Tổng quan sức mạnh quân sự Trung Quốc: Phát triển và copy
25/06/2010 14:45:04
- Trung Quốc là nước có quân số thường trực đông đảo nhất thế giới. Lực lượng này không ngừng phát triển với các loại vũ khí, trang thiết bị ngày càng hiện đại và tác chiến hiệu quả hơn. Trong những năm qua, bằng ngân sách quốc phòng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, Trung Quốc đã và đang khẳng định tiềm lực của một cường quốc quân sự. Tuy nhiên, lực lượng đông đảo này vẫn bộc lộ nhiều yếu kém không thể khắc phục trong tương lai gần.
LTS: Bee vừa giới thiệu loạt bài tổng quan sức mạnh quân sự Campuchia và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Từ góc nhìn khoa học quân sự, Bee xin tiếp tục phân tích điểm mạnh-yếu của quân đội Trung Quốc với mong muốn xây dựng tinh thần hiểu biết, hòa bình với người hàng xóm này.
Lịch sử gắn liền với các cuộc chiến
Quân đội Trung Quốc hiện đại có tên gọi chính thức là Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Quân đội Trung Quốc) được thành lập từ khá lâu trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949. Ngày 1/8/1927, mốc đánh dấu sự kiện khởi nghĩa Nam Xương cũng là ngày thành lập Quân đội Trung Quốc.
Khi mới ra đời, Quân đội Trung Quốc mang tên Hồng Quân cho đến năm 1946. Trên Quân kỳ của Trung Quốc là một ngôi sao màu đỏ và hai chữ “Bát Nhất” chính là để đánh dấu ngày ra đời của lực lượng này.
Trong lịch sử tồn tại của mình, Quân đội Trung Quốc đã trải qua nhiều trận chiến và cuộc chiến lớn nhỏ. Điển hình là Chiến tranh Thế giới thứ II với cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài từ năm 1931 đến 1945. Sau khi Phát xít Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ II năm 1945, Quân đội Trung Quốc rơi vào cuộc nội chiến kéo dài nửa thập kỷ với các lực lượng của Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo.
Sau khi đánh bật Quốc dân Đảng khỏi đại lục vào cuối năm 1949 và thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949, Quân đội Trung Quốc không được nghỉ ngơi lại tiếp tục căng mình với Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay, Quân đội Trung Quốc trải qua nhiều thăng trầm với các cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan, đảo Kim Môn, Mã Tổ trong những năm 1954-1958, các cuộc chạm trán với Ấn Độ trong những năm 1962, 1967. Vai trò của Quân đội Trung Quốc một thời được đề cao tuyệt đối khi cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản nổ ra từ cuối những năm 1960.
Sau thời kỳ 1976, Quân đội Trung Quốc tiếp tục phát triển và có những cuộc nói chuyện bằng chân tay với những người hàng xóm trong những năm 1969-1979. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, sức mạnh của Trung Quốc khi đó chủ yếu dựa vào số lượng hơn là chất lượng.
Chiến lược quân sự
Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm gần đây xác định tăng cường tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, là cơ sở đảm bảo an ninh, thống nhất Trung Quốc và “xây dựng xã hội khá giả toàn diện”.
Chiến lược quân sự của Trung Quốc là phòng ngự tích cực trong điều kiện kỹ thuật cao, nhấn mạnh khả năng thực hiện “chiến tranh ngăn chặn”.
Trung Quốc đang hướng tới xây dựng nền quốc phòng theo hướng linh hoạt, gắn quân sự với chính trị,kinh tế và các nỗ lực ngoại giao để cải thiện môi trường chiến lược, kiềm chế chiến tranh, giảm thiểu những nhân tố gây mất ổn định ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của mình.
Trong những năm qua, Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa bằng cách áp dụng công nghệthông tin tiên tiến, trang bị các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Đặc biệt, Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng cường trang bị các loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao và sát thương lớn, các máy bay tấn công tầm xa. Trung Quốc luôn coi những nguy cơ tiềm tàng là: xung đột Eo biển Đài Loan, xung đột trên biển Đông, trên biên giới và sự can thiệp của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc tiến hành “thống nhất đất nước”.
Liên tục tăng cường sức mạnh
Trung Quốc có tổng diện tích: 9.596.961 km2 với 22.117 km đường biên giới giáp 14 nước. Dân số Trung Quốc tính đến năm 2010 ước tính là 1.330.141.295 người, xếp số một thế giới. GDP năm 2009 đạt gần 5.000 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 8,7%/năm và thu nhập bình quân đầu người là 6.600 USD/người/năm, đứng hàng 128 thế giới. Nam giới Trung Quốc trong độ tuổi từ 16-49 là: 381.747.145 người, trong đó số người đến tuổi nhập ngũ hàng năm là 10,7 triệu. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lên tới 4,3% GDP với quân số thường trực hiện vào khoảng 2,3 triệu quân và 800.000 quân dự bị. |
Không kể về mặt quân số, đất nước của Binh pháp Tôn Tử này liên tục đưa vào trang bị các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật mới nhằm tăng cường sức mạnh.
Trong khi loại khỏi biên chế các loại vũ khí cũ kỹ lạc hậu như những khẩu pháo mặt đất, cắt giảm lực lượng cảnh sát vũ trang, Trung Quốc đã bổ sung một lượng lớn máy bay, tàu ngầm và hệ thống phòng không. Trung Quốc quan tâm phát triển cả Hải quân, Lục quân và Không quân.
Bằng chứng là nước này liên tục đưa vào biên chế các lại tàu ngầm nguyên tử lớp Thương, lớp Kim, tăng cường cho Không quân các loại máy bay tiêm kích như J-10, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200. Các hệ thống phòng không S-300PMU1 mua của Nga cũng giúp sức mạnh phòng không của Trung Quốc được tăng cường đáng kể.
Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch quốc phòng 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc (2006-2010). “Chiến lược hiện đại hóa quân đội” của Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo hướng tin học hóa, mang màu sắc Trung Quốc.
Trong tương lai, Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục phương hướng xây dựng hệ thống phòng thủ quân, dân sự có hiệu quả, ưu tiên phát triển lực lượng Không quân, Hải quân và Tên lửa chiến lược.
Trong các tài liệu công khai, Trung Quốc luôn khẳng định tiếp tục cắt giảm quân số theo hướng tăng cường đội ngũ quân nhân viên chức quốc phòng thay thế cho sỹ quan, hạ sỹ quan. Về huấn luyện, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chuyển đổi từ tác chiến cơ giới sang tác chiến tin học, hoàn thiện hệ thống chỉ huy hiện đại, bảo đảm tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.
Vũ khí copy “made in China”
Trung Quốc có cách làm quân sự đúng theo kiểu “mang màu sắc Trung Quốc”. Báo chí Nga đã tốn rất nhiều giấy mực về việc Trung Quốc sao chép các mẫu vũ khí của họ, sản xuất hàng loạt một cách trái phép.
Trên thực tế, những lời bàn tán này hoàn toàn có căn cứ khi mà nhìn vào các mẫu vũ khí của Trung Quốc người ta không khỏi có cảm giác chúng là “hàng nhái” “made in China”.
Rất nhiều mẫu vũ khí của Nga bị Trung Quốc “đánh cắp” công nghệ như: máy bay tiêm kích J-11B được cho là tương đương với Su-27 của Nga; Máy bay tiêm kích J-10 là bản sao của MiG-29. Riêng xe tăng, các mẫu xe Type-96, Type-99 và Type-98G của Trung Quốc được cho là đã sản xuất dựa trên nguyên mẫu T-72B, T-80U và T-90 của Nga.
Nhiều chuyên gia đánh giá, các mẫu vũ khí “học mót” của Trung Quốc không thua kém gì các bản gốc. Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ bề dày lịch sử và chiều sâu phát triển, người ta dễ dàng nhận thấy các mẫu vũ khí “tự chế” của Trung Quốc dễ dàng bị “cha đẻ” của chúng khắc chế ở một mức độ nào đấy.
Trong khuôn khổ dung lượng bài viết này, tác giả không thể đánh giá một cách chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của Quân đội Trung Quốc. Trong loạt bài viết tiếp theo, tác giả và các quý vị độc giả sẽ cùng nhau đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về sức mạnh quân sự thực sự của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của lực lượng này.
Trong khi loại khỏi biên chế các loại vũ khí cũ kỹ lạc hậu như những khẩu pháo mặt đất, cắt giảm lực lượng cảnh sát vũ trang, Trung Quốc đã bổ sung một lượng lớn máy bay, tàu ngầm và hệ thống phòng không. Trung Quốc quan tâm phát triển cả Hải quân, Lục quân và Không quân.
Bằng chứng là nước này liên tục đưa vào biên chế các lại tàu ngầm nguyên tử lớp Thương, lớp Kim, tăng cường cho Không quân các loại máy bay tiêm kích như J-10, máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-200. Các hệ thống phòng không S-300PMU1 mua của Nga cũng giúp sức mạnh phòng không của Trung Quốc được tăng cường đáng kể.
Năm 2010 là năm cuối cùng trong kế hoạch quốc phòng 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc (2006-2010). “Chiến lược hiện đại hóa quân đội” của Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo hướng tin học hóa, mang màu sắc Trung Quốc.
Trong tương lai, Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục phương hướng xây dựng hệ thống phòng thủ quân, dân sự có hiệu quả, ưu tiên phát triển lực lượng Không quân, Hải quân và Tên lửa chiến lược.
Trong các tài liệu công khai, Trung Quốc luôn khẳng định tiếp tục cắt giảm quân số theo hướng tăng cường đội ngũ quân nhân viên chức quốc phòng thay thế cho sỹ quan, hạ sỹ quan. Về huấn luyện, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chuyển đổi từ tác chiến cơ giới sang tác chiến tin học, hoàn thiện hệ thống chỉ huy hiện đại, bảo đảm tác chiến hiệp đồng quân binh chủng.
Vũ khí copy “made in China”
Trung Quốc có cách làm quân sự đúng theo kiểu “mang màu sắc Trung Quốc”. Báo chí Nga đã tốn rất nhiều giấy mực về việc Trung Quốc sao chép các mẫu vũ khí của họ, sản xuất hàng loạt một cách trái phép.
Trên thực tế, những lời bàn tán này hoàn toàn có căn cứ khi mà nhìn vào các mẫu vũ khí của Trung Quốc người ta không khỏi có cảm giác chúng là “hàng nhái” “made in China”.
Rất nhiều mẫu vũ khí của Nga bị Trung Quốc “đánh cắp” công nghệ như: máy bay tiêm kích J-11B được cho là tương đương với Su-27 của Nga; Máy bay tiêm kích J-10 là bản sao của MiG-29. Riêng xe tăng, các mẫu xe Type-96, Type-99 và Type-98G của Trung Quốc được cho là đã sản xuất dựa trên nguyên mẫu T-72B, T-80U và T-90 của Nga.
Nhiều chuyên gia đánh giá, các mẫu vũ khí “học mót” của Trung Quốc không thua kém gì các bản gốc. Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ bề dày lịch sử và chiều sâu phát triển, người ta dễ dàng nhận thấy các mẫu vũ khí “tự chế” của Trung Quốc dễ dàng bị “cha đẻ” của chúng khắc chế ở một mức độ nào đấy.
Trong khuôn khổ dung lượng bài viết này, tác giả không thể đánh giá một cách chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của Quân đội Trung Quốc. Trong loạt bài viết tiếp theo, tác giả và các quý vị độc giả sẽ cùng nhau đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về sức mạnh quân sự thực sự của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của lực lượng này.
Lễ duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh lần 60 của Trung Quốc ngày 1/10/2009 trên Quảng trường Thiên An Môn |
Tăng chiến đấu chủ lực Type-99 |
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-7B “nhái theo” mẫu Crotal của Pháp |
Pháo tự hành PLL-05 120mm copy theo Nona-C 120mm của Nga |
Tên lửa đối hạm YJ-62A có tầm xa 280km có thể đe dọa Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ |
Tên lửa tầm xa PHL-03 |
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Có khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở khoảng cách 12.000km. |
Xe bọc thép lội nước BMP ZBD-05 của thủy quân lục chiến |
Tổ hợp pháo phòng không PGZ-04A có phần pháo copy theo mẫu SIDAM-25 của Italia và kết hợp mẫu Igla-1 của Liên Xô. |
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C |
Xem quân đội biển người của Trung Quốc duyệt binh:
Bảo Minh (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét