Người theo dõi

22 thg 11, 2010

Quy trình làm việc

Việc không biết lợi hại thế nào, thôi thì để cho thằng Bờm đi làm xem sao

Hỏng việc, thôi thì thằng Cuội đi giải quyết

Rắc rối lắm không xong, thằng Chí phèo đi đi

Tất nhiên là thất bại, sang Tàu gặp thằng AQ để nó làm tư tưởng cho.

Sử dụng sức người

Chiến tranh không chỉ sức người mà cả mạng người cũng phải dùng, các vị tướng sót người, suy nghĩ làm sao hạn chế hy sinh, tiết kiệm sương máu. Việc làm đó mà không trọn vẹn gọi là nướng quân. Cũng là sức người nay được tiền tệ hóa, không còn nhìn thấy bóng người đâu, cứ nghĩ đó là tờ giấy, tờ phiếu muốn nướng muốn đốt thế nào cũng được, không biểu hiện thương sót, người ta quên việc một hạt cơm rơi xuống mâm cũng phải nhặt lên đút vào miệng vì một hạt cơm chín giọt mồ hôi. Người ta thấy những tờ giấy tờ phiếu vào nhà dễ dàng quá nên coi thường cái hàm chứa bên trong nó. Sức hy sinh của dân ta cao chứ sức lao động của dân ta chưa cao đâu. Mà sự hy sinh cũng đã trải qua nhiều rồi, không thể tiếp tục hy sinh nữa.

kỹ thuật – nghệ thuật – đạo thuật – vô thuật


tính chính xác là xương sống của kỹ thuật

rõ ràng hiển hiện thì làm sao ra nghệ

đã là đạo thì thuật khó vô cùng

không thuật là việc khó của nhân gian























Giá trị lao động được gia tăng nhiều nhất là nơi người ta đến


Pháp lo chảy máu chất xám sang Mỹ

Olivier Blanchard, một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất của Pháp, hiện giảng dạy ở Massachusetts Institute of Technology, Mỹ. Ảnh: NYT.

Ngày càng nhiều trí thức Pháp sang Mỹ sinh sống, điều này khiến nước Pháp lo ngại làn sóng chảy máu chất xám.
Ngô Bảo Châu dạy học tại Chicago

Một tổ chức nghiên cứu độc lập có tên Institut Montaigne vừa ra báo cáo cho hay tỷ lệ trí thức Pháp di cư sang Mỹ hiện lớn hơn nhiều so với cách đây 30 năm. Viện này thấy rằng, trong những năm 1971-1980, giới trí thức chiếm 8% số người ra đi khỏi Pháp, nhưng trong giai đoạn 10 năm gần đây, con số này lên đến 27%.
"Tốc độ tăng trong việc di cư sang Mỹ ở những người làm khoa học đang hiện hữu và đáng lo ngại", The New York Times trích dẫn báo cáo mang tên "Ra đi vì điều tốt đẹp? Dòng chảy trí thức từ Pháp sang Mỹ".
Trong số gần 3.000 công dân Pháp lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, có tới 70% chọn ở lại phía tây bán cầu.
Số lượng các nhà khoa học Pháp sang Mỹ tuy chưa phải quá nhiều, nhưng làn sóng các nhà khoa học hàng đầu tìm đường qua Đại Tây Dương có thể khiến nền kinh tế Pháp bị ảnh hưởng, báo cáo nhận định.
"Những người rời Pháp đều thuộc hạng nhất, nổi tiếng nhất và có khả năng nhất ở tầm quốc tế", báo cáo có đoạn. Nhiều nhà kinh tế học và sinh học giỏi nhất của Pháp hiện công tác tại Mỹ. Theo một cáo cáo năm 2007, có tới 4 trong số 6 nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Pháp đã đi Mỹ.
Mai Trang

Nhân chủ

Có một dạo người ta nói nhiều đến làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của mình. Thật khó, lên xe khách, vận mệnh của mình phụ thuộc nhiều vào người điều khiển xe. Khi ra đời không được chọn gia cảnh. Không biết trường học nào mà chọn, không chọn được thầy cô, không chọn được chương trình học. Ý kiến của mình lên cha mẹ, thầy cô chắc ít có ý nghĩa và cũng không được tập cho cái cách ý kiến, thói quen ý kiến. Nghề nghiệp cũng chỉ là ngẫu nhiên có khi còn phải làm nghề theo ý kiến ai đó. Khi đi làm , phải thực hiện theo quy trình làm việc, theo ý kiến người điều hành, các ý kiến với người điều hành phần lớn không có tác dụng và cũng không có thói quen ý kiến. Vô tình được ở vị trí điều hành cũng không muốn ai có ý kiến khác mình. Có gia đình riêng hai người cũng thường dẫn ý kiến người này người kia vào quyết định của mình. Khả năng chủ động gần như bị mất đi, dù có chủ động thì vài ba lần vấp phải lực cản sẽ nản ngay. Tại mình hay tại ai.

Trả công

Trả công lao động là một hoạt động bình thường ở xã hội. Những người làm việc quốc gia được xã hội trả lương, nói dân dã là trả công. Mức trả công cho người làm việc quốc gia thường không bảo đảm được các chi phí cho nhân vật đó. Nếu trả đủ cho chi phí của những người làm việc công thì chắc chắn không đủ ngân quỹ để bảo đảm. Nhưng cuộc sống không thể không chi phí, vậy là người làm việc tự trả công cho mình bằng lấy một phần nào đó của các nguồn đầu tư công cộng. Người làm việc thường có vị trí quan trọng quyết định đến đời sống của nhiều người vậy nên nếu làm cho ai một việc gì đấy họ cũng phải trả công. Một hoạt động sai luật nào đó người có trách nhiệm bỏ qua, người được lợi cũng trả công. Ở xã hội thì phức tạp hơn, đi chém dằn mặt một người nào đó cũng được người thuê chém trả công . Công là sức người bỏ ra để hoàn thành một việc gì đó. Sức người bỏ ra vô cùng vô tận làm đủ thứ việc trong xã hội, việc chung việc riêng, việc xã hội, việc công cộng. Hiện nay những người làm việc công cộng thường có đời sống vật chất tương đối tốt, xã hội thường soi mói vào cuộc sống của họ. Vì sự tò mò, bất bình, ghen tị . . . người ta muốn truy ra cái nguồn cung cấp tạo nên sự đầy đủ của người làm việc công, trả lương thì không nói, có trăm ngàn cách tự trả công và được trả công. Cái công đó nó có giá trị như thế nào đối với xã hội để xem xã hội đã hợp lý chưa. Ký một chữ ký là một công, ra một lệnh tha là một công, không bắt giữ là một công, đồng ý cho làm là một công, đồng ý cho nhập là một công. . . rồi những cái công phá hoại, hủy diệt của một số đối tương ở ngoài xã hội, cái công sản xuất vận chuyển những loại hàng hóa không có giá trị, thậm chí có hại cho xã hội. Tóm lại các công lao động phải được làm những việc có ích, những việc tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội và được trả công xứng đáng.