“ Bây giờ mà còn nói đến việc học chữ Nho, có nhiều
người cho là chuyện điên rồ, vì lối học tầm chương trích cú cùng với việc chú
sở của Hán Nho đã làm cho nhiều người nhất là tân học có ý nghĩ Nho giáo được
gắn liền với quê mùa và lạc hậu. Thứ đến ta nói đến đây là Nho giáo hay
Nguyên Nho, khác với Hán Nho thứ mà đã làm cho nước ta bị chia lìa với gốc Tổ.
“ Nho giáo vốn gắn liền với văn hoá nước nhà, cho nên
bỏ Nho là toàn bộ lâu đài văn hoá Việt Nam sẽ sụp đổ. Lúc đó có vun tưới
Việt văn đến đâu cũng chỉ là trò chơi vụn. Thế nên không thể không nói tới mối
liên hệ giữa Nho và Việt. Hãy khởi đầu ngay ở từ ngữ.
Chỉ cần phân tích sơ qua đã thấy được liền điều
đó. Hầu như không mấy câu nói mà không có chữ Nho nằm trong, cho nên ngay
ở văn chương, nếu không có Nho thì đã thiếu đi một phần rất quan trọng
rồi. Ðó là phần ngữ căn, tức là phần sâu sắc nhất, nền tảng
hơn hết. Ta có thể thấy điều đó trong việc đặt danh hiệu, là phần tối hệ trọng,
mà phần lớn là chữ Nho. Nội việc đó đã chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa chữ
Nho và nước ta. Lý do thâm sâu là vì mối liên hệ đó nằm mãi ở phần đạo
lý, thì phải đào sâu tới đợt cơ cấu uyên nguyên, lúc ấy sẽ thấy Nho
giáo với Ta là một, từ tên các địa danh, tới vật tổ, vật biểu không đâu
thoát ra ngoài cơ cấu Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . .
Tên nước là Xích Quỷ, Văn Lang, Giao Chỉ, toàn là đi đôi.
Vật tổ là Tiên Rồng cũng lại lưỡng nghi.
Vật biểu là điểu long, sông núi, Ðịa danh là
Thăng Long, Hoành Sơn, Hà nội, Hà Nam, Cửu Long . . . đều biểu lỗ cơ
cấu lưỡng diễn của Nho giáo .
Ðến nỗi có một số nguời cố tình chối bỏ Nho, rồi dùng
vài ba yếu tố khác dựng nên một “ chủ thuyết Việt Nam ” thì chắc chắn là
nông cạn, mà cũng không sao thoát khỏi được cơ cấu của Việt Nho.
Sở dĩ có chuyện mỉa mai như vậy là vì ngay từ ngày lập
quốc tổ tiên ta đã nhận Nho giáo làm văn hoá của giống nòi.
Tôi ( triết gia Kim Ðịnh ) rất ghét hai chữ Khổng Mạnh
dùng thay cho đạo Nho, ghép thế là gieo hoả mù vào nguồn gốc Nho giáo, có hại
cho văn hoá nước nhà. Ngay việc Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo cũng đã là điều
sai lầm rồi, vì không một yếu tố văn bản nào nơi Không Tử không tìm thấy nơi
những người trước ( Creel 346 ) . Muốn nói thật chính xác, thì mấy
hằng số của Nho giáo đều phát xuất từ Viêm Việt, chỉ xin kể hai thí dụ: một
là Lễ Gia Tiên, hai là Lưỡng Nhất tính.
Lễ Gia Tiên là đợt phát triển cao độ nhất của nền Nhân chủ tính (
do đó có tự do, bình đẳng . . . ) thì phát xuất do tục thờ cúng Tổ tiên.
Thế mà tục này đích thị của Viêm Việt.
Còn Lưỡng nhất tính trong văn hoá là
nét quý nhất hiện nay ( vì cần thiết cho nền văn hoá nhân loại ) thì phát xuất
từ Trống Quân. Mà Trống Quân cũng là ca Viêm Việt, cùng lắm là có chung với
Tàu. Vì ta thấy các bà mẹ nhà Thương, nhà Chu đều sinh con theo lối “ dã
hợp ” của Viêm Việt cả . Bà Hoa Lư cũng như bà Thái Khương có mang nhân khi đạp
vào vết chân người to lớn, bà Giản Ðịch, tổ nhà Thương thì nhằm lúc nuốt
trứng chim . . . Vậy thì, một là tục kia có bên Tàu ngay tự đầu, nếu thế
là của chung, hai nữa là các bà đó đi theo chiều hướng Viêm Việt, thì đã chịu
ảnh hưởng văn hoá phương Nam. Lối giải nghĩa này có lý hơn, vì về sau Hán tộc
chống đối lối dã hợp . Ngược lại Viêm Việt thì cố duy trì, cho mãi đến nay
nhiều nhóm còn giữ. Còn Hán tộc tuy chống đối ở gốc rễ của chất gia, nhưng phần
tinh hoa của Văn gia thì vẫn bảo trì như Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành . . .
đều phát xuất từ Lễ Hội Mùa Xuân.
Nẻo nào thì ta cũng thấy Nho giáo với văn hoá Việt Nam
cùng có chung những nền móng căn để mà tôi gọi là Hằng số, là tố nguyên. Khác
chăng là ở Nho giáo thì những hằng số đã được thăng hoa, được tế vi hoá và được
tổ hợp thành hệ thống khác. Vì thế khi đã nghiên cứu đến tận nguồn ngọn
thì sẽ nhận ra Nho giáo là báu vật trên hết của tiền nhân giối lại, muốn làm
người Việt Nam trung thực, cách sâu xa, thì không thể bỏ Nho.
Hơn thế nữa, trong hiện tình văn hoá nhân loại, chưa
có một nền văn hoá nào đạt được một cơ cấu vừa sâu xa vừa đầy đủ tính uyển
chuyển linh động cho bằng đến nỗi tới nay vẫn đủ khả năng đáp ứng được những
nhu cầu thời đại . ”
( Kim Ðịnh: Tinh hoa ngũ điển : Vấn đề học Nho )
Như vậy học chữ Nho là để nối lại với nguồn gốc, với
mạch sống của cha ông, lại nữa chữ Nho ( Nguyên Nho hay Việt Nho ) cũng có phần
đóng góp không nhỏ của Tổ tiên Việt. Quan trọng hơn nữa, chữ Nho la một linh
tự, linh ngữ, giúp ta đi vào cõi tâm linh, là miền mà nay cả nhân loại đang còn
tìm cách đi vào để cho đời sống được quân bình.
Học Nho cũng có năm bảy đường . Nếu học Nho theo kiểu
tầm chương trích cú thì sẽ không nhìn ra được cơ cấu, tức là phần tinh hoa
nhất, vì đã để cho những chú sớ bác học trùm lấp mất cái nền
tảng. Hoặc học Nho mà đọc các sách cổ điển như những sách ngày nay, nghĩa
là chạy ruổi thì sẽ không thấy gì, vì các sách này đã đi vào giai đoạn minh
giải rất rộng rất dài, đọc không cần suy, nên đọc nhiều mà hoá ít, và đọc xong
là hết ngay không có hậu. Ngược lại kinh điển Nho giáo lại quan trọng nhất ở
phần hậu, phần tác động chậm, thấm lần vào tiềm thức. Chứ như phần trình bày,
lại rất đơn giản đến độ mộc mạc. Tuy nhiên không mấy ai ( nhất là trong
thời đại hiện nay ) nhận ra được đó là thứ mộc mạc của uyên nguyên, phác thực,
nên rất dễ gây ảnh hưởng sâu đậm, vì bao giờ cũng giàu chất sáng tạo. Và
đó là lý do tại sao Kinh điển có một uy tín lâu dài được rất nhiều người tin
theo như Kinh Thánh, nên nó vươn lên vòm trời văn hoá, oai nghi như mặt trời,
lấn át mọi tia sáng của các vì sao khác.
Vì thế mỗi câu của nó có sức nặng ngàn cân, vượt xa
bất cứ quyển sách nào đời nay, dầu có hay đến đâu cũng chỉ được chú ý một thời,
giữa bao nhiêu sách khác. Ngược lại Kinh điển đã trải qua hơn hai ngàn năm
được tôn thờ và tùng phục cách tôn kính, nên đã để lại ấn tích sâu đậm trong
tiềm thức dân tộc. Chính vì thế mà Kinh điển vẫn phải được coi trọng hơn bất cứ
sách nào khác. Sự coi trọng đó sẽ được thể hện bằng cách đưa vào chương trìng
học từ thuở thơ ấu để được nó in sâu vào tiềm thức, cũng như được bao trùm bằng
quầng sáng bình minh mát dịu, làm bằng hồn nhiên tươi đẹp của tuổi thơ ngây. Ðiều
này sẽ được bù lại phần nào sự ồn ào tràn ngập sách vở ngày nay.
Sau đó là cần phải tiếp nối việc học theo cách
Việt Nho, thì mới mong làm cho sự học Kinh điển trở nên ích lợi, và gây
được hứng thú ngay cho tâm trạng thời đại.Vì vậy nếu ở bậc tiểu học chỉ cần học
thuộc lòng thì đến bậc trung học lại phải giải nghĩa, theo chiều hướng Việt
Nho, có thể quy ra ba yếu tố:
1.- Tìm về nguồn gốc Việt Nho khác với Hán
Nho, để trích lọc tinh hoa .
2.- Rồi đối chiếu với trào lưu tư tưởng
thế giới.
3.- Sau đó đi sâu vào cơ cấu, tức là phần
uyên nguyên minh triết, triết lý để rút ra những kết luận hợp với cảm quan thời
đại.
Yếu tố thứ nhất nhằm giúp chúng ta nhớ lại phần đóng góp Tổ tiên
xa xưa của Việt tộc, và nhất là giúp nhận diện được bản chất Nho giáo. Tiền nhân
ta thiếu phần này, nên ký tụng nhiều điều mâu thuẩn mà không hay biết, do đấy
thiếu một ý thức rõ rệt, được luận giải minh nhiên về Nho, nên không đủ mạnh để
đương đầu với sức tấn công của các tư trào nghoại lai, được minh – nhiên – hoá
một cách có hệ thống.
Yếu tố thứ hai chính là bầu khí của thời đại này, một thời đại gặp
gỡ, đối thoại giao thoa trên hết mọi lãnh vực, kể cả văn hoá mà có thể nói nhất
là văn hoá . Sự đối chiếu vừa làm cho chúng ta nhận được cách sâu xa những giá
trị cần phát huy, cũng như những nhược điểm lỗi thời cần phải bỏ, giúp sự học
trở nên ích lợi cho đời sống.
Yếu tố thứ ba là nhận ra tính chất phổ quát của nền văn hoá nuớc
nhà. Lúc ấy chúng ta sẽ nhận được một điều an ủi lạ lùng, là Việt Nho không
những giúp ta làm con người muôn thuở “ vi nhân ”. Nói cách khác,
Việt Nho chính là đạo làm người, thích hợp cho muôn nơi và muôn thuở .
Phần trích dưới đây là những tư tưởng chủ đạo của Tổ
tiên Việt, để cho các em học ghi sâu vào lòng, đó là những mốc tư tưởng, tuy có
nhiều câu các em chưa thể hiểu rõ được, nhưng sự học hỏi liên tiếp về sau sẽ
ngày càng một sáng rõ hơn. Những câu chưa có thể giảng cho các em rõ được,
thì chỉ nói khi các em học thêm sẽ hiểu lần.
Thiết tưởng ta cần nói
thêm một ít nữa về chữ Nho để chúng ta xác tín rẳng học chữ Nho
là cần t
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét