Người theo dõi
28 thg 2, 2011
Đảng cần hy sinh một lần nữa
Trước đây nơi chết chóc hy sinh tù đày là có đảng viên, đảng viên là một biểu tượng không ai có thể bác bỏ. Bây giờ đảng viên cũng cần phải hy sinh một lần nữa, đảng viên cần sống đạm bạc vì lương luôn ít hơn với đòi hỏi của nhu cầu thực tế. Việc dân việc nước vẫn luôn vô vàn khó khăn phải tận tâm tận lực mới xong được. Chi phí cho môi trường làm việc cần đơn giản để giảm chi phi, với tình hình tài chính hiện nay mọi đảng viên chỉ có thể được hưởng ở mức thường dân mới đủ chi phí. Tất cả các tổ chức đảng và đoàn thể nên chọn những đảng viên đã nghỉ hưu để làm vì trên thế giới ngân sách quốc gia chỉ chi trả cho bộ máy hành chính, tư pháp và lực lượng vũ trang thôi. Đây là một hy sinh lớn trong điều kiện của một xã hội tìm mọi cách để được hưởng thụ như ngày nay. Lý do sinh ra, lý do tồn tại của đảng là sự hy sinh, khi sự hy sinh mất đi thì cơ sở của sự hiện diện không còn nữa, nó chỉ lay lắt giả tạo mà thôi. Sự hy sinh này là tự nguyện, ai không chấp nhận sự hy sinh thì đừng tham gia vào tổ chức này. Nếu những kẻ cơ hội đã đoạt được tổ chức này, khống chế được tổ chức này thì thật là một tai họa không chỉ riêng cho đảng mà còn là cái họa cho cả dân tộc. Hy vọng lương tri trong mỗi đảng viên sẽ trỗi dậy để đảng tự làm một cuộc cách mạng bên trong nội bộ của mình để tránh một cuộc cách mạng nguy hiểm nơi ngoài xã hội như các nước mà hằng ngày các phương tiện truyền thông đưa tin. Sự chủ động hy sinh luôn mang lại kết quả tốt đẹp.
27 thg 2, 2011
Lo lắng
Tình hình thế giới và trong nước chắc chắn khiến những người cầm quyền lo lắng, bàn cách giải quyết và cũng chắc là không tìm được phương cách tối ưu nào. Đơn giản thôi, khi xưa cứ coi trồng lúa là một việc dân không thể tự làm tốt được, phải đưa dân vào hợp tác xã, có tổ chức chặt chẽ thì người cầm quyền mới yên tâm. Xưa kia việc giết thịt một con lợn là một việc nghiêm trọng, cái này phải có tổ chức mới làm tốt được, phải có cơ quan đứng ra lo việc này. Xưa kia việc bán một tô phở cũng phải có cơ quan đứng ra lo, ai có nghề phở phải vào cơ quan này làm việc mới được. Sau này mà nghĩ lại việc bây giờ thì cũng thế thôi, cứ cố coi những việc của xã hội thành việc nghiêm trọng, thử hỏi năm bảy năm trước có ai dám nghĩ là một cá nhân mà có cả một tờ báo của riêng mình, có cả một tờ văn nghệ của riêng mình, cứ nghiêm trọng nó lên, nó là việc bình thường thôi mà. Vài năm nữa lại coi cái chuyện tự ra ứng cử làm đại biểu quốc hội cũng là chuyện chả có gì quan trọng, một ông tự ra ứng cử, dư luận nhao nhao lên khen chê và rồi sẽ có một kết luận về ông ta xem có xứng không, trong quá trình ông ta làm đại biểu dư luận lại soi tiếp, người này như là cái nghiệp báo phải làm đại biểu, chứ nhiều người cũng chả thèm, rảnh rang họ đi du ngoạn có phải sướng hơn không. Như vậy ta cứ thuận theo quy luật đi, cần gì phải bao nhiêu phần trăm trong hay ngoài đảng, cứ để cho dư luận đưa ra ứng cử viên, dư luận lại soi xét, xã hội người ta có cái quyền xây dựng chính quyền ắt người ta sẽ tôn trọng cái chính quyền mà mình cũng có góp tí công sức vào đấy. Xã hội phải cách mạng là do chính quyền không phải của xã hội mà là của ai đó, nên đến lúc người ta không chịu được nữa thì người ta phá đi. Tại sao lại cứ phải căng ra vì những chuyện không đáng căng nhỉ, lại cứ phải chờ đến lúc không thể không làm khác được rồi mới tuyên bố rằng đổi mới, sáng tạo. Cứ làm trái quy luật thì phải lo lắng thôi.
Thế giới có mấy phần
Đa số người Việt đi học được mặc định thế giới chỉ bao gồm vật chất và ý thức, vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức có tác động trở lại với vật chất. Người ta vốn đã lười biếng sẵn, có người bao cấp tư duy, tốt quá, đỡ phải suy nghĩ nhiều, cứ tích cho nhiều vật chất vào là sẽ quyết định được hết. Ý thức đúng là có tác động trở lại thật, nó tàn phá đủ thứ, nó rơi vào hai cực, một là quá sợ các lực lượng vật chất, hai là bất chấp tất cả. Cái tính linh trong mỗi người chính thức được tiêu diệt, nhưng oái oăm thay cái linh là một phần tất yếu của cuộc sống, nó không thể mất đi được. Khi người ta giật mình thấy bị mất cái linh, bị thiếu cái linh, người ta lại coi đó là vật chất để sợ nó hoặc bất chấp để giành giật lấy cái linh về mình. Đa số là người thường, không dễ gì mà phản tỉnh được với cái thứ triết học tiêu diệt con người ấy. Người Việt từ xa xưa đã biết sống hài hòa với tự nhiên, có thể thuần hóa được tất cả, một cuộc sống an nhiên tự tại, nhưng vẫn sẵn sàng ứng phó được với những sự bất thường. Vậy mà ta bây giờ như đảo điên, không biết sẽ đi về đâu, rất nhiều trò buồn cười lạ lẫm diễn ra mà không biết nguyên do từ đâu.
Ưu tú ở đâu
Nhà cầm quyền thu hút được một lượng lớn những người ưu tú trong xã hội thành lực lượng của mình. Số này sau này thành tài thực sự là không nhiều vì môi trường làm việc không bình thường, số đông là tìm cách luồn lọt để chui vào bộ máy khổng lồ này để kiếm lợi. Thử hỏi trong bộ máy có mấy phần trăm là thực tài, liệu có được 30 phần trăm không, thôi thì cứ cho là trong bộ máy có 50 phần trăm thực tài, vậy thì 50 phần trăm nữa phải lấy ngoài xã hội vào. Khi hoạt động vì dân vì nước số ngoài xã hội được bầu vào dân chúng soi kỹ lắm, người cầm quyền không phải sợ người ta làm bậy, nếu có lo là lo những người của mình ấy, tần suất và số lượng làm bậy rất lớn. Bây giờ mà nhà cầm quyền cứ coi xã hội là của mình là không phải đâu, xã hội là của xã hội, người ta cũng từ chối cái cách tồn tại của người nắm quyền, anh đã bị từ chối thì anh sao vơ người ta vào mình được. Anh không tìm cách để xã hội dần thừa nhận mình thì nguy lắm, không thể ép xã hội chấp nhận sự tồn tại của mình được. Có thể lực lượng ưu tú ở xã hội còn quá ít nên người cầm quyền vẫn tùy tiện làm theo ý mình được. Ưu tú phải bằng hành động, không thể ngồi đó mà than vãn rằng mình tài đức mà không được dùng. Nếu căn cứ vào đó để xét thì những người ưu tú trong xã hội đang còn quá ít vì cái cách đào tạo giáo dục sử dụng ở ta rất không thuận để tài đức phát triển. Chỉ những người quá đặc biệt mới vượt lên được. Đó là chưa nói đến những mầm tài đức bị bả danh vọng mua chuộc rồi làm thui chột. Xã hội đang tìm cách tự đào tạo giáo dục cho mình một lớp người mới, ưu tú để dẫn dắt xã hội đến một tương lai chắc chắn, không thể phó mặc sinh mệnh của mình cho những kẻ mà mình không thể tin cậy được.
26 thg 2, 2011
Tập nói
Tự nhiên sinh ra và tự nhiên sẽ biết nói, không cần phải tập, không cần phải dạy. Ấy vậy mà tự nhiên dân ta bị câm từ bao giờ nhỉ. Có thể là do chiến tranh, chiến tranh là bất thường thành ra chỉ được hành động, nói gì thì chỉ có một số ít người đại diện là được rồi. Từ đó thành thói quen, khi đi học nếu nói thì thành ra mất trật tự, ở nhà mà nói thì người lớn nói là hỗn, đến cơ quan mà nói thì vi phạm kỷ luật phát ngôn, ra ngoài đường mà nói thì bọn trộm cướp nó đe dọa rạch mặt. Thế là để yên thân thì tất nhiên là không nên nói, không nói, không biết nói, sợ nói, ai cũng sợ nói sẽ loạn. Thực hư thế nào nhỉ, có phải dân ta bị câm bây giờ đang tập nói trở lại không. Tập nói thì người ta đã tập nhiều rồi, nói để ai cũng khen, nói để được lợi, nói cho mát lòng nhau, nói ra bạc. Phức tạp quá, nói là gì nhỉ ? Nói mà như bài tiết thì cũng kinh lắm, nói như trong mơ thì cũng thấy thế nào ấy, nói sự thật thì không ai nghe (nhàm ), lựa lời mà nói thì thấy khổ quá có khi câm còn hơn. Tất tần tật, chắc không có cách gì khác, người ta sẽ quay về tự nhiên thôi, có mồm thì phải nói, nói tầm bậy tầm bạ thì có khi bị vỡ mồm, nhưng người ta càng ngày càng biết nói, người ta nói cái cần nói, cái phải nói, ai ai cũng hết bị câm thì các nhà đang nắm quyền hãy suy xét cho kỹ. Hết thời bị câm rồi, hết thời bịt miệng rồi, cứ lắng nghe đi rồi sẽ tìm ra cách làm hay. Nếu không thì cứ bịt miệng đi, cứ cấm đi, cứ phạt đi, khi người ta không còn sinh hoạt bình thường như một con người thì người ta hành xử không như một con người nữa. Đừng để một xã hội phải tập nói mới nói được.
Bầu ai
Hà Nội có chưa đến 9 phần trăm ứng cử viên để bầu là người ngoài đảng, cứ phân biệt đảng hay không đảng đối với đại biểu của dân sẽ gây chia rẽ ý thức trong xã hội. Tại sao không chọn những thành phần ưu tú trong xã hội để làm đại biểu cho dân. Thành phần ưu tú này nằm ở rất nhiều khu vực, đáng chú ý có hai khu vực, là những người đóng góp lớn các giá trị tinh thần cho xã hội, khu vực tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Xã hội tồn tại phát triển nhờ vào hai giá trị chính là giá trị tinh thần và giá trị của cải, không bầu những người ưu tú ở lĩnh vực này thì bầu ai. Tại sao lực lượng chính trị cứ muốn bám nắm chi phối xã hội, có phải họ lo cho tương lai đất nước thật không, có phải họ thật sự vì dân vì nước không ; có nhưng chắc số đó không nhiều, đa số sẽ là những người bám vào bộ máy để kiếm sống, để làm giàu. Cứ để cho xã hội lựa chọn một cách tự nhiên, những người ưu tú người ta được bầu vào làm việc dân việc nước, người ta có danh, người ta có của, chả dại gì mà người ta lại có những hành động quá khích mà phải lo. Lo nhất là mấy người không có tài danh, không có của một cách chính đáng mà lại đang có quyền, các thứ quyền của anh này bị sa sút, bị ảnh hưởng anh ta sẵn sàng có những hành vi phi nhân tính. Người ta chỉ lấy cớ là không có lãnh đạo, không có tập trung thì sẽ gây mất ổn định xã hội, ai gây mất ổn định xã hội, chính những người không tài, không danh mà lại có quyền có tiền sẽ gây mất ổn định xã hội. Xã hội cứ bầu những người có danh thật, tài thật, có tiền thật (tiền chính đáng ) xã hội sẽ tự tốt lên thôi. Cứ nghe và làm theo mấy người không có tài, không có lòng tốt mà có tiền, có quyền thì có ngày cám cũng không có mà ăn.
25 thg 2, 2011
Nghề trồng lúa nương sẽ phát triển
Tốc độ lấp ruộng lúa để làm mặt bằng cho các loại công trình không có dấu hiệu chậm lại, nguy cơ nước biển dâng là có thật, đập nước thượng nguồn sông Mê Kông vẫn tiếp tục làm, đồng bằng sông Cửu Long không trồng được lúa là có thể, gạo để ăn sẽ không đủ dùng. Rất may cho dân ta có khả năng trồng lúa ở mọi loại địa hình, nhìn những ruộng mạ từ ngoài đồng được đem về sân nhà khi gặp năm trời quá lạnh để bảo đảm có mạ để cấy tự dưng thấy sướng vô cùng vì khả năng thích nghi của ta rất mạnh. Bây giờ máy ủi máy xúc là rất thông thường, đồi núi trọc của ta rất nhiều, dùng máy làm ruộng bậc thang vừa có gạo ăn vừa tránh sói mòn đồi núi. Trồng lúa khô năng xuất có thể thấp nhưng chất lượng gạo không hề thấp. Ruộng bậc thang lại tạo được cảnh quan đẹp cho thiên nhiên. Lúa nương chỉ trồng được một vụ vào mùa mưa, mùa thiếu nước trồng cỏ nuôi bò, xứ ta luôn phải tìm cách sinh tồn trong mọi điều kiện oái oăm, khổ thật mà không biết còn cách nào khác.
Cái mồm
Cái mồm có một số chức năng và đáng chú ý nhất là chức năng nói của nó. Có mồm thì phải nói thôi, nói những gì nó nghĩ, nghĩ những gì nó thấy. Bây giờ lại có vô vàn cách để thấy, nên cái để suy nghĩ rất nhiều, suy nghĩ thì phải nói ra. Vậy mà lại có chuyện nói cái mình không nghĩ, không tin, nói cái mình không thấy, đáng nói mà không nói, phải nói mà không nói. Thế giới mà câm hết thì ta làm sao mà thắng được trong hai cuộc kháng chiến, câm hết thì cái băng xã hội đen ở Sài Gòn nó đã hoàn thành đại hội giang hồ toàn quốc, có khi nó còn đại hội giang hồ thế giới ấy chứ vì nó cũng đã giao du với giang hồ thế giới. Người cầm quyền yêu cầu xã hội nói theo ý họ đây là bước đầu tiên để xã hội ngày càng tệ hại có vẻ vô phương cứu chữa. Người cầm quyền cũng tổ chức ra bộ phận chuyên nói theo ý mình, họ tạo ra đủ lý do để phải nói theo một hướng, sai làm lắm. Nghĩ là nghĩ những cái gì đã thấy, nói là nói những cái gì đã nghĩ, chứ không thể tôi thấy, tôi nghĩ, tôi nói, mọi người phải nói như tôi, phải nghe tôi nói. Trong chiến tranh có thể chỉ có một tiếng nói duy nhất là lên án tội ác của giặc, cổ vũ toàn dân đánh giặc, bây giờ trở lại cuộc sống bình thường, những tiếng nói tự nhiên tự nhiên cất lên, nếu ngăn cản hay ngăn cấm nó vẫn tìm cách cất lên. Cái mồm nó ở ngay vị trí trang trọng, vậy mà nó chưa bao giờ được coi trọng.
24 thg 2, 2011
Phân thân
Khi khó khăn người ta có rất nhiều sáng tạo, hồi thiếu gạo người ta nghĩ ra cách nấu cơm kiểu mới, cơm độn khoai, cơm độn mì, cơm độn ngô. . . mục đính là tồn tại được. Nay tồn tại được lại có kiểu phân thân, ở nơi cấp lương thì chỉ nói việc này thôi, không được bàn việc khác, ở nơi khác lại không muốn nói chuyện ở nơi cấp lương. Tại sao lại cứ vu vơ như vậy nhỉ. Chắc do người ta nhớ câu vua cũng thua thằng liều, tránh voi chẳng xấu mặt nào. Nếu cứ thua, cứ tránh để nó muốn làm gì thì làm à, nó phá phách giẫm đạp cũng mặc kệ nó à. Thực ra thì người biết thua, biết tránh đấy mới là người minh triết. Thằng liều thì hành động của nó sẽ làm nó tự diệt vong thôi, còn voi giẫm đạp có suy nghĩ gì đâu, làm cái hố sâu cho voi xuống hố thì ta muốn làm gì thì làm. Phân thân chỉ là tạm thời, giống như hồi kháng chiến ta ở chiến khu đánh giặc từng bước và tiến tới thắng lợi hoàn toàn.
23 thg 2, 2011
Ngoáy tai
Bên Mỹ dứt khoát không cho cắt tóc kèm ngoáy tai vì bảo vệ khách hàng, sợ ngoáy tai có thể làm tổn thương màng nhĩ. Cảm giác ngoáy tai thật hấp dẫn, vừa sướng vừa sợ, có khi rất đau. Người thợ ngoáy tai hấp dẫn nhất là người làm rất nhiều động tác phụ rồi mới cho que bông vào tai. Họ cạo cạo ngoài tai, phảy phảy ngoài tai, làm như không quan tâm gì đến cái lỗ tai rồi mới chọc cây ngoáy vào. Chọc vào lại rút ra, chưa vội vàng. Từ từ đưa que vào ngoáy, que đưa vào sâu dần, vẫn xoay liên tục đến một điểm gần vào sâu nhất thì dừng lại, điểm này có thể gây cho đối tượng có cảm giác hơi đau, thợ giỏi là người biết dừng đúng điểm này mà xoay liên tục và dứt khoát không tiến sâu thêm. Đến độ tai thấy có vẻ ngứa ngáy thế là chớp thời cơ que chọc vào hết điểm cần chọc, thợ ngoáy không kém gì người nghệ sĩ vì sâu thêm chút nữa là có thể thủng màng nhĩ. Cái que tha hồ xoay xoay trong tai làm người được ngoáy sướng rân người, sướng bao nhiêu, sau đó thấy rát bấy nhiêu. Cái tai được ngoáy càng có tuổi càng cứng, càng dễ bị đau, nhiều khi không muốn được ngoáy nữa, đây là nghề của người cắt tóc, họ mà chỉ cắt, cạo mà không ngoáy tai đối tượng họ cũng rất khó chịu. Nghề cắt tóc là nghề được du nhập vào ta, còn cái cách ngoáy tai chắc do ta sáng tạo ra.
22 thg 2, 2011
Cây gậy
Cây gậy không thể đập toàn bộ xã hội, xã hội là rời rạc không có động lực gì để tạo thành sức mạnh như cây gậy. Cây gậy đập xuống làm một người đau, nhiều người khiếp sợ. Có những nhát đập là cả một đoàn xe bọc thép nghiền nát xã hội. Có những cái gậy nhứ nhứ liên tục làm người ta khiếp sợ, là ngón đòn đánh vào sức chịu đựng của tinh thần. Còn cây gậy thật trong phim lịch sử trên truyền hình thì đúng là cây gậy, mỗi nhát đập là một đòn chí tử, tần xuất nhìn thấy cây gậy thật này tương đối lớn. Nó cho người ta sự so sánh liên tưởng, bây giờ văn minh hơn nhiều, chưa hẳn, văn minh thì có cây gậy văn minh, nó đã đập, đang đập và sẽ đập. Sức hấp dẫn của cây gậy là không thể phủ nhận, liệu có ai đó đam mê cầm gậy mà có những hành động kỳ quặc. Dù có quyền tuyệt đối, cây gậy vẫn phải hành xử theo quy luật chung nhất, theo những gì hợp lẽ, để cây gậy vẫn là cây gậy, kẻo khi người ta không còn biết sợ cây gậy nữa đó là lúc cây gậy sẽ được trao sang tay khác hoặc tay khác cướp đi. Người cầm gậy mới có hay hơn không không ai dám chắc. Xã hội có trước, cây gậy có sau, nhưng sức mạnh của cây gậy là luôn luôn trực sẵn.
21 thg 2, 2011
Cây gậy và cái mồm
Những nhà cầm quyền rêu rao sự tốt đẹp của mình, nếu không có vụ wikileaks thì mọi người vẫn nghĩ là nước dân chủ vô cùng. Cầm quyền gắn với cây gậy, các loại học thuyết cầm quyền chỉ là công cụ làm phân tán sự chú ý không dồn tập trung vào cây gậy. Cây gậy không phải là cái mồm, mọi phát ngôn của cây gậy là việc của cây gậy chứ không phải là cuộc sống. Tất nhiên Mỹ biết nghe cuộc sống qua cái mồm để dùng cái gậy cho phù hợp, Mỹ cố giấu cái gậy của mình đi nhưng làm sao giấu được. Khôn khéo như Mỹ mà vẫn để lòi cái đuôi ra thì thử hỏi ai mà giấu được. Cuộc sống có cái mồm, cái mồm không được hoạt động tự nhiên, đến ngày nó nhất hô bá ứng chưa hẳn nó vì cái mồm của nó mà là vì cái gậy thì thật nguy hiểm. Nhiều khi lẫn lộn, tại sao nghe cái gậy nói thấy chán, chỉ khi không là cái gậy tự dưng thấy nói hay. Cái gậy không phải là cuộc sống, lời nói của cuộc sống mới đáng nghe, lời của cây gậy là lời người ta phải canh chừng thì làm sao mà hay được. Sắp tới người ta lại tiếp tục lẫn lộn cuộc tuyển chọn cái mồm thành cuộc tuyển chọn cây gậy, cuộc sống không thể thiếu cây gậy, nhưng cây gậy không phải là cuộc sống. Cuộc sống chỉ còn cây gậy, người ta không thể biết là có cuộc sống, người ta chỉ nghĩ là cuộc sống là cây gậy, đến lúc người ta sẽ tìm cách đoạt lấy cây gậy. Một chu trình mới lại hình thành mà chẳng có gì mới. Chỉ khi cây gậy hành xử khi đã nghe cuộc sống, cây gậy bất chấp cuộc sống, cuộc sống đến lúc cũng bất chấp cây gậy. Nay là lúc nhiều phương tiện hỗ trợ để cái mồm hoạt động rộng rãi, nó có cách làm cho người ta nghe một cách thuận lợi, kể cả không muốn nghe cũng dễ dàng, để cho người nghe lựa chọn cách nghe. Bây giờ người ta hay được nghe những cây gậy nói, đúng là sự tra tấn kinh khủng, cây gậy là cây gậy, hãy trả lại chức năng nói cho cuộc sống. Cái mồm không thể mạnh hơn cây gậy, cây gậy khi yếu thì sợ đủ thứ, nó sợ cái mồm, không đâu cây gậy tự sợ mình đấy thôi, cứ lắng nghe cái mồm, cuộc sống đấy, nếu biết điều chỉnh thì không phải làm gì mà sợ cái mồm. Những cây gậy vững bền là những cây gậy biết để cái mồm cùng tồn tại hòa bình với mình. Cũng có khi cả dân tộc là một cây gậy để bảo vệ mình, cả dân tộc là một cái mồm để nói lên quyền tồn tại của một dân tộc mình, nhưng cái đó là nhất thời, không là mãi mãi. Chỉ có cuộc sống là mãi mãi và cũng mãi mãi cần cây gậy của mình, chứ không phải là cây gậy của cây gậy. Nhưng cây gậy có thể mất đi chứ cái mồm không bao giờ mất đi và không thể mất đi. Các xã hội khi quá ngặt nghèo, cái mồm đã phải mã hóa cuộc sống mà người ta có thể gọi đó là sấm, là thơ, là văn học ám chỉ , vì cây gậy bất thường nó có thể phang cả cuộc sống chứ nó không thể phang cái mã hóa của cuộc sống. Cây gậy không phải là vô tri, hình như cây gậy luôn là chân lý cuộc sống, nên xưa nay cây gậy luôn tìm được học thuyết cao kỳ giúp sức ; có khi cây gậy có sức mạnh cuốn hút nó làm những cái mồm uốn theo cây gậy mà cứ tưởng là cuộc sống đang tươi đẹp. Câu chuyện về cây gậy và cái mồm chắc không thể dứt. Mỗi thứ đều có sức mạnh riêng, chúng luôn lợi dụng nhau, luôn sợ nhau, luôn triệt hạ nhau, nhưng luôn tồn tại cùng nhau dù muốn hoặc không muốn cùng nhau.
20 thg 2, 2011
Đặc công luôn vô địch
Anh hùng trầm tích ở Nha Trang
Lã Quý Hưng
Vũ Trọng Nhượng (giữa) cùng đồng đội và tác giả (bên phải)
(baodautu.vn) Cho đến bây giờ, sau 41 năm, cựu chiến binh Vũ Trọng Nhượng vẫn không thể hiểu được vì sao hồi ấy, sau 4 ngày, 4 đêm không ăn, không uống, không áo mặc, mà anh vẫn đủ sức mang theo khối thuốc nổ 50 kg bơi ra đánh chìm chiếc tàu 10.000 tấn của địch.
Chúng tôi ngồi trò chuyện dưới bóng Tượng đài liệt sĩ mang dáng Trầm Hương sát vịnh biển Nha Trang, nơi 41 năm trước đã chứng kiến cuộc chiến đấu ngoan cường của những con cá kình Đoàn 126 - đặc công nước, trong đó có người nhái Vũ Trọng Nhượng. Sinh ra trong một gia đình mà người cha tham gia kháng chiến, em trai là liệt sĩ ở xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, năm 20 tuổi, chàng trai quê biển này được chọn vào Binh chủng Hải quân.
Đầu năm 1966, Vũ Trọng Nhượng được chọn vào Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công do Bộ tư lệnh Hải quân thành lập. Sau hơn một năm huấn luyện, lên đường vào Nam chiến đấu, chiến sĩ đặc công nước Vũ Trọng Nhượng được bổ sung về Phòng đặc công Quân khu 5, rồi được điều vào Đại đội 92 thuộc Tỉnh đội Khánh Hoà, đứng chân ở chiến khu Đồng Bò, chiến đấu tại khu vực cảng biển Nha Trang.
Một mình đánh chìm tàu 15.000 tấn
Đặc công Vũ Trọng Nhượng tham gia nhiều trận đánh, nhưng có hai trận chiến đấu đặc biệt mà anh không thể nào quên. Đó là trận đánh đêm 14 rạng ngày 15/10/1969 - một đêm tối trời, tối biển. Vũ Trọng Nhượng, Đại đội phó Trần Ngân cùng một chiến sĩ bí mật bơi từ sông Lô (ngoại ô Nha Trang lúc đó) sang Hòn Tằm nhận vũ khí, rồi tiếp tục bơi sang bãi Miếu. Sau khi bàn bạc, Đại đội phó Ngân quyết định giao Vũ Trọng Nhượng một mình đột nhập vào cảng Nha Trang để đánh chìm chiếc tàu trọng tải 15.000 tấn chở hàng quân sự của Mỹ vừa mới cập cảng.
Việc đột nhập vô cùng khó khăn, bởi cứ 5 phút, tàu tuần tiễu và bo bo trinh sát của hải quân địch lại chạy vòng quanh cảng bắn pháo sáng, dùng đèn pha quét xung quanh tàu, ném lựu đạn xuống vùng nước trước mũi tàu và lái tàu để ngăn chặn đặc công ta xâm nhập. Trên tàu, lính gác suốt đêm ngày, đèn điện cao áp sáng như ban ngày. Vũ Trọng Nhượng buộc khối thuốc nổ nặng 50 kg vào lưng (trong đó có quả mìn nam châm gắn kíp nổ hẹn giờ), ngậm ống thông hơi là ống tre dài 20 cm và kẹp mũi cũng bằng kẹp tre, bơi ngửa dưới mặt nước để tiến về phía tàu địch.
Trên đường tiến tới mục tiêu, bằng những kỹ thuật đặc công nước đã được huấn luyện, Vũ Trọng Nhượng đã khéo léo vượt qua hệ thống tuần tiễu bảo vệ của địch. Khi cách tàu 50 m, đột nhiên, một tàu tuần tiễu của Mỹ chạy tới rọi pha quanh tàu và ném lựu đạn. Vũ Trọng Nhượng tưởng mình bị lộ nhưng không phải. Cách tàu địch khoảng 20 m, chiếc đèn cao áp to như một cái nón chiếu thẳng xuống. Để khỏi bị lộ, Vũ Trọng Nhượng lấy hơi lặn sâu xuống nước khoảng 2 m rồi cứ thế tiến thẳng vào gầm tàu, nhanh chóng buộc chặt một đầu dây khối thuốc nổ vào neo tàu, buộc dây còn lại vào phía bánh lái để khối thuốc nổ nằm chính giữa phía dưới khu vực buồng lái. Rút chốt hẹn giờ 30 phút, Vũ Trọng Nhượng nhanh chóng rời khỏi khu vực cảng. Trên đường bơi về hòn Miễu, Vũ Trọng Nhượng nghe thấy một tiếng nổ long trời lở đất, cột nước bùng lên rất cao. Điện cao áp trên tàu tắt hết. Còi báo động rú lên khắp nơi...
Sau đó, chiến công vang dội của “người nhái” V.C tại cảng Nha Trang đã được báo chí phương Tây, đài BBC đưa tin nhiều lần rằng, khoảng 5 phút sau khi bị tấn công, chiếc tàu 15.000 tấn bị lật nghiêng rồi chìm nghỉm. 75 lính Mỹ cùng 15.000 tấn vũ khí, hàng hoá bị nhấn chìm xuống biển. Đây là chiến công oanh liệt đầu tiên của lực lượng đặc công giáng thẳng vào hải quân Mỹ ở Nam Trung Bộ, góp phần tiêu diệt, phá hủy các quân cảng, cầu cống, tàu quân sự, đường giao thông thủy, bộ, từ đó ngăn chặn và cắt đứt sự chi viện vũ khí đạn dược, xăng dầu... của địch cho các chiến trường.
4 ngày đêm kiên trì bám địch
Sau những thất bại cay đắng, Mỹ Ngụy càng xiết chặt hệ thống bảo vệ, mở rộng phạm vi tuần tiễu quanh cảng, nhất là những tàu quân sự trọng tải lớn. Có những tàu chúng còn thả điện xuống vùng biển xung quanh, gây rất nhiều khó khăn cho Vũ Trọng Nhượng cùng đồng đội.
“… Đêm 16/3/1969, chúng tôi được lệnh đánh chìm chiếc tàu chở hàng quân sự trọng tải 15.000 tấn vừa cập cảng Nha Trang. Tham gia trận chiến lần này với tôi có thêm chiến sĩ Vũ Đức Thân, 20 tuổi, quê ở Thái Bình vừa mới được bổ sung vào đơn vị. Tôi và Thân nối với nhau bởi một sợi dây dù dài 10 m. Thật đau xót, khi chỉ còn cách tàu địch 10 m, Thân bị lính gác trên đài chỉ huy phát hiện và xả súng tới tấp. Thân hy sinh ngay tại chỗ...”, cựu chiến binh Nhượng bồi hồi kể lại.
Nhiệm vụ còn dang dở, nên Vũ Trọng Nhượng đành vuốt mắt đồng đội, cắt dây dù rồi bơi tiếp tới tàu địch. Sau này, theo lời người dân, mấy hôm sau, có một xác chết trôi dạt vào Bình Tân cửa Bé, có thể đó là đồng chí Vũ Đức Thân, nhưng cũng không rõ ai đã chôn cất và chôn cất ở đâu. Nếu ai biết được, xin báo tin cho anh Vũ Trọng Nhượng (058 3781684).
Anh Nhượng kể tiếp: “Địch tổ chức lùng sục ráo riết. Tôi rơi vào vòng vây của địch, không thể quay lại điểm hẹn, phải lặn vào tìm chỗ ẩn náu dưới chân cầu cảng. Sau khoảng 2 giờ lùng sục, bọn địch không phát hiện được gì, đành nhổ neo chiếc tàu 15.000 tấn rồi mất hút ngoài khơi”.
Vũ Trọng Nhượng ngậm ống thở kéo nửa tạ thuốc nổ bơi vào gành đá dưới lầu Bảo Đại để cất giấu, rồi bơi lại khu vực sát cảng Cầu Đá tìm khe đá lớn ẩn nấp và suy tính. Vũ Trọng Nhượng quyết định tiếp tục nằm lại chờ thời cơ tiêu diệt tàu địch, nếu chẳng may bị địch phát hiện, thì sẵn sàng cùng 50 kg thuốc nổ đánh sập trung tâm bốc dỡ hàng của địch. Lúc này, trên người Vũ Trọng Nhượng chỉ có độc một chiếc quần đùi, một khẩu súng lục, một con dao găm và một quả lựu đạn. Ngoài ra, không một chút nước ngọt, không một thứ gì để cầm hơi...
“Sau đêm thứ nhất, tôi đã cảm thấy rét, đói và khát cháy cổ. Tợp một ngụm nước biển cho đỡ khát, nhưng lại bị nôn thốc, nôn tháo, vì mặn và mùi tanh nồng khó tả. Đói kinh khủng, tôi đành bò vào bụi cây cối mọc um tùm xem có cây, lá, củ, quả gì ăn được không, nhưng thật không may, chẳng kiếm được gì. Một ngày trôi qua dài như cả một năm. Ban ngày gần như tôi nằm bất động, cả cơ thể tưởng như không còn một chút sinh lực nào. Đêm khát nước đến cháy khô da thịt, phải xuống biển ngâm cho đỡ khát, nhưng lại rét run cầm cập. Thế nhưng, cứ nghĩ đến hình ảnh đồng đội đang nằm dưới đáy biển và khối thuốc nổ quý giá không thể vứt đi, tôi ghìm mọi cơn đói, cơn rét và cắn răng chịu đựng.
Ba ngày, 17, 18 và 19/3 trôi qua…
“Ngày 20/3/1969, sáng dậy, tôi xác định, đây là ngày cuối cùng của trận đánh, nếu không, tôi sẽ chết đói và khát ở ghềnh đá này. Hình như biển trời cũng động lòng thương người lính, khoảng 4 giờ chiều, một chiếc tàu chở dầu của Mỹ lù lù tiến vào cảng. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Bỗng nhiên, tôi quên hết cả đói khát, chỉ mong trời chóng tối. Khi bóng đêm vừa trùm lên cảng biển cũng là lúc tôi cùng 50 kg thuốc nổ bơi ra biển. Khác hẳn mấy ngày trước, lần này, tôi thấy gói thuốc nổ nặng tới hàng tấn. Tới sát tàu, tôi cột khối thuốc nổ vào chân cầu cảng, áp sát vào giữa buồng máy ở độ sâu 2 m, để khi khối thuốc nổ, tàu bị chìm mà cầu cảng cũng bị sập. Tôi rút chốt an toàn rồi nhanh chóng lặn ra khỏi khu vực cầu cảng”, Vũ Trọng Nhượng bồi hồi nhớ lại.
Nửa tiếng sau, một tiếng nổ dữ dội kéo theo một vùng khói lửa bao trùm lên chiếc tàu và khu vực cầu cảng. Chiếc tàu cùng 10.000 tấn hàng chìm nghỉm xuống biển. Niềm vui thắng lợi tạo cho Vũ Trọng Nhượng một sức mạnh lạ kỳ quên hết đói, khát, mệt nhọc, để bơi 4 tiếng đồng hồ qua hòn Miếu về tới căn cứ vườn dừa sông Lô. Khi ngả vào vòng tay đồng đội, cũng là lúc Vũ Trọng Nhượng lả đi...
Với thành tích đánh chìm hai tàu quân sự lớn của địch, Vũ Trọng Nhượng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai, Huân chương Chiến công hạng Ba, hai Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Hai, Huân chương Kháng chiến hạng Ba, ba Huy hiệu chiến dịch 68, 72, 75...
Trưa nắng chói chang và gay gắt, tôi tạm biệt người cựu chiến binh đặc công vô cùng quả cảm. Suốt dọc đường miền Trung nắng gió, tôi cứ tự hỏi, vì sao bao năm qua, dù được sự ủng hộ của cấp trên và đồng đội, đã nhiều lần được làm hồ sơ đề nghị Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng đến nay, con người anh hùng ấy vẫn chỉ như trầm tích ở vùng biển Nha Trang?
19 thg 2, 2011
Em không muốn làm tổng đâu anh
Làm tổng khổ lắm anh ơi
Họ hàng xin nhiều biên chế
Bạn bè đòi hỏi giúp đứa con
Tình cũ rủ nhau cứ theo về
Bao nhiêu chuyện lớn biết nhờ ai
Nó chỉ trông chờ cho mình phốt
Nó sẽ lên thay để như mình
Thế cuộc sao nhiều cái oái oăm
Thứ cần thì không ai thèm ngó
Thứ vô duyên lại cứ cố vơ vào
Xưa khổ vì đói, nay khổ vì no
Bao nhiêu anh tài trên đất Việt
Cứ mải chen nhau giẫm đạp người
Lễ hội là gì mà mua bán
Siêu thị tâm linh có phải hơn
Làm vua để dân kêu sầu khổ
Thà mình rằng thác cho xong
Cũng mang danh ưu tú của loài người
Làm gì đau khổ hỡi thế gian
Hay là có gì ai ép buộc
Hãy từ nào có ai chê
Về làm dân phó đâu có thường
Ích nước lợi dân xin cứ làm
Vài lời nhăng nhố xin đừng chấp
Kẻo lại oan gia những người lành
Họ hàng xin nhiều biên chế
Bạn bè đòi hỏi giúp đứa con
Tình cũ rủ nhau cứ theo về
Bao nhiêu chuyện lớn biết nhờ ai
Nó chỉ trông chờ cho mình phốt
Nó sẽ lên thay để như mình
Thế cuộc sao nhiều cái oái oăm
Thứ cần thì không ai thèm ngó
Thứ vô duyên lại cứ cố vơ vào
Xưa khổ vì đói, nay khổ vì no
Bao nhiêu anh tài trên đất Việt
Cứ mải chen nhau giẫm đạp người
Lễ hội là gì mà mua bán
Siêu thị tâm linh có phải hơn
Làm vua để dân kêu sầu khổ
Thà mình rằng thác cho xong
Cũng mang danh ưu tú của loài người
Làm gì đau khổ hỡi thế gian
Hay là có gì ai ép buộc
Hãy từ nào có ai chê
Về làm dân phó đâu có thường
Ích nước lợi dân xin cứ làm
Vài lời nhăng nhố xin đừng chấp
Kẻo lại oan gia những người lành
Nếu làm Tổng bí thư
Trước đây đã có báo đặt vấn đề cầm quyền tuyệt đối 24 giờ thì làm gì rất thú vị. Bây giờ cứ thử tưởng tượng làm Tổng bí thư một năm thôi, dù ở xứ sở độc tài nhất thì cũng không thể cấm người ta tưởng tượng được.
Vậy thì cho làm Tổng bí thư một năm xem sao nhé.
Việc đầu tiên là cầu hiền tài.
Việc thứ hai là thông báo cho quan chức ai không thật tâm vì dân vì nước thì hãy xin nghỉ.
Việc thứ ba là hội nghị các bô lão để các cụ hiến kế và cũng là cách truyền thông điệp khắp toàn dân những lời hay ý đẹp của các cụ.
Việc thứ tư là thả tất cả những người bị nhốt mà không có lý do chính đáng.
Việc thứ năm là không nắm bất cứ cơ quan truyền thông nào, số tiền dư ra sẽ cực lớn vì không phải nuôi đội quân này.
Việc thứ sáu là không nắm bất cứ cơ quan nghiên cứu nào, lại một số tiền lớn được dư ra vì không phải nuôi đội quân đông đảo này.
Việc thứ bảy là tổ chức cho toàn dân bầu người thay thế mình (có nhiều khả năng người ta chọn ngay mình đấy).
Tất cả đều là việc dễ làm không có gì nặng nhọc như dời non lấp biển. Chắc chắn nhiều người sợ rằng không nắm truyền thông thì chết ngay, không đâu, truyền thông giao động xung quanh sự thật và càng tiến gần đến sự thật, bố láo bố toét sẽ bị truyền thông đánh chết ngay, người cầm quyền không phải làm cái việc ấy.
Ta làm chính trực dư luận sẽ ủng hộ và mách nước, không có gì phải sợ.
Sẽ nhiều người không chịu xin nghỉ, không sao, truyền thông đánh cho vài cái phải chạy mất dép thôi.
Lúc đầu chắc sẽ có nhiều đồ giả, người giả, báo giả, nghiên cứu giả, nhưng dư luận xã hội sàng lọc rồi những thứ giả đó sẽ mất đi.
Có người sẽ nói hệ thống tổ chức, pháp luật sẽ như thế nào, cái đó không phải lo, xã hội sẽ bàn bạc và có phương án tối ưu.
Khu vực kinh tế nhà nước thì sao, không sao xã hội sẽ phán quyết, ông Tổng chỉ cần ấn chỉ phương án nào mà thôi.
Ông Tổng sẽ không bao giờ nhanh già, không bao giờ phải vất vả, vì chỉ ấn chứng các phương án hay đã được đưa ra.
Nếu không tin những lời nói này thì cứ thử thực hành xem sao, chỉ có tốt lên chứ không bao giờ xấu đi được.
Những gì quá khích, xã hội lên án, ông Tổng vẫn đang nắm lực lượng vũ trang cơ mà, không có gì phải sợ, luôn vững như bàn thạch.
Vậy thì cho làm Tổng bí thư một năm xem sao nhé.
Việc đầu tiên là cầu hiền tài.
Việc thứ hai là thông báo cho quan chức ai không thật tâm vì dân vì nước thì hãy xin nghỉ.
Việc thứ ba là hội nghị các bô lão để các cụ hiến kế và cũng là cách truyền thông điệp khắp toàn dân những lời hay ý đẹp của các cụ.
Việc thứ tư là thả tất cả những người bị nhốt mà không có lý do chính đáng.
Việc thứ năm là không nắm bất cứ cơ quan truyền thông nào, số tiền dư ra sẽ cực lớn vì không phải nuôi đội quân này.
Việc thứ sáu là không nắm bất cứ cơ quan nghiên cứu nào, lại một số tiền lớn được dư ra vì không phải nuôi đội quân đông đảo này.
Việc thứ bảy là tổ chức cho toàn dân bầu người thay thế mình (có nhiều khả năng người ta chọn ngay mình đấy).
Tất cả đều là việc dễ làm không có gì nặng nhọc như dời non lấp biển. Chắc chắn nhiều người sợ rằng không nắm truyền thông thì chết ngay, không đâu, truyền thông giao động xung quanh sự thật và càng tiến gần đến sự thật, bố láo bố toét sẽ bị truyền thông đánh chết ngay, người cầm quyền không phải làm cái việc ấy.
Ta làm chính trực dư luận sẽ ủng hộ và mách nước, không có gì phải sợ.
Sẽ nhiều người không chịu xin nghỉ, không sao, truyền thông đánh cho vài cái phải chạy mất dép thôi.
Lúc đầu chắc sẽ có nhiều đồ giả, người giả, báo giả, nghiên cứu giả, nhưng dư luận xã hội sàng lọc rồi những thứ giả đó sẽ mất đi.
Có người sẽ nói hệ thống tổ chức, pháp luật sẽ như thế nào, cái đó không phải lo, xã hội sẽ bàn bạc và có phương án tối ưu.
Khu vực kinh tế nhà nước thì sao, không sao xã hội sẽ phán quyết, ông Tổng chỉ cần ấn chỉ phương án nào mà thôi.
Ông Tổng sẽ không bao giờ nhanh già, không bao giờ phải vất vả, vì chỉ ấn chứng các phương án hay đã được đưa ra.
Nếu không tin những lời nói này thì cứ thử thực hành xem sao, chỉ có tốt lên chứ không bao giờ xấu đi được.
Những gì quá khích, xã hội lên án, ông Tổng vẫn đang nắm lực lượng vũ trang cơ mà, không có gì phải sợ, luôn vững như bàn thạch.
Tin vui
Đồ chơi Tosy của Việt Nam ra mắt thị trường Mỹ
19-02-2011 07:08:08
Đ.L
Đồ chơi công nghệ cao duy nhất ở Việt Nam của công ty CP robot TOSY đã chinh phục được thị trường Mỹ.
Hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ tổ chức tại thành phố New York với sự tham gia của nhiều nhãn hiệu đồ chơi nổi tiếng của các nước trên thế giới đã có sự tham gia của công ty CP robot Tosy, đây sẽ lần đầu tiên đồ chơi Việt Nam ra mắt thị trường Mỹ.
Hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ là sự kiện thương mại lớn nhất và lâu đời nhất của ngành công nghiệp đồ chơi Mỹ. Năm 2011 là năm thứ 108 hội chợ này được tổ chức, quy tụ hơn 1000 công ty tham gia đến từ 85 nước trên toàn thế giới.
Góp mặt cùng các nhãn hiệu đồ chơi như Mattel Inc , MEGA Brands Inc, Spin Master Woo, Lego…, công ty robot TOSY, nhà sản xuất đồ chơi công nghệ cao duy nhất ở Việt Nam đã mang theo 3 sản phẩm đồ chơi công nghệ cao bao gồm: đĩa bay AFO, con quay TOOP và vòng lửa TOSY.
Gian hàng của TOSY luôn thu hút sự chú ý của khách hàng
Trong đó, đĩa bay TOSY đã có mặt tại thị trường Việt Nam được 6 năm và đã xuất khẩu tới 7 nước gồm Nhật, Hàn Quốc, Úc, Đức, Hồng kông, Thổ Nhĩ Kỳ…
Ngay trong ngày khai mạc, gian hàng của công ty CP robot TOSY đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt. Ông Jeff Newkirk, Chủ tịch của hãng Waboba (nhà phân phối đồ chơi lớn của Bắc Mỹ của Canada) nói: “Cực kỳ ấn tượng với các sản phẩm đĩa bay AFO và con quay TOOP của TOSY, không chỉ vì là sản phẩm công nghệ cao đến từ Việt Nam, mà quan trọng hơn là vì sự sáng tạo, độc đáo trong công nghệ của các sản phẩm này. Ngoài ra, giá cả của các sản phẩm này cũng rất hợp lý, điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường Mỹ”.
Vòng lửa TOSY
Ngoài ra, theo nhiều đánh giá khác nhau các sản phẩm của TOSY luôn được đóng bao bì rất đẹp mắt, đây là điều mà không nhiều công ty Châu Á chú ý đến.
Ông Hồ Vĩnh Hoàng, TGĐ Công ty TOSY cho hay, trong 3 loại đồ chơi được giới thiệu lần đầu tại Mỹ, đĩa bay vẫn là gây được sự chú ý nhất, hơn cả con quay TOOP, là sản phẩm đồ chơi lần đầu ra mắt thị trường. Cũng trong buổi khai mạc này, TOSY đã nhận được lời đề nghị của một nhà phân phối lớn ở Mỹ muốn làm độc quyền tất cả các dòng sản phẩm đồ chơi của TOSY.
Song phương
Không biết có ở đâu có hệ thống song song như ở ta không.
Ngoài Đảng cộng sản còn có Đảng khác lén lút hoạt động. Ngoài báo chí nhà nước là hệ thống báo chí của nhân dân tự tạo ra (không phải tờ báo nhân dân ). Nhà văn nhà thơ cũng có những nhà văn nhà thơ của nhà nước và nhà văn nhà thơ của nhân dân. Lĩnh vực nghiên cứu cũng vậy, kinh tế thì kinh tế nhà nước, kinh tế dân doanh.
Cán bộ có người làm việc cho nhà nước, có người làm việc là vì dân.
Tên đặt các cơ quan quan trọng đều gắn chữ nhân dân vào nhưng thực ra là của nhà nước chứ không phải của nhân dân.
Đến như cơ quan quan trọng là cơ quan điều tra, lực lượng bảo vệ bán vũ trang thì dân cũng có như thám tử, vệ sĩ.
Ai để ý thì thấy có công binh nhân dân, vì cái dụng cụ rà phá bom mìn chỉ bộ đội công binh mới có nhưng nay người dân vẫn có để rà sắt vụn, rà bom đạn còn sót lại để lấy thuốc nổ, để lấy bán đồng nát.
Mấy năm trước còn có nhóm nông dân chế tạo máy bay. Bây giờ dân doanh cũng có máy bay riêng, tàu biển riêng.
Thần tượng cũng có hai hệ thống song song, thần tượng của nhà nước là Mác Lê Nin, nhưng lại không phải là thần tượng của nhân dân. Yêu đất nước cũng có hai cách yêu khác nhau, yêu bằng cách trung thành với nhà nước và yêu bằng cách khác; hy sinh vì đất nước cũng có hai cách hy sinh khác nhau, hy sinh bảo vệ chính quyền và hy sinh đổi mới chính quyền; quan điểm đối với lân bang cũng có hai quan điểm khác nhau, rất lạ. Đến tôn giáo là nơi linh thiêng chỉ có là của chung mà vẫn có tôn giáo quốc doanh và tôn giáo của dân.
Hệ thống song song song này có lợi hay có hại nhỉ.
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều giai đoạn tồn tại hai chính quyền song song, hai nhà nước song song, có khi còn là ba chính quyền song song.
Thật nguy hiểm.
Ngoài Đảng cộng sản còn có Đảng khác lén lút hoạt động. Ngoài báo chí nhà nước là hệ thống báo chí của nhân dân tự tạo ra (không phải tờ báo nhân dân ). Nhà văn nhà thơ cũng có những nhà văn nhà thơ của nhà nước và nhà văn nhà thơ của nhân dân. Lĩnh vực nghiên cứu cũng vậy, kinh tế thì kinh tế nhà nước, kinh tế dân doanh.
Cán bộ có người làm việc cho nhà nước, có người làm việc là vì dân.
Tên đặt các cơ quan quan trọng đều gắn chữ nhân dân vào nhưng thực ra là của nhà nước chứ không phải của nhân dân.
Đến như cơ quan quan trọng là cơ quan điều tra, lực lượng bảo vệ bán vũ trang thì dân cũng có như thám tử, vệ sĩ.
Ai để ý thì thấy có công binh nhân dân, vì cái dụng cụ rà phá bom mìn chỉ bộ đội công binh mới có nhưng nay người dân vẫn có để rà sắt vụn, rà bom đạn còn sót lại để lấy thuốc nổ, để lấy bán đồng nát.
Mấy năm trước còn có nhóm nông dân chế tạo máy bay. Bây giờ dân doanh cũng có máy bay riêng, tàu biển riêng.
Thần tượng cũng có hai hệ thống song song, thần tượng của nhà nước là Mác Lê Nin, nhưng lại không phải là thần tượng của nhân dân. Yêu đất nước cũng có hai cách yêu khác nhau, yêu bằng cách trung thành với nhà nước và yêu bằng cách khác; hy sinh vì đất nước cũng có hai cách hy sinh khác nhau, hy sinh bảo vệ chính quyền và hy sinh đổi mới chính quyền; quan điểm đối với lân bang cũng có hai quan điểm khác nhau, rất lạ. Đến tôn giáo là nơi linh thiêng chỉ có là của chung mà vẫn có tôn giáo quốc doanh và tôn giáo của dân.
Hệ thống song song song này có lợi hay có hại nhỉ.
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều giai đoạn tồn tại hai chính quyền song song, hai nhà nước song song, có khi còn là ba chính quyền song song.
Thật nguy hiểm.
18 thg 2, 2011
Làm vua và chạy xe
Được đi xe máy đã có hồi là niềm mơ ước của nhiều người, ngồi sau xe đã sướng lắm rồi, dù là đường đá xóc lồng lộn. Nếu mà lại được cầm lái thì đúng là lên tiên.
Rất nhiều anh chưa biết chạy xe thế nào cũng sẵn sàng lên xe. Thích quá có khi đêm về còn nằm mơ được đi xe, sáng hôm sau vẫn còn sướng rân rân.
Tại sao lại thích chạy xe nhỉ ? Nếu chỉ có lý do thể hiện ta là người có của thì cũng chưa thuyết phục lắm. Cái chính là thích được điều khiển, bắt phải theo ý ta. Không có gì đáp ứng nguyện vọng đó nhanh bằng chạy xe.
Để ý kỹ thì thấy xe phụ thuộc rất nhiều vào người chạy, nếu tỉnh táo thì chạy cẩn thận, nếu tây tây rồi thì chạy khiếp lắm, khi khỏe thì chạy nhanh, khi yếu chạy chậm có khi còn không muốn chạy, có khi muốn vượt xe khác chạy cũng khiếp, có khi chạy biểu diễn lạng lách, sợ nhất là đua xe, có khi bỏ hai tay ra để chạy.
Ở ta có cái tài là làm cho xe chạy hơn mức thiết kế nhiều, người ta gọi là xoáy nòng, lúc đó xe chạy nhanh lắm mà không có gì bảo đảm rằng nó sẽ an toàn. Cái hồi ấu trĩ xe chạy số 1 số 2 mà lại ga to, chạy xe mà giống như phi ngựa nhưng khổ hơn phi ngựa nhiều. Để tiếp cận với văn minh thật là vất vả.
Bây giờ kỹ thuật chạy có thể không thành vấn đề nữa, nhưng lúc sần sần thì anh ấy chạy khiếp lắm, lúc mệt anh ấy có vẻ không muốn chạy, lúc có việc riêng anh ấy chạy bất chấp luật lệ. Khi tai nạn xảy ra thường là người ngồi sau và người xung quanh bị thương nặng vì không chủ động được với tình hình.
Chạy xe nó cũng lạ là nó sinh nghiện, đã quen chạy nếu không được ngồi điều khiển xe là người thấy khó chịu.
Lại còn việc tập xe, nhiều khi trẻ nhỏ được nuông chiều cũng cho tập xe, người ngồi sau điều khiển hết, người tập xe chỉ ngồi đấy cho oai. Hao xăng nhất là việc chạy không không chả biết đi đâu.
Để ý mấy người chạy xe ôm thấy rất ít người bỏ nghề, chẳng phải sung sướng gì mà chẳng qua vì thói quen điều khiển.
Rất nhiều anh chưa biết chạy xe thế nào cũng sẵn sàng lên xe. Thích quá có khi đêm về còn nằm mơ được đi xe, sáng hôm sau vẫn còn sướng rân rân.
Tại sao lại thích chạy xe nhỉ ? Nếu chỉ có lý do thể hiện ta là người có của thì cũng chưa thuyết phục lắm. Cái chính là thích được điều khiển, bắt phải theo ý ta. Không có gì đáp ứng nguyện vọng đó nhanh bằng chạy xe.
Để ý kỹ thì thấy xe phụ thuộc rất nhiều vào người chạy, nếu tỉnh táo thì chạy cẩn thận, nếu tây tây rồi thì chạy khiếp lắm, khi khỏe thì chạy nhanh, khi yếu chạy chậm có khi còn không muốn chạy, có khi muốn vượt xe khác chạy cũng khiếp, có khi chạy biểu diễn lạng lách, sợ nhất là đua xe, có khi bỏ hai tay ra để chạy.
Ở ta có cái tài là làm cho xe chạy hơn mức thiết kế nhiều, người ta gọi là xoáy nòng, lúc đó xe chạy nhanh lắm mà không có gì bảo đảm rằng nó sẽ an toàn. Cái hồi ấu trĩ xe chạy số 1 số 2 mà lại ga to, chạy xe mà giống như phi ngựa nhưng khổ hơn phi ngựa nhiều. Để tiếp cận với văn minh thật là vất vả.
Bây giờ kỹ thuật chạy có thể không thành vấn đề nữa, nhưng lúc sần sần thì anh ấy chạy khiếp lắm, lúc mệt anh ấy có vẻ không muốn chạy, lúc có việc riêng anh ấy chạy bất chấp luật lệ. Khi tai nạn xảy ra thường là người ngồi sau và người xung quanh bị thương nặng vì không chủ động được với tình hình.
Chạy xe nó cũng lạ là nó sinh nghiện, đã quen chạy nếu không được ngồi điều khiển xe là người thấy khó chịu.
Lại còn việc tập xe, nhiều khi trẻ nhỏ được nuông chiều cũng cho tập xe, người ngồi sau điều khiển hết, người tập xe chỉ ngồi đấy cho oai. Hao xăng nhất là việc chạy không không chả biết đi đâu.
Để ý mấy người chạy xe ôm thấy rất ít người bỏ nghề, chẳng phải sung sướng gì mà chẳng qua vì thói quen điều khiển.
17 thg 2, 2011
Sắp hy sinh
Ai để ý sẽ thấy tờ tiền mệnh giá 500 đồng lại sắp ra đi. Một người hấp hối có nhiều người bấm giờ để xem đi vào giờ nào. Mệnh 500 đồng chắc không ai phí công theo dõi làm gì.
Giữa một đống tiền ngổn ngang thấy vài tờ 500 đồng lay lắt, từ là số đông nay nó đã thành thiểu số.
Trong mớ hỗn độn, kẻ hậu bị hy sinh là tờ mệnh giá 1000 nhàu nhè, nếu mới thì cũng là thứ chất liệu giấy giống như giấy viết, có khi không bằng những loại giấy xuất bản phẩm ngoài thị trường, đấy là tiết kiệm vì ai đi làm giả tờ tiền 1000 đồng bây giờ mà phải làm cầu kỳ.
Tờ 2000, 5000 cũng nhàu nhè không hơn gì, chỉ có tờ 10.000 đồng là còn bóng mượt và cũng lạ là tờ 10.000 lại là tờ có số lượng nhiều nhất.
Tự dưng lại liên tưởng đến nền văn minh thành bang nào đó có công dân, đọc đến có công dân đã tự thán phục một nền văn minh cao, nhưng thất vọng ngay vì dưới công dân còn có nô lệ, còn có người mà không phải người.
Liệu có tờ tiền mà không phải tiền không đây, người ta có lên kế hoạch cho sự hy sinh không mà chỉ tờ mệnh giá 10.000 mới có thể gọi là tiền (tuy màu sắc cũng nhạt nhòa qua bàn tay người ).
Công dân là người có đầy đủ quyền làm người, có phải còn nhiều sự hy sinh nữa mới đến đó được.
Giữa một đống tiền ngổn ngang thấy vài tờ 500 đồng lay lắt, từ là số đông nay nó đã thành thiểu số.
Trong mớ hỗn độn, kẻ hậu bị hy sinh là tờ mệnh giá 1000 nhàu nhè, nếu mới thì cũng là thứ chất liệu giấy giống như giấy viết, có khi không bằng những loại giấy xuất bản phẩm ngoài thị trường, đấy là tiết kiệm vì ai đi làm giả tờ tiền 1000 đồng bây giờ mà phải làm cầu kỳ.
Tờ 2000, 5000 cũng nhàu nhè không hơn gì, chỉ có tờ 10.000 đồng là còn bóng mượt và cũng lạ là tờ 10.000 lại là tờ có số lượng nhiều nhất.
Tự dưng lại liên tưởng đến nền văn minh thành bang nào đó có công dân, đọc đến có công dân đã tự thán phục một nền văn minh cao, nhưng thất vọng ngay vì dưới công dân còn có nô lệ, còn có người mà không phải người.
Liệu có tờ tiền mà không phải tiền không đây, người ta có lên kế hoạch cho sự hy sinh không mà chỉ tờ mệnh giá 10.000 mới có thể gọi là tiền (tuy màu sắc cũng nhạt nhòa qua bàn tay người ).
Công dân là người có đầy đủ quyền làm người, có phải còn nhiều sự hy sinh nữa mới đến đó được.
16 thg 2, 2011
Chiến tranh hay hòa bình
Trong
hai cuộc kháng chiến kẻ nam người bắc, người trong nước người ngoài nước, hy
vọng hòa bình lập lại sẽ gặp nhau.
Nhưng
tuổi tác không chờ đợi người, chiến tranh thì không biết ngày nào chấm dứt, thế
là bao nhiêu bà con họ hàng đến khi nhắm mắt mà không gặp được người thân.
Nay
thấy trên mạng có vô số nặc danh, vô danh, hữu danh cũng như vô danh; có người
sẽ cho họ là thiếu dũng khí, đồ nhát không giám lộ mặt.
Cũng
không hẳn là vậy, bên trên họ, sau lưng họ, bên cạnh họ là rất nhiều người
không thể chịu đựng được những tai ương có thể xảy ra; có thể trên đã thông
nhưng dưới chưa thoáng, sự ấu trĩ đến từ trên và điểm ra đi cuối cùng là ở
dưới; sự lỡ tay rất dễ có thể xảy ra; những người ưu tú thì không nói làm gì,
nhưng đa số là dân thường nên không còn cách nào khác.
Gặp
gỡ, tụ tập là nhu cầu tự nhiên của con người; muốn tụ tập thì yêu công nghệ, yêu tranh, yêu nhiếp ảnh, chứ đừng nói
đến quốc gia đại sự; đã bao nhiêu công sức của những bậc tiền bối ưu tú đưa nội
dung yêu nước yêu dân vào trong những con người vô tình vô cảm; nay lại là quá
trình vất vả để đưa nó ra khỏi mọi người.
Số
người có khả năng đặc biệt để hiên ngang, cây ngay không sợ gì cả là không
nhiều.
Vậy
là tiếp tục nặc danh, vô danh hy vọng đến ngày hòa bình lập lại để đoàn tụ.
Cứ thế đấy làm gì được nhau
Không cần nghiên cứu kinh tế cũng thấy số hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng hằng năm, vậy là không để hàng hóa dịch vụ nhiều lên mà lượng tiền lưu thông không tăng thì giá trị đồng tiền phải tăng lên tức là với cùng một số tiền như trước nhưng sẽ mua được nhiều hàng hơn trước.
Điều này chưa bao giờ xảy ra vì lượng tiền nhà nước sẽ đưa vào lưu thông không những đủ số hàng hóa dịch vụ tăng lên mà còn dư ra rất nhiều. Tiền trong kho đưa ra lưu thông, cái lợi này nhà nước được sử dụng. Bác Quangdong311 chắc là dân kinh tế nên nói còn một cái lợi nữa là bán trái phiếu chính phủ cũng làm tiền mất giá, cái lợi chắc chắn là nhà nước.
Cái thiệt chắc chắn là người sống nhờ lương nhờ tiền công, mà người sống nhờ lương nhờ tiền công là đông đảo vô cùng. Cái lợi có thêm tiền để tiêu, đây là một việc bắt mọi người phải hy sinh rất tinh vi, chả có ai làm gì được, tôi làm ăn tắc trách, thiếu tiền tôi xuất tiền ra tôi có lấy cái gì của ai đâu.
Ngày xưa người ta phân tích sự bóc lột hình như người ta không nói chuyện này.
Không có cái chức kế toán quốc gia cho mọi người thấy thu chi, chi tiêu thế nào thì cứ chịu đựng thôi.
Cái bực bội cứ dồn nén tích tụ, nguồn lực không được tập trung tạo ra nguồn lực mới lớn hơn thật nguy hiểm.
Cái anh này mới đúng là cái anh tự diễn biến, là thế lực thù định vì anh ta gây nguy cơ cho đất nước vì tạo ra sự bất bình của dân chúng, anh ta làm mất nguồn lực đất nước là tiếp tay cho giặc ngoại xâm.
Đúng là giặc ngồi sau lưng nhà ngươi mà ngươi không biết.
Điều này chưa bao giờ xảy ra vì lượng tiền nhà nước sẽ đưa vào lưu thông không những đủ số hàng hóa dịch vụ tăng lên mà còn dư ra rất nhiều. Tiền trong kho đưa ra lưu thông, cái lợi này nhà nước được sử dụng. Bác Quangdong311 chắc là dân kinh tế nên nói còn một cái lợi nữa là bán trái phiếu chính phủ cũng làm tiền mất giá, cái lợi chắc chắn là nhà nước.
Cái thiệt chắc chắn là người sống nhờ lương nhờ tiền công, mà người sống nhờ lương nhờ tiền công là đông đảo vô cùng. Cái lợi có thêm tiền để tiêu, đây là một việc bắt mọi người phải hy sinh rất tinh vi, chả có ai làm gì được, tôi làm ăn tắc trách, thiếu tiền tôi xuất tiền ra tôi có lấy cái gì của ai đâu.
Ngày xưa người ta phân tích sự bóc lột hình như người ta không nói chuyện này.
Không có cái chức kế toán quốc gia cho mọi người thấy thu chi, chi tiêu thế nào thì cứ chịu đựng thôi.
Cái bực bội cứ dồn nén tích tụ, nguồn lực không được tập trung tạo ra nguồn lực mới lớn hơn thật nguy hiểm.
Cái anh này mới đúng là cái anh tự diễn biến, là thế lực thù định vì anh ta gây nguy cơ cho đất nước vì tạo ra sự bất bình của dân chúng, anh ta làm mất nguồn lực đất nước là tiếp tay cho giặc ngoại xâm.
Đúng là giặc ngồi sau lưng nhà ngươi mà ngươi không biết.
15 thg 2, 2011
13 thg 2, 2011
Tin mới quan trọng với dân
Hà Nội thu phí cấp giấy tờ nhà đất tối đa 500.000 đồng
Được đăng vào lúc 08/02/2011 4:56 PM
Được đăng vào lúc 08/02/2011 4:56 PM
UBND thành phố Hà Nội quy định, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân muốn xin cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy tờ nhà đất sẽ mất phí từ 10.000 đồng đến 500.000 đồng.
Theo quyết định về việc thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Hà Nội mới được ban hành, các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân được cấp giấy tờ nhà đất từ trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu đổi lại sẽ được miễn tiền lệ phí.
Còn sau ngày nêu trên, nếu muốn cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung giấy tờ nhà đất, các cá nhân, tổ chức phải nộp phí 25.000 đồng đến 50.000 đồng. Riêng trường hợp cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất phí 10.000-20.000 đồng.
Các đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mất phí từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. Trường hợp xin cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất mà không có nhà và tài sản gắn liền với đất phải nộp phí từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng.
Hà Nội quy định rõ, chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận huyện thị xã và các đơn vị khác được ủy quyền mới được phép tổ chức thu phí giấy tờ nhà đất.
Theo Bách Hợp
(VnExpress)
Học thuyết lỗi thời
Không thể phủ nhận tính cách mạng, sự tiến bộ của học thuyết windows, nó ra đời làm chấm dứt sự thiêng liêng của máy tính, khi mỗi máy tính nặng hàng tấn giá hàng triệu usd đúng là những tòa lâu đài không dành cho dân thường.
Windows ra đời nó tạo cơ hội để mỗi người sở hữu một máy tính và nó được gọi là máy tính cá nhân.
Từ một học thuyết phổ biến thế giới tới nay nó đang đối mặt với sự quay lưng của các quốc gia, quay lưng của người dùng vì tính khép kín độc đoán của học thuyết này.
Đã có những hacker chuyên nghiệp phá vỡ sự độc quyền này, nhưng tính mở đang là xu thế lớn không thể cưỡng lại, khi mà mỗi cá nhân phải cần có thiết bị với học thuyết mở của mình.
Android là sự đe dọa lớn nhất với nhà hàn lâm vĩ đại windows. Android là tự do là sáng tạo là ban tặng chứ không phải là độc đoán là trì trệ là ban phát.
Không phải windows không ý thức được, nhưng khó vượt qua được quán tính của lạc hậu để hội nhập vào thế giới mạng xã hội tự do vô tận.
Windows đau đớn nhìn những quốc gia khổng lồ hp, samsung, lg, htc. . . dần dời bỏ học thuyết của mình.
Bỏ qua mặc cảm học thuyết lỗi thời này tiếp tục cố kết với đế chế nokia để cố tìm phương tồn tại trong thế giới mạng xã hội tự do rộng lớn.
Windows một học thuyết khó có thể đổi mới chỉ còn một vài quốc gia cố níu giữ ở lại không biết rồi sẽ tồn tại ra sao trước một xã hội mạng mênh mông biển cả.
Windows ra đời nó tạo cơ hội để mỗi người sở hữu một máy tính và nó được gọi là máy tính cá nhân.
Từ một học thuyết phổ biến thế giới tới nay nó đang đối mặt với sự quay lưng của các quốc gia, quay lưng của người dùng vì tính khép kín độc đoán của học thuyết này.
Đã có những hacker chuyên nghiệp phá vỡ sự độc quyền này, nhưng tính mở đang là xu thế lớn không thể cưỡng lại, khi mà mỗi cá nhân phải cần có thiết bị với học thuyết mở của mình.
Android là sự đe dọa lớn nhất với nhà hàn lâm vĩ đại windows. Android là tự do là sáng tạo là ban tặng chứ không phải là độc đoán là trì trệ là ban phát.
Không phải windows không ý thức được, nhưng khó vượt qua được quán tính của lạc hậu để hội nhập vào thế giới mạng xã hội tự do vô tận.
Windows đau đớn nhìn những quốc gia khổng lồ hp, samsung, lg, htc. . . dần dời bỏ học thuyết của mình.
Bỏ qua mặc cảm học thuyết lỗi thời này tiếp tục cố kết với đế chế nokia để cố tìm phương tồn tại trong thế giới mạng xã hội tự do rộng lớn.
Windows một học thuyết khó có thể đổi mới chỉ còn một vài quốc gia cố níu giữ ở lại không biết rồi sẽ tồn tại ra sao trước một xã hội mạng mênh mông biển cả.
"Vũ khí" mới cần phát triển chinh phục thế giới
Robot đa năng giữa đồng quê
Khi đoạt giải sáng tạo robot quốc tế, cậu học trò nghèo của đồng quê cằn cỗi vẫn chưa biết thế nào là Internet!
Nguyễn Văn Hòa (học sinh lớp 12A3, Trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 2, tỉnh Bắc Giang) sống trong ngôi nhà ngói nhỏ rêu phong, ẩn mình dưới rặng tre già giữa cánh đồng heo hút ở thôn Hương Câu, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang. Chúng tôi không thể ngờ rằng mảnh đất heo hút này lại sinh ra chàng trai đoạt nhiều giải sáng tạo robot quốc gia và vừa được trao huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ năm 2010.
Robot từ đồ phế thải
“Trong ký ức tuổi thơ, em không thể nào quên được nỗi cực nhọc của nông dân miền quê này, nơi mà người làng vẫn gọi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, Hòa mở đầu câu chuyện với chúng tôi như bắt đầu đi tìm sự chia sẻ. Hòa tâm sự: “Anh thấy đấy, quanh nhà em là cánh đồng. Những lúc ngồi học nhìn qua cửa sổ, em thấy thương nông dân quê mình quá! Họ phun thuốc trừ sâu mà mặc những đồ bảo hộ quá đơn giản, tác hại rất lớn tới sức khỏe. Trong khi em xem tivi, ở nước ngoài họ phải mặc đồ bảo hộ kín người. Em đã “thai nghén” robot đa năng phục vụ nông nghiệp trong suốt một năm trời, ước vọng giúp nông dân bớt đi phần nào nỗi cực nhọc”.
Hòa thực nghiệm robot đa năng phục vụ nông nghiệp trong vườn cây trước nhà. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Robot do Hòa chế tạo có ba tính năng chính: phun thuốc trừ sâu, tưới nước cho cây trồng và hái trái cây. Điều đặc biệt, những vật liệu chế tạo ra robot đa năng là đồ phế thải đi xin. Hòa chia sẻ: “Gỗ ép em xin nhà đứa em làm mộc, ống nhôm lấy tại nhà ông chú họ, mảnh kẽm vụn xin công ty của chị, bánh xe từ đồ chơi của cháu ruột, xích cam mua ở hàng đồng nát (ve chai - PV), ống tiếp nước nhặt ở nhà cô ý tá xã… và chỉ duy nhất chiếc vỏ bút là từ cây bút hết mực của em”. Hòa hài hước mô tả robot của mình là “con rơi con vãi”.
Ý tưởng nhen nhúm hình thành từ một năm trước đó nhưng Hòa chỉ mất đúng 15 ngày để chế tạo robot. Hòa lên bản vẽ và thực hiện từng bộ phận, sau đó lắp ghép hoàn chỉnh robot. Tay bên trái của robot được thiết kế theo chế độ phun xa tới 4 m, phù hợp cho việc phun tưới những cánh đồng trồng lúa có kích thước khoảng 8 x 8 m. Tay phải lại được thiết kế ở chế độ phun gần, thích hợp cho việc phun tưới nước, thuốc trừ sâu cho ruộng trồng hoa màu theo luống. Một tay khác của robot được thiết kế với nhiều gấp khúc, có thể vươn cao để hái trái cây. Hệ thống bảng điện điều khiển của robot được chế tạo bằng chuột máy tính và sử dụng pin accuy loại 12 V và 7,2 V. Để robot phun được thuốc trừ sâu và nước còn cần phải lắp thêm một máy nén khí mini.
Đam mê vượt thử thách
Để robot đa năng phục vụ nông nghiệp đoạt giải đặc biệt của Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ sáu - 2010 và được trao huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ 2010, Hòa đã vượt qua nhiều thử thách bằng niềm đam mê cháy bỏng. Trong những ngày nắng nóng rát da, cậu cặm cụi suốt đêm ngày chế tạo robot. Bà Phạm Thị Mai (mẹ Hòa) nhớ lại: “Nhiều lúc nhìn con mà xót hết ruột gan. Nó mê mẩn tới quên ăn quên ngủ. Mùa hè năm trước nó thức trắng đêm suốt một tuần liền để làm robot. Ban ngày bị cắt điện, nó tranh thủ làm cả ban đêm. Có khi cả nhà mất ngủ vì tiếng máy khoan, đục ống thép. Làm xong robot, người nó gầy rộc, hai mắt thâm quầng!”.
Thời điểm khó khăn nhất là lúc sắp đến ngày Hòa gửi robot đi dự thi, bảng điều khiển dùng công tắc của đèn pin bị cháy hết do không chịu được nhiệt. Khắc phục việc này không thể ngày một ngày hai. Tưởng như ngày về kinh kỳ dự thi tắt ngấm, thế nhưng sức sáng tạo bẩm sinh trong Hòa bất ngờ trỗi dậy. Khi anh trai mang laptop tới nhà chơi, Hòa phát hiện trong chuột máy tính có công tắc điều khiển. Lập tức cậu đạp xe hơn 10 km lên phố huyện mua cả chục con chuột máy tính để lắp ráp bảng điều khiển mới.
Hòa bên chồng bằng chứng nhận đoạt các giải robot quốc gia, quốc tế. Ảnh: TRẦN ĐẠI
Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là tới khi gửi robot đi dự thi quốc gia, rồi quốc tế, cậu học trò nghèo vùng bán sơn địa này vẫn chưa biết thế nào là Internet. Hòa trải lòng: “Làng em nghèo, làm gì có Internet đâu anh. Đi học trên phố huyện, bạn bè em rủ đi chat, chơi điện tử nhưng em biết gì đâu mà chơi. Rảnh là em về nhà mày mò làm robot”. Chẳng thế mà khi đi thi sáng tạo robot quốc gia và quốc tế, Hòa được các bạn mến mộ và xin địa chỉ email, cậu đành gãi đầu: “Vui lòng liên hệ qua email của anh mình”!
Đam mê robot là thế nhưng Hòa lại ước mơ trở thành kiến trúc sư. “Em chế tạo robot chủ yếu để giải trí sau những giờ học căng thẳng và trong dịp hè. Ước mơ cháy bỏng từ lâu của em là trở thành kiến trúc sư”. Hiện tại, mỗi tuần hai buổi Hòa đạp xe trên 30 km băng cánh đồng, vượt đò ngang sang tỉnh Bắc Ninh học vẽ để thi vào Đại học Kiến trúc.
“Ngân hàng” sáng chế robot
Ông Nguyễn Văn Thư, cha của Hòa, cho biết: “Từ nhỏ Hòa đã ưa thích chế tạo đồ chơi cho riêng mình. Nó không thích thứ đồ nào mua sẵn, luôn muốn tự tay mình chế tạo ra”. Năm học lớp 6, nghe cha mẹ kể về chiếc đèn lồng kéo quân, Hòa tưởng tượng và làm đèn kéo quân hình lục giác của riêng mình. Đèn kéo quân quay tròn dựa trên sự đối lưu của không khí.
Kỳ nghỉ hè năm học lớp 9, Hòa đã chế tạo thành công robot máy xúc chạy bằng điện, đoạt giải nhất tỉnh Bắc Giang, giải khuyến khích quốc gia. Các bánh răng đồng hồ trong nhà đều bị Hòa tháo tung để phục vụ cho niềm đam mê. Bốn bánh máy xúc làm bằng đáy vỏ chai nhựa, được cuốn với lớp dây cao su để tạo độ dày và có độ ma sát cao. Trục nối hai bánh làm bằng gỗ xoan. Cầu nối trục bánh trước với trục bánh sau làm bằng thước nhựa. Trong cuộc thi năm đó, ban giám khảo đánh giá cao khi bốn bánh của robot máy xúc có khả năng rẽ trái-phải, trong khi bánh lái các robot khác chỉ tiến và lùi. “Ngày nó được trao giải, tôi cũng chẳng biết đồ nó sáng chế ra là cái gì. Sau này tôi mới nghe người ta gọi đó là con robot” - mẹ Hòa kể.
Một năm sau, Hòa lại sáng tạo ra robot cứu hỏa đa năng. Robot này có vòi phụt nước như một cánh tay vươn xa với nhiều tầng gập. Trên đầu tay phụt có gắn bộ phận khoan, cắt tường và đập kính. Hòa lý giải: “Lúc hỏa hoạn có thể rơi nhiều thứ từ tầng cao xuống nên robot em thiết kế còn có tính năng như một máy cẩu, xúc”. Robot cứu hỏa đa năng cũng đoạt giải nhất tỉnh, giải nhì quốc gia.
Trong căn nhà ngói ba gian giữa cánh đồng làng, tài sản ấn tượng nhất với chúng tôi không gì khác ngoài một chồng bằng khen sáng tạo robot cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế không còn chỗ treo trên vách tường nhà cũ kỹ. Lúc chia tay Hòa trên con đường mòn, một người làng đi ngang buông câu: “Nó là thằng đẻ cố ra vàng đấy!”. Thì ra, Hòa là con út mà cha mẹ “đẻ thêm” trong gia đình có năm anh em đều học đại học, cao đẳng.
VŨ TRẦN ĐẠI
Học thuyết dân chủ
Học thuyết là cái gì đó có gì đó như vô hình nhưng lại hiển hiện khắp nơi chi phối cái hữu hình. Không nhìn rõ học thuyết Khổng Tử, không nhìn rõ học thuyết Mác nhưng chắc chắn nó vẫn đang quanh quất đâu đây, đang chi phối ta.
Đấy là những học thuyết tưởng như đã đi vào lịch sử, tưởng như đã thành quá khứ mà còn trỗi dậy như vậy thì những học thuyết dân chủ sống động mới mẻ hữu dụng làm sao lại xa rời cuộc sống con người được. Thực dân pháp đã từng ngăn cấm học thuyết Mác và thất bại.
Học thuyết dân chủ facebook và nhiều học thuyết dân chủ khác có bị ngăn cấm không. Sự ngăn cấm là con đập làm nước dâng cao để chờ ngày quét đi những rác rưởi.
Chắc nhiều người run sợ muốn ngăn cấm học thuyết dân chủ blogger, một học thuyết rất đơn giản cho mọi người và rất hữu dụng.
Các đập nước tốn công tốn của cứ được xây lên, các thế năng cứ được tạo ra, các cơn lũ cứ được gom góp, thật đáng sợ.
Hãy nhìn vào nguyên nhân đừng nhìn vào phương tiện, sự bực bội được gom góp như góp gió, chứ không phải viễn thông là nguyên nhân tạo ra bất ổn xã hội, cái gì làm ra sự bực bội thì người tạo ra nó rõ nhất.
Chính sự độc tài làm cho dân chủ thành quý hiếm và nó buộc phải thành học thuyết, độc tài mất đi dân chủ là tự nhiên như khí trời không ai phải nhắc đến làm gì và lại càng không cần cái học thuyết mà nó là đương nhiên.
Đấy là những học thuyết tưởng như đã đi vào lịch sử, tưởng như đã thành quá khứ mà còn trỗi dậy như vậy thì những học thuyết dân chủ sống động mới mẻ hữu dụng làm sao lại xa rời cuộc sống con người được. Thực dân pháp đã từng ngăn cấm học thuyết Mác và thất bại.
Học thuyết dân chủ facebook và nhiều học thuyết dân chủ khác có bị ngăn cấm không. Sự ngăn cấm là con đập làm nước dâng cao để chờ ngày quét đi những rác rưởi.
Chắc nhiều người run sợ muốn ngăn cấm học thuyết dân chủ blogger, một học thuyết rất đơn giản cho mọi người và rất hữu dụng.
Các đập nước tốn công tốn của cứ được xây lên, các thế năng cứ được tạo ra, các cơn lũ cứ được gom góp, thật đáng sợ.
Hãy nhìn vào nguyên nhân đừng nhìn vào phương tiện, sự bực bội được gom góp như góp gió, chứ không phải viễn thông là nguyên nhân tạo ra bất ổn xã hội, cái gì làm ra sự bực bội thì người tạo ra nó rõ nhất.
Chính sự độc tài làm cho dân chủ thành quý hiếm và nó buộc phải thành học thuyết, độc tài mất đi dân chủ là tự nhiên như khí trời không ai phải nhắc đến làm gì và lại càng không cần cái học thuyết mà nó là đương nhiên.
12 thg 2, 2011
Đánh vào đâu
Nếu có chiến tranh mọi người sẽ nói đánh vào trung tâm đầu não địch, đánh vào sở chỉ huy địch, đánh phá hủy doanh trại địch, đánh phá hủy vũ khí địch, đánh tiêu diệt máy bay xe tăng địch, đánh tiêu diệt từng tên địch. . . Nếu chỉ có vậy hai cuộc chiến tranh vừa qua, chiến thắng của Lê Lợi Nguyễn Trãi sẽ không được lý giải đầy đủ.
Truyền thống tổ tiên đã đúc rút là phải tâm công, đánh vào trái tim, vừa đúng ở nghĩa đen vừa đúng ở nghĩa bóng.
Chỉ có chính nghĩa ta mới làm rung động trái tim nhân loại, địch hung hăng đang lăm lăm vũ khí ta phải bắn vào đúng trái tim địch, lúc bình thường ta vẫn tấn công vào trái tim chúng, để chúng thấy sự vô nghĩa của sự hy sinh, mở đường cho chúng rút quân.
Vừa mở lòng mở đường, vừa quyết liệt, giặc không bị cùng đường mà làm càn.
Nhưng để đánh được giặc ngoại xâm khi chúng chưa đến thì phải đánh giặc nội xâm trước. Giặc nội xâm do a dua a tòng, do mưu sinh mà thành giặc, cũng nên mở đường để giặc nội xâm còn đường thoái, không nên dồn chúng vào đường cùng.
Tất nhiên là đánh vào tim chúng, chúng đang lo ngay ngáy vì đã ăn quá nhiều thịt bò khi dân ăn nắm muối. Khi đánh trúng chúng sẽ hốt hoảng bỏ chạy theo đường ta đã mở.
Mọi người đừng quá căm phẫn mà dồn chúng vào đường cùng không lối thoát dễ dẫn đến tổn hại không cần thiết.
Tâm công là phương sách không thể quên.
Truyền thống tổ tiên đã đúc rút là phải tâm công, đánh vào trái tim, vừa đúng ở nghĩa đen vừa đúng ở nghĩa bóng.
Chỉ có chính nghĩa ta mới làm rung động trái tim nhân loại, địch hung hăng đang lăm lăm vũ khí ta phải bắn vào đúng trái tim địch, lúc bình thường ta vẫn tấn công vào trái tim chúng, để chúng thấy sự vô nghĩa của sự hy sinh, mở đường cho chúng rút quân.
Vừa mở lòng mở đường, vừa quyết liệt, giặc không bị cùng đường mà làm càn.
Nhưng để đánh được giặc ngoại xâm khi chúng chưa đến thì phải đánh giặc nội xâm trước. Giặc nội xâm do a dua a tòng, do mưu sinh mà thành giặc, cũng nên mở đường để giặc nội xâm còn đường thoái, không nên dồn chúng vào đường cùng.
Tất nhiên là đánh vào tim chúng, chúng đang lo ngay ngáy vì đã ăn quá nhiều thịt bò khi dân ăn nắm muối. Khi đánh trúng chúng sẽ hốt hoảng bỏ chạy theo đường ta đã mở.
Mọi người đừng quá căm phẫn mà dồn chúng vào đường cùng không lối thoát dễ dẫn đến tổn hại không cần thiết.
Tâm công là phương sách không thể quên.
Nokia tự diễn biến
Đế chế nokia đã hoàn thành quá trình tự diễn biến mặc dù các giá trị cũ vẫn được giữ lại.
Bối cảnh mà các tiểu quốc phát triển như vũ bão nhờ học thuyết android đã làm đế chế nokia có học thuyết riêng của mình phải đau đớn tự diễn biến du nhập học thuyết window phone mà trước đây không bao giờ nghĩ đến.
Nokia biết học thuyết symbian của mình đang bị cư dân chê lỗi thời, nokia đã chủ động tân trang học thuyết của mình thành maemo, không có kết quả, nokia lại tiếp tục lai ghép với intel để thành học thuyết meego cũng không xong.
Tham lam và lộn xộn nokia vẫn cố giữ bảo bối symbian, thay tên đổi họ thành symbian 3 để cố duy trì đế chế đang tụt dốc của mình.
Một đế chế với học thuyết lỗi thời là symbian, nokia lại du nhập học thuyết window phone không được thế giới chào đón, kết quả sẽ ra sao thật khó dự đoán.
Chỉ biết rằng với học thuyết mới mẻ sáng tạo android đã giúp rất nhiều tiểu quốc đang vươn lên từng ngày.
Nokia đang tự diễn biến từ sự lạc hậu này sang lạc hậu khác và mơ mộng một đế chế còn tiếp tục.
Bối cảnh mà các tiểu quốc phát triển như vũ bão nhờ học thuyết android đã làm đế chế nokia có học thuyết riêng của mình phải đau đớn tự diễn biến du nhập học thuyết window phone mà trước đây không bao giờ nghĩ đến.
Nokia biết học thuyết symbian của mình đang bị cư dân chê lỗi thời, nokia đã chủ động tân trang học thuyết của mình thành maemo, không có kết quả, nokia lại tiếp tục lai ghép với intel để thành học thuyết meego cũng không xong.
Tham lam và lộn xộn nokia vẫn cố giữ bảo bối symbian, thay tên đổi họ thành symbian 3 để cố duy trì đế chế đang tụt dốc của mình.
Một đế chế với học thuyết lỗi thời là symbian, nokia lại du nhập học thuyết window phone không được thế giới chào đón, kết quả sẽ ra sao thật khó dự đoán.
Chỉ biết rằng với học thuyết mới mẻ sáng tạo android đã giúp rất nhiều tiểu quốc đang vươn lên từng ngày.
Nokia đang tự diễn biến từ sự lạc hậu này sang lạc hậu khác và mơ mộng một đế chế còn tiếp tục.
Việt Nam có thông minh hơn Ai Cập
Khi
xác định được đâu là giặc, toàn dân tộc thành một thể thống nhất tìm mọi cách
nhanh nhất đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
Khi
hết bóng giặc toàn bộ lực lượng với cung cách chiến đấu hy sinh lúng túng, bỡ
ngỡ quay về cuộc sống thường nhật. Yêu cầu quốc phòng là thường xuyên của mỗi
quốc gia, lại có sự nhầm lẫn để tiếp tục cái kiểu tổ chức chiến đấu hy sinh.
Nguy
cơ bị xâm lược với nước ta là có nhưng không phải đã đưa đất nước vào trạng
huống chiến tranh. Cái kiểu cách chưa thể thích nghi được với cuộc sống bình
thường là cuộc sống đặt sự thỏa thuận lên trên hết, không thể lấy sức mạnh ép
mọi người hy sinh theo ý đồ của mình.
Trong
trạng huống bình thường, thường nhật vẫn đòi hỏi sự hy sinh nhưng mới chỉ ở mức
độ tự nguyện hy sinh tiền của, sức lực, tính mạng; chưa có đòi hỏi bắt buộc
phải hy sinh vì sự tồn vong của dân tộc.
Sự
thật luôn bị tráo lộn, sự tồn vong của một lực lượng chính trị không phải là sự
tồn vong của dân tộc, lực lượng chính trị ép buộc xã hội vào nguy cơ của họ,
trong khi xã hội gần như không được tác động vào quá trình hoạt động của họ;
khi lâm nguy, khi nguy cấp lại yêu cầu xã hội có trách nhiệm là một sự vô lý
không thể chấp nhận.
Quá
trình giữ chỗ làm thuê bị đánh tráo thành trung thành, thành kiên định, một lực
lượng chính trị tìm cách thâu gom nguồn lợi quốc gia từ thuế, tài nguyên, tiền
đi vay... để trả công cho lực lượng bảo vệ sự tồn vong của lực lượng chính trị
của mình chứ không tập trung lo vào việc chính là sự phát triển của xã hội.
Các
thành phần ưu tú trong xã hội đã chỉ ra những bất hợp lý, các thành phần khác
ngày càng tăng thêm nhận thức về sự thật đang diễn ra; lực lượng chính trị ra
sức dùng nguồn lực đang có để uốn xã hội theo mục tiêu của riêng mình – một
việc làm trái quy luật, gây lãng phí nguồn lực xã hội, lẽ ra phải để phát triển
xã hội.
Cách
để xã hội quay về hoạt động bình thường là rất đơn giản, nhưng sức ép xã hội
chưa đủ mạnh để lực lượng chính trị từ bỏ mưu lợi riêng, tập trung vào bình
thường hóa cuộc sống xã hội.
Dù
muốn hay không xã hội cứ tự vận hành theo cái cách của xã hội như nước từ suối
sông chảy ra biển khơi, ai ngăn sông đắp đập mặc ai, nước vẫn có cách đi của
nước.
11 thg 2, 2011
Nokia chính thức thất bại về phần mềm
Nokia đã có nhiều thay đổi về chiến lược nhưng đến nay đã tạm chấp nhận thất bại với hệ điều hành điện thoại di động.
Android vừa vượt symbian lên vị trí số 1 về hệ điều hành điện thoại di động, theo sau symbian là mac os của apple, rim của blackberry và bây giờ là web os của thế lực hp.
Nokia là người khổng lồ di động, microsoft cũng là người khổng lồ phần mềm máy tính để bàn, hai người khổng lồ có thể thành lỗi thời vì sự nặng nề vĩ đại của mình.
Nokia thế mạnh về phần cứng, microsoft thế mạnh về phần mềm, vậy là hai người khổng lồ xếp lại những tự ái vặt vãnh để cùng nhau trụ lại tốp đầu trong thế giới công nghệ biến đổi hằng ngày, hôm qua là vĩ đại mà ngày mai có thể dĩ vãng.
Microsoft đã từng có yêu cầu nhà sản xuất phần cứng làm theo ý mình và thành công, nokia cũng biết yêu cầu phần mềm tạo ra sự tiện dụng cho người dùng, hai thế mạnh, hai người khổng lồ có vượt được lên hay không chắc chắn là không vượt lên được thì cũng thành đối trọng với phần còn lại của thế giới di động để tạo nên sự cân bằng sinh thái công nghệ cần thiết.
Hệ sinh thái này người được lợi chính là người tiêu dùng.
Android vừa vượt symbian lên vị trí số 1 về hệ điều hành điện thoại di động, theo sau symbian là mac os của apple, rim của blackberry và bây giờ là web os của thế lực hp.
Nokia là người khổng lồ di động, microsoft cũng là người khổng lồ phần mềm máy tính để bàn, hai người khổng lồ có thể thành lỗi thời vì sự nặng nề vĩ đại của mình.
Nokia thế mạnh về phần cứng, microsoft thế mạnh về phần mềm, vậy là hai người khổng lồ xếp lại những tự ái vặt vãnh để cùng nhau trụ lại tốp đầu trong thế giới công nghệ biến đổi hằng ngày, hôm qua là vĩ đại mà ngày mai có thể dĩ vãng.
Microsoft đã từng có yêu cầu nhà sản xuất phần cứng làm theo ý mình và thành công, nokia cũng biết yêu cầu phần mềm tạo ra sự tiện dụng cho người dùng, hai thế mạnh, hai người khổng lồ có vượt được lên hay không chắc chắn là không vượt lên được thì cũng thành đối trọng với phần còn lại của thế giới di động để tạo nên sự cân bằng sinh thái công nghệ cần thiết.
Hệ sinh thái này người được lợi chính là người tiêu dùng.
Số 3 kỳ diệu
Viettel
mới tìm ra quy luật con số 3, phải trong tốp 3 không thì chết, vì tốp 3 doanh
nghiệp viễn thông sẽ chiếm trên 90% thị phần.
Trong
chiến đấu mọi người cũng từng nghe đến con số 3, con số 3 làm nên chiến thắng
của cuộc chiến tranh vĩ đại giải phóng dân tộc khỏi ngoại xâm.
Đó
là tổ 3 người, 3 tổ làm nên một tiểu đội, 3 tiểu đội làm nên một trung đội.
Xa
hơn nữa là giả thiết tổ 3 người của quân Tây Sơn, hành quân thần tốc bằng một
chiếc thuyền nhỏ đan bằng tre chỉ đủ đưa 3 người qua sông, có đòn 2 người gánh
thuyền, người thứ 3 nếu buồn ngủ hoặc cần nghỉ ngơi sẽ nằm trên thuyền để 2
người kia khiêng đi, cứ như vậy thay nhau nghỉ ngơi, ăn uống đã có nhân dân
cung cấp dọc hai bên đường hành quân. Chỉ có giả thiết đó mới lý giải được sự
thần tốc của đội quân Tây Sơn.
Trong
đánh giặc Pháp, giặc Mỹ ta có tổ 3 người hỗ trợ nhau chiến đấu, để tổ chiến đấu
tự bảo vệ nhau có thể thay ca canh gác mỗi người 8 tiếng để đủ 24 giờ luôn có
người thức.
Trong
việc làm một người chính, một người phụ và một người dự bị. Khi người chính mệt
lại về vị trí dự bị, người phụ lên chính, người dự bị lên phụ.
Trời
đất người, tam tài tạo nên con số 3 kỳ diệu. Một đơn vị chiến đấu ở vị trí
chính luôn yên tâm đã có người đang hỗ trợ mình, có người sẵn sàng thay thế
mình, mình có chỗ khi cần để nghỉ ngơi. Sự vận hành của con số 3 không dứt,
liên hoàn tạo lên sức mạnh chung.
Chiến
đấu trong thương trường nếu sử dụng được con số 3 này chắc sẽ đem lại nhiều
chiến thắng.
Cứ tin nhà chức trách đi
Tổng Bí thư: Không vì cơ cấu mà quên tiêu chuẩn
Tổng Bí thư: Tránh dư luận nhân dân cho rằng
có thể đi bầu hộ...
|
“Chẳng hạn để cơ cấu một nữ đại biểu vừa
trẻ, lại vừa ngoài Đảng, là người dân tộc nữa là rất khó”,
“Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng hay một số bộ ngành khác trong chỉ tiêu cứng
cũng không thể tìm ra được cán bộ nữ hoặc người trẻ. Nên bây giờ,
tiêu chuẩn về độ trẻ cũng phải nâng lên thành 40 tuổi. Rồi số ứng
viên do Trung ương giới thiệu về địa phương thì đề nghị ở dưới quán
triệt để bầu tập trung”,
“Con người là khâu trung tâm. Nên kết hợp thật
hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Từ tiêu chuẩn mà xây dựng cơ cấu.
Chứ không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn”,
“Nói như vậy nhưng cũng không được quên yếu tố
cơ cấu, để đảm bảo tính đại đoàn kết toàn dân. Vì Quốc hội
vừa là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng cũng là cơ quan đại diện cao
nhất”,
“Để cuộc bầu cử phải diễn ra dân chủ, đúng
pháp luật. Tránh dư luận nhân dân cho rằng có thể đi bầu hộ, một
người bầu cho cả gia đình, hoặc chuyện đi bầu chỉ là hình thức vì
đã chọn sẵn từ trước”,
(từ vietnamnet)
(từ vietnamnet)
Kinh tế có phải là chiến tranh
Chiến đấu phải xác định được mục tiêu và có vũ khí để tiêu diệt. Kinh tế hoàn toàn cũng như vậy, mục tiêu cần "tiêu diệt" là trái tim khách hàng, "vũ khí" thì vô cùng đa dạng, nó có thể là thực phẩm, là mặt hàng tiêu dùng là dịch vụ nào đó.
Không tự dưng mà nokia có các nhân viên là các nghệ sĩ vẽ kiểu dáng lang thang chỗ đông người như nhà thơ để cảm nhận về kiểu dáng người tiêu dùng sẽ thích. Microsoft đã thuê rất nhiều người Việt vẽ các mẫu theo yêu cầu của họ. Google cũng có họa sĩ tài ba sáng tạo các biểu tượng của google, viettel phải thuê mất 45000 usd để vẽ biểu trưng cho mình. . . Có bóng dáng của nghệ sĩ để tham gia vào quá trình chinh phục trái tim người dùng.
Các loại "vũ khí " liên tục được cải tiến để tiêu diệt trái tim người dùng, có "vũ khí " tốt cộng với một chiến thuật, chiến dịch, chiến lược phù hợp để tạo ra những trận thắng lớn.
Có người hiểu đối thủ cạnh tranh là đối tượng cần "tiêu diệt ", thực ra đối thủ cạnh tranh bị "tiêu diệt" là hệ quả của cách đánh phù hợp đã "tiêu diệt " được đa số khách hàng và có thể là toàn bộ khách hàng.
"Vũ khí " hiện đại hiện nay là dịch vụ mạng, thiết bị mạng, tư vấn, dịch vụ cao cấp các loại, rô bốt, năng lượng mặt trời. . . tuy vậy "vũ khí " thô sơ là dịch vụ ăn uống, du lịch vẫn có hiệu quả cao và phù hợp với sự đa dạng khí hậu, đa dạng về tập quán vùng miền. . . vẫn là "vũ khí" có hiệu lực mạnh "tiêu diệt" tất cả các loại đối tượng trên khắp thế giới.
Người Việt có truyền thống đánh giặc, sự dịch chuyển sang làm kinh tế là thuận tiện bởi nó vẫn cần "vũ khí" với cách đánh phù hợp "tiêu diệt" lần lượt và toàn bộ các mục tiêu để tiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Không tự dưng mà nokia có các nhân viên là các nghệ sĩ vẽ kiểu dáng lang thang chỗ đông người như nhà thơ để cảm nhận về kiểu dáng người tiêu dùng sẽ thích. Microsoft đã thuê rất nhiều người Việt vẽ các mẫu theo yêu cầu của họ. Google cũng có họa sĩ tài ba sáng tạo các biểu tượng của google, viettel phải thuê mất 45000 usd để vẽ biểu trưng cho mình. . . Có bóng dáng của nghệ sĩ để tham gia vào quá trình chinh phục trái tim người dùng.
Các loại "vũ khí " liên tục được cải tiến để tiêu diệt trái tim người dùng, có "vũ khí " tốt cộng với một chiến thuật, chiến dịch, chiến lược phù hợp để tạo ra những trận thắng lớn.
Có người hiểu đối thủ cạnh tranh là đối tượng cần "tiêu diệt ", thực ra đối thủ cạnh tranh bị "tiêu diệt" là hệ quả của cách đánh phù hợp đã "tiêu diệt " được đa số khách hàng và có thể là toàn bộ khách hàng.
"Vũ khí " hiện đại hiện nay là dịch vụ mạng, thiết bị mạng, tư vấn, dịch vụ cao cấp các loại, rô bốt, năng lượng mặt trời. . . tuy vậy "vũ khí " thô sơ là dịch vụ ăn uống, du lịch vẫn có hiệu quả cao và phù hợp với sự đa dạng khí hậu, đa dạng về tập quán vùng miền. . . vẫn là "vũ khí" có hiệu lực mạnh "tiêu diệt" tất cả các loại đối tượng trên khắp thế giới.
Người Việt có truyền thống đánh giặc, sự dịch chuyển sang làm kinh tế là thuận tiện bởi nó vẫn cần "vũ khí" với cách đánh phù hợp "tiêu diệt" lần lượt và toàn bộ các mục tiêu để tiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)