Người theo dõi
18 thg 4, 2011
Phát hiện mới
Mọi ngôn ngữ khởi nguồn từ
châu Phi?
2:31 PM, 18/04/2011
Từ khóa:
Print Email
Một nhà nghiên cứu thanh âm
các ngôn ngữ thế giới vừa
phát hiện ra dấu vết cho thấy
khu vực Nam Phi là nguồn gốc
của các loại ngôn ngữ hiện đại
ngày nay.
Kết quả này khớp với bằng
chứng thu được từ những hộp
xương sọ hóa thạch và mẫu
ADN cho thấy con người hiện
đại có nguồn gốc từ châu Phi.
Các ngôn ngữ hiện đại có chung
nguồn gốc hay không vốn là
vấn đề gây nhiều tranh cãi của
các nhà ngôn ngữ học.
Việc phát hiện ra dấu vết cổ
liên quan tới ngôn ngữ là điều
khiến các nhà nghiên cứu rất
ngạc nhiên. Vì ngôn ngữ thay
đổi rất nhanh, nên nhiều người
nghĩ rằng việc truy tận gốc các
loại ngôn ngữ là điều không
thể.
Cho tới nay, ngữ hệ cổ nhất
được dựng lại là hệ ngôn ngữ
Ấn – Âu, trong đó có tiếng Anh.
Ngữ hệ này có cách đây khoảng
9.000 năm.
Màu đậm dần thể hiện sự giảm
đa dạng của các ngôn ngữ.
(Nguồn: NYT)
Quentin Atkinson, nhà sinh vật
học ở ĐH Auckland (New
Zealand), phản bác lại mốc thời
gian này bằng cách tập trung
nghiên cứu không chỉ từ ngữ,
mà còn cả âm vị - thành tố cơ
bản nhất của ngôn ngữ.
TS. Atkinson áp dụng phương
pháp toán học vào ngôn ngữ.
Ông đã tìm ra một mô hình
chung đơn giản nhưng rất
đáng chú ý trong 500 ngôn ngữ
nói khắp thế giới, rằng khu vực
ngôn ngữ càng xa khu vực
ngôn ngữ gốc ở châu Phi thì sử
dụng càng ít âm vị.
Một số loại ngôn ngữ ở châu
Phi có hơn 100 âm vị, trong khi
ngôn ngữ Hawaii, nơi ở gần
cuối cuộc hành trình di cư của
con người tính từ châu Phi, chỉ
có 13 âm vị, còn tiếng Anh có
45 âm vị.
Mô hình giảm đa dạng theo
khoảng cách, tương tự như
giảm đa dạng về gene, ở
những nơi cách xa châu Phi,
cho thấy nguồn gốc của các loại
ngôn ngữ là ở miền tây nam
châu Phi, TS Atkinson khẳng
định.
Ngôn ngữ ít nhất đã 50.000
năm tuổi, cùng thời gian con
người tỏa ra khắp nơi trên thế
giới từ châu Phi. Các nhà khoa
học nói rằng quá trình di cư
của con người bắt đầu từ ít
nhất 100.000 năm trước.
Giới ngôn ngữ học có xu hướng
phản bác bất cứ tuyên bố nào
cho rằng ngôn ngữ có từ hơn
10.000 năm trước. Tuy nhiên,
“Công trình nghiên cứu tương
đối thuyết phục được tôi rằng
kiểu nghiên cứu này là có thể”,
Martin Haspelmath, nhà ngôn
ngữ học ở Việnnhân chủng học
tiến hóa ở Leipzig (Đức), nói.
TS. Atkinson là một trong số các
nhà sinh vật học khởi đầu quá
trình đưa ngôn ngữ học lịch sử
vào phương pháp thống kê
phức tạp để tạo ra sơ đồ gene
dựa trên chuỗi ADN.
Năm 2003, TS. Atkinson và nhà
khoa học Russel Gray ở ĐH
Auckland tái tạo lại hệ thống
ngôn ngữ Ấn Âu bằng phương
pháp vẽ hình cây. Cây này chỉ ra
rằng tuổi của hệ ngôn ngữ Ấn -
Âu nhiều hơn nhiều thời gian
các nhà ngôn ngữ học ước
lượng và do đó ủng lý thuyết
cho rằng hệ ngôn ngữ này
được đa dạng hóa nhờ sự lan
tỏa của nông nghiệp 10.000
năm trước, chứ không phải
nhờ quá trình xâm lược của
người đông Âu và Xibêri 6.000
năm trước – mốc thời gian mà
hầu hết các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ tán thành.
Trúc Quỳnh (Theo NYT)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét