Người theo dõi

1 thg 7, 2011

Người đẹp

Ai có xem qua về phong thủy thế nào cũng nghĩ đến cái háng , từ đôi chân dài để tìm ra huyệt mạch . Với hình thế chân duỗi là dãy Trường Sơn , chân co là các dãy núi Hoàng Liên Sơn Đông Triều rồi ẩn xuống biển Đông , với nguồn mạch là con sông bắt nguồn từ núi cao nhất thế giới . Cô gái đẹp thảo nào mà bao chàng trai dâm đãng muốn chiếm đoạt . Xa xưa ở góc độ khèo quẹt bị hất bật ra . Rõ nét nhất là các chàng cổ mông xa xôi , các chàng âu tây , mặt trời rồi hán đủ cả . Tại sao không chàng nào chiếm đoạt được . Cô gái đẹp ở đầu làng ai chả biết , tao không ăn được thì tao phá . Chàng nào ve vãn sờ xoạng thì không nói làm gì , chứ cứ bạo lực là thế nào cũng bị các chàng khác xông vào đánh giúp . Dù sao chủ sở hữu vẫn là Sơn Tinh hiền lành nhẹ dạ . Tức là tức những thằng bạo , chứ Sơn Tinh nổi giận là có người giúp ngay . Có kẻ hiểm ác đã biết , muốn đoạt được người đẹp phải hạ sát được Sơn Tinh . Tương lai người đẹp thế nào , hiện chưa ai dự báo được .

Những điều trông thấy

Ỷ giáo dựa vào sức mạnh cơ cấu , dựa vào sự trung thành , dựa vào quyền quyết định tài sản , dựa vào tính lười biếng và hám danh , dựa vào sức mạnh bạo lực để bảo vệ giáo lý giáo luật của ỷ giáo . Tín đồ ỷ giáo không hề giảm , mặc dù chất lượng tín đồ có thể giảm nhưng quyền lợi không giảm , nó vẫn tiếp tục thu hút tín đồ . Do lười biếng , ỷ lại vào tổ chức mà các tệ hại nó sinh ra ngày càng tăng . Nó ôm đồm tất cả các lĩnh vực , nên tất cả các lĩnh vực đều có chuyện . Trước đây việc thu và loan truyền tin tức khó khăn nên các tệ hại ít người biết , nay gần như không giấu được gì thành ra người ta vô cảm với những gì là đau đớn với loài người . Xã hội đang ngày càng có nhiều bản án với các tội ác của ỷ giáo gây ra . Công thương theo xu thế chung vẫn trên đà tiến tới , của cải ngày nhiều lên , ỷ giáo vẫn giữ được hào hứng với tín đồ ở phạm vi lợi ích cụ thể , chỉ cần chịu đựng tuân theo một số giáo luật , giáo lễ , còn giáo lý bỏ đi cũng được . Vật chất tăng lên , điều kiện duy trì bạo lực cũng thuận tiện nên dù có nhiều bất ổn song vẫn chưa có giáo gì đè bẹp được . Luận giáo rất văn minh song cũng mới ở phạm vi làm sáng tỏ cái tội của ỷ giáo mà thôi . Ỷ giáo rất ma quái , chúng cải biến những ước vọng của xã hội thành những gói nhỏ để ban phát cho mọi người . Chúng đã có ý tưởng tạo thành các gói thầu , nếu không đủ năng lực thì chúng nhờ bên ngoài giải quyết .

Phát xít mới

Từ xã hội sĩ nông , có binh cũng chỉ là ngụ binh ư nông . Khi công thương phát đạt , sức mạnh công thương được binh bị tận dụng , lòng tham được khuyếch đại sức mạnh . Các loại triều đình được hình thành , binh bị lúc thường được duy trì bảo hộ , bảo đảm cho lòng tham được thỏa mãn , khi có xâm lăng hoặc muốn xâm lăng thì binh được huy động tối đa . Triều đình có nhiều trợ giáo khác nhau , giáo yên định mọi người trong một khung khổ để triều đình dễ bề sai khiến . Công thương nay đã có một sức mạnh mới , lòng tham được khuyếch đại lên vô số lần . Trước đây công thương và lòng tham đã làm mờ mắt 3 nước phát xít , bài học đó nay có cơ vẫn lặp lại , kiểu phát xít mới vẫn dựa vào công thương và lòng tham vô độ . Cái giáo lên thiên đường ngay trên mặt đất , yêu cầu mọi người trật tự để nhanh đến đích có vẻ mất linh dần , họ lấy ngay cái giáo của thời quân chủ để tiếp tục giam hãm tinh thần mọi người . Dựa trên nền công thương , có chiếu cố đến tự nhiên , nay những nước văn minh đã tạo được một kiểu xã hội tạm hợp lý để con người có thể sung sướng ngay trên mặt đất . Họ ra sức hỗ trợ các quốc gia khác có được cuộc sống như vậy , nhưng công thương cái thời hoang dại đang trỗi dậy , nó ảo tưởng về sức mạnh vô địch mới đoạt được từ tự nhiên , nó ảo tưởng sức mạnh này là vĩnh viễn , nên cái bọn phát xít mới này cần phải đánh dập đầu một lần nữa .

Gan Đi

GANĐI M. K.: (Mohandas Karamchand Gãndhi; 1869 - 1948), nhà triết học, nhà hoạt động phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ, người sáng lập hệ tư tưởng và sách lược của chủ nghĩa Ganđi. Từ 1893 đến 1914, Ganđi sống ở Nam Phi; năm 1915, trở về Ấn Độ và sau đó lãnh đạo Đảng Quốc đại Ấn Độ, tham gia đàm phán về độc lập của Ấn Độ (1947). Là nhà yêu nước Ấn Độ, có lối sống khổ hạnh; đã đi khắp nước để tuyên truyền, giải thích nhiệm vụ đấu tranh cho độc lập quốc gia bằng sách lược bất bạo động. Bị chính phủ thực dân Anh đàn áp nhiều lần; được dân chúng Ấn Độ tôn xưng là Mahatma (Mahatma - Tâm hồn vĩ đại). Chủ nghĩa Ganđi là một hệ tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước, là cương lĩnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kêu gọi đoàn kết các giai cấp và đẳng cấp, đoàn kết các tín đồ đạo Hinđu (Hinduism) và đạo Hồi, đấu tranh chống lại chính phủ thực dân bằng các phương pháp không bạo lực, như không phục tùng (không thi hành luật lệ của chính phủ), không hợp tác (không làm việc cho chính phủ, tẩy chay hàng dệt nước ngoài bằng cách khôi phục lại nghề sợi thủ công bản địa để tự túc về mặc, vv. ). Sách lược bất bạo động của Ganđi có nguồn gốc sâu xa trong quan niệm "tình thương", nguyên tắc "ahimsa" (ahimsã - không làm hại sinh vật) vốn có trong tư tưởng triết học và tôn giáo của Ấn Độ cổ đại [đạo Jaina (Jainism), đạo Phật]. Năm 1948, bị một tín đồ Ấn Độ giáo sát hại.

Im lặng trước bão

Nhìn vào việc làm là quá trình liên tiếp nâng cấp vũ khí cho quân đội . Ngay trong định hướng của triều đình năm trước là ưu tiên hải quân không quân phòng không tình báo và cảnh sát cơ động . Người ta có thể lú lẫn trong các cam kết , không nhìn thấy 3 4 nước cờ sau một nước đi , chứ việc đánh giặc để khẳng định đây là triều đình Việt Nam là tất yếu . Bảo vệ sự độc nhất của triều đình là tất yếu , khi áp lực xã hội đủ mạnh , triều đình mới hứa hẹn việc sửa đổi khế ước chính . Nói chuyện với triều đình cũng như nói chuyện với tộc hán , không thể nói suông được . Với tộc hán là vũ khí phải đủ mạnh , với triều đình xã hội có những ý nguyện đủ mạnh mà triều đình thấy thì họ mới có điều chỉnh sách lược . Tộc hán sợ liên minh toàn dân tộc tạo ra sức mạnh , sợ liên kết chính nghĩa toàn thế giới chống hán , nên nó ép triều đình bịt mồm trói tay xã hội . Triều đình làm theo để khi gặp gỡ không bị làm khó dễ , triều đình luôn giành thuận lợi về mình , xã hội có những đòi hỏi và niềm tin riêng . Tộc hán có thể điên điên mà bột phát đánh ta (rất ít khả năng) , cái chính là chúng phải đủ điều kiện để thắng thì chúng sẽ ra tay nếu các thỏa ước không đủ có lợi cho chúng ; không đủ để thắng , chúng dậm dọa để yêu sách được đến đâu hay đến đấy . Thế giới chưa nói ra chứ chắc họ đã liên tưởng đến phát xít mới , đánh phát xít tuy có hao người tốn của song chiến thắng của chính nghĩa là tất yếu . Tự do đưa tin là chiều hướng không thể đảo ngược , rác rưởi của cách điều hành của triều đình ngày càng nhiều . Những đống rác này lại tiếp tục là sức ép đủ mạnh để xã hội nói chuyện với triều đình . Triều đình không bao giờ muốn nói chuyện với xã hội khi xã hội chưa đủ mạnh . Triều đình luôn có hai áp lực , chống ngoại xâm và chống sức ép từ xã hội . Sức ép từ xã hội đã có cách hóa giải song triều đình không bao giờ nhân nhượng , sức mạnh chống ngoại xâm đã sẵn sàng nhưng triều đình chỉ chú ý vào vũ khí và tự làm theo ý riêng . Hiện chưa có gì ép được triều đình phải chuyển hướng .