1.
Từ
Từ
tức là lời. Lời của Nho rất ít. Khổng Tử là hiền triết nói ít nhất trong các
triết gia trên đời. Đã vậy về đạo, về nhân thì hầu như ông không có lời nào.
Đấy là nét đặc trưng mà xưa nay chưa mấy được chú ý, nên cần bàn thêm. Lời nói
là một phát minh rất quan trọng của con người, nó mở đường cho mọi tiến bộ về
sau. Vì thế nó có sức thôi miên, gây thành khuynh hướng thờ lời như một cái gì
thần thánh, mà ta còn thấy dấu vết trong những lời chú mà người xưa đã gán cho
rất nhiều uy lực; nhưng sau này người ta cũng nhận ra tính cách ma thuật của
nó. Ngoài ra lời nói cũng có sức quyến rũ khác đến nỗi những triết gia thượng
thặng như Lão Trang đã hiểu rõ rằng “Đạo bất khả ngôn”. Vì thế “tri giả bất
ngôn, ngôn giả bất tri”. Vậy mà các ông còn nói lu bù về đạo. Lão Tử thì để lại
năm ngàn lời trong Đạo Đức Kinh. Trang Tử để lại lối mười vạn lời trong cuốn
Nam Hoa Chân Kinh. Vậy mà kể còn là ít khi so với các triết gia tên tuổi khác
như Plato, Aristotle chẳng hạn, các vị này nói có cả hàng triệu lời.
Theo
luật răng đau của Bernard Shaw rằng người ta chỉ nói đến răng khi răng đau.
Cũng vậy nói nhiều quá về đạo là tỏ ra chưa đạt đạo. Phương ngồn quen nói “Nhất
Lý thông, vạn lý minh”. Cái Lý cùng cực đó, Lý trên nhất đó chính là Lý Thái
Cực. Nếu đạt được thì tự nhiên mọi lý khác thuộc phần mớ liền sáng ra, khỏi cần
nói nhiều, còn khi không đạt cái Lý viết hoa đó thì cứ phải bày biện lý nọ lẽ
kia rườm rà, quanh quất, nên có câu “Thất Lý nhi nhập ư thuật” không đạt lý nên
bày ra muôn vàn lý lẽ quanh co (thuật). Vì Lý viết hoa đó là Lý Thái Cực, vốn
gồm cả âm, cả dương, cả có cả không, cả đa cả nhất, cả tĩnh cả động, cả sáng cả
tối… Còn nếu không đạt Lý đó thì chỉ có một bên, một duy nhào đó: thiếu mất bên
kia, nên lời nói hết hiệu nghiệm: phải thêm hoài mà vẫn chưa cảm thấy đủ. Kinh
Dịch nói:
“Nghi
giả kỳ từ chi
Cát
nhơn chi từ quả
Táo
nhơn chi từ đa” (Hệ từ hạ XII 7)
“Người
còn nghi nan trong lòng thì lời nói rậm lời không có tư tưởng, (ngành ngọn:
chi). Người đạt (may mắn) thì nói ít nhưng đủ để bao được cả trong ngoài. Người
táo kết (bất thông) thì nói nhiều. Nhiều nên hiểu là nhiều chủ thuyết mà không
có thuyết nào đạt địa vị ưu thắng.
Biết
thế rồi ta thấy sự ít lời trong Nho có cái giá trị riêng biệt của nó. Ít lời
đây không vì bất lực, nhưng là vì lờinói đã chứa đầy uy mãnh rồi; khỏi cần nói
thêm. Theo đó ta phải tìm xem lời nào đầy đủ nhất trong Nho? Thưa đó là ba chữ
“Chí Trung Hòa”. Ba chữ này tóm thâu tinh thoa Nho giáo cách tuyệt vời cũng như
nói lên được nét đặc trưng của Nho cách thấu triệt. Cho nên “Kỳ nhơn” của Nho
phải là người nhận thức ra được mọi chiều kích ba chữ đó, để hiện thực vào thân
tâm và diễn đạt ra cho mọi người cùng hiểu. Vậy chúng ta hãy dùng tượng hình và
đồ biểu để trình bày sơ lược châm ngôn trên cho được rõ ràng. Câu đó nằm trong
lời phát đoan của sách Trung Dung rằng:
“Trung
dã giả, thiên hạ chi đại bồn dã.
Hòa
dã giả, thiên hạ chi Đạt đạo dã.
Chí
trung hòa:
Thiên
địa vị yên
Vạn
vật dục yên”
Đoạn
văn trên chỉ rõ đâu là bổn gốc, đâu là ngọn ngành. Bổn là Trung, ngọn là Hòa.
Hòa đây là Thái Hòa tức cái Hòa bao trùm hết tất cả: cả trời đất, cả vạn vật
nữa. Và sự bao trùm diễn tả bằng chữ “dục” nghĩa là được nuôi nấng giáo dục.
Để
hiểu rõ hơn tưởng cần giải rộng câu trên. Trước hết là về ba chữ “Chí Trung
Hòa”. Trong quyển Chữ Thời tôi đã giải rộng bằng câu “có chí trung thì mới đạt
được chí hòa”. Cần lập lại chữ chí để nói lên hai đàng khác nhau. Chí trung là
bổn, còn chí hòa là hoa trái ngọn ngành. Phải làm nổi bật cả hai để đạt nổi
bước “lưỡng hành” của Nho mà hội nghị Honolulu đã nói lên bằng hình bóng là “có
chân trên cả hai tàu”. Điểm lưỡng hành này ít được học giả chú ý, thí dụ James
Legge dịch ba chữ kia là “Let the states of equilibrium and harmony exist in
perfection”, không dám nói là dịch sai nhưng bản dịch làm chìm mất tính chất
lưỡng hành của câu nói. Đọc lên người ta không thấy Trung là căn bổn, Hòa là
hoa trái. Muốn cho dễ thấy được điều đó thiết tưởng phải dịch là “When the
Centering is utmost, the Harmony is the greatest”. Dịch trung bằng chữ
centering bao hàm được sự “tiến hành vào nội tâm”, và khi tiến vào đến cùng cực
thì đạt Thái Hòa là hòa âm với dương, tức cái hòa nền tảng, bao trùm cả trời
cùng đất. Để giải rộng hơn nữa ta có thể nói: “The deepest is centering, the
greater is harmony” câu này đặt theo câu cách ngôn triết Tây: “Plus la
compréhension est petite, plus l’extension est grande”. Tuy câu công lý này chỉ
nằm trong bình diện ý niệm, nhưng chiều hướng thì cũng như chí trung hòa, là
vào càng nhỏ thì sức bao gồm bên ngoài càng to. Theo đó, cái Hòa bên ngoài có
thể dùng như tiêu chuẩn để đo độ sâu của cái Trung bên trong. Trung là đi vào
nội tâm: ta không thể kiểm soát nội tâm, nhưng ta nhờ cái Hòa để biết Trung
cách cơ thể, nên có thể nương theo Hòa để biết Trung đi tới đâu. Nhất là khi
Hòa còn được đèo thêm dấu hiệu cụ thể là sự nuôi dưỡng: sách nói nếu đạt Chí
Trung Hòa thì:
“Thiên
địa vị yên.
Vạn
vật dục yên”.
Khi
trời đất được xếp đặt đúng chỗ thì vạn vật đều được dưỡng nuôi. Hai chữ vạn vật
ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng gồm cả tâm lý: ý, tình, chí đều được nuôi dưỡng.
Tức triết không chỉ có duy lý hay duy tình, hoặc duy chí mà tất cả tình lý chí
cùng tham dự. Còn trong siêu hình là cả thiên lẫn địa, cả âm lẫn dương đều có
phần. Tóm lại là không duy nào cả nhưng bao trùm hết. Được như vậy thì là dấu
Trung đã đi tới chốn: nên có được chí Hòa, và vạn vật được nuôi dưỡng, không
còn khát vọng nào đói khát làm reo, khiến triết nhân phải nói thêm, nói hoài. Như
vậy, ít lời không là dấu tốt sao? Vì thế có thể kết luận được là Nho đã thành
công ở bước Từ: không một nền triết nào có thể tóm thâu đựơc vào ba Từ như vậy.
2.
Tượng
Bây
giờ xét đến tượng. Tượng là bước thứ hai sau lời. Văn hóa nào bám vào lời thì
thải bỏ hết các biểu tượng, nên Tượng chỉ có lác đác một cách cầu âu. Nhưng văn
hóa muốn đi vào đời tất phải có tượng, vì nó cụ thể gần với việc, nhất là nó
mềm dẻo dễ uốn nắn theo hoàn cảnh là điều cần trong đời sống muôn mặt.
Tượng
lớn hơn hết trong Nguyên Nho là những quan niệm về Trời, Đất, Người đựơc biểu tượng
bằng hình tròn vuông. “Thiên
viên địa phương”: trời tròn đất vuông. Biểu tượng này không hẳn riêng của Nho
trong các nền văn hóa thời sơ khai người ta gặp hình tròn vuông lu bù, như
mandala thí dụ. Nhưng đến nay chúng đã quá lu mờ, không còn thể biết rõ ban đầu
chúng có biểu thị Trời Đất chăng, cũng không biết trải qua các chặng biến hóa
hình tròn vuông đã chỉ thị những gì thì chưa được tìm ra. Tuy nhiên đó là phần
việc của khảo cổ và cổ sử. Riêng trong triết, người ta cũng thấy có dấu vết của
một số văn hóa nghiêng về tròn, như thấy trong kiểu xếp đặt theo vòng tròn
trong các Menhir bên Pháp hay stonehenge bên Anh. Aán Độ có biểu hiệu rắn cắn
đuôi, tức cũng tròn, ngược lại bên Sumer
hay Assyria thì thiên trọng về vuông, như thấy
trong hình các Ziggurat luôn luôn vuông. Quan sát theo mấy ấn tích lớn đó, ta
có thể nói hầu như không nơi nào có được tròn vuông hòa hợp.
Riêng
bên Nho thì tròn vuông hòa hợp và có đầy tang chứng: tiêu biểu hơn hết cả là
đền Tế Thiên với nền vuông mái tròn. Xe vua đi thì thùng vuông mui tròn. Nho
gia đi giầy vuông đội mũ tròn…
Do
biểu tượng tròn vuông trên ta có thể phân ra ba loại triết. Một loại chỉ lo có
tròn tức Duy Vô hoặc Duy Nhất, thiếu đa tạp chỉ bằng hình vuông. Vì vậy
chỉ bằng vòng tròn .
Loại hai chỉ có
vuông tức là duy hữu, duy đa tạp, không nghĩ tới Nhất hay Vô. Ta hãy chỉ thị bằng
hình vuông.
Loại ba tròn vuông hỗn hợp. Tục ngữ Việt gọi là “Mẹ tròn con vuông” tức
tròn
(tinh thần) thẩm thấu hay bao bọc lấy vật chất vuông.
Và vẽ ra như hình sau.
Hãy
soi sáng bảng trên bằng vài thí dụ tổng quát. Khi đọc Lão Trang chẳng hạn, ta
thấy đó là những thiên tài cao cả, có khả năng đưa ra những cái nhìn thấu
triệt, những hình ảnh ví von tuyệt vời làm ta có cảm tưởng lạc vào một thế giới
thần tiên, siêu thoát. Nhưng nếu tìm cách áp dụng những lời đó vào cuộc sống ta
sẽ thấy lúng túng. Rồi ta nhìn kỹ lại thì cảm tưởng các ngài còn ở lì lại cõi
tiên mà ta gọi là cõi Nhất. Các Ngài bám vào cái nhất không sao ra đa tạp được,
nghĩa là trước sau chỉ có một đề tài và chỉ chuyên về nói: nói về Từ, Ý, không
còn hơi sức cho việc làm (Dụng, Cơ). Nên ta thấy có sự bất lực kinh niên về
kinh tế, chính trị của loại triết này. Như vậy theo câu “Chí Trung Hòa” thì
chưa đạt đạo, tức chưa gồm cả âm, cả dương. Thực ra những lời đó không thiếu
giá trị nhưng là giá trị phần mớ như về suy luận, hoặc đóng góp vào hội họa,
vào tu tâm nhưng đối với đời sống toàn diện thì kể là bất lực.
Lối
thứ hai được gọi là đa phương. Mới xem ta có cảm tưởng là rất phong phú. Tư
tưởng kết nạp một cách rất mạch lạc. Nhưng khi xem kỹ lại thì tất cả chỉ có một
chiều: thiếu mối liên hệ nền tảng giữa Có với Không, giữa động với tĩnh, giữa
nhất với đa mà chỉ có đa thiếu thống nhất, nên ví được với thần Cộng Công chạy
vòng quanh núi Bát Chu không tìm ra lối vào thiên thai nói bóng là húc đầu vào
cột chống trời, làm trời sụp. Đó là lối suy luận của Duy Lý hay Duy Trí, xây
trên những tượng ý (imago-idea) của sự vật lẻ tẻ. Kinh Dịch chỉ bằng những hình
vuông rời rạc, không tìm ra được vòng tròn để bao bọc lấy, để thống nhất lại:
hậu quả là vạn vật không được nuôi dưỡng “Vạn vật bất dục yên”, hiểu là những ý
niệm đó không được tẩm nhuận trong luồng linh lực tuôn trào tự thâm tâm (tiềm
thức hay siêu thức) để nuôi dưỡng, nên chỉ là những ý niệm trừu tượng khô cằn,
đọc vào không đủ để di dưỡng tính tình, nên triết học gia cứ phải đi tìm thêm
mãi. Làm người ta liên tưởng tới chuột chạy vòng, chạy hoài mà không tới: qua
hết môn phái này đến môn phái kia, quả là đa phương, nhưng thiếu hướng. Thiếu
hướng đi thì môn triết học chỉ còn là cực hình Tantalus như Kant có lần đã nói
thế, hoặc như Nietzsche gọi sinh viên triết là “các thánh tử vì đạo” (tử vì
triết). Vì học triết đã đốc ra sự học rất nhiều ý kiến của nhiều triết gia,
cuối cùng không biết theo đường nào: sự học chỉ làm khô cạn tâm hồn, trở nên
cực hình và không có nuôi dưỡng, không bơm sinh lực vào tâm trí.
Bởi
thế về tinh thần phải nhờ tôn giáo đảm nhiệm, luân lý cũng phải xây trên tôn
giáo. Triết học không đủ uy tín đưa ra đựơc nền luân lý độc lập. Thế nhưng
triết học lại thường chống đối tôn giáo: hai đàng không sao cộng tác đuợc với
nhau để hướng dẫn đời. Đành phải đạo đời riêng rẽ. Đó quả là một tai họa. Vì lý
tưởng phải là đạo đời tương thông, và lẽ ra cả hai chỉ là một, y như xác hồn
chỉ là một con người. Tuy nhiên ta cũng phải công nhận giá trị của loại này ở
chỗ chứng tỏ cho ta sự hạn cục của lý trí. Và vì không có lỗi nào mà nó đã
không đi tìm kiếm nhưng đều thất bại thì điều đó cho ta một kinh nghiệm sâu xa
về sự bất lực của triết học lý niệm, khiến ta phải tìm ra lối siêu thoát nẻo
tâm linh. Cái giá trị của triết học duy trí ở chỗ đó.
Loại
ba là gồm có cả vào lẫn ra, cả trong lẫn ngoài, cả hữu lẫn vô, cả lý trí lẫn
tâm linh. Lý trí hay vòng ngoài được biểu thị bằng hình vuông đựơc bao bọc
bằng tâm linh biểu thị bằng hình tròn thành “mẹ
tròn con vuông” như hình sau.
Hình này là biểu thị câu “vạn vật dục yên”: vạn vật là vuông được vòng tròn chỉ
tinh thần bao bọc. Nếu loại một là lên tiên rồi ở lì lại trên đó, thì loại ba
là giống Từ Thức lên tiên chơi ít lâu rồi trở về làng đặng cố làm cho đời sống
của làng thêm tốt đẹp.
Tôi
không có ý áp dụng ba loại trên vào từng nền triết đích danh nào cả, mà chỉ có
ý đưa ra cái khung tiên thiên để làm cho điều muốn nói được thêm rõ ràng. Nhưng
riêng về Nho thì tôi phải cho là một trường hợp ngoại lệ, và nghĩ là nó đã đi
sát loại ba hơn hết. Tôi cho đó chính là lý do Nho được hội nghị Honolulu tuyên dương là
có chân trên cả hai tàu: tinh thần và vật chất. Vật chất biểu thị bằng hình
vuông được bao quanh bởi tinh thần chỉ bằng vòng tròn. Tròn vuông nói lên chữ
Hòa cao sâu nhất. Trên đã nói về nét tròn như chí trung, như cột gốc. Bây giờ
ta nói đến hòa như trái, và ta sẽ dùng số để triển khai điều này.
3.
Số
Số
là bước thứ ba sau tượng. Số cũng là một thứ tượng, là kết tinh của tượng, là
bước trùu tượng hóa của tượng. Thay vì nói tròn vuông thì đổi ra số lẻ (tròn)
số chẵn (vuông) nhờ vậy mở rộng sự dùng tượng ra rất nhiều. Vì mối liên hệ chặt
chẽ giữa số và tượng nên những nền văn hóa ít xái biểu tượng cũng ít xài số.
Còn Nho vì đã xài tượng nhiều nên cũng xài số lu bù và cách rất hệ thống, chứng
tỏ đã bước mạnh vào đời.
Số
của Nho lấy từ câu Kinh Dịch rằng “tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số” câu này là sự
phân tích của Ngũ hành, mà Ngũ hành là một cơ cấu uyên nguyên của Nho, nhưng
cho tới nay chỉ được dùng theo nghĩa ma thuật hoặc dùng để xếp loại còn dùng
như cơ cấu thì hầu như chưa ai động đến. Cho nên có một số điểm rất quan trọng
mà cho tới nay hầu như chưa thấy học giả nào nhìn ra. Vì thế chúng tôi thấy cần
phải làm sơ qua những điểm đó.
Trên
tôi đã bày tỏ rằng có ba loại triết lý, mà riêng Nho biểu lộ lưỡng hành cách
liên tục bằng cơ cấu. Vậy then chốt cơ cấu đó nằm trong Ngũ hành.
Vì
Ngũ hành bao gồm cả có lẫn không. Chính mối liên hệ giữa có với không này làm
nên cơ cấu uyên nguyên. Có là bổn hành chung quanh, không là hành Thổ ở trung
cung, cũng gọi là “hành vô hành”, “địa vô địa”. Nhờ mối liên hệ then chốt nọ mà
có cơ cấu uyên nguyên giữa Hữu là Dương thông hội với Vô là Âm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét