỊ HƯƠNG
Anh Tư Sài Gòn
Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?
(Đây là phần lược dịch bài nói
của ông Lưu Á Châu, hiện
đang là Chủ nhiệm chính trị
bộ đội Không quân của Quân
khu Bắc Kinh.)
Trong quá khứ, vì để giúp
Trung Quốc thoát khỏi ách
thống trị thực dân mà Mỹ
đánh bại Nhật, họ có cống
hiến lớn đối với tiến bộ văn
minh của xã hội Trung Quốc.
Hai nước Trung Quốc- Mỹ
không có xung đột lợi ích căn
bản. Ngày nay, do lợi ích của
Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2
nước có xung đột. Nhưng
chúng ta vẫn phải dùng tấm
lòng đạo đức để bình xét sự
vật chứ không thể kích động.
Tôi từng nói rằng đối với
Nhật, một nước từng tàn sát
mấy chục triệu đồng bào ta,
mà chúng ta thường xuyên
nói 2 nước "phải đời đời kiếp
kiếp hữu hảo với nhau". Thế
thì chúng ta có lý do nào để
căm ghét nhân dân Mỹ từng
giúp ta đánh bại Nhật?
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ
của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội
mạnh nhất thế giới, khoa học
kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới,
nhưng tôi cho rằng những cái
đó không đáng sợ. Nghe nói
máy bay tàng hình của Mỹ
thường xuyên ra vào bầu trời
Trung Quốc rất thoải mái,
nhưng điều ấy chẳng có gì
đáng sợ cả. Cái đáng sợ của
họ không phải là những thứ
ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học
Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị.
Một thầy giáo khoa chính trị
nói: "Nước Mỹ là đại diện của
các nước tư bản mục nát, suy
tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi
rồi." Tôi, một sinh viên công
nông binh mặc bộ quân phục,
đứng ngay lên phản bác:
"Thưa thày, em cảm thấy thầy
nói không đúng ạ. Tuy rằng
nước Mỹ không giống Trung
Quốc là mặt trời nhô lên lúc
8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng
chẳng phải là mặt trời đang
lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc
giữa trưa ạ."
Thầy giáo bực mình, tái mét
mặt ấp úng nói: "Cái cậu học
sinh này, sao dám nói thế
hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại
sao lại nói thế, mà dùng một
chữ "dám". Lúc đó tôi thấy
hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục
ruỗng suy tàn ấy vào thập
niên 90 thế kỷ trước đã lãnh
đạo cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật mới nhất trên thế
giới. Tôi tốt nghiệp đại học
đúng vào lúc bắt đầu cải cách
mở cửa. Tôi lại có một quan
điểm: Nước Mỹ là quốc gia do
hàng chục triệu con người
không yêu tổ quốc mình hợp
thành, nhưng họ đều rất yêu
nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều
người lãnh đạo vừa chửi Mỹ
vừa gửi con cái mình sang Mỹ.
Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là
ở đâu? Tôi cảm thấy có ba
điểm.
Điểm thứ nhất, không thể coi
thường cơ chế tinh anh của
Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ
tranh cử của Mỹ có thể bảo
đảm những người quyết sách
đều là tinh anh. Bi kịch của
Trung Quốc chúng ta, lớn đến
nhà nước, nhỏ tới từng đơn
vị, phần lớn tình hình là người
có tư tưởng thì không quyết
sách, người quyết sách thì
không có tư tưởng. Có đầu óc
thì không có chức vụ, có chức
vụ thì không có đầu óc.
Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ
chế hình tháp của họ đưa
được những người tinh anh
lên. Nhờ thế, 1 là họ không
mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai
lầm; 3 là mắc sai lầm thì có
thể nhanh chóng sửa sai.
Chúng ta thì mắc sai lầm,
thường xuyên mắc sai lầm,
mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa
sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài
Loan nhỏ xíu để kiềm chế
Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ.
Nước cờ này họ đi thật linh
hoạt, thật thần kỳ. Một Đài
Loan làm thay đổi hẳn sinh
thái chính trị quốc tế. Điều tôi
lo ngại nhất là bộ khung chiến
lược phát triển Trung Quốc
trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề
Đài Loan mà biến dạng. Ngày
nay, đối với các dân tộc có thế
mạnh thì tính quan trọng của
lãnh thổ đã giảm nhiều, đã
chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ
sang tìm kiếm thế mạnh của
quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu
lãnh thổ đối với bất cứ quốc
gia nào. Nước Mỹ không quan
tâm lãnh thổ, toàn bộ những
gì họ làm trong thế kỷ XX đều
là để tạo thế. Tạo thế là gì?
Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế
thì là lòng dân chứ còn gì
nữa! Có lòng dân thì quốc gia
có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất
rồi sẽ có thể lấy lại. Không có
lòng dân thì khẳng định đất
đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà
lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn
một bước. Nước Mỹ hành sự
thường nhìn 10 bước. Vì thế
cho nên mỗi sự kiện lớn toàn
cầu xảy ra sau ngày Thế chiến
II chấm dứt đều góp phần
làm tăng cường địa vị nước
Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt
mũi thì có thể sẽ mất hết mọi
con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm
chiến lược của Mỹ sẽ không
chuyển sang châu Á đâu,
song điều đó không có nghĩa
là Mỹ không bao vây Trung
Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy
Mỹ bao vây Trung Quốc về
quân sự, cũng như rất nhiều
người chỉ thấy khoảng cách
chênh lệch về KHKT và trang
bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa
nhìn thấy sự mất cân đối
nghiêm trọng hơn sự lạc hậu
về trang bị trên mặt chiến
lược lớn, nhất là trên tầng nấc
ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng
chiếm Afghanistan trong vòng
2 tháng, từ phía Tây bao vây
Trung Quốc. Sức ép quân sự
của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ
cũng chẳng bớt đi. Xem ra
chúng ta giành được từ vụ
11/9 một số lợi ích trước mắt,
song các lợi ích đó không quá
1- 2 năm có thể biến mất. Tôi
cho rằng bao vây chiến lược
đối với Trung Quốc là một
kiểu khác, không phải là quân
sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần
đây các nước xung quanh
Trung Quốc tới tấp thay đổi
chế độ xã hội, biến thành cái
gọi là quốc gia "dân chủ".
Nga, Mông Cổ thay đổi rồi,
Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng
thêm các nước trước đây như
Hàn Quốc, Phillippines,
Indonesia, lại cộng thêm vùng
Đài Loan. Đối với Trung Quốc,
sự đe doạ này còn ghê gớm
hơn đe doạ quân sự. Đe doạ
quân sự có thể là hiệu ứng
ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là
các quốc gia "dân chủ" bao
vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và
khoan dung của nước Mỹ.
Bạn nên sang châu Âu, sau
đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một
sự khác biệt lớn:
Sáng sớm, các đường phố lớn
ở châu Âu chẳng có người
nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm
các phố lớn ngõ nhỏ đều có
rất nhiều người tập thể dục,
thậm chí cả ngày như thế. Tôi
có một câu nói: Tập thể dục
là một phẩm chất, tập thể dục
đại diện cho một kiểu văn hoá
khí thế hừng hực đi lên.Một
quốc gia có sức sống hay
không, chỉ cần xem có bao
nhiêu người tập thể dục là
biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ
làm quần lót để mặc. Hồi ở
Mỹ tôi có mua một chiếc
quần cộc cờ sao vạch. Tôi
thường xuyên mặc chiếc quần
ấy. Tôi mặc nó là để khinh
miệt nó, là để trút giận, là
một dạng trút sự bực bội và
thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ
mặc nó là sự trêu chọc bỡn
cợt, bản chất khác. Người Mỹ
có thể đốt quốc kỳ nước mình
ngoài phố. Đới Húc [7] nói:
Nếu một quốc gia có thể đốt
cả quốc kỳ của mình thì anh
còn có lý do nào đi đốt quốc
gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại
về tinh thần và đạo đức. Đây
là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9
là một tai nạn. Khi tai hoạ ập
đến, thể xác ngã xuống trước
tiên, nhưng linh hồn vẫn
đứng. Có dân tộc khi gặp tai
nạn thể xác chưa ngã mà linh
hồn đã đầu hàng. Trong vụ
11/9 có xảy ra 3 sự việc đều
có thể để chúng ta qua đó
nhìn thấy sức mạnh của
người Mỹ. Việc thứ nhất, sau
khi phần trên toà nhà Thương
mại thế giới bị máy bay đâm
vào, lửa cháy đùng đùng, tình
thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi
mọi người ở tầng trên qua
cửa thoát hiểm chạy xuống
phía dưới, tình hình không rối
loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu
hoả xông lên trên. Họ
nhường lối đi cho nhau mà
không đâm vào nhau. Khi
thấy có đàn bà, trẻ con hoặc
người mù tới, mọi người tự
động nhường lối đi để họ đi
trước. Thậm chí còn nhường
đường cho cả một chú chó
cảnh. Một dân tộc tinh thần
không cứng cáp tới mức nhất
định thì dứt khoát không thể
có hành vi như vậy. Đứng
trước cái chết vẫn bình tĩnh
như không, e rằng không phải
là thánh nhân thì cũng gần
với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày
11/9, cả thế giới biết vụ này
do bọn khủng bố người A Rập
gây ra. Rất nhiều cửa hàng,
tiệm ăn của người A Rập bị
những người Mỹ tức giận đập
phá. Một số thương nhân
người A Rập cũng bị tấn công.
Vào lúc đó có khá nhiều người
Mỹ tự phát tổ chức đến đứng
gác trước các cửa hiệu, tiệm
ăn của người A Rập hoặc đến
các khu người A Rập ở để
tuần tra nhằm ngăn chặn xảy
ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế nào
nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có
truyền thống trả thù. Thành
Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng
Ngải [8] sau khi chiếm được
Thành Đô, con trai của Bàng
Đức [9] giết sạch giá trẻ gái
trai gia đình Quan Vũ. Trả thù
đẫm máu, lịch sử loang lổ vết
máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay
Boeing 767 bị rơi ở
Pennsylvania vốn dĩ bị không
tặc dùng để đâm vào Nhà
Trắng. Sau đấy hành khách
trên máy bay vật lộn với bọn
khủng bố nên mới làm máy
bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết
tin toà nhà Thương mại thế
giới và Lầu Năm Góc bị máy
bay đâm vào nên họ quyết
định không thể không hành
động, phải đấu tranh sống
chết với bọn khủng bố.
Cho dù trong tình hình ấy họ
còn làm một chuyện thế này:
Quyết định biểu quyết thông
qua có nên chiến đấu với bọn
khủng bố hay không. Trong
giờ phút quan hệ tới sự sống
chết ấy, họ cũng không cưỡng
chế ý chí của mình lên người
khác. Sau khi toàn thể mọi
người đồng ý, họ mới đánh
bọn không tặc. Dân chủ là gì;
đây tức là dân chủ. Ý tưởng
dân chủ đã thấm vào sinh
mạng của họ, vào trong máu,
trong xương cốt. Một dân tộc
như thế mà không hưng thịnh
thì ai hưng thịnh. Một dân
tộc như thế không thống trị
thế giới thì ai có thể thống trị
thế giới.