Người theo dõi

3 thg 4, 2011

Giáo dục chung chung

Xưa kia giáo dục là giáo dục về đạo lý, học từ nhỏ, học với mục đích ra giúp ích cho đời. Phần kỹ năng, kỹ thuật nếu có, chủ yếu là cách làm văn bản, kỹ năng làm thơ, làm câu đối, kỹ năng tính toán. Ngày nay, nội dung kỹ năng, kỹ thuật tăng lên, phần văn học nghệ thuật, kỹ năng ngôn ngữ ép chung vào nhau, khó tách bạch, khó có định hướng rõ nét, có hồi họp quốc hội, có một nhà sư ở Huế nêu lên, giáo dục theo triết lý nào, sau đó từ triết lý giáo dục thường xuyên được sử dụng, nhưng cái triết gì chả ai biết là cái triết gì. Xưa phần văn học nghệ thuật như sản phẩm phụ phát sinh từ việc học đạo lý, học chữ Nho, đã có chất họa trong đó, học các triết lý xưa, đã có văn, có sử ở đó rồi. Ngày nay giới văn nghệ sĩ phải nói là đã tách hẳn ra một giới rõ ràng phục vụ xã hội. Giới kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật cũng là một giới riêng. Sao lại cứ gộp chung vào nhồi nhét cho trẻ nhỏ nhỉ. Người toàn diện có nhưng chắc ít, đa số sẽ theo một thiên hướng nào đó, có một số sẽ hướng về phần đạo lý, nó mang định tính nhiều hơn là định lượng, đại khái mà không hẳn là đại khái, nó có cái nhìn toàn thể vũ trụ, con người. Một số thích sự thuần túy có tính kỹ thuật, đòi hỏi sự chính xác, cụ thể, chi tiết. Còn văn học nghệ thuật là cái chung, là người ai cũng có nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật, còn có thành nghệ sĩ được không lại là chuyện khác. Nội dung này mà học lại là sự ép buộc thì làm sao mà cảm nhận được văn học nghệ thuật, nó sẽ bóp chết những mầm mống của những văn nghệ sĩ tương lai. Phần văn học nghệ thuật để cho tự do đọc các tác phẩm, được nghe các văn nghệ sĩ, không ở cấp quốc gia thì địa phương nào cũng có văn nghệ sĩ của mình nói về cái nghiệp của họ. Nghe những nhà phê bình văn học nghệ thuật giảng, phần này phải được học một cách tự do thoải mái nhất. Phần đạo lý cũng không thể chia thang, chia tầng để nhồi nhét được, tùy theo từng học sinh để có hướng dẫn cụ thể, từng em có cảm nhận riêng về đạo. Chỉ có phần kỹ năng, kỹ thuật, kỹ nghệ là cái chủ yếu phải lặp đi lặp lại theo quy tắc chính xác để nhuần nhuyễn. Vậy mà cứ gói hết vào một mớ xong gọi là giáo dục. Cái văn minh của ta là gì không rõ ràng, cái Tây học người biết người không, cái Tây cũng đủ loại Tây. Còn Tàu, cái gì của Tàu, cái gì của Ta mà đã Tàu hóa. Còn chính quyền, người ta quan trọng gì đâu, người ta chỉ cần đừng gây phản loạn là được. Người ta lấy cớ lo cho tương lai để rút tiền, kêu người ta có mà phí lời, xã hội tự lo cho mình, có tiền mà không yên tâm thì phải đẩy con ra nước ngoài cho chắc ăn. Biết bao người ở cái nền giáo dục này, không tiêm nhiễm cái xấu của hệ giáo dục này, họ tự giáo dục, tự hành động để thành tài ngay trong nước, tuy vất vả nhưng vẫn có con đường để đi. Thử hỏi những người đi làm giáo dục, đạo lý của các người là gì, đạo lý là mưu sinh hả, thế thì không cần phải dạy cho trò về đạo lý nhá. Nếu đạo lý là phục vụ chính quyền, thì cũng không cần phải dạy nhá, trò tự biết, cha mẹ trò tự biết phải lo lót chạy chọt thế nào. Nếu đạo lý là vì con người, thì phải xem đã, xem thầy sống thế nào đã. Khả năng văn nghệ sĩ mà có chắc hiếm người đi làm nghề giáo, nên các thầy dạy về văn học nghệ thuật ở trường phổ thông thật là khó, khả năng bóp chết các tâm hồn nghệ sĩ sẽ là nhiều vì cái lối học nhồi nhét. Còn lại các thầy là những người đi dạy kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật thuần túy. Con người mà chỉ có kỹ năng, kỹ nghệ, kỹ thuật, đây là phần phương tiện, công cụ để tồn tại ngoài xã hội. Cái phần con người mỗi ngày ra khỏi nhà đến trường là một lần bị giết chết. Giết một lần chưa chết thì giết nhiều lần, giết một năm chưa chết thì nhiều năm, trong khoảng 9 đến 12 phần con người cơ bản là đã phá xong, như cơ bản đã phá xong rừng tự nhiên. Vậy nên mới có chuyện lạ, những người tử tế là những người ít đi học, ít học. Một số rất ít vừa đi học, vừa tự cảnh tỉnh mình may ra mới giữ được cái phần con người. Cái giáo dục này đừng hy vọng gì ở xã hội, có con, có cháu thì tự lo lấy thôi.

4 nhận xét:

  1. Thà rằng không thấy thì thôi
    Thấy đau như trấu đem bôi vào lòng
    Thương bao thế hệ long đong
    Thương thay vận nước trong dòng ngửa nghiêng...

    Phi Vũ

    Trả lờiXóa
  2. Đạo mất rồi, chỉ còn hình pháp, hình pháp mà không ai tin nữa thì chỉ có nước là đánh nhau thôi

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn những suy nghĩ
    Cám ơn những trở trăn
    Nhìn bao điều nghịch cânh
    Lòng cứ mãi xót xa...

    Trả lờiXóa
  4. Bác ở phương trời xa
    Luôn lo cùng đất nước
    Tìm tương lai tươi sáng
    Trong cái thế bòng bong

    Trả lờiXóa