Đoài bảo: "Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là
hơn". Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: "ý chú Khảm thế nào?" Khảm bảo:
"Các anh thế nào thì em thế". Cấn hỏi: "Chú Khiêm sao im
thế?" Khiêm hỏi: Anh định thế nào?" Cấn bảo: "Tôi đang nghĩ.
Đoài bảo: "Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết
nhé".
Hôm lão Kiền mổ não, trừ Sinh với Tốn, mấy anh em đều kéo nhau lên bệnh viện. Ca mổ kéo dàì bốn mươi hai phút. Ngồi ngoài phòng chờ, Đoài bảo Khảm: "Ông cụ không viết di chúc mới gay, sau này tài sản biết chia thế nào?" Khảm bảo: "Lão Cấn tham lắm, anh em mình rồi ra đường thôi". Đoài bảo: "Sang năm tao cưới Mỹ Trinh, ông ánh sáng ban ngày hứa cho một cây. Mày bảo một cây mua nổi nhà không? Khảm bảo: "Vào tay em, em nhân nó lên vài cây ngay". Đoài bảo: "Có năng khiếu kinh doanh thích thật, còn các năng khiếu như văn chương, nghệ thuật, v. v... đều vô dụng cả.
Cấn vào gặp bác sĩ. Một lúc sau đi ra lắc đầu: "Bác sĩ bảo khoảng một tháng nữa thì đưa bố về". Hôm đưa lão Kiền về, lão Kiền đầu quấn băng, hỏi gì cũng không nói, mắt lờ đờ. Vào trong nhà, Sinh tháo gỡ băng ra. Đầu lão Kiền trọc lốc, nổi lện một khối u to như. quả trứng gà. Nửa tháng sau, khối u này to bằng nửa quả bưởi, lấy ngón tay ấn vào thấy như có chứa bã dậu ở trong, ấn mạnh thì lõm sâu, ấn nhẹ thì lõm ít. Sinh phục vụ, săn sóc, rất khổ sở.
Khảm hỏi Đoài: "Bệnh này có lây không?" Đoài bảo:Có kiêng có lành. Tao khuyên mày cẩn thận. Vợ chồng lão Cấn còn có tiền. Thằng Khiêm còn có tiền. Tao với mày lở bệnh, tiền đâu mà chữa?" ít lâu sau, lão Kiền mê sảng, cứ rên rỉ: Cho tôi chết đi, đau đớn lắm". Không khí trong nhà u ám, ai cũng buồn rầu. Đến ngay Tốn cũng bỏ lau nhà, suốt ngày ngồi thu lu trong cái buồng vẫn để than củi cạnh nhà xí.
Bà Hiển trên phố xuống, thấy anh mình vật vã đau đớn, khóc: "Anh ơi, tiền oan nghiệp chướng gì mà anh chết khổ, chết sở thế này. Bà Hiển bảo: "Chúng mày xem thế nào chứ? Để thế này à? Cấn bảo: "Cô bảo làm thế nào nữa?" Bà Hiển bảo. "Cô có người bạn, bà ấy có bài kinh Vô thường, bây giờ xin chép về đọc, may ra ông ấy sẽ đi yên ổn". Đoài bảo: "Lại thế nữa".
Bà Hiển bắt Khiêm đèo lên phố, đến nhà bà bạn để chép kinh Vô thường. Khiêm mang về bảo Đoài: "Anh giỏi chữ, anh đọc đi". Đoài cầm tờ giấy, xoay ngang xoay dọc rồi lắc đầu: "Chữ nghĩa chú viết thế này thì tôi xin chịu, thật quá sổ sách kế toán ông Cấn".
Khiêm vào đọc kinh. Lúc ấy là chập tối. Bà Hiển thắp hương ngồi cạnh. Lão Kiền lúc đầu vật vã, rồi nằm yên. Mười một giờ đêm, mọi người đi ngủ. Khiêm vẫn ngồi đọc. Đọc đi rồi lại đọc lại. Đại ý bài kinh xin đức Phật giải tội cho người sắp chết, để nghiệp chướng cho người sống chịu, lời lẽ khó hiểu. Suốt đêm Khiêm ngồi đọc, lạc cả giọng. Đến bốn giờ sáng hôm sau, lão Kiền tắt thở, trên môi thấp thoáng nụ cười, trông rất hiền lành, trung hậu. Khiêm vuốt mắt bố rồi vào gọi Cấn. Cả nhà dậy. Đoài bảo: "Ông cụ đi rồi. Thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài".
VII. NGàY THườNG
Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Đón Sinh về, mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ. Khiêm nấu nướng. Đoài với Tốn dọn nhà. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh đến dự, mua cả hoa.
Vào tiệc, mọi người để Sinh ngồi giữa, hai cô My Lan và Mỹ Trinh ngồi hai bên. Sinh đẹp lộng ìẫy Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: "Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay. Ai chấp nhận cuộc snng thì cầm lên cho. Cuộc sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời. Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của nó". Mọi người nâng cốc, Đoài bảo: "Khoan đã. Nhưng nó tên gì nhỉ?" Mọi người cười. Cùng uống rượu vui, Khiêm bảo: "Chị Sinh ơi về làm dâu họ Sĩ nhà này chị có khổ không?" Khảm bảo: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ". Sinh cười: "Cứ thế này thì không thấy khổ". Cấn hỏi: "Thế ngày thường thì thấy khổ à?" Sinh bảo: "Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm. Tốn mỉm cười ngô nghê nhắc lại: "Thương lắm!"
Người đưa thư qua cửa ngó vào: "Nhà 129 phải không? Có điện đấy". Cấn ra nhận điện, bảo: "Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng hêm qua". Đoài bảo: "Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi. Nào, xin mời chư tướng!”
Hôm lão Kiền mổ não, trừ Sinh với Tốn, mấy anh em đều kéo nhau lên bệnh viện. Ca mổ kéo dàì bốn mươi hai phút. Ngồi ngoài phòng chờ, Đoài bảo Khảm: "Ông cụ không viết di chúc mới gay, sau này tài sản biết chia thế nào?" Khảm bảo: "Lão Cấn tham lắm, anh em mình rồi ra đường thôi". Đoài bảo: "Sang năm tao cưới Mỹ Trinh, ông ánh sáng ban ngày hứa cho một cây. Mày bảo một cây mua nổi nhà không? Khảm bảo: "Vào tay em, em nhân nó lên vài cây ngay". Đoài bảo: "Có năng khiếu kinh doanh thích thật, còn các năng khiếu như văn chương, nghệ thuật, v. v... đều vô dụng cả.
Cấn vào gặp bác sĩ. Một lúc sau đi ra lắc đầu: "Bác sĩ bảo khoảng một tháng nữa thì đưa bố về". Hôm đưa lão Kiền về, lão Kiền đầu quấn băng, hỏi gì cũng không nói, mắt lờ đờ. Vào trong nhà, Sinh tháo gỡ băng ra. Đầu lão Kiền trọc lốc, nổi lện một khối u to như. quả trứng gà. Nửa tháng sau, khối u này to bằng nửa quả bưởi, lấy ngón tay ấn vào thấy như có chứa bã dậu ở trong, ấn mạnh thì lõm sâu, ấn nhẹ thì lõm ít. Sinh phục vụ, săn sóc, rất khổ sở.
Khảm hỏi Đoài: "Bệnh này có lây không?" Đoài bảo:Có kiêng có lành. Tao khuyên mày cẩn thận. Vợ chồng lão Cấn còn có tiền. Thằng Khiêm còn có tiền. Tao với mày lở bệnh, tiền đâu mà chữa?" ít lâu sau, lão Kiền mê sảng, cứ rên rỉ: Cho tôi chết đi, đau đớn lắm". Không khí trong nhà u ám, ai cũng buồn rầu. Đến ngay Tốn cũng bỏ lau nhà, suốt ngày ngồi thu lu trong cái buồng vẫn để than củi cạnh nhà xí.
Bà Hiển trên phố xuống, thấy anh mình vật vã đau đớn, khóc: "Anh ơi, tiền oan nghiệp chướng gì mà anh chết khổ, chết sở thế này. Bà Hiển bảo: "Chúng mày xem thế nào chứ? Để thế này à? Cấn bảo: "Cô bảo làm thế nào nữa?" Bà Hiển bảo. "Cô có người bạn, bà ấy có bài kinh Vô thường, bây giờ xin chép về đọc, may ra ông ấy sẽ đi yên ổn". Đoài bảo: "Lại thế nữa".
Bà Hiển bắt Khiêm đèo lên phố, đến nhà bà bạn để chép kinh Vô thường. Khiêm mang về bảo Đoài: "Anh giỏi chữ, anh đọc đi". Đoài cầm tờ giấy, xoay ngang xoay dọc rồi lắc đầu: "Chữ nghĩa chú viết thế này thì tôi xin chịu, thật quá sổ sách kế toán ông Cấn".
Khiêm vào đọc kinh. Lúc ấy là chập tối. Bà Hiển thắp hương ngồi cạnh. Lão Kiền lúc đầu vật vã, rồi nằm yên. Mười một giờ đêm, mọi người đi ngủ. Khiêm vẫn ngồi đọc. Đọc đi rồi lại đọc lại. Đại ý bài kinh xin đức Phật giải tội cho người sắp chết, để nghiệp chướng cho người sống chịu, lời lẽ khó hiểu. Suốt đêm Khiêm ngồi đọc, lạc cả giọng. Đến bốn giờ sáng hôm sau, lão Kiền tắt thở, trên môi thấp thoáng nụ cười, trông rất hiền lành, trung hậu. Khiêm vuốt mắt bố rồi vào gọi Cấn. Cả nhà dậy. Đoài bảo: "Ông cụ đi rồi. Thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài".
VII. NGàY THườNG
Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Đón Sinh về, mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ. Khiêm nấu nướng. Đoài với Tốn dọn nhà. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh đến dự, mua cả hoa.
Vào tiệc, mọi người để Sinh ngồi giữa, hai cô My Lan và Mỹ Trinh ngồi hai bên. Sinh đẹp lộng ìẫy Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: "Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay. Ai chấp nhận cuộc snng thì cầm lên cho. Cuộc sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời. Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của nó". Mọi người nâng cốc, Đoài bảo: "Khoan đã. Nhưng nó tên gì nhỉ?" Mọi người cười. Cùng uống rượu vui, Khiêm bảo: "Chị Sinh ơi về làm dâu họ Sĩ nhà này chị có khổ không?" Khảm bảo: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ". Sinh cười: "Cứ thế này thì không thấy khổ". Cấn hỏi: "Thế ngày thường thì thấy khổ à?" Sinh bảo: "Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm. Tốn mỉm cười ngô nghê nhắc lại: "Thương lắm!"
Người đưa thư qua cửa ngó vào: "Nhà 129 phải không? Có điện đấy". Cấn ra nhận điện, bảo: "Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng hêm qua". Đoài bảo: "Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi. Nào, xin mời chư tướng!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét