Người theo dõi

24 thg 4, 2011

Lại ngàn cân treo sợi tóc (wiki)

Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Nguyên nhân Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Nhật Bản và Đế quốc Việt Nam, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc chính quyền người Việt ở miền Nam phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiếntranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để có cớ đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa–Pháp được ký kết, với 2 điểm chính: Pháp nhường cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng một số quyền lợi ở Trung Quốc Chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa Quốc dân đảng tại miền Bắc Việt Nam. Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng. Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt Trước sức ép của chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, chính phủ Việt Nam buộc phải công nhận việc quân Pháp vào Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng cố lợi dụng cơ hội này để ký với Pháp một hiệp định để tranh thủ những điều kiện có lợi. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắcthay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốcdân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân. Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Bộ về việc thống nhất với Việt Nam Dânchủ Cộng hòa. Hai bên thực hiện ngưng bắn ngay tại Nam Bộ. Về phía người Pháp, họ đã có danh chính ngôn thuận đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương như họ đã làm ở Nam Việt Nam, đồng thời thoát khỏi sự ngăn cản của các tướng lĩnh Trung Hoa. Về phía người Việt, loại trừ nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng, tránh được thế "lưỡng đầu thọ địch" tập trung đề đối phó với người Pháp. Đồng thời, tranh thủ được thời gian hòa hoãn quý báu để củng cố, xây dựng lực lượng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương. Tuy nhiên, hiệp định đã bị Cao ủy Pháp, Georges Thierry d'Argenlieu, làm mất giá trị khi ông tuyên bố sự ra đời của Nam Kỳ quốc tại Sài Gòn vào ngày 2 tháng 6 cùng năm, ngay sau khi Hồ Chủ tịch cùng đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường sang Paris để đàm phán về cách thi hành hiệp định. Với một nước Nam Kỳ quốc "độc lập", cuộc trưng cầu dân ý tại miền Nam đã không còn cần thiết.

3 nhận xét:

  1. Mộtkhúccalửnglơnhưnghàohùngvàbitráng.

    Trả lờiXóa
  2. …vàcũnglàmộtnửabàihọccógiátrịvĩnhcửu;D

    Trả lờiXóa
  3. Bác đúng là nghệ sĩ đấy, không thèm sửa bàn phím nhe; nước ta sao cứ hay rơi vào cảnh oái oăm

    Trả lờiXóa