Người theo dõi

11 thg 2, 2011

Kinh tế có phải là chiến tranh

Chiến đấu phải xác định được mục tiêu và có vũ khí để tiêu diệt. Kinh tế hoàn toàn cũng như vậy, mục tiêu cần "tiêu diệt" là trái tim khách hàng, "vũ khí" thì vô cùng đa dạng, nó có thể là thực phẩm, là mặt hàng tiêu dùng là dịch vụ nào đó.

Không tự dưng mà nokia có các nhân viên là các nghệ sĩ vẽ kiểu dáng lang thang chỗ đông người như nhà thơ để cảm nhận về kiểu dáng người tiêu dùng sẽ thích. Microsoft đã thuê rất nhiều người Việt vẽ các mẫu theo yêu cầu của họ. Google cũng có họa sĩ tài ba sáng tạo các biểu tượng của google, viettel phải thuê mất 45000 usd để vẽ biểu trưng cho mình. . . Có bóng dáng của nghệ sĩ để tham gia vào quá trình chinh phục trái tim người dùng.

Các loại "vũ khí " liên tục được cải tiến để tiêu diệt trái tim người dùng, có "vũ khí " tốt cộng với một chiến thuật, chiến dịch, chiến lược phù hợp để tạo ra những trận thắng lớn.

Có người hiểu đối thủ cạnh tranh là đối tượng cần "tiêu diệt ", thực ra đối thủ cạnh tranh bị "tiêu diệt" là hệ quả của cách đánh phù hợp đã "tiêu diệt " được đa số khách hàng và có thể là toàn bộ khách hàng.

"Vũ khí " hiện đại hiện nay là dịch vụ mạng, thiết bị mạng, tư vấn, dịch vụ cao cấp các loại, rô bốt, năng lượng mặt trời. . . tuy vậy "vũ khí " thô sơ là dịch vụ ăn uống, du lịch vẫn có hiệu quả cao và phù hợp với sự đa dạng khí hậu, đa dạng về tập quán vùng miền. . . vẫn là "vũ khí" có hiệu lực mạnh "tiêu diệt" tất cả các loại đối tượng trên khắp thế giới.

Người Việt có truyền thống đánh giặc, sự dịch chuyển sang làm kinh tế là thuận tiện bởi nó vẫn cần "vũ khí" với cách đánh phù hợp "tiêu diệt" lần lượt và toàn bộ các mục tiêu để tiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét