Người theo dõi

24 thg 3, 2011

Ai là thầy


Ta có cách dùng từ rất chuẩn và rất hay, là giáo viên, giảng viên và thầy. Trong góc độ hẹp với nhau là thầy, góc độ xã hội mà được công nhận là thầy thật khó. Theo chuẩn xưa, người dạy được nhiều trò đỗ đạt làm quan, xã hội đương nhiên công nhận là thầy.

Ngoài việc làm quan quyết định đến sinh mệnh con người, còn có làm thầy thuốc cũng quyết định sinh mệnh con người. Một số thầy khác như địa lý, thầy cúng có khả năng hỗ trợ sinh mệnh con người, thầy bói biết được sinh mệnh người.

Sau này pháp luật và người dân có vẻ được tôn trọng mà sinh ra thầy cãi, người tác động mạnh để sinh mạng có chiều hướng tốt. Lúc nhiều người còn mù chữ, không có ngoại ngữ lại sinh ra một thầy nữa là thầy ký, thầy thông ghi chép những nội dung như khế ước mua bán, thừa tự, kiện tụng, cũng lại là liên quan đến sinh mệnh người, hoặc là người đưa tin cho xã hội (nhà báo).

Có thể thấy những gì liên quan lớn đến sinh mệnh người đều được gắn với chữ thầy, (kể cả thầy dùi là người bày mưu để tốt xấu cho một vận mệnh cũng được gọi là thầy). Liên quan đến sinh mệnh, người, xưa chủ yếu là con người nắm quyền, nắm được quy luật vận hành trời đất, đến sau có luật liên quan mật thiết đến con người, để tránh tai họa gieo xuống muôn dân mà cái đạo lý, cái lương tri, lương tâm luôn được đề cao, khi không có cái này, tầng lớp đỉnh cao của xã hội bằng cách này hay cách khác loại họ ra khỏi đẳng cấp của mình, làm cho thanh sạch tầng lớp đáng kính của xã hội.

Chuyên về chữ nghĩa, đạo lý này là thầy đồ, thầy có cao thấp khác nhau nhưng cái đạo lý, lương tri, lương tâm là cái đứng đầu. Phải chăng giáo dục là cái ông thầy đồ này và những cái ông thầy của thầy thuốc, thầy của kiến trúc, xây dựng, công trình, quy hoạch (không khác thầy địa lý xưa). Có ai cần cái ông kiến trúc, xây dựng, công trình có đạo lý, lương tri, lương tâm không ? Cái ông thầy dạy ở trường đảng, trường hành chính, có ai chất vấn ông đó về đạo lý, về lương tâm, lương tri không. Các ông thầy dạy luật có ai hỏi ông ấy về đạo lý không, các thầy dạy ở trường báo chí có ai hỏi về đạo đức không, để đủ loại báo bây giờ đang báo đời, làm một số người còn lương tri phải nhảy ra khỏi nghề báo mà thực chất là về với nghề của chính mình, còn ông thầy dạy võ nữa vì bây giờ có nghề vệ sĩ.

Tất tần tật đều gọi là giáo dục hoặc gom vào giáo dục, sẽ là quá tải và không đúng chỗ, nhiều việc chỉ mang tính kỹ năng, kỹ thuật thuần túy mà cũng gọi là giáo dục, giáo viên hướng dẫn cũng gọi là thầy giáo, e rằng lạm dụng từ thầy mà mất đi sự tôn nghiêm của cái nghề, cái người đặc biệt này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét