Người theo dõi
30 thg 11, 2010
Không cần dân chủ
Mọi người than phiền vì cung cách điều hành của chính quyền hiện nay, nhưng trong thâm tâm không ít người muốn mình hoặc người thân mình có một chức vụ trong bộ máy này. Và khi một ai đó ngồi vào vị trí quan trọng thì đều như vậy. Bản chất của nhân dân và chính quyền là một, chẳng qua ở vị trí khác nhau nên anh có phát ngôn khác nhau, vì vậy nhân dân làm chủ hay chính quyền làm chủ cũng thế thôi. Nhân dân không nắm thực lực trong tay nên không thể làm chủ được, chính quyền làm chủ là điều không thể chối cãi, hơn nữa việc gì mà hỏi nhân dân đều thấy rắc rối thêm, dân lúc đầu hăng máu ồn lên rồi cũng xẹp xuống mau thôi. Vậy thì chính quyền cứ tự quyết như hồi chiến tranh để công việc mau chóng đi vào nền nếp, có lợi cho quốc kế dân sinh, khi có chiến tranh cũng nhanh chóng quen với sinh hoạt thời chiến. Mọi việc xây cất đều do chính quyền làm, ai sinh sống làm ăn ở những vùng thuận lợi phải trả tiền thuê cao hơn. Viên chức làm việc có nhà ở gần công sở, khi hết nhiệm vụ lại về quê cũ, muốn ở lại thì thuê nhà mà ở, thuê cơ sở mà kinh doanh. Các công trình công cộng ở những vùng có ưu thế người sử dụng đều phải trả phí như bệnh viện trường học công viên . . . (không miễn phí thứ gì ). Số tiền thu được sẽ làm công trình miễn phí cho những vùng ít ưu thế. Chính quyền tùy tình hình mà điều tiết việc thu phí nhiều hay ít, miễn hay không. Nhân dân ít may mắn thì về sống ở những vùng được miễn phí, từ đó phấn đấu đi lên đến những vùng miễn phí một phần và đến vùng không được miễn phí theo khả năng thu nhập. Chính quyền để mất tiền, cộng trình không đủ chất lượng thì chính quyền phá sản, chính quyền khác phải thay thế. Khả năng xuất khẩu công nghệ và khả năng xuất khẩu hàng hóa của ta không phải là không có, nguồn lực ta có nhưng để bị mất hoặc sử dụng không hợp lý làm xã hội chậm tiến. Chính phủ cũng từng xây cất cho dân ở nhưng là cho dân vùng thuận lợi ở miễn phí làm tăng kích thích để người ta kéo về nơi thuận lợi làm quá tải mọi mặt. Chính phủ bắt người dân phải dùng tiền điện tử, mọi giao dịch thu chi chính phủ đều kiểm soát hết, ai thu nhập bất minh thì thu lại tiền không phải tù tội gì hết, đưa về vùng miễn phí ở để làm lại từ đầu. Không ai thích ở vùng miễn phí nhưng đó là chỗ bảo hiểm, là nơi xuất phát để người ta đi tiếp, khi thất bại lại trở về vị trí xuất phát, con người luôn có cơ hội phát triển. Có khi người ta vì mục tiêu nào đó mà về sống ở vùng miễn phí cũng tốt, vùng này cũng cần những người có khả năng. Nhân dân không phải quan tâm đến chính sự, chỉ tập trung làm ăn sinh sống, tự tin vươn lên những mức sống cao hơn.
Tại sao Mỹ bảo vệ tự do internet
Mỹ là nơi hội tụ và sử dụng hiệu quả nhất tài năng con người, khoa học công nghệ thiết bị, y tế, giáo dục . . . luôn ở đỉnh cao hấp dẫn toàn thế giới. Đây là các giá trị tinh không phải giá trị thô, nên đường truyền hiệu quả nhất của những giá trị này là internet. Các giá trị Mỹ sẽ phải phổ quát, các công nghệ thiết bị Mỹ phải đứng đầu, y tế, giáo dục Mỹ phải hấp dẫn. . . Mà thực tế là hấp dẫn thực, tinh hoa toàn thế giới đều có xu hướng tụ hội về Mỹ. Giá trị Mỹ qua đường truyền internet sẽ ngày càng phổ biến nhanh chóng qua đường truyền internet đến tất cả các quốc gia. Mỹ đã nắm được quy luật hội tụ nhân tài và tán phát giá trị, có ghen tức với Mỹ cũng không làm gì được. Họ thu hút nhân tài thực, tán phát giá trị thực, nó có sức hấp dẫn đặc biệt không gì cưỡng lại được như sức hấp dẫn của hàng hóa giá rẻ nhưng vẫn có công dụng thực. Tự do internet cũng là tất yếu của phát triển, thuận theo để tìm lợi cho mình hơn là ra sức cản ngăn nó.
Tại sao Trung Quốc sẵn sàng mở đường
Trung Quốc đang nắm trong tay quy luật hội tụ, nhân lực vật lực khí lực nó sẽ hội tụ đến nơi mang nhiều lợi ích nhất. Nhân lực Trung Quốc không thiếu, chỉ thiếu vật lực và khí lực (năng lượng ) mà dù có đủ thì Trung Quốc cũng không lấy hết tài nguyên của mình để sản xuất cho thế giới. Hàng hóa giá rẻ những viên đại bác xuyên thủng biên giới mọi quốc gia nhanh nhất vẫn là đường bộ (đường không chi phí cao ). Chính những con đường này nó lại là đường dẫn vật lực và khí lực về chính quốc. Kinh tế Trung Quốc không theo quy luật thông thường, người ta xây tòa nhà lớn có thể chỉ trong vòng một tuần, nhà nước xây nhà cho dân thuê sinh sống làm ăn. Một vùng đất nào đó chỉ cần một thời gian cực ngắn là đã thành một đô thị, nước sở tại không thể có cách hành xử thô bạo với nước lớn được. Kiểu kinh tế thời chiến này nó sẽ đục thủng mọi quốc gia mất cảnh giác và không có bản lĩnh văn hóa. Trung Quốc đã từng có con đường tơ lụa và nay người ta phải làm nhiều con đường tơ lụa.
Kết nối
Ngày 1 tháng 12 ngày internet Việt Nam, 13 năm kết nối là 13 năm tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Người ta đã truy nguyên đến lý do tại sao Việt Nam lại cởi mở như vậy với internet, giáo sư Đặng Hữu là người trực tiếp giới thiệu internet với tổng bí thư Đỗ Mười, khi người có trọng trách cao nhất nhận thức đầy đủ về văn minh mới này thì internet nó được phát triển tự nhiên như vốn có, lực cản giảm bớt dần. Đến năm 2007 Việt Nam mới vào Wto tức là mới bắt đầu kết nối nét thực. Nét thực chậm hơn nét ảo 10 năm. Cùng năm 2007 Quốc hội thông qua việc người lao động được nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương vẫn hưởng nguyên lương, chính thức kết nối nét linh mặc dù 1946 đã có sắc lệnh về vấn đề này. Như vậy Việt Nam mới có 3 năm kết nối đầy đủ ở cả 3 tầng (nét ảo, nét thực và nét linh ). Hiện nay việc kết nối vẫn có sự cản trở nhất định nhưng xu thế không thể đảo ngược được là phải kết nối. Từ kết nối nó sẽ phá vỡ các khối u trong lòng xã hội, các nhân tố mới được sinh sôi. Đòi hỏi của cuộc sống thì lớn, thực tại thì bất hợp lý, nhưng thời gian kết nối còn quá ngắn ngủi cũng không thể làm nhanh hơn được.
Hội tụ
Nước Mỹ hoang sơ hội tụ được nhiều cư dân có tư duy mới và nay lại càng thành điểm hội tụ lớn về khoa học công nghệ thiết bị, giáo dục, văn hóa. . . Trung Quốc hội tụ nguyên liệu thế giới cộng với sự hy sinh công lao động của người dân (trả công rẻ mạt ) tạo ra hàng hóa giá rẻ xuyên thủng mọi biên giới quốc gia. Một bên hội tụ con người mới tiến bộ, một bên hội tụ con người chịu được cơ cực, và đều tạo được sức mạnh. Phần còn lại của thế giới sẽ là nơi cung cấp con người tinh hoa và cung cấp nguyên liệu cho hai khu vực hội tụ này. Chỉ khi thiết bị rô bốt thay thế những công việc cực nhọc, nhàm chán của con người thì giá trị của con người mới được nâng lên một mức mới, con người sẽ phát triển theo thiên hướng của mình chứ không phải là phát triển theo yêu cầu của xã hội. Hiện tại các quốc gia khác chỉ là hình mẫu thu nhỏ của Trung Quốc hay là Mỹ. Hai hình mẫu quyết giữ cung cách sống của mình, chúng chống đối nhau, dựa dẫm nhau. Mọi sự cản trở quá trình hội tụ đều bị san bằng.
29 thg 11, 2010
Tín ngưỡng
Hoạt động tín ngưỡng là một hoạt động có nguồn gốc cổ xưa, người ta không thể sống đơn lẻ, người ta cùng kiếm sống đó là lúc người ta có liên hệ thực với nhau. Khi nghỉ ngơi thì liên hệ này tạm dừng lại và mối liên hệ khác trỗi dậy đó là tính linh. Thống nhất cùng một tính linh là có cùng một tín ngưỡng, cách hành lễ có thể có những méo mó , nhưng bản tính của nó là tính linh không thể có gì thay thế được. Đã tồn tại ai đó nhiều tính linh nhất có thể trò truyện được với thần linh, xua đuổi ma tà. . . người ta không dễ tin việc này nhưng nó đã từng xảy ra và tiếp tục xảy ra. Có những giai đoạn người ta xóa bỏ tính linh đi vì cho rằng nó nhảm nhí, nó không làm ra của cải vật chất, nhưng cuối cùng tính linh là hiện hữu nên nó vẫn tồn tại và có phần bùng phát sau cấm đoán. Vì tính linh là việc khó xác nhận một cách rõ ràng rành mạch nên đã có những kẻ lợi dụng vào tính linh để mưu ý đồ riêng. Tính linh có tính nhân loại, khi có điều kiện phù hợp nó biến thành tôn giáo và tăng tính chuyên nghiệp của sinh hoạt tính linh. Tính linh có thể tăng lên giảm đi nhưng không có tính linh thì không thể tồn tại hoạt động tín ngưỡng. Chính quyền không thể xây nhà Rông cho đồng bào ít người sinh hoạt cộng đồng có tính linh được, lại càng không thể xây miếu, xây chùa . . . cho cộng đồng dân cư được. Xa xưa các triều đại chuyên môn hóa bằng việc phân cấp tế lễ, vua tế trời đất, hương thôn tế thành hoàng . . . Ngày nay lợi dụng tính linh người ta có những hoạt động lộn xộn, sau một thời gian dài, sự lừa mị bị tính linh loại bỏ mà lại trở về hoạt động bình thường. Trong gia đình việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một sinh hoạt tính linh truyền thống của người Việt, một hoạt động tín ngưỡng qua thăng trầm lịch sử nhưng không bao giờ mất đi. Tín ngưỡng là tất yếu vì tính linh là bất diệt, có chăng chỉ là hình thức tín ngưỡng thế nào thôi.
28 thg 11, 2010
Môi trường làm việc
Đột nhập trụ
sở Google
Thứ tư, 01/09/2010 08:46
ĐỘC ĐÁO. BẤT NGỜ. LẠ LẪM... RẤT
KHÓ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC VỀ MỘT MÔI TRƯỜNG HOÀN HẢO ĐẾN VẬY. NHƯNG Ở GOOGLE, MỌI
ĐIỀU ĐỀU CÓ THỂ, VÀ GẦN GŨI!
Văn phòng làm việc được thiết kế tự do,
với không gian cởi mở, đậm chất ngẫu hứng và sáng tạo.
Sẽ không có gì là khó hiểu khi nhân viên
Google có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng, nhiều sản phẩm và ứng dụng tuyệt vời,
chinh phục cả thế giới như vậy. Bởi, họ được làm việc tại một trong những nơi
tuyệt vời nhất.
Với một môi trường đầy tính kích thích
như thế này, không có gì có thể trói buộc được trí tưởng tượng phong phú
của bạn!
Bích Diệp
Nguồn ảnh: 1dak
Nét linh
Con người cuộc phải kết nối với nét thực , nét ảo ; nét ảo thì người ta có thể không tiếp cận nhưng cuộc sống thực khó mà tách rời được. Nhưng trong thời điểm nhất định như khi đi ngủ, khi tọa thiền ở một khu vực vắng vẻ, tạm gọi là tách cuộc sống thật, nét linh xuất hiện nó sẽ tự động kết nối dù muốn dù không, ai dám khẳng định trong giấc mơ không có sự kết nối của nét linh. Giấc mơ có thể là bộ nhớ tự hoạt động, có những cái chưa từng xảy ra tại sao lại xuất hiện, bộ nhớ bị lỗi, tại sao lại lỗi theo đúng hiện thực sẽ xảy ra. Có thể có sự ngẫu nhiên nào đó nhưng không thể ngẫu nhiên quá nhiều được. Khi ngừng kết nối với nét ảo, ngừng kết nối với nét thực có thể con người tự kết nối trong chính bản thân mình, nghe một chỗ nào đó bị đau mà lúc bình thường không thấy, nháo nhào suy nghĩ những dữ liệu trong ngày thu thập được hoặc trong ngày bị kích động bị gợi nhớ, miên man như vậy rồi cũng đến giấc ngủ là lúc sự chủ động không can thiệp được, nét linh tự kết nối và nó cũng phụ thuộc vào độ nhạy cảm, đặc tính từng người một. Tọa thiền là cách chủ động kết nối vào nét linh.
Nghẽn mạng
Người sử dụng internet rất thông thuộc việc nghẽn mạng, thông tin không lưu thông không vận hành nó cứ trơ ra. Nghẽn mạng trong cuộc sống thật là tắc đường giao thông, kẹt xe, nó gây thiệt hại cho xã hội, nó gây ức chế xã hội. . . Mạng ảo, mạng thật bị nghẽn và mạng người cũng bị nghẽn nó cũng trơ ra không ai tác động vào được, không đập, không phá, không thông được. Các bức bối xã hội đều do nghẽn mạng người mà ra, nó tắc tư duy, tắc hành động, tắc tâm linh, nó đoạn tuyệt hết, nó chỉ còn biết là nó. Các nhóm giang hồ cũng thuộc loại này, không lực lượng xã hội nào thay đổi ý chí của nó được, nó quyết dùng bạo lực để thỏa mãn nhu cầu hưởng lạc. Tư duy, tâm hồn và tính linh của nó không kết nối được vào mạng, nó là thực thể độc lập tồn tại nhờ ưu thế nhất thời. Xã hội phát triển là xã hội nghẽn mạng ở mức thấp nhất.
Bộ phận có trọng trách mà nằm vạ thì mệt lắm
Bùi Hiển
Nằm vạ
Chị
Đỏ chợt rùng mình nhẹ, vì thấy buồn buồn ở bụng chân. Và, trong cử động nửa ý
thức của giấc ngủ bị quấy phá, chị rụt chân lại. Cái buồn buồn chị cảm thấy rõ
rệt nó chạy trên ống chân rồi tới gót thì biến đi.
Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh thịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra là mình vẫn nằm trên nền đất, trong gian buồng hẹp và mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp đặc xông lên mũi.
Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chửi lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. Đã hai ngày hai đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đầy đọa như vậy, vì một câu chuyện không đâu. Sáng hôm kia anh Đỏ mắng chị về tội đi ngủ không đóng cửa chuồng gà. Chị lầm bầm cãi lại:
- Quên một bữa cũng chẳng sao! Chào ôi! Chăm sóc đến gà gớm. Để hắn đẻ trứng nào là nuốt lống đi trứng ấy mà!
Anh Đỏ giận tím mặt dưới lần da đen, lẳng lặng đi ra. Nhưng chị Đỏ, với cái nư dai dẳng của đàn bà, vừa quét sân vừa kiếm câu đâm chọc. Chị bảo con em chồng:
- Xin ơi! Rầy tao giao cho mi việc đóng cửa chuồng gà đó! Được trứng nào thì đem anh mi ăn rồi anh mi cho cái vỏ.
Anh Đỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng; đoạn anh ném vợ xuống đất, như ném một đống giẻ. Chị Đỏ đổ nhoài ra, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đoạn bỏ ra.
Con Xin phải nấu cơm sáng thay chị. Dọn mâm rồi, nó vào buồng gọi, nhưng chị Đỏ nằm lỳ. Anh Đỏ vào lôi chị ra, chị bíu chặt lấy chân giường, miệng ngoặp vào chân chồng. Anh đau quá kêu lên: "ái! Đồ chó cắn! Được, đã muốn nằm vạ tao cho nằm".
Bà mẹ chồng đang ở chợ bán mẻ cá mà con trai đánh được hồi đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của những mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:
- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ.
Chị Đỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: "Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi!".
Thế là câu chuyện thành to và không thể vãn hồi. Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm; có đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng. Anh Đỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảng buồm rách làm rèm che.
Trong bóng tối, chị Đỏ thấy dễ chịu hơn, và thầm cám ơn chồng, chị đã có ý muốn thôi nằm vạ.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ vào buồng ngủ, anh chỉ nói một câu cụt lủn:
- Muốn tốt muốn lành thì dậy!
Tự mình ngồi dậy thì sượng mặt, chị Đỏ nằm chờ. Nhưng anh gắt:
- Muốn đạp thêm cho ít cái nữa lắm.
Rồi trèo lên giường ngủ. Chị Đỏ nằm một đêm dưới đất lạnh buốt xương không sao nhắm mắt được. Sáng hôm sau, chồng ra rồi, chị lồm cồm tới giường, lấy hai manh chiếu, một rải ra đất, một đắp lên mình, đánh một giấc dài khoan khoái. Đó là lần đầu chị được ngủ ngày một cách say sưa, không bị quấy rối; lần đầu chị nếm cái thú nhàn hạ của các bà tỉnh thành.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ tàn nhẫn đẩy chị lăn ra, giật lấy chiếu và chị lại nằm một đêm trên đất cứng lạnh.
*
* *
Tiếng xôn xao ngoài kia nhỏ dần, nhỏ dần... Thực ra, ngày chưa tắt; nhưng thính quan chị đã yếu đi trong sự mệt nhọc toàn thân, một sự mệt nhọc rời rã, khiến cho xương mềm, thịt nhão và ngón tay co quắp, sự mệt nhọc gây bởi cơn đói. Chị nhịn ăn đã hai ngày! Đó không phải cái đói giày vò, quằn quại, náo động của những miệng ăn hùm hổ. Vốn tính ăn ít, làm nhiều, chị chỉ thấy một cái đói nhẫn nại nó thỉnh thoảng cào xót trong dạ dày. Hình như mồ hôi toát trên trán lạnh, nhưng chị không còn đủ sức đưa tay lên sờ. Chị cựa mình quay nghiêng vì nãy giờ nằm ngửa, da bụng căng ép lên dạ dày trống rỗng, như một hòn đá nặng.
Chị nằm co như con chuột chết, bụng thóp lại. Mắt mở trân trân dán vào một vuông sáng mà có lẽ chị cũng không nhận ra là lỗ thông để đùn rác rưởi quét ở buồng ra.
Chợt mảnh buồm che cửa lay động. Chị không nghe động nhưng thấy một vệt ánh sáng lấp loáng và mảnh vải bị nâng để lộ da trời. Rồi một cái đầu ló trong ánh sáng tam giác ấy, cái đầu tóc bơ phờ khăn quấn cẩu thả của mẹ chồng chị. Chị Đỏ liếc nhìn lên, nhưng không thấy rõ mặt mụ, sấp bóng tối. Tuy vậy, chị tưởng tượng mụ ta đương dạo đôi mắt lấc láo lo ngại trong vòm sâu hoắm; và chị nghĩ thầm: "Mình mà chết thì cũng rầy với mình! Quan khám, lệ hạch, rồi họ cũng đến lo mà chết luôn thôi! ừ, mình cứ nằm đây, không vào bồng dậy mà chớ!". Cái đầu biến đi và khung sáng sụp tối.
Cái cảm giác buồn buồn lại tới ám chị, lần này ở đầu ngón chân cái; chị cũng không buồn rụt chân. Nó chạy dần lên, dừng ở mắt cá, tiến tới đầu gối, chui vào một chút xíu dưới váy chị, rồi chạy trở ra. Đến bụng chân, nó biến đi. Bỗng một bóng đen nhỏ vụt qua lỗ hổng; chị nhận ra một con chuột nhắt.
Một lát sau, con chuột lại hiện ra trong khung trắng. Nó quay đầu bên này, bên kia, chạy từng chập ngắn trên chân nhỏ thoăn thoắt, dừng lại, chạy ít bước vội vàng, dừng lượt nữa, rồi chạy trở lại như để dử ai. Nó đứng yên, quay nhìn vào buồng, mắt tròn ngời ánh đỏ hoe như hạt ngọc. Con vật xinh nhỏ có một dáng điệu nửa nghi ngờ, nửa tinh nghịch. Sau cùng, nó chạy vào buồng, xấp tới bàn tay chị Đỏ lê trên đất. Nó vểnh tai nhìn rất lâu những ngón tay rung rung, đoạn khôn ngoan chạy về phía vách, lẩn trong bóng tối.
Tiếng bát đĩa lách cách dưới bếp làm nao lên trong lòng chị một niềm giận dữ. Hừ! Họ vẫn ăn đủ bữa và no bụng. Đã không muốn lo, để rồi chị cho mẻ lo. Khi quan về khám án mạng thì những kẻ kia hãy liệu mà bán thuyền bán lưới đi thôi!
Con chuột nhắt núp trong tối lâu lắm, rồi lại chạy ra. Lòng vẫn sôi tức bực, chị Đỏ choài tay định bắt. Nó kêu lên một tiếng nhọn hoắt, vút ra lỗ sáng rồi thoắt biến, để lại trên đất một vật trắng nhỏ bằng hạt đỗ. Chị Đỏ cầm lấy, nhận ra một mẩu khoai xát khô, bèn bỏ tọt vào miệng. Nước miếng nhoèn nhoẹt đầy trên lưỡi, tẩm vị ngọt của khoai.
Một ý nghĩ lóe ra trong trí yếu chị Đỏ. Thu góp sức tàn, chị lê xoay mình về phía vách, giơ tay quờ trong bóng tối. Một cái chóe1 bị vật ra đất, với một tiếng nặng nề khô khan.Tay chị đưa lần miệng
chóe, nắm lấy cái nút lớn làm bằng một nùi rơm bọc lá chuối, cố sức rút. Nút
bật tung, và những lát khoai rào rạt tuôn ra trắng đất. Chị Đỏ vội vàng bốc lấy
một nắm trong tay run run, vụng về đưa vào miệng. Khoai rơi lả tả xuống. Chị Đỏ
nằm ngửa ra, nhai. Chị nhai ngồm ngoàm, hộc tốc, trợn mắt nuốt. Chị cảm thấy rõ
sự cọ xát trên da thực quản của những mẩu khoai chưa nghiền kỹ. Khi bụng đã
thôi bị sức căng ép, chị quay nằm ngửa, nhai chậm hơn. Mắt nhìn một lỗ hổng
trắng trên mái tranh, tay đưa dần từng miếng khoai lên miệng, chị nhai một cách
từ tốn quý phái, để nước miếng tiết ra nhiều ngào miếng ăn thành một làn bột
mềm, ngọt và thơm mát.
Nhưng một lát sau, một sự khó chịu bỗng chiếm lấy chị. Chị Đỏ thấy tức ách trong bụng quá đầy, tưởng có một hòn đá nặng trong đó, khiến chị không trăn trở mình được. Trên đầu máu tụ, và chị Đỏ nằm thiếp đi trong cơn bội thực, bàn tay mở vẫn đặt trên những lát khoai còn lại ở mặt đất.
*
* *
Chị Đỏ ren rén ngồi dậy, lê đến cạnh vách, ghé mắt vào một lỗ hổng nhỏ nhìn ra sân. Chị thở phào một tiếng. Ông Lý sắp đến thực. Mẹ chồng chị đương têm trầu, anh Đỏ xăng xít nhấc chiếc phản ra sân để "làng" ngồi. Con Xin ngồi xổm trong một góc, lo đánh bộ chén cọc cạch thẹn thùng nằm trên cái đĩa Tàu cổ rất đẹp mà anh Đỏ đã lấy được trên một chiếc tàu ô trôi lênh đênh vô chủ ngoài bể cả sau một trận cuồng phong nào.
Chị trở lại chỗ cũ, nằm duỗi cẳng, khoan khoái đợi. Cái trò đùa thực đã kéo dài quá thể. Chị nằm vạ bảy ngày trời rồi! Hôm nhờ con chuột nhắt, chị khám phá ra cái kho lương thực bất ngờ ấy, ý nghĩ thứ nhất đến với chị là một ý nghĩ phục thù: chị sẽ nằm dài ra đó, ít ra cho đến lúc còn trơ lại cái chóe không. Cho đáng kiếp!
Nhưng chị chẳng phải dùng nhiều bữa khoai sống mới nhận thấy rằng thức ăn kia cào xót ruột và ứ hơi trong bụng đầy trình trịch. Một đôi khi nước ợ lên đến cổ, vị chua gắt, suýt trào ra ngoài miệng lúc chị nằm nghiêng; chị nhắm mắt nuốt đánh ực, và vị chua khiến chị rùng mình.
Cơ sự đã thành nghiêm trọng, chỉ còn chờ "làng" đến mới phân xử được. Mỗi khi thấy cái đầu mẹ chồng ghé mắt nhìn vào, chị thở rốc lên những hồi ghê rợn như người sắp chết, để mụ lo lắng thêm. Vậy mà những ngày dài chờ đợi vẫn trôi đi, ông Lý vẫn biệt tăm dạng. Đã có lúc chị nghĩ: "Hay là họ cứ để mình nằm thế này cho đến chết đói?" Và giận dữ sôi lên trong lòng, chị lại nghĩ đến chuyện cắn lưỡi.
Thực ra, mẹ chồng chị không vô lo như chị tưởng. Trong bốn tối luôn mụ ra chầu chực nhà ông Lý. Nhưng ông Lý và ông Phó mắc việc quan trên phủ. Tối hôm thứ năm, mụ cuống cuồng lên, đến tận bến đò đợi. Mụ vừa chạy theo ông Lý về, vừa kể lể sự tình. Ông Lý hẹn:
- Mai đến.
Mụ mừng cuống, đem đĩa trầu khô vẫn bưng cò kè vào trút lên cơi bà Lý, rồi chạy về báo tin cho con.
*
* *
Ông Lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giầy da. Khuôn mặt phì nộn tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ chóe, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái bưởi.
Ông đặt đít ngồi; theo thói quen, ông đập hai bàn chân vào nhau phủi đất, rồi mới đưa lên xếp bằng trên phản. Đoạn hách dịch gọi:
- Con mẹ Đỏ đâu rồi?
Một người em họ anh Đỏ đã đứng chực sẵn, vào buồng nhắc chị ra; chân chị lê xềnh xệch trên đất. Chị giả cách cố gượng mới ngồi lên được ngưỡng cửa. Tóc chị rối bù, khăn xổ xuống che một mắt; chị đã tự soạn một bộ mặt chết đói bảy ngày.
Hàng xóm đến xem, đứng vây thành vòng bán nguyệt. Những đứa con nít nghiêng đầu hấp háy nhìn bằng đôi mắt nhèm, hai tay chắp lại trên cu tồng ngồng. Vài cô gái kháo nhau:
- ả Đỏ tài nhịn gớm, bay ạ. Bảy tám ngày, mà chẳng gầy đi tí nào.
Chị Đỏ sẽ dệch mép cười lặng lẽ.
Ông Lý nhấp trà rồi cất tiếng:
- Sao đó, đã ưng dậy chưa? Chà, vợ chồng người ta ở với nhau năm năm, mười năm, cãi lộn nhau cho hắn đáng; đằng này, đôi vợ chồng son, anh như mâm ngọc, em còn như đôi đũa vàng, ha ha ha... chưa chi đã giận hờn, rồi lăn ình ra nằm vạ.
Sự khoái hoạt ầm ĩ của ông Lý khiến mọi người cười theo; và, đâm nhờn, một cô gái trong bọn đứng xem liền đùa một câu:
- Ông Lý hát phường giỏi lắm đó.
Ông Lý liếc nhìn cô một thoáng mau, rồi lập nghiêm ông hỏi:
- Sao? Bây giờ muốn hòa thuận với nhau lại không? Hay là muốn ly dị, thì ta cho đồng tiền chiếc đũa mà về cùng bố mẹ?
Mẹ anh Đỏ đứng chắp tay thưa:
- Thưa ông, chứ con ấy tệ lắm. Mắng hắn một tiếng hắn cãi lại hai tiếng, rồi hắn lăng loàn, hắn gieo mình nằm vạ, hắn cắn đứt tay tôi. Xin làng cứ phép xử thì đội ơn lắm.
- Thế mụ muốn hai bên ly dị à?
- Bẩm không! Bẩm không! Là tôi trình để làng biết cho như thế thôi.
Mụ vội nói thế. Mụ dại gì mà cho dâu về, đứa dâu mụ vẫn tự hào mát tay mới chọn được. Chị Đỏ tuy xấu tính thực, nhưng hay làm, đảm đang tất cả việc trong nhà. Vả cưới chị có phải tốn ít đâu; tiền anh Đỏ dành dụm trong hai năm đi chài, từ khi còn là một chú trai nấu cơm xách nước cho đến khi lên anh bạn lành nghề đều dốc vào đó hết.
Ông Lý gắt:
- Muốn đường nào thì nói rõ ra một đường!
Anh Đỏ vẫn đứng chắp tay trong góc nhà, nói ra:
- Thưa ông, ông xử cho tôi phận nào, tôi được nhờ phận nấy.
- Ăn nói hàm hồ thế thì ai biết đường nào mà xử! Mẹ Đỏ! Muốn ở hay muốn về?
- Dạ trăm sự nhờ ông cả, ông cho sao thì được vậy... Trăm sự cũng là nhờ ông.
Chị Đỏ đáp vậy, giọng kéo dài như mỏi mệt. Ông Lý đét vào đùi, bộ thất vọng:
- Thế thì cha ai mà xử được. Anh nói "nhờ ông", ả nói "nhờ ông", sao mà hai anh ả khéo bảo nhau ghê. Đã đồng ý với nhau thế thì, thôi! Cho đoàn tụ!
Mọi người vẫn im lặng. Thấy lời tuyên án không hiệu quả và câu khôi hài kín đáo không ai thưởng thức, ông Lý ngồi lặng thinh uống nước.
Anh Đỏ bước ra rót nước. Bấy giờ chị Đỏ mới chợt nhận thấy chồng mình mặc áo dài. Cái áo lương tưởng như sắp bật tung trên thân hình vạm vỡ của anh dân chài. ống áo chịt vào cổ tay đen, và tà ngắn đập cũn cỡn trên đầu gối. Chị Đỏ vờ cúi mặt, liếc nhìn qua mớ tóc rối trên trán, và mỉm cười ngắm những cử chỉ ngây ngô của chồng. Chị nhớ lại hôm cưới, anh Đỏ ngượng nghịu trong cái áo lương độ ấy còn mới nguyên, và cái quần cứng đét hồ, thì thụp lạy trước bàn thờ. Chị bất giác cười lên tiếng. Anh Đỏ quay nhìn, càng ngượng nghịu thêm, thủ hai bàn tay dưới áo, rồi chắp lại, rồi gãi đầu, rồi mân mê khuy áo. Sau cùng anh mỉm cười cho đỡ thẹn. Ông Lý kêu lên:
- ờ, anh ả cười với nhau rồi đó kìa! Cần gì ai phân xử nữa!
*
* *
Con Hoét mách:
- Mẹ ơi, ả Đỏ vào buồng.
Mụ Bình chạy vào, thấy chị Đỏ đứng chải đầu. Mụ hỏi:
- Mi lấy gì đó?
- Lấy gì đâu?
Khi mụ Bình ra rồi, con Hoét, còn nhỏ mà đã ranh vặt, đứng nhìn. Từ ngày chị nó về nhà chồng, nó vẫn quen coi chị như người xa lạ, theo gương mẹ nó. Con gái là con nhà người... Mỗi khi thấy chị về chơi nhà lấy vật gì, nó kêu lên như bị mất cướp. Chị Đỏ chải đầu xong, thản nhiên đi ra. Con Hoét yên tâm, không ngờ chị nó đã mang một bọc khoai khô trong tà áo nâu dài buộc túm, bọc khoai đã ăn trộm được trong chum mẹ chị.
Về đến nhà chồng, chị len lén nhìn, rồi thẳng tuột vào buồng. Chị mở nút tà áo ra, tuồn khoai vào chóe, vừa vặn đầy như trước. Một hôm trời hửng nắng hanh vàng, mẹ chồng chị đem khoai ra sân phơi. Chị Đỏ ngồi đan lưới trong nhà, hồi hộp nhìn ra. Mụ đưa bàn tay nổi gân rải xòa đống khoai. Chợt mụ lặng yên như đang suy tính gì lung lắm. Mụ cầm một lát khoai, nhìn mãi trong một ngạc nhiên câm lặng. Mụ di di móng dài ngón tay cái lên trên, cố cạo lớp vỏ xám. Sau cùng, mụ ngoảnh vào, nói với con dâu điều phát kiến mới mẻ của mụ:
- Mẹ Đỏ này, cái chóe khoai mình nút không chặt để gió vào, thành thử cả lớp khoai trên hắn xạm đen mặt lại.
1940
Rút từ tập truyện ngắn Nằm vạ.
Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1941
Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh thịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra là mình vẫn nằm trên nền đất, trong gian buồng hẹp và mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp đặc xông lên mũi.
Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chửi lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. Đã hai ngày hai đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đầy đọa như vậy, vì một câu chuyện không đâu. Sáng hôm kia anh Đỏ mắng chị về tội đi ngủ không đóng cửa chuồng gà. Chị lầm bầm cãi lại:
- Quên một bữa cũng chẳng sao! Chào ôi! Chăm sóc đến gà gớm. Để hắn đẻ trứng nào là nuốt lống đi trứng ấy mà!
Anh Đỏ giận tím mặt dưới lần da đen, lẳng lặng đi ra. Nhưng chị Đỏ, với cái nư dai dẳng của đàn bà, vừa quét sân vừa kiếm câu đâm chọc. Chị bảo con em chồng:
- Xin ơi! Rầy tao giao cho mi việc đóng cửa chuồng gà đó! Được trứng nào thì đem anh mi ăn rồi anh mi cho cái vỏ.
Anh Đỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng; đoạn anh ném vợ xuống đất, như ném một đống giẻ. Chị Đỏ đổ nhoài ra, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đoạn bỏ ra.
Con Xin phải nấu cơm sáng thay chị. Dọn mâm rồi, nó vào buồng gọi, nhưng chị Đỏ nằm lỳ. Anh Đỏ vào lôi chị ra, chị bíu chặt lấy chân giường, miệng ngoặp vào chân chồng. Anh đau quá kêu lên: "ái! Đồ chó cắn! Được, đã muốn nằm vạ tao cho nằm".
Bà mẹ chồng đang ở chợ bán mẻ cá mà con trai đánh được hồi đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của những mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:
- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ.
Chị Đỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: "Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi!".
Thế là câu chuyện thành to và không thể vãn hồi. Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm; có đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng. Anh Đỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảng buồm rách làm rèm che.
Trong bóng tối, chị Đỏ thấy dễ chịu hơn, và thầm cám ơn chồng, chị đã có ý muốn thôi nằm vạ.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ vào buồng ngủ, anh chỉ nói một câu cụt lủn:
- Muốn tốt muốn lành thì dậy!
Tự mình ngồi dậy thì sượng mặt, chị Đỏ nằm chờ. Nhưng anh gắt:
- Muốn đạp thêm cho ít cái nữa lắm.
Rồi trèo lên giường ngủ. Chị Đỏ nằm một đêm dưới đất lạnh buốt xương không sao nhắm mắt được. Sáng hôm sau, chồng ra rồi, chị lồm cồm tới giường, lấy hai manh chiếu, một rải ra đất, một đắp lên mình, đánh một giấc dài khoan khoái. Đó là lần đầu chị được ngủ ngày một cách say sưa, không bị quấy rối; lần đầu chị nếm cái thú nhàn hạ của các bà tỉnh thành.
Nhưng đến đêm, anh Đỏ tàn nhẫn đẩy chị lăn ra, giật lấy chiếu và chị lại nằm một đêm trên đất cứng lạnh.
*
* *
Tiếng xôn xao ngoài kia nhỏ dần, nhỏ dần... Thực ra, ngày chưa tắt; nhưng thính quan chị đã yếu đi trong sự mệt nhọc toàn thân, một sự mệt nhọc rời rã, khiến cho xương mềm, thịt nhão và ngón tay co quắp, sự mệt nhọc gây bởi cơn đói. Chị nhịn ăn đã hai ngày! Đó không phải cái đói giày vò, quằn quại, náo động của những miệng ăn hùm hổ. Vốn tính ăn ít, làm nhiều, chị chỉ thấy một cái đói nhẫn nại nó thỉnh thoảng cào xót trong dạ dày. Hình như mồ hôi toát trên trán lạnh, nhưng chị không còn đủ sức đưa tay lên sờ. Chị cựa mình quay nghiêng vì nãy giờ nằm ngửa, da bụng căng ép lên dạ dày trống rỗng, như một hòn đá nặng.
Chị nằm co như con chuột chết, bụng thóp lại. Mắt mở trân trân dán vào một vuông sáng mà có lẽ chị cũng không nhận ra là lỗ thông để đùn rác rưởi quét ở buồng ra.
Chợt mảnh buồm che cửa lay động. Chị không nghe động nhưng thấy một vệt ánh sáng lấp loáng và mảnh vải bị nâng để lộ da trời. Rồi một cái đầu ló trong ánh sáng tam giác ấy, cái đầu tóc bơ phờ khăn quấn cẩu thả của mẹ chồng chị. Chị Đỏ liếc nhìn lên, nhưng không thấy rõ mặt mụ, sấp bóng tối. Tuy vậy, chị tưởng tượng mụ ta đương dạo đôi mắt lấc láo lo ngại trong vòm sâu hoắm; và chị nghĩ thầm: "Mình mà chết thì cũng rầy với mình! Quan khám, lệ hạch, rồi họ cũng đến lo mà chết luôn thôi! ừ, mình cứ nằm đây, không vào bồng dậy mà chớ!". Cái đầu biến đi và khung sáng sụp tối.
Cái cảm giác buồn buồn lại tới ám chị, lần này ở đầu ngón chân cái; chị cũng không buồn rụt chân. Nó chạy dần lên, dừng ở mắt cá, tiến tới đầu gối, chui vào một chút xíu dưới váy chị, rồi chạy trở ra. Đến bụng chân, nó biến đi. Bỗng một bóng đen nhỏ vụt qua lỗ hổng; chị nhận ra một con chuột nhắt.
Một lát sau, con chuột lại hiện ra trong khung trắng. Nó quay đầu bên này, bên kia, chạy từng chập ngắn trên chân nhỏ thoăn thoắt, dừng lại, chạy ít bước vội vàng, dừng lượt nữa, rồi chạy trở lại như để dử ai. Nó đứng yên, quay nhìn vào buồng, mắt tròn ngời ánh đỏ hoe như hạt ngọc. Con vật xinh nhỏ có một dáng điệu nửa nghi ngờ, nửa tinh nghịch. Sau cùng, nó chạy vào buồng, xấp tới bàn tay chị Đỏ lê trên đất. Nó vểnh tai nhìn rất lâu những ngón tay rung rung, đoạn khôn ngoan chạy về phía vách, lẩn trong bóng tối.
Tiếng bát đĩa lách cách dưới bếp làm nao lên trong lòng chị một niềm giận dữ. Hừ! Họ vẫn ăn đủ bữa và no bụng. Đã không muốn lo, để rồi chị cho mẻ lo. Khi quan về khám án mạng thì những kẻ kia hãy liệu mà bán thuyền bán lưới đi thôi!
Con chuột nhắt núp trong tối lâu lắm, rồi lại chạy ra. Lòng vẫn sôi tức bực, chị Đỏ choài tay định bắt. Nó kêu lên một tiếng nhọn hoắt, vút ra lỗ sáng rồi thoắt biến, để lại trên đất một vật trắng nhỏ bằng hạt đỗ. Chị Đỏ cầm lấy, nhận ra một mẩu khoai xát khô, bèn bỏ tọt vào miệng. Nước miếng nhoèn nhoẹt đầy trên lưỡi, tẩm vị ngọt của khoai.
Một ý nghĩ lóe ra trong trí yếu chị Đỏ. Thu góp sức tàn, chị lê xoay mình về phía vách, giơ tay quờ trong bóng tối. Một cái chóe1 bị vật ra đất, với một tiếng nặng nề khô khan.
Nhưng một lát sau, một sự khó chịu bỗng chiếm lấy chị. Chị Đỏ thấy tức ách trong bụng quá đầy, tưởng có một hòn đá nặng trong đó, khiến chị không trăn trở mình được. Trên đầu máu tụ, và chị Đỏ nằm thiếp đi trong cơn bội thực, bàn tay mở vẫn đặt trên những lát khoai còn lại ở mặt đất.
*
* *
Chị Đỏ ren rén ngồi dậy, lê đến cạnh vách, ghé mắt vào một lỗ hổng nhỏ nhìn ra sân. Chị thở phào một tiếng. Ông Lý sắp đến thực. Mẹ chồng chị đương têm trầu, anh Đỏ xăng xít nhấc chiếc phản ra sân để "làng" ngồi. Con Xin ngồi xổm trong một góc, lo đánh bộ chén cọc cạch thẹn thùng nằm trên cái đĩa Tàu cổ rất đẹp mà anh Đỏ đã lấy được trên một chiếc tàu ô trôi lênh đênh vô chủ ngoài bể cả sau một trận cuồng phong nào.
Chị trở lại chỗ cũ, nằm duỗi cẳng, khoan khoái đợi. Cái trò đùa thực đã kéo dài quá thể. Chị nằm vạ bảy ngày trời rồi! Hôm nhờ con chuột nhắt, chị khám phá ra cái kho lương thực bất ngờ ấy, ý nghĩ thứ nhất đến với chị là một ý nghĩ phục thù: chị sẽ nằm dài ra đó, ít ra cho đến lúc còn trơ lại cái chóe không. Cho đáng kiếp!
Nhưng chị chẳng phải dùng nhiều bữa khoai sống mới nhận thấy rằng thức ăn kia cào xót ruột và ứ hơi trong bụng đầy trình trịch. Một đôi khi nước ợ lên đến cổ, vị chua gắt, suýt trào ra ngoài miệng lúc chị nằm nghiêng; chị nhắm mắt nuốt đánh ực, và vị chua khiến chị rùng mình.
Cơ sự đã thành nghiêm trọng, chỉ còn chờ "làng" đến mới phân xử được. Mỗi khi thấy cái đầu mẹ chồng ghé mắt nhìn vào, chị thở rốc lên những hồi ghê rợn như người sắp chết, để mụ lo lắng thêm. Vậy mà những ngày dài chờ đợi vẫn trôi đi, ông Lý vẫn biệt tăm dạng. Đã có lúc chị nghĩ: "Hay là họ cứ để mình nằm thế này cho đến chết đói?" Và giận dữ sôi lên trong lòng, chị lại nghĩ đến chuyện cắn lưỡi.
Thực ra, mẹ chồng chị không vô lo như chị tưởng. Trong bốn tối luôn mụ ra chầu chực nhà ông Lý. Nhưng ông Lý và ông Phó mắc việc quan trên phủ. Tối hôm thứ năm, mụ cuống cuồng lên, đến tận bến đò đợi. Mụ vừa chạy theo ông Lý về, vừa kể lể sự tình. Ông Lý hẹn:
- Mai đến.
Mụ mừng cuống, đem đĩa trầu khô vẫn bưng cò kè vào trút lên cơi bà Lý, rồi chạy về báo tin cho con.
*
* *
Ông Lý bước vào, xúng xính trong áo lương rộng và lẹp kẹp đôi giầy da. Khuôn mặt phì nộn tươi nở như một cái hoa, mà nhụy là cái mũi đỏ chóe, to lạ lùng và đâm lỗ chỗ như da trái bưởi.
Ông đặt đít ngồi; theo thói quen, ông đập hai bàn chân vào nhau phủi đất, rồi mới đưa lên xếp bằng trên phản. Đoạn hách dịch gọi:
- Con mẹ Đỏ đâu rồi?
Một người em họ anh Đỏ đã đứng chực sẵn, vào buồng nhắc chị ra; chân chị lê xềnh xệch trên đất. Chị giả cách cố gượng mới ngồi lên được ngưỡng cửa. Tóc chị rối bù, khăn xổ xuống che một mắt; chị đã tự soạn một bộ mặt chết đói bảy ngày.
Hàng xóm đến xem, đứng vây thành vòng bán nguyệt. Những đứa con nít nghiêng đầu hấp háy nhìn bằng đôi mắt nhèm, hai tay chắp lại trên cu tồng ngồng. Vài cô gái kháo nhau:
- ả Đỏ tài nhịn gớm, bay ạ. Bảy tám ngày, mà chẳng gầy đi tí nào.
Chị Đỏ sẽ dệch mép cười lặng lẽ.
Ông Lý nhấp trà rồi cất tiếng:
- Sao đó, đã ưng dậy chưa? Chà, vợ chồng người ta ở với nhau năm năm, mười năm, cãi lộn nhau cho hắn đáng; đằng này, đôi vợ chồng son, anh như mâm ngọc, em còn như đôi đũa vàng, ha ha ha... chưa chi đã giận hờn, rồi lăn ình ra nằm vạ.
Sự khoái hoạt ầm ĩ của ông Lý khiến mọi người cười theo; và, đâm nhờn, một cô gái trong bọn đứng xem liền đùa một câu:
- Ông Lý hát phường giỏi lắm đó.
Ông Lý liếc nhìn cô một thoáng mau, rồi lập nghiêm ông hỏi:
- Sao? Bây giờ muốn hòa thuận với nhau lại không? Hay là muốn ly dị, thì ta cho đồng tiền chiếc đũa mà về cùng bố mẹ?
Mẹ anh Đỏ đứng chắp tay thưa:
- Thưa ông, chứ con ấy tệ lắm. Mắng hắn một tiếng hắn cãi lại hai tiếng, rồi hắn lăng loàn, hắn gieo mình nằm vạ, hắn cắn đứt tay tôi. Xin làng cứ phép xử thì đội ơn lắm.
- Thế mụ muốn hai bên ly dị à?
- Bẩm không! Bẩm không! Là tôi trình để làng biết cho như thế thôi.
Mụ vội nói thế. Mụ dại gì mà cho dâu về, đứa dâu mụ vẫn tự hào mát tay mới chọn được. Chị Đỏ tuy xấu tính thực, nhưng hay làm, đảm đang tất cả việc trong nhà. Vả cưới chị có phải tốn ít đâu; tiền anh Đỏ dành dụm trong hai năm đi chài, từ khi còn là một chú trai nấu cơm xách nước cho đến khi lên anh bạn lành nghề đều dốc vào đó hết.
Ông Lý gắt:
- Muốn đường nào thì nói rõ ra một đường!
Anh Đỏ vẫn đứng chắp tay trong góc nhà, nói ra:
- Thưa ông, ông xử cho tôi phận nào, tôi được nhờ phận nấy.
- Ăn nói hàm hồ thế thì ai biết đường nào mà xử! Mẹ Đỏ! Muốn ở hay muốn về?
- Dạ trăm sự nhờ ông cả, ông cho sao thì được vậy... Trăm sự cũng là nhờ ông.
Chị Đỏ đáp vậy, giọng kéo dài như mỏi mệt. Ông Lý đét vào đùi, bộ thất vọng:
- Thế thì cha ai mà xử được. Anh nói "nhờ ông", ả nói "nhờ ông", sao mà hai anh ả khéo bảo nhau ghê. Đã đồng ý với nhau thế thì, thôi! Cho đoàn tụ!
Mọi người vẫn im lặng. Thấy lời tuyên án không hiệu quả và câu khôi hài kín đáo không ai thưởng thức, ông Lý ngồi lặng thinh uống nước.
Anh Đỏ bước ra rót nước. Bấy giờ chị Đỏ mới chợt nhận thấy chồng mình mặc áo dài. Cái áo lương tưởng như sắp bật tung trên thân hình vạm vỡ của anh dân chài. ống áo chịt vào cổ tay đen, và tà ngắn đập cũn cỡn trên đầu gối. Chị Đỏ vờ cúi mặt, liếc nhìn qua mớ tóc rối trên trán, và mỉm cười ngắm những cử chỉ ngây ngô của chồng. Chị nhớ lại hôm cưới, anh Đỏ ngượng nghịu trong cái áo lương độ ấy còn mới nguyên, và cái quần cứng đét hồ, thì thụp lạy trước bàn thờ. Chị bất giác cười lên tiếng. Anh Đỏ quay nhìn, càng ngượng nghịu thêm, thủ hai bàn tay dưới áo, rồi chắp lại, rồi gãi đầu, rồi mân mê khuy áo. Sau cùng anh mỉm cười cho đỡ thẹn. Ông Lý kêu lên:
- ờ, anh ả cười với nhau rồi đó kìa! Cần gì ai phân xử nữa!
*
* *
Con Hoét mách:
- Mẹ ơi, ả Đỏ vào buồng.
Mụ Bình chạy vào, thấy chị Đỏ đứng chải đầu. Mụ hỏi:
- Mi lấy gì đó?
- Lấy gì đâu?
Khi mụ Bình ra rồi, con Hoét, còn nhỏ mà đã ranh vặt, đứng nhìn. Từ ngày chị nó về nhà chồng, nó vẫn quen coi chị như người xa lạ, theo gương mẹ nó. Con gái là con nhà người... Mỗi khi thấy chị về chơi nhà lấy vật gì, nó kêu lên như bị mất cướp. Chị Đỏ chải đầu xong, thản nhiên đi ra. Con Hoét yên tâm, không ngờ chị nó đã mang một bọc khoai khô trong tà áo nâu dài buộc túm, bọc khoai đã ăn trộm được trong chum mẹ chị.
Về đến nhà chồng, chị len lén nhìn, rồi thẳng tuột vào buồng. Chị mở nút tà áo ra, tuồn khoai vào chóe, vừa vặn đầy như trước. Một hôm trời hửng nắng hanh vàng, mẹ chồng chị đem khoai ra sân phơi. Chị Đỏ ngồi đan lưới trong nhà, hồi hộp nhìn ra. Mụ đưa bàn tay nổi gân rải xòa đống khoai. Chợt mụ lặng yên như đang suy tính gì lung lắm. Mụ cầm một lát khoai, nhìn mãi trong một ngạc nhiên câm lặng. Mụ di di móng dài ngón tay cái lên trên, cố cạo lớp vỏ xám. Sau cùng, mụ ngoảnh vào, nói với con dâu điều phát kiến mới mẻ của mụ:
- Mẹ Đỏ này, cái chóe khoai mình nút không chặt để gió vào, thành thử cả lớp khoai trên hắn xạm đen mặt lại.
1940
Rút từ tập truyện ngắn Nằm vạ.
Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1941
Lớp học công nghệ
Nhiều
diễn đàn công nghệ và thiết bị hướng dẫn người dùng cách khai thác tiện ích của
công nghệ, nhất là những công nghệ mới xuất hiện. Người chủ trì hướng dẫn có
khi chỉ là người đam mê, trong quá trình tìm tòi đã có nhiều phát hiện trở
thành thầy trong lĩnh vực mình quan tâm.
Chỉ
gặp nhau trên mạng nó vẫn còn thiếu một cái gì đó, vậy là các cuộc offline được
hình thành, rất giản tiện, họ hẹn gặp nhau ở một quán cà phê nào đó, người chủ
trì sẽ giới thiệu những nội dung mới hoặc giới thiệu trực quan để mọi người tận
mắt chứng kiến, các thành viên tự nhiên trò truyện, trao đổi kinh nghiệm, cuộc
gặp gỡ này có khi còn được tài trợ, đó là nguồn lực bổ sung cho hoạt động này
bền vững.
Lớp học kiểu mới
Người
ta cứ quan trọng hóa lên, nghiêm trọng vấn đề, lớp học ngày nay đã có thể thay
đổi một cách khác cho thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, đại chúng hơn… Các nội
dung học mang tính chất lý luận, lý thuyết… hoàn toàn có thể áp dụng cách học
kiểu mới.
Người
thầy là chủ một web hoặc blog, thầy đưa bài học, trò thảo luận, thầy thỉnh
thoảng có ý kiến điều chỉnh. Tất nhiên trước khi vào học trò phải đọc rất nhiều
tài liệu liên quan. Trước khi bắt đầu môn học và sau khi kết thúc môn học, thầy
trò có buổi gặp nhau, cuộc sống thật không bị mất đi, sự gặp gỡ không thường
xuyên nó tăng thêm sự trân trọng những
buổi gặp gỡ. Có người lo tính tự giác của người học, xã hội không chấp nhận
những người không có nghề đi làm việc thì trò phải học một nghề phù hợp với
mình và không thể chểnh mảng được.
Thầy
hướng dẫn theo dõi trò, qua từng giai đoạn mà ấn chứng cho trò đã đạt được
những cấp độ nào và những bước tiếp theo, việc học say mê vì là nguyện vọng,
người dạy và người học đều thấy rất nhẹ nhõm, không có những cuộc thi cử chạy
chọt phi giáo dục.
Nét
Tìm
một từ để thể hiện mối liên hệ tổng thể của con người với con người, với tự
nhiên và cả với những cái siêu nhiên thật khó. Cổ xưa dùng từ thiên địa nhân,
vũ trụ, xác, hồn… có tính khái quát cao nhưng chưa thể hiện được mối liên hệ
chặt chẽ trong tự nhiên và con người làm trung tâm. Trong quá trình phát triển
loài người đã sáng tạo ra mạng internet, nếu dựa vào biểu tượng này để diễn
giải vũ trụ này trong đó có con người sẽ tạm thể hiện được bản chất thật của tự
nhiên xã hội và siêu nhiên. Rút gọn từ internet xuống thành nét để diễn tả một
tổng thể tồn tại thực và siêu thực.
Khi
không dùng thiết bị, không kết nối là đã dứt được nét ảo, khi không tiếp xúc
với xã hội là có thể dứt được nét thật, nhưng nét người ở phạm vi siêu nhiên
thì dù có ở trên núi cao, rừng sâu thì những âm hồn, thần linh, thông tin vũ
trụ… vẫn kết nối với người, người là một thiết bị nhạy cảm, không có cách gì
dứt khỏi nét người được. Trong không trung vô hình nhưng có vô vàn những tín
hiệu âm thanh, hình ảnh… được truyền đi, chỉ cần một thiết bị và đường truyền
là những cái vô hình được hiện hữu.
Con
người không thể dứt nét người được, nhập vào nét người là một quá trình hoàn
thiện và cũng là quay về bản nhiên do quá trình hoạt động xã hội làm mất đi
tính bẩm sinh của mình. Linh tính của con người là vô cùng vô tận đã bị chính
người loại bỏ khỏi bản thân vì nó là vô hình, khó kiểm nghiệm. Các loại hình tu
luyện có xu thế quay trở lại, ở mức thấp là tẩy trừ hết bệnh tật, có một sức
khỏe dồi dào, còn để đạt đến công năng siêu phàm đi trên mặt nước… là việc xa
xôi.
Ba
cấp độ nét người, nét thật, nét ảo. Nét ảo sinh sau cùng, hấp dẫn nhưng con
người vẫn có thể tách nó ra khỏi cuộc sống của mình. Nét thật là thực tại môi
trường sống của người, các hạ tầng nhân tạo ngày càng phát sinh quy mô lớn (lợi
hại đan xen). Nét người là cái vì một lý do phi tự nhiên nào đó con người hạn
chế sự thâm nhập của mình vào nó và sự thâm nhập đây là vô thức, ngoài tầm kiểm
soát của người, người nương theo để thuận lợi cho cuộc sống của mình.
27 thg 11, 2010
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
3/
Cách truyền đạo của Thái cực môn
Chính nhất (tục giáo):
truyền ngũ bí. Môn quy:
truyền tục bất truyền đạo
Cách
truyền đạo
Toàn chân (quốc giáo):
truyền toàn chân.Môn quy:
truyền đạo bất truyền tục.
Vào nét
Thực tế có người nghiện nét ảo, nếu vậy cuộc sống sẽ thiên lệch vì còn có nét thật và nét người (internet thật, internet linh ), các cảnh quan thật sẽ đem lại cảm giác thật và quan trọng nhất là nét linh nó sẽ làm người trỗi dậy những gì bẩm tính tự nhiên trao cho con người. Người ta sẽ nhận được cả những thông điệp vô ngôn. Chắc có nhiều ai đó bột phát cảm nhận một người yểu thọ, cảm nhận một người phát lộc. . . cuộc sống mà cái gì cũng phải phân tích kỹ lưỡng thì thật cằn cỗi. Cái miền nét người mới là cái miền nét vô tận nên tận hưởng.
Ti vi internet
Dù có máy vi tính, máy vi tính xách tay nhưng thói quen xem ti vi ở màn hình lớn rõ nét, cái quan trọng hơn cả là sự thư thái khi xem. Các nhà nghiên cứu thị trường đã tạo ra ti vi internet. Thiết bị là ti vi và nó vẫn vào internet ảo được bằng đường truyền adsl, wifi . . . Cách điều khiển là bấm moóc tạo nên sự thư thái khi đọc tin hay xem hình và hấp dẫn hơn ti vi gấp nhiều lần vì nó đã nhập vào internet ảo. Khó có một thiết bị đa năng nào có thể phủ lấp mọi nhu cầu đa đa dạng của con người trong điều kiện nhu cầu liên tục phát triển, sự hấp dẫn của công nghệ và thiết bị cũng chính ở đó.
Bệnh viện là gì
Bệnh viện là gì, để giảm bớt sự khó hiểu của nó thì gọi bệnh viện là nơi sửa chữa người. Về mô hình mà nói nay đã có bệnh viện máy tính, máy tính muốn sửa chữa không mất tiền thì đóng bảo hiểm, nếu bận việc chỉ cần điện thoại, bác sĩ máy tính sẽ đến tận nhà xử lý nếu ca khó thì đưa đến cơ sở sửa chữa. Mục đích cuối cùng là nhanh chóng để máy trở lại hoạt động bình thường với giá tiền hợp lý nhất. Không thể ví người với máy, nhưng mô hình phục vụ máy móc lại chu đáo hơn phục vụ con người nhiều đã vậy con người có khi lại còn bị hành hạ thêm. Không phải là không phương cách giải quyết, nếu thống kê số người tự chi phí được cho chữa bệnh của mình không phải là ít, một số khác nằm trong diện nhà nước buộc phải chữa bệnh cho họ (như lực lượng vũ trang ), nếu kỹ nữa lại tiếp tục tìm hiểu số người có khả năng trả được một nửa chi phí chữa bệnh. Số tiền đầu tư cho y tế sẽ tăng lên rất nhiều, xây dựng bệnh viện ở những vùng dân cư chứ không tập trung vào thành phố thì chi phí sẽ giảm, kể cả chi phí cho thầy thuốc sống ở vùng quê cũng sẽ giảm nhiều, thường xuyên có thầy thuốc giỏi tình nguyện về làm việc trong một khoảng thời gian nào đó đảm bảo bệnh viện ở vùng quê không thua kém gì chất lượng điều trị. Mọi sự đều tập trung về đô thị sẽ càng làm rối thêm khó khăn.
Nét linh
Ngoài internet thật và internet ảo tác động đến người, nó còn có phần quan trọng sự liên hệ giữa người với người sống, giữa người với người chết, giữa người với trời đất. Nếu người suốt ngày trong bốn bức tường hoặc chỉ quanh khoảng sân nhà, quanh phố phường, đến công viên là cùng, vậy là sự tiếp xúc không hoàn chỉnh. Đó là những cái cảm thấy, còn những cái khó cảm được, như thần linh, thông tin vũ trụ, người không thư thái chắc khó mà cảm được những gì siêu nhiên. Có những người khi được tiếp cận với họ tự dưng thấy sinh lực như bừng lên, có những người khi gặp họ bao nhiêu cảm hứng, bao nhiêu cao vọng tiêu tan. Cái đường truyền của internet người khó diễn giải, khó hình tượng nhưng nó là hiện hữu. Bây giờ người ta đã biết tăng sự thâm nhập vào internet linh bằng cách tọa thiền, tĩnh tâm, khí đạo . . . để tăng sự nhạy cảm tăng băng thông đường truyền, tăng kênh truyền dẫn. . . Dựa vào internet ảo liên hệ để dễ hình dung vào internet thật và internet linh.
Internet và giáo dục
Con
người buộc phải tham gia vào internet thật, internet ảo và internet người. Tùy
theo đặc điểm và sở nguyện của người học mà tập trung vào internet nào. Người ham
chế tạo thì phải đưa vào môi trường internet thật với những vật chất thật để
thuận lợi cho việc chế tác. Những hoạt động có tính chất văn phòng, báo chí …
thì lại thiên về internet ảo. Còn hoạt động mang tính nhân văn thì lại phải
thiên về internet người, đây là hoạt động phức tạp nhất, khó đo lường hiệu quả.
Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, chính trị, quân sự, y tế … Chính
vì tính hấp dẫn của nó mà những người khi đã tương đối thỏa mãn với sự nghiệp
của mình thì nảy sinh thiên hướng tham gia hoạt động internet người vì chính nó
sẽ quyết định toàn bộ các hoạt động khác của người. Và chỉ khi người ta có đủ
độ trải nghiệm mới có thể tham gia vào hoạt động internet người. Internet người
hoàn thiện chắc chắn nó sẽ kéo theo sự hoàn thiện vượt bậc của internet thật và
internet ảo. Sự không hoàn thiện của internet người làm người ta rất ray rứt có
khi phải hy sinh công việc chuyên môn để tham gia vào hoạt động có tính quyết
định này. Giáo dục không nhìn vào internet thì thật khiếm khuyết, làm cho người
học phải tự học nhiều hơn, ít tưởng nhớ đến giáo dục hơn vì giáo dục hỗ trợ
người ta ít quá (có khi còn gây khó dễ cho người ta).
Giáo dục thật đơn giản
Lấy
hình tượng con cua, khi con cua đầy thịt trong vỏ nó sẽ tới kỳ lột vỏ, một cái
vỏ mới ra đời và thịt trong đó thật lỏng lẻo, nó lại tiếp tục kiếm thức ăn, nếu
thức ăn đầy đủ thì cái vỏ của nó sẽ lớn, nếu khan hiếm thì cái vỏ nhỏ lại. Và
khi đầy thịt, cái vỏ không thể chứa được nữa nó lại tiếp tục lột vỏ. Cứ như
vậy, cái lúc lột vỏ và sau lột vỏ là thời điểm bỡ ngỡ nhất.
Nếu
cứ nhồi nhét thức ăn hoặc thức ăn là loại không phù hợp, không có quyền lựa
chọn thức ăn, chắc chắn sản phẩm tạo ra sẽ không bình thường. Đó là chưa nói
thời điểm nhạy cảm là khi lột vỏ lại bị người ta lợi dụng. Cái lúc cần sự trợ
giúp bảo vệ nhất thì lại là lúc người ta lợi dụng làm tiền. Kết cục của vấn đề
là có thể dự báo được.
26 thg 11, 2010
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
Đạo, huyền, triết
Lý số Lục (sáu) lý mà
của Thái nhất thể, tuy một
cực môn mà có sáu phần.
Học, công, thường
Lý pháp của Thái cực môn,
xin đọc phần “Pháp của Thái cực môn” trong cuốn sách này.
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
Hữu vi vô thường,
hữu hành vô thường
hữu đắc vô thường
Hữu vi là Đã
là hữu thì vô thường
bậc dưới (không trường cửu)
Hữu hình vô thường,
hữu tượng vô thường,
hữu công vô thường
Thái cực môn lấy tông là vô
vi, cho nên được tôn xưng là một phái thượng thừa, triết lý tối thượng nên mới
đặt hiệu là Đại Đạo!
Những ví dụ cụ thể về mạng
Blog, web, mạng xã hội . . . Cái nhà, cơ quan, trung tâm hội nghị văn hóa nghiên cứu giáo dục du lịch. . . Con người cá nhân, con người công việc, con người công chúng. . . Mạng không thể là mạng nếu không có thiết bị không có đường truyền, riêng con người là trung tâm, là phức hợp nên con người là mạng mà cũng chính là "thiết bị " của tổng thể internet người, nó cũng là tổng thể internet thật và internet ảo. Để tiện khái lược tổng thể thế giới con người thì gọi chung là internet và có phân thành internet ảo, internet thật và internet người.
Mạng thật, mạng ảo, mạng linh
Mạng thật là những thành phố khu công nghệ khu sản xuất khu du lịch khu nghiên cứu khu giáo dục khu thể thao khu thiên nhiên. . . Mạng ảo là những trang web, mạng xã hội, blog. . . Mạng thật đúng là con người thật. Sinh ra con người là sinh ra mạng thật, theo sự biến hóa mà có mạng ảo, tất cả nó đều xoay quanh cuộc sống của con người. Người ta muốn hạn chế, muốn ngăn chặn, muốn kìm hãm, muốn điều khiển, muốn khống chế nhưng đó chỉ là ý muốn, nó vẫn đi theo quy luật của nó.
Internet linh
Có internet thật, internet ảo và có internet linh. Thiết bị của nó là chính con người, đường truyền của nó là chính đường truyền thật và đường truyền ảo. Riêng nó còn có đường truyền tâm linh, linh tính, tiềm thức. . . Thiết bị là người, nó phải tiếp nhận vật chất thực, nó phải tiếp nhận các giá trị tinh thần, và tiếp nhận các giá trị tâm linh, linh tính, tiềm thức . . . khó ai kiểm chứng được. Internet linh nó đang được ảnh hưởng thuận nghịch của quá trình phát triển internet thật và ảo. Tham vọng kiểm soát internet thật, internet ảo và internet linh của thế lực nào đó nó có thể ví như tham vọng chinh phục không gian, nó có thể đạt được kết quả nào đó, còn kiểm soát hoàn toàn thì thật là bất khả.
Thiết bị - đường truyền - mạng
Ở thế giới ảo thiết bị là vi tính hoặc di động. . . mạng là 3g , adsl . . . mạng là các trang web hoặc mạng xã hội . . . Ở thế giới thật thiết bị là ô tô xe máy, máy bay tàu biển tàu chạy đường ray . . . đường truyền là đường biển đường không đường bộ đường sắt, đường bộ và đường sắt phải đầu tư nhiều công sức, đường không ít đầu tư nhất về mạng (chỉ là một số dịch vụ hướng dẫn bay ) . Mạng là những thành phố khu vực sản xuất khu du lịch . . . Thiết bị hiện đại nhất của internet thật là xe hơi không người lái của google (chưa thương mại hóa ) vì không cần người điều khiển chúng vẫn đến nơi cần đến. Đường truyền của internet thật chỉ tốt ở những nước phát triển, hiện nay Trung Quốc đang phát triển mạnh đường truyền này để họ thuận tiện lưu thông theo dự định của họ. Các thiết bị đều mang theo hiện vật thực hoặc ảo. Internet thật hao tổn năng lượng hơn internet ảo rất nhiều. Phát triển đường truyền thật cũng hao tốn nhiều sức người sức của và năng lượng. Đầu tư đường truyền đường không là rẻ nhất nhưng giá thiết bị lại đắt nhất. Đường truyền đường biển cũng rẻ nhưng tốc độ truyền thấp nhất. Đường truyền đường không là nhanh nhất. Mạng thật là các thành phố khu du lịch khu công nghệ khu thiên nhiên ở những nước kém phát triển rất xấu không bảo đảm yêu cầu tối thiểu của thế giới văn minh. Hiện nay tốc độ phát triển của thiết bị đường truyền mạng ảo nhanh chóng vô cùng, internet ảo phát triển không có cách gì dừng lại được, trong khi đó internet thật phát triển từng bước, không thể nhanh hơn, nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, một nhóm người tiến bộ khó có thể tăng tốc được.
25 thg 11, 2010
Thiết bị - đường truyền - mạng
Tốc độ phát triển thiết bị tăng nhanh, giá cả thiết bị giảm nhiều. Các thiết bị: máy vi tính để bàn, xách tay, netbook, máy tính bảng, ti vi internet, di động, máy chụp hình, máy quay... Máy để bàn có tính cố định khó di chuyển nhưng thế mạnh là cấu hình máy mạnh, xách tay tiện mang di chuyển, gọn nhất là di động. Di động tích hợp thoại, vi tính mi ni, máy chụp hình, máy quay, máy ghi âm, máy định vị nó là thiết bị được tích hợp nhiều tính năng nhất và tiện lợi cho cơ động nhanh ở tất cả các loại khu vực. Tất nhiên việc sử dụng nó phải có thời gian làm quen vì thiết bị so với vi tính xách tay thì nó hơi nhỏ. Thiết bị mà không có đường truyền thì cũng như di động không sim, dù thiết bị có hấp dẫn, cao cấp bao nhiêu nó cũng như cái xe hơi đẹp mà không xăng, không đường để chạy. Hiện nay có một số đường truyền như qua dây điện thoại, 3g, wifi... tốc độ đường truyền đang ngày tăng và đã có thêm công nghệ mới như cáp quang, LTE... đường giao thông thông tin chắc chắn tăng về chất lượng và tăng về chủng loại công nghệ. Sau nữa là thông tin được trình diễn ở đâu thì phải nhờ mạng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng hấp dẫn chủ yếu ở nước ngoài như google, facebook, yahoo... các nhà dịch vụ mạng này đổi mới công nghệ liên tục sẽ hứa hẹn nhiều hấp dẫn mới không ngừng cập nhật.
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
Lão Tử sùng vô vi
(xem trong “Đạo đức kinh”).
Vô
vi là bậc tối thượng
Thích ca phi hữu vi
(xem trong “Kim cương kinh”).
Hai bậc thánh nhân ở đông và
ở tây, đầu nhập Đạo chí chân, không mưu cầu mà hợp với nhau, diệu kết đồng tâm!
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
Thái cực hàm chứa Đại Đạo:
chỉ rõ duyên do của hữu vô.
Đứng
đầu Ngũ bí
Vô vi xưng thượng thừa:
bao hàm mọi duyên
do của hữu vô.
Tất cả mọi cái thuộc hữu vi
đều phải quy về vô vi mới thành Đạo; bắt đầu từ vô vi, hóa sinh để hữu vi quy
về bản nguyên!
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
2/ Đạo
của thái cực môn
Tam tông trong Bát thất:
Thiền tông, Mật tông,
Thiên tai tông
(Môn phái tu tiêu biểu
của Phật môn)
Tên
các môn phái lớn
Tam cấm trong ngũ bí:
Thái cực, Đan đỉnh,
Kiếm tiên
(Môn phái tu bậc thượng
thừa của Đạo môn).
Phật – tam tông, Đạo – ngũ bí
là những tông phái cổ truyền lớn nhất gọi là “Tam tông ngũ bí”. Trong “năm môn
phái bí mật bất truyền” lại lấy “tam cấm môn” làm “cấm bí đại pháp”, rồi trong
tam cấm lại lấy thái cực môn là môn phái cấm bí, cấm truyền tam khẩu lục nhĩ
(không truyền cho hai người).
Xem gì
Không thể sống mà không có thông tin. Thông tin chữ viết, thông tin hình ảnh, âm thanh, ký hiệu, biểu tượng, hàm ý . . . Nhưng trực tiếp nhất là phải xem thông tin chứ không phải là xem ý đồ của người cung cấp thông tin.
Cơ hội làm ăn
Ai nhanh chân tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ tiết kiệm sức người sẽ nhanh chóng thu lợi nhuận và tăng trưởng không thể tưởng tượng được với khẩu hiệu "chỉ offline khi không thể làm được trên mạng ". Lý do rất đơn giản là muốn chiến thắng trên thương trường , chính trường, chiến trường, tình trường, học trường, đường trường, hậu trường . . . thì phải bỏ ra một sức lực ít nhất để thu về một kết quả nhiều nhất.
Mạng xã hội
Có con người là có mạng xã hội, người ta thông tin tay đôi với nhau, một đám đông thì có một người thạo tin nói người nghe có thể hỏi lại một số chi tiết nào đấy. Đến chợ người người gặp nhau thông tin được loan khắp vùng. Nếu thông tin nhạy cảm thì họ thì thầm với nhau, ai thông tin sai sự thật thì sẽ bị vạch mặt khó mà sống trong cộng đồng được. Khi có báo giấy báo nói báo hình, tính lười biếng và sự đắt đỏ của việc làm ra thông tin nên người ta phó mặc cho các hãng truyền thông, khi phát hiện ra sự lợi dụng truyền thông vào những việc mờ ám cộng với công nghệ và thiết bị mới hỗ trợ thông tin, thông tin lại trở về nguyên thủy của nó với tầng nấc cao hơn gấp bội. Từ thư điện tử, bút đàm (chat ) đến hình ảnh âm thanh trực tiếp theo thời gian thực, mọi người đều dễ ràng có kho thông tin của mình và thỏa thích làm ra, tích trữ, chia sẻ với mọi người. Những nhà cung cấp dịch vụ không theo kịp đòi hỏi của nhu cầu đòi hỏi thông tin các loại tích hợp tiện dụng theo thời gian thực sẽ dần khuất bóng cho những nhà cung ứng hợp thời quay về đúng bản chất cuộc sống là phải có thông tin thực và tức thời. Mọi sự cản trở tiến bộ nhanh chóng được gạt bỏ và bị nguyền rủa.
Nửa tỷ người sử dụng, nếu facebook không là ma túy thì với số lượng người tin cậy như thế nó nói lên rằng đây là một sự mới mẻ hấp dẫn có ý nghĩa với cuộc sống. Con người có nhu cầu trao đổi giao lưu, nay nhờ công nghệ và thiết bị làm cho mọi người lại gần nhau. Không phải tất cả đều là riêng tư, nếu riêng tư thì đã có điện thoại và mail. Còn lại đều có thể công khai chia sẻ cho mọi người. Một nhóm người thông tin kịp thời với nhau người khác không tham gia nhưng có thể quan sát được hoạt động xung quanh mình. Loài người là linh vật của vũ trụ, họ luôn sáng tạo không ngừng tạo ra nhiều tiện ích để tiết kiệm sức người. Cùng một lượng công sức bỏ ra mà đem lại nhiều kết quả hơn.
24 thg 11, 2010
Cố kết chặt chẽ, hoạt động mãnh liệt, không rời bỏ mục tiêu - Nhưng phản tiến bộ xã hội
Báo động “hàng nóng”
Các băng nhóm giang hồ ở Đồng Nai sử dụng súng để thanh toán nhau khiến người dân lo lắng
Gần đây, các băng nhóm sử dụng bom xăng, súng tự chế, súng công cụ hỗ trợ để “xử” nhau gây nên nỗi kinh hoàng cho người dân.
Xả súng truy sát
Khoảng 15 giờ ngày 20-11, Phan Thành Châu (SN 1986, ngụ tại khu phố 4, phường Trung Dũng) và Hồ Đức Minh (SN 1988, ngụ tại xã Hiệp Hòa), TP Biên Hòa, uống cà phê tại phường Quang Vinh. Sau đó, Minh lấy xe máy biển số 60X3-9567 chở Châu về nhà trên đường Phan Đình Phùng.
Khi vừa rời khỏi quán cà phê thì có 2 thanh niên bịt mặt, chạy từ phía sau đến, ép sát vào xe Minh, tên ngồi sau móc súng chĩa vào người Châu bắn 3 phát liên tiếp. Đến khi Châu ngã xuống đường, bọn chúng tiếp tục bắn tiếp 2 phát nữa nhưng chỉ trúng vào xe của Minh.
Việc các đối tượng xả súng giữa phố đã thể hiện bản tính hung hãn, côn đồ, phương thức và thủ đoạn gây án liều lĩnh của chúng làm cho người dân hoang mang.
Hồi tháng 6-2010, người dân Đồng Nai chứng kiến công an truy quét 2 nhóm giang hồ trong đó có Nguyễn Văn Long (Long Thanh, SN 1979), ngụ khu phố 6, phường Hố Nai, TP Biên Hòa và Phạm Duy Hưng (Hưng vườn điều).
Hung khí thu giữ tại nhà Hưng vườn điều hồi tháng 6-2010
Trước khi vào Nam lập nghiệp, Hưng là tay anh chị đất cảng Hải Phòng. Hai băng nhóm này tranh giành lãnh địa, tổ chức bảo kê sòng bài, quán bar, cho vay nặng lãi. Khi bị bắt, khám xét nhà ở của Long Thanh, cơ quan điều tra thu giữ một số tài sản có liên quan đến vụ án.
Liên quan đến Hưng vườn điều, công an thu giữ một khẩu súng bắn đạn cao su và 15 viên đạn, 2 kiếm Nhật, một giấy phép sử dụng súng quân dụng, thu một khẩu súng lục, một quả lựu đạn.
Xử phạt quá nhẹ
Theo một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an tỉnh Đồng Nai, thời gian gần đây các đối tượng gây án thường buôn bán, tàng trữ, sử dụng loại súng bắn đạn hoa cải, súng bắn dạng bút bi... Khi đối tượng buôn bán, tàng trữ hoặc sử dụng súng nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, trong nhiều vụ chỉ xử phạt hành chính nên không có tác dụng răn đe.
|
Hỗn chiến bằng bom xăng
Mới đây, vào ngày 27-10, người dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bàng hoàng khi chứng kiến cảnh 30 đối tượng côn đồ tấn công quán nhậu bằng mã tấu và bom xăng.
Vụ việc xảy ra tại quán nhậu Quang Vinh (ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) khiến 2 nhân viên của quán là Trần Thanh Danh và Lê Thanh Hải bị chém trọng thương.
Các đối tượng đã dùng mã tấu và bom xăng tấn công liên tiếp tất cả khách và nhân viên trong quán. Hai nhân viên phải đi cấp cứu vì trọng thương. Theo Công an tỉnh Đồng Nai, bọn tội phạm đã tự chế tạo bom xăng bằng cách đổ xăng vào vỏ chai bia, bên trong chứa khăn lông, đinh sắt rồi đốt và ném vào đối thủ.
Một tay đàn anh trong giới giang hồ đã “gác kiếm” nói rằng cách tấn công bằng bom xăng dễ áp đảo đối phương, khả năng sát thương cao và nếu có bị bắt thì tội cũng nhẹ hơn so với dùng súng thanh toán nhau. Khi nào các giang hồ cộm cán muốn chứng tỏ “số má” của mình hoặc trường hợp gặp đối thủ “nặng ký” thì chúng mới dùng đến súng.
Bài và ảnh: KIM CƯƠNG
DỊCH KINH LINH THỂ - Kim Định (trích) - anviettoancau.net
I. Khi Tổ Tiên Việt Tộc Đóng Dấu Trên Kinh Dịch
Đánh dấu trên một vật gì là ghi nhân vật đó thuộc về mình, cho nên nói Việt tộc đóng dấu trên kinh Dịch, hay nói kinh Dịch là của Việt Nam cũng đồng một ý. Cả hai câu này thọat nghe sẽ dễ bị hiểu như một câu nói khôi hài vô duyên, nhưng có thể tha thứ vì phát xuất từ một lòng ái quốc quá trớn nên đân ra nói nhảm. Sở dĩ có thể nghĩ như thế là vì hiện trạng là thế, nghĩa là Kinh Dịch hiện nay là của Tàu chớ không phải là của Việt Nam, nên trong bao ngàn năm có người Việt Nam nào dám đả động tới Kinh Dịch. Đó là việc mới được làm gần đây và tất nhiên cũng lại học theo lối Tàu lối Tây, chứ đã có ai đọc theo lối của nó. Phải là chủ cũ của nó mới đọc được và chủ cũ của nó tôi bảo là người Việt. Kinh Dịch là của người Việt vì tổ tiên tổ chúng ta đã đóng dấu trên nó và hôm nay xin mời các bạn cùng tôi đi nhận lại dấu. Xin báo trước là dấu đóng đã lâu đời nên phai mờ nhiều quá không thể giương hai mắt ốc biêu ra mà thấy được, phải dùng tia sáng hồng ngoại, lý ngọai gì đó mới trông nhận ra. Bạn nào không thích thứ ánh sáng lung linh “hốt hề hoang hề” xin ở lại nhà, vì không có lỗi khác. Con dấu bị phai mờ không những vì đã quá lâu mà còn vì đã bị bôi cọ đi do người ăn cắp. Ai ăn cắp? Thưa là Trọng Thủy từ Bắc phương tới. Nhưng sao lại đổ oan như vậy? Thưa là vì có văn tự tuy đã bị phai nhưng còn đọc được như sau: “Thần Kim Quy cho An Dương Vương cái vuốt để làm nỏ thần nhờ đó đánh bại được Triệu Đà. Đà biết thế nên sai con là Trọng Thủy câu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu cốt để đánh cắp cái vuốt rùa, và Trọng Thuỷ đã thành công đánh lừa được Mỵ Châu đồi lấy nỏ thần đem về Bắc, rồi thay vào bằng cái nỏ giả làm vuốt rùa. Câu truyện này ai cũng biết thuộc lòng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đã gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, vì nó còn ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng vì cộng sản hay các tư trào khác, bởi vì chúng ta đã không còn hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đã bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, vì nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khách, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tròn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vưốt rùa chính là tinh hoa của cái đạo trời đất, tức cũng là nhơn đạo. Cái nhơn đạo đó đã bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đã chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không còn là nước lý tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi cái nước lý tưởng kia rồi và hiện nay có còn nói bốn ngàn năm văn hiến thì cũng chỉ là biểu lộ một tấm lòng hòai cổ về một nơi xa xôi ở mãi tận xa xưa, chẳng còn mấy âm vang trong lòng, nên không còn gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà vì hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng còn bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, còn chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa thì càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang.
Khí đạo - tác giả Lục Lưu (Trung Quốc) - Hoàng Mộng Khánh dịch cùng với Hoàng Thái
Phục Hy “Dịch kinh”
Tam phần: Thần Nông “Bản kinh”
Hoàng Đế “Nội kinh”
Cổ
triết lưu truyền
Hạ dịch “Liên sơn”
Tam dịch: Thương dịch “Quy tàng”
Chu dịch “Chu
dịch”
Tam tuyệt
“Chu dịch” kim truyền xưng là “Dịch kinh”
(thuyết thượng cổ)
Thập dịch
Thượng sĩ
quán dịch
mà ngộ đạo
Trung sĩ
Phép
Dịch thành đạo cùng dịch Thánh sẽ
là thánh,
mà tỉnh lý phàm sẽ là phàm
Hạ sĩ đọc
dịch để
chiêm bốc
(bói toán)
Quảng đại quần chúng đều
biết sự tồn tại của sách Dịch. Đây là thứ sách hội tụ đại triết, đại Đạo, thông
thánh!
Tiết kiệm sức người
Công
nghệ và thiết bị không tạo ra thất nghiệp, nó giúp tiết kiệm sức người, để sức
người làm những việc có ý nghĩa hơn. Con người phải cuốc ruộng, phải kéo cày
thay trâu thật lãng phí khi được sinh ra ở trời đất này. Khi có tiền điện tử,
trả tiền, thu tiền qua mạng không gian, hàng hóa được chuyển qua đường chuyển
phát thật tiện lợi. Ngành chuyển phát lại có cơ hội thành ngành kinh doanh quan
trọng, tạo việc làm cho nhiều người. Con người không phải mất sức lực vào những
việc thông thường, sức đó tập trung vào những việc yêu thích của mình. Trong
ngày người lưu thông ngoài đường vô cùng lớn, di chuyển để đi làm, đi mua hàng
hóa, đi học. Tại sao không tận dụng lợi thế mạng không gian (internet) để làm
việc, để học hành, để mua bán. Con người chỉ di chuyển chuyển khi đi tham quan
du lịch đi gặp gỡ giao lưu tình cảm, hoặc khi thật cần thiết phải gặp mặt. Công
nghệ và thiết bị tiến bộ liên tục, con người ứng dụng liên tục, nhưng tiềm năng
còn vô cùng lớn vì sự bất hợp lý trong xã hội còn quá nhiều. Sự bất hợp lý
chính là tiềm năng của sự phát triển.
Công nghệ giúp tiết kiệm sức người
VietinBank chính thức triển khai Ví điện tử MoMo/M_Money
(NDHMoney) Với việc chính thức triển khai dịch vụ ví điện tử MoMo/M_Money tại các Chi nhánh VietinBank trên toàn quốc từ 24/11/2010, hàng chục triệu thuê bao Vinaphone có thể thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến ngay trên điện thoại di động…
Sau khi kích hoạt MoMo, điện thoại di động sẽ trở thành một “thẻ thanh toán”. |
Ví điện tử MoMo/M_Money là sự liên kết giữa mạng di động Vinaphone với nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến M_Service và các Ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam như: VietinBank, VCB,… nhằm đem đến những tiện ích tối đa cho khách hàng trong thanh toán điện tử. Dịch vụ này cho phép 30 triệu thuê bao di động của Vinaphone có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản ngay trên điện thoại di động một cách nhanh chóng và thuận tiện.
MoMo/M_Money được tích hợp sử dụng trên SIM 128K-MaxSIM của Vinaphone. Các tiện ích của ví điện tử MoMo/M_Money được tích hợp sẵn trên menu của MaxSIM nhằm đảm bảo tính bảo mật tối đa. Các giao dịch đều được mã hoá theo chuẩn cao nhất qua ứng dụng trên SIM và thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng.
Ngay sau khi kích hoạt, chiếc điện thoại của người dùng sẽ trở thành một “thẻ thanh toán” di động. Ví điện tử MoMo/M_Money được kết nối với tài khoản cá nhân tại VietinBank. Người dùng không cần phải mang theo tiền mặt, hoặc các loại thẻ thanh toán của ngân hàng mà chỉ cần sử dụng điện thoại di động với ví điện tử MoMo/M_Money là có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có sóng điện thoại di động.
Ngay sau khi kích hoạt, chiếc điện thoại của người dùng sẽ trở thành một “thẻ thanh toán” di động. Ví điện tử MoMo/M_Money được kết nối với tài khoản cá nhân tại VietinBank. Người dùng không cần phải mang theo tiền mặt, hoặc các loại thẻ thanh toán của ngân hàng mà chỉ cần sử dụng điện thoại di động với ví điện tử MoMo/M_Money là có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có sóng điện thoại di động.
Ví điện tử này sẽ hỗ trợ khách hàng các tiện ích: có thể chuyển hoặc nhận các khoản tiền giữa các ví điện tử MoMo/M_Money; thanh toán đơn giản và thuận tiện các loại hoá đơn, cước phí viễn thông; nạp tiền trực tiếp vào các tài khoản Game Online của FPT, VDC, VTC; Nạp tiền điện thoại cho các thuê bao trả trước của 6 mạng di động: Vinaphone, MobiFone, SFone, Beeline, Vietnammobile và EVN; đặc biệt, khách hàng có thể mua bán trực tuyến,…Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản hàng ngày của ví điện tử MoMo/M_Money hoặc đổi mã PIN một cách nhanh chóng, đơn giản.
Trong thời gian tới, thông qua nhà cung cấp M_Service, ví điện tử MoMo/M_Money sẽ kết nối với trên 15.000 đại lý các loại hàng hoá, dịch vụ thanh toán trực tuyến. Với mục tiêu này, Vinaphone cùng với VietinBank sẽ phát triển MoMo/M_Money thành cổng thanh toán điện tử Payment Gateway lớn nhất tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển.
NDHMoney
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)