Người theo dõi

5 thg 6, 2011

Địch mạnh


Trang bị của hơn 2 triệu quân Trung Quốc

27/06/2010 14:02:44
Các bài viết trước đã đề cập khái quát và cơ cấu tổng thể của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong phần này, tác giả sẽ cùng quý vị độc giả tìm hiểu biên chế và trang bị cụ thể của Quân đội Trung Quốc. 2,3 triệu quân thường trực của nước láng giềng chúng ta được tổ chức như thế nào và trang bị các loại vũ khí gì?

TIN LIÊN QUAN

Quân số


Trong những năm qua, Trung Quốc tăng nhanh ngân sách quốc phòng kết hợp tinh gọn biên chế nhằm xây dựng một đội quân hùng mạnh theo hướng tin học hóa, mang màu sắc Trung Quốc.

Trung Quốc cắt giảm quân số theo hướng tăng cường đội ngũ quân nhân viên chức quốc phòng thay thế cho sỹ quan, hạ sỹ quan, qua đó nâng cao tính xã hội hóa đối với các lực lượng phục vụ và bảo đảm chiến đấu.

Theo các nguồn tin tình báo phương Tây, tổng quân số thường trực hiện nay của 4 quân chủng Quân đội Trung Quốc vào khoảng 2,3 triệu; trong đó Lục quân có 1.560.000 quân, Không quân có 385.000 quân và Hải quân có 255.000 quân, lực lượng tên lửa chiến lược (có nước gọi là lực lượng hạt nhân chiến lược) – Trung Quốc gọi là Nhị pháo – có 100.000 quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn duy trì một lực lượng Cảnh sát vũ trang với tổng quân số 660.000 để bảo đảm an ninh nội địa.

Tổ chức lực lượng

Quân đội Trung Quốc tổ chức thành 4 quân chủng gồm Hải, Lục, Không quân và Lực lượng tên lửa chiến lược.

Lục quân Trung Quốc theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: 18 tập đoàn quân, 8 sư đoàn độc lập.
Không quân Trung Quốc được chia thành 3 lực lượng là không quân, phòng không và đổ bộ đường không.  Không quân có 4 quân đoàn không quân, 4 sư đoàn ném bom, 3 sư đoàn cường kích, 24 sư đoàn tiêm kích và 2 sư đoàn vận tải.
Lực lượng phòng không có 28 lữ đoàn phòng không hỗn hợp, 24 trung đoàn pháo phòng không, 34 trung đoàn tên lửa phòng không và 40 trung đoàn rada. Lực lượng đổ bộ đường không có 1 quân đoàn đổ bộ đường không và 3 sư đoàn đổ bộ đường không khác.

Hải quân Trung Quốc gồm các lực lượng: Hạm đội, không quân hải quân và hải quân đánh bộ (thủy quân lục chiến).
Trung Quốc có 3 hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) với 8 lữ đoàn tàu ngầm, 4 lữ đoàn khu trục tên lửa, 3 lữ đoàn tàu hộ vệ tên lửa, 5 lữ đoàn tàu phóng lôi, 8 lữ đoàn tàu bảo vệ căn cứ và 12 tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm.

Lực lượng không quân hải quân Trung Quốc có 3 sư đoàn máy bay ném bom, rải lôi, 1 sư đoàn máy bay huấn luyện, 6 sư đoàn máy bay tiêm cường kích, 1 trung đoàn máy bay tiêm kích, 2 trung đoàn máy bay tiêm kích bom và 1 trung đoàn máy bay trinh sát. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc có lực lượng Hải quân đánh bộ với tổng số 4 sư đoàn.

Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc có 3 căn cứ cấp sư đoàn và 5 căn cứ cấp trung đoàn cộng với 60 sư đoàn khung dự bị.

Ngoài 4 quân chủng trên, lực lượng cảnh sát vũ trang của Trung Quốc gồm 45 tổng đội (tương đương cấp sư đoàn) và 6 trung đoàn.

Trang bị chủ yếu

Vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật của Quân đội Trung Quốc được xếp vào dạng “hàng khủng” trên thế giới với đầy đủ xe tăng, thiết giáp, pháo, cối, máy bay, tàu ngầm các loại.

Trang bị của Lục quân gồm:

Xe tăng: 9.480 chiếc các loại, trong đó 8.180 xe tăng hạng nhẹ với các loại T-59, T-69, T-72, T-79, T-88A/B/C, T-80, T-85 II, T-90, T-96 và T-98; 1.300 chiếc tăng hạng nhẹ gồm: tăng lội nước T-63, T-63A và tăng lội nước T-62/T-62I.

Xe thiết giáp: 5.000 chiếc các loại với xe thiết giáp K-63A/I, II, K-89I/II, K-77II (BTR-50PK) và K-02 (WZ-551), K86A (WZ-501).

Pháo, cối và rốc két: 58.450 khẩu các loại, trong đó có pháo mặt đất cỡ nòng 85, 122, 130, 152 và 155mm; pháo chống tăng 57, 76, 85 và 100mm; pháo tự hành 122, 152mm; rốc két, cối 82, 100, 120 và 160mm; 10.000 súng ĐKZ 57, 75, 82 và 105mm.

Vũ khí phòng không của lục quân gồm 10.300 pháo phòng không cỡ nòng từ 23 cho đến 100mm và 1.600 tên lửa. Bên cạnh đó, lục quân cũng được trang bị 384 máy bay trực thăng các loại.

Trang bị không quân gồm 4.486 máy bay các loại. Các loại máy bay ném bom có H-6E/F/H (Tu-16), H-5 (Il-28), máy bay tiêm kích bom, cường kích có MiG-31, J-13 (Su-30MKK), JH-7/A, J-6/B/D/E và máy bay cường kích Q-5C. Máy bay tiêm kích của không quân Trung Quốc có các loại J-11 (Su-27), J-10, J-8/I và nhiều loại khác.
Không quân sử dụng máy bay HY-6 làm nhiệm vụ tiếp dầu, HZ-5 (Il-28R), JZ-6 (MiG-19R), Y-8, Il-76, Il-78-2 và Tu-154M làm nhiệm vụ trinh sát.

Các loại máy bay HJ-5, JJ-6, JJ-7, JL-8, J-6 và Su-27UBK được sử dụng trong huấn luyện. Trong khi đó, máy bay vận tải gồm: Y-11, Y-12, Il-76, Boeing 737-200 (VIP), Y-5 (An-2), Y-7 (An-24/26), Y-8 (An-12) và các loại khác.

Lực lượng phòng không Trung Quốc có 1.578 tên lửa phòng không các loại như HQ-2, HQ-7, HQ-9, S-300PMU1/PMU2 và SA-10D cùng 16.000 pháo cao xạ các loại (85 và 100mm).

Trang bị của Hải quân: Hải quân Trung Quốc có tổng số 1.503 tàu, xuồng các loại, trong đó có tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu phóng lôi, tàu tên lửa, tàu tuần tiễu trang bị pháo, tàu xuồng đổ bộ và tàu phục vụ.

Lực lượng không quân hải quân có 956 máy bay các loại gồm: máy bay ném bom, rải lôi, máy bay cường kích, tiêm kích, máy bay trinh sát chống ngầm, máy bay vận tải và máy bay trực thăng.

Lực lượng tên lửa chiến lược có 609 tên lửa chiến lược trên đất liền với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ngoài ra, lực lượng này còn có 13 tên lửa trang bị trên tàu ngầm và 326 bom và đầu đạn hạt nhân trên máy bay.

Khi nhìn vào tổng quân số và vũ khí, người ta có cảm tưởng rằng lực lượng này quá hùng mạnh và gần như có một nguồn lực vô hạn. Tuy nhiên, khi đi sâu vào các loại trang bị vũ khí cụ thể, mới thấy rõ hầu hết chúng được sản xuất từ lâu và đã lạc hậu. Trung Quốc không phải không có các vũ khí tối tân, nhưng các mẫu vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay (80 chiếc tăng T-98, 100 chiếc máy bay J-10, 3 chiếc tàu ngầm lớp Hạ, 5 chiếc tàu ngầm lớp Hán có trang bị tên lửa…). Con số này không thể tương xứng với diện tích và dân số của Trung Quốc.

Trong các bài tiếp theo, tác giả sẽ cùng quý vị độc giả tìm hiểu bố trí lực lượng cụ thể của Trung Quốc theo lãnh thổ, tức 7 đại quân khu. Sau đó sẽ đi sâu vào từng quân chủng và số lượng các loại vũ khí cụ thể.
 
Tăng T-69
Tăng T-69
Tăng lội nước T-63
Tăng lội nước T-63
Tăng hiện đại T-90
Tăng hiện đại T-90
Tăng T-98
Tăng T-98
Máy bay J-10
Máy bay J-10
Máy bay J-1B
Máy bay J-11B
Trực thăng 17-V5
Trực thăng 17-V5
Trực thăng SA-34
Trực thăng SA-34
Máy bay tiếp dầu HY-6
Máy bay tiếp dầu HY-6
Máy bay vận tải Y-7
Máy bay vận tải Y-7
Máy bay vận tải Y-8
Máy bay vận tải Y-8
Tên lửa DF-15
Tên lửa DF-15
Tên lửa DF-21A
Tên lửa DF-21A
Tên lửa HQ-2J
Tên lửa HQ-2J
Tên lửa HQ-6
Tên lửa HQ-6
Chiến hạm DDG-171 lớp Hải
Chiến hạm DDG-171 lớp Hải khẩu
Chiến hạm DDG169 lớp Vũ Hán
Chiến hạm DDG169 lớp Vũ Hán

 
Bảo Minh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét