www.phivu1956.blogspot.com
And:
www.phivu56.wordpress.com
And:
www.my.opera.com/phivu56/blog/
*Lịch sử vẻ vang.*
*Phi Vũ*
Nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ta không khỏi chạnh lòng khi kẻ
thù phương bắc luôn luôn rình rập và nuôi mộng xâm chiếm nước ta. Trải qua
một nghìn năm đô hộ, giặc Tàu đã gây cho dân tộc chúng ta biết bao nhiêu đau
thương, tang tóc. Chúng bắt dân ta phải lên rừng săn bắt voi và tê giác để
lấy ngà, khai thác những loài gỗ quý hiếm để chở về Tàu. Ngoài ra, dân ta
còn phải xuống biển mò trai để lấy ngọc cho chúng.
Không biết bao nhiêu điều tàn ác, bất nhân chúng đã gây ra cho dân ta.
Nhưng truyền thống quật khởi là điểm son của dân tộc Việt Nam. Từ thời nhà
Hán, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng<http://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_B%C3%A0_Tr%C6%B0ng>đã giành
được thắng lơi vẻ vang. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa và chiếm được 65
thành trì, lập nên nền tự chủ đầu tiên cho lịch sử. Nhưng giặc đã cho Mã
Viện, một tên tướng giỏi sang đánh nước ta. Hai Bà cùng quân dân kháng cự
mãnh liệt nhưng sức yếu, Mã Viện lại là tên tướng nham hiểm nên Hai Bà đã
thua và chạy đến sông Hát Giang tự vẫn. Đất nước ta sau một thời gian ngắn
ngủi tự chủ lại một lần nữa rơi vào tay giặc.
Sang đến đời nhà Ngô (là một trong ba nước thời Tam Quốc: Hán, Ngụy, Ngô),
Bà Triệu Thị Trinh<http://en.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_Th%E1%BB%8B_Trinh#Vietnamese_account>cùng
anh là Triệu
Quốc Đạt
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_Qu%E1%BB%91c_%C4%90%E1%BA%A1t>đã
nổi lên dựng cờ khởi nghĩa. Hai anh em không chịu được những thói hà hiếp,
hung hăng, bạo ngược của giặc Ngô nên đã nổi lên tập trung hào kiệt để đánh
giặc. Nhưng rất tiếc cuộc khởi nghĩa không kéo dài bao lâu khi giặc cho tên
Lục Dận, một tên tướng giỏi sang đánh nước ta. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Tiếp theo đó những cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…cũng
làm cho giặc thù phải khốn đốn.
Phải đơi đến vào thế kỷ thứ mười, với chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch
Đằng<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_B%E1%BA%A1ch_%C4%90%E1%BA%B1ng,_938>,
Ngô Quyền <http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Quy%E1%BB%81n> đại phá giặc
Tàu, mở đầu thời kỳ tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc. Đây là một chiến
công lừng lẫy, hiển hách của vị đại tướng giỏi về dụng binh.
Đến đời nhà Lý, Lý Thường
Kiệt<http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ki%E1%BB%87t>là
một vị tướng đã làm cho giặc Tống phải khốn đốn. Vẫn với mộng xâm lược
cố
hữu, chúng đã xua quân sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt đã lập phòng
tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh cho giặc một trận thất điên bát đảo phải
rút chạy về Tàu. Ông còn chủ trương phải sang đánh nơi đất giặc để làm mất
đi nhuệ khí của giặc và làm tiêu tan mộng xâm lược. Ông đã đem quân sang
Tàu, vây hãm hai thành ở Châu Ung, Châu Liêm, đốt phá kho lương và thành
trì của giặc. Nước ta lại được yên ổn một thời gian trong nền tự chủ của
lịch sử dân tộc.
Sang đến đời nhà Trần thì Mông Cổ đã chiếm được hoàn toàn nước Tàu và lập
nên triều đại Nguyên Mông. Mông Cổ là một dân tộc du mục sống nơi vùng sa
mạc phía Bắc nước Tàu. Chúng cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi. Sau khi chinh
phục hoàn toàn nước Tàu, vó ngựa của chúng tung hoành ngang dọc, tiến sang
tận châu Âu làm các nước châu Âu phải kinh hồn bạt vía. Chúng tự hào rằng vó
ngựa Mông Cổ đi đến đâu nơi đó không còn ngọn cỏ. Thế nhưng vó ngựa ấy đã ba
lần bị "bẻ gãy" tại đất nước Đại Việt nhỏ bé nhưng giàu lòng quật
cường.Hưng Đạo Đại Vương
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o>đã ba
lần phá tan giặc, làm tiêu tan đi truyền thống bách chiến bách thắng của
giặc Nguyên Mông.
Cuối đời nhà Trần là triều đại nhà Minh bên Tàu. Lợi dụng đất nước ta triều
Trần đang suy yếu vì có sự xung đột nội bộ, giặc Minh cử Trương Phụ xua quân
sang xâm chiếm nước ta. Đất nước ta lại một phen nữa rơi vào tay giặc Minh. Lê
Lơi<http://tieuhocleloiquynhon.org/index.php/gii-thiu/38-gioi-thieu/151-tiu-s-anh-hung-le-li>đã
đứng lên chiêu dụ hào kiệt để khởi nghĩa. Những người giỏi khắp nơi
như Nguyễn
Trãi, <http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i> Trần Nguyên
Hãn <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nguy%C3%AAn_H%C3%A3n>…cùng
nhiều anh tài theo về với Lê Lợi. Sau mười năm kháng chiến, giặc Minh đã bị
quét sạch ra khỏi nước ta. Lê Lợi lên ngôi, mở đầu triều đại nhà Lê. Ông đã
cho Nguyễn Trãi Viết Bình Ngô Đại
Cáo<http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1>,
một áng văn kiệt tác để bá cáo cùng thiên hạ.
Đến cuối dời nhà Lê, nước ta bị nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, một cuộc chiến
huynh đệ tương tàn giữa hai lực lượng: nhà Trịnh ở phía bắc và nhà Nguyễn ở
phía Nam. Ba anh em nhà Tây Sơn ở Bình Định là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ lãnh đạo nhân dân nổi lên vói chủ trương "phù Lê diệt Trịnh" nên
hào kiệt khắp nơi theo về rất đông và lập nên nhà Tây Sơn. Lê Chiêu Thống,
một tên vua hèn hạ đã chạy sang Tàu cầu viện nhà Mãn Thanh. Vua Càn Long nhà
Thanh đã sai Tôn Sĩ Nghị thống suất 20 vạn quân sang đánh nước ta. Đất nước
lại một lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh. Được tin đó, Nguyễn Huệ lên ngiôi
hoàng đế, lấy đế hiệu Quang Trung, hành quân cấp tốc ra Bắc để diệt giặc.
Sau 5 ngày hành quân chớp nhoáng, Quang Trung hoàng đế
<http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hu%E1%BB%87>đã đánh bật giặc
Thanh ra khỏi nước. Ngày mồng năm Tết, Ngài vào Thành Thăng Long vừa mới
được giải phóng, áo bào còn hoen thuốc súng. Chiến công lừng lẫy của Ngài là
niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam. Một sử gia Tây Phương khi so sánh
Vua Quang Trung của Việt Nam với vua
Napoleon<http://www.lucidcafe.com/library/95aug/napoleon.html>của Pháp
đã cho Vua Quang Trung còn hơn Napoleon một bậc vì cuộc đời chiến
trận của vua Quang Trung là bách chiến bách thắng, chưa có một trận thua,
trong khi vua Napoleon đã bị thua trận ở tại Waterlo.
Cha ông ta đã làm nên lịch sử vẻ vang và hào hùng như thế đó. Bây giờ giặc
Tàu lại một lần nữa muốn giở lại mộng xâm lăng. Chúng đã chiếm quần đảo Hoàng
Sa, <http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Sa> một phần quần đảo
Trường Sa<http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa>,
thác Bản <http://www.blogger.com/goog_47540634>
Giốc<http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1c_B%E1%BA%A3n_Gi%E1%BB%91c>…Chúng
bắt giết ngư dân ta đang đánh cá trên biển quê hương…Nhà cầm quyền nghĩ như
thế nào, sao cứ mãi im hơi lặng tiếng. Dân tộc Việt Nam chúng ta với truyền
thống hào hùng tự nghìn xưa, không lẽ lại thua giặc thời nay. Hơn nữa chúng
ta đang sống giữa thế kỷ 21 là một thế kỷ mà quan hệ quốc tế được mở rộng
hơn thời xa xưa. Không lẽ nào ngày nay ta lại chịu thua giặc. Không lẽ nào,
không lẽ nào…
Phi Vũ
Ngày 29 tháng 5 năm 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét