Nhà lão Kiền sáu người.
Toàn đàn ông. Bà Nhớn, vợ lão Kiền, mất đã mười một năm, lúc đó lão Kiền năm
mươi ba tuổi, cái tuổi oái ăm, lấy vợ nữa cùng dở, không lấy vợ nừa cũng dở.
Lão Kiền chọn cái dở ít hơn, ở vậy... Nhà lão Kiền trông ra mặt đường. Lão làm
nghề chữa xe đạp. Cấn làm nghề cắt tóc (khi mới quen Sinh, anh nói làm nghề
dịch vụ). Được tiếp thu một nền giáo dục gia đình bình dân (cha dạy học, mẹ
buôn gạo), Sinh không phải là người có nhiều định kiến hẹp hòi. Hơn nữa, trong
tính cách, thậm chí ở cô có phần phóng túng. Trình độ văn hóa hạn chế (Sinh tốt
nghiệp phổ thông cơ sở) nhưng điều đó không can hệ gì. Với phụ nữ, học vấn giữ
vai trò thứ yếu tạo nên sức mạnh thần thánh ở họ, điều này không phải chứng
minh. Về làm dâu, lúc đầu Sinh khá ngỡ ngàng với không khí tự do trong nhà. ăn
cơm chẳng ai mời ai, sáu người đàn ông, ai cũng cởi trần, mặc quần đùi cười nói
thản nhiên, chan chan
húp húp như rồng cuốn. Sinh phục vụ cơm nước ba lần một ngày. Dược cái việc
nặng Sinh không phải làm, có Tốn giúp đỡ. Tốn suốt ngày lau nhà, giặt giũ. Nó
không có khả năng làm việc gì khác. Cứ cái xô nhựa với tấm giẻ lau, khoảng vài
tiếng nó lại ìau nhà một lần. Nó không chịu được bẩn. Quần áo ai thay ra, nó
cũng giặt mà giặt rất sạch, phơi phóng cẩn thận. Tốn ít nói, nếu ai hỏi gì, chỉ
cười bẽn lẽn, trả lời nhát gừng. Vừa làm, nó vừa ti tỉ hát, không hiểu học được
khi nào bài hát của bọn bợm rượu:
A ha... Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưu,
Tình với tính hay chưa
Tốn hay giúp đỡ Sinh, nó cư xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến. Những ý thích nhỏ nhặt của cô, nó thực hiện với lòng tận tụy cầm thú. Nửa đêm, nếu Sinh buột miệng "có ô mai thì thích" là sẽ có ngay ô mai. Không biết Tốn lấy tiền ở đâu, đi mua lúc nào, chuyện này chịu.
ở trong nhà Sinh hãi nhất lão Kiền, sau đến Khiêm. Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão bảo: "Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!" Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: "Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi”. Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi: "Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền!!l Riêng với Khiêm, lão ít gây sự.
Khiêm to lớn, lừng lững, tính nóng nẩy. Hàng ngày đi làm vể (Khiêm hay làm ca đêm), Khiêm đều mang về khi cân thịt, khi bộ lòng. ít hôm Khiêm về không. Đoài hay nói (cũng là nói sau lưng Khiêm): "Trước sau cũng vào tù thôi. Cái thằng ấy tôi đã thấy trước tương lai của nó. ít cũng sáu năm tù. Kể cũng lạ. Một năm nó ăn cắp đến nửa tấn thịt mà người ta để yên cho nó! "
Khiêm có vẻ khinh hai ông anh. Với Cấn, nếu Khiêm cắt tóc bao giờ Khiêm cũng trả tiền. Khiêm bảo: "Anh đừng làm bộ với tôi. Tôi bắt anh phục vụ tôi có quyền trả tiền”. Cấn nhăn nhó: "Chú làm anh như người ngoài ấy". Khiêm bảo: "Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi... Kìa, cẩn thận con dao. Đừng cạo của tôi bộ ria mép dấy". Cấn chẳng biết trả lời ra sao, phải nhận tiền. Sinh bảo chồng: "Anh nhận tiền chú ấy khinh cho". Cấn bảo: Tôi là anh cả, nó khinh tôi thế nào dược".
Với Đoài, Khiêm coi như kẻ thù. Nhưng Đoài khôn, Khiêm không nói gì được. Khi đi làm, Đoài bao giờ cũng lấy cơm vào cặp lồng, cho vào mấy miếng thịt, mấy miếng lòng. Đoài bảo: "Có chút đạm này là đủ hai nghìn calo để làm việc cả ngày đây Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh". Khiêm hỏi: ”Khéo với nhanh cái gì?" Đoài bảo: "ấy là tôi nói chú khéo xử sự với người, mà nhanh xử sự với lợn”. Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.
Sinh lọt vào gia đình nhà này tựa như cơn mưa rơi xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Vài tháng đầu, lão Kiền không gây sự gì với con cái. Cấn là người hạnh phúc nhất. Anh cầm kéo cắt tanh tách, đối xử với khách hết sức nhã nhặn. Cấn quyết định nâng giá cắt tóc từ ba chục lên năm chục, ngoáy tai từ một chục lên hai chục, gội đầu từ hai chục lên ba chục, cạo râu từ một chục lên hai chục. Doanh thu tăng vọt. Mức chi tiêu gia đình chủ yếu do Cấn cầm cân nảy mực có phần rộng rãi. Đoài thấy mức chi tiêu tăng lên, ban đầu hoảng sợ nhưng không thấy ai hỏi han gì về khoản đóng góp thường lệ của mình nên bình tâm hơn. Còn Khiêm, vẫn y như tháng trước, tháng trước nữa, không chi ra một hào nhưng đều đặn góp vào mỗi hôm một cỗ lòng hoặc một hai cân thịt. ăn lòng lợn hơn chục hóm liền, Sinh phát sợ, bảo chồng: "Mai chú Khiêm có mang lòng về thì tôi đưa ra chợ để đổi thứ khác đấy". Cấn cười, mắt ve vuốt thân hình mềm mại của vợ, bảo rằng: "Tùy ái khanh".
3 http://vietgoc.blogspot.com/2011/04/khong-co-vua-nguyen-huy-thiep-3.html
A ha... Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưu,
Tình với tính hay chưa
Tốn hay giúp đỡ Sinh, nó cư xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến. Những ý thích nhỏ nhặt của cô, nó thực hiện với lòng tận tụy cầm thú. Nửa đêm, nếu Sinh buột miệng "có ô mai thì thích" là sẽ có ngay ô mai. Không biết Tốn lấy tiền ở đâu, đi mua lúc nào, chuyện này chịu.
ở trong nhà Sinh hãi nhất lão Kiền, sau đến Khiêm. Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão bảo: "Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!" Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: "Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi”. Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi: "Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền!!l Riêng với Khiêm, lão ít gây sự.
Khiêm to lớn, lừng lững, tính nóng nẩy. Hàng ngày đi làm vể (Khiêm hay làm ca đêm), Khiêm đều mang về khi cân thịt, khi bộ lòng. ít hôm Khiêm về không. Đoài hay nói (cũng là nói sau lưng Khiêm): "Trước sau cũng vào tù thôi. Cái thằng ấy tôi đã thấy trước tương lai của nó. ít cũng sáu năm tù. Kể cũng lạ. Một năm nó ăn cắp đến nửa tấn thịt mà người ta để yên cho nó! "
Khiêm có vẻ khinh hai ông anh. Với Cấn, nếu Khiêm cắt tóc bao giờ Khiêm cũng trả tiền. Khiêm bảo: "Anh đừng làm bộ với tôi. Tôi bắt anh phục vụ tôi có quyền trả tiền”. Cấn nhăn nhó: "Chú làm anh như người ngoài ấy". Khiêm bảo: "Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi... Kìa, cẩn thận con dao. Đừng cạo của tôi bộ ria mép dấy". Cấn chẳng biết trả lời ra sao, phải nhận tiền. Sinh bảo chồng: "Anh nhận tiền chú ấy khinh cho". Cấn bảo: Tôi là anh cả, nó khinh tôi thế nào dược".
Với Đoài, Khiêm coi như kẻ thù. Nhưng Đoài khôn, Khiêm không nói gì được. Khi đi làm, Đoài bao giờ cũng lấy cơm vào cặp lồng, cho vào mấy miếng thịt, mấy miếng lòng. Đoài bảo: "Có chút đạm này là đủ hai nghìn calo để làm việc cả ngày đây Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh". Khiêm hỏi: ”Khéo với nhanh cái gì?" Đoài bảo: "ấy là tôi nói chú khéo xử sự với người, mà nhanh xử sự với lợn”. Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.
Sinh lọt vào gia đình nhà này tựa như cơn mưa rơi xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Vài tháng đầu, lão Kiền không gây sự gì với con cái. Cấn là người hạnh phúc nhất. Anh cầm kéo cắt tanh tách, đối xử với khách hết sức nhã nhặn. Cấn quyết định nâng giá cắt tóc từ ba chục lên năm chục, ngoáy tai từ một chục lên hai chục, gội đầu từ hai chục lên ba chục, cạo râu từ một chục lên hai chục. Doanh thu tăng vọt. Mức chi tiêu gia đình chủ yếu do Cấn cầm cân nảy mực có phần rộng rãi. Đoài thấy mức chi tiêu tăng lên, ban đầu hoảng sợ nhưng không thấy ai hỏi han gì về khoản đóng góp thường lệ của mình nên bình tâm hơn. Còn Khiêm, vẫn y như tháng trước, tháng trước nữa, không chi ra một hào nhưng đều đặn góp vào mỗi hôm một cỗ lòng hoặc một hai cân thịt. ăn lòng lợn hơn chục hóm liền, Sinh phát sợ, bảo chồng: "Mai chú Khiêm có mang lòng về thì tôi đưa ra chợ để đổi thứ khác đấy". Cấn cười, mắt ve vuốt thân hình mềm mại của vợ, bảo rằng: "Tùy ái khanh".
3 http://vietgoc.blogspot.com/2011/04/khong-co-vua-nguyen-huy-thiep-3.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét