Người theo dõi

27 thg 3, 2011

Việt Nho





2. Từ
Ai đã để tâm nghiên cứu tiếng Việt cũng sẽ nhận ngay ra rằng giữa từ nho và từ Việt không có biên cương xác định. Theo sự ước lượng của cụ Ngô Tất Tố thì trong 10.000 từ có đến 6000  Hán Việt, 3000 gốc Hán, 1000 là Việt thuần túy: theo nghĩa không mượn của Hán nhưng chung gốc với Mã Lai, Chàm, Indônê. Theo sự ước lượng của cố Cadière thì đại cương cũng thấy nho vượt hơn Việt, tức lối 8000 từ nho trong số 13000 từ. Như thế thì đâu là biên cương giữa từ nho và từ Việt? Nhất là hãy nhớ đến sự kiện hay bị quên này chữ nho không có một lối đọc chung nhưng mỗi miền đọc mỗi khác. Sở dĩ người ta quen đồng hóa nho với Hán là vì thói quen chính trị mà thôi chứ ban đầu Hán chỉ là một lối đọc của một thiểu số trong các lối đọc khác của Miêu, Mán, Thái, Lạc Việt v.v… nhưng về sau vì may mắn chính trị mà thiểu số đó lấn lướt nên mặc nhiên được coi như chủ nhân của Nho.


(Kim Định)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét