Người theo dõi

17 thg 4, 2011

Học (1)

Ký ức giáo dục thời diệt giặc dốt Nguồn:Thông tin thương mại (ThongtinThuongmai) - Nhân dịp Quốckhánh, toà soạn giới thiệu với bạn đọc ký ức của các cựu HS - SV thời diệt giặc dốt khi cách mạng tháng Tám thành công. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Cả nước có 95% người bị mù chữ. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ trọng đại là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 29 , toà soạn giới thiệu với bạn đọc ký ức của các cựu học sinh, sinh viên (HS - SV) thời đó về việc học tập, giảng dạy cũng như hệ thống giáo dục những năm đầu đất nước độc lập. GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Tôi nghẹn ngào nghe thư Bác" Năm 1945, tôi vừa học hết lớp 4. Cách mạng đến, có chính quyền mới với cờ đỏ sao vàng. Tôi rất vui vì có đội thiếu nhi Tháng Tám, có mũ ca nô và trống ếch. Ngày khai trường năm đó, Bác Hồ viết bức thư đầu tiên gửi cho học sinh. Tôi xúc động và nghẹn ngào khi nghe thư của Bác. Sau này, tôi được biết, trong năm học đó, Bác đã làm việc với một số cán bộ giáo dục về cuộc thi tốt nghiệp PTTH và thi vào ĐH. Bác ra chỉ thị, bài thi được làm bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp để học sinh hiểu được. Lễ khai giảng ĐH Việt Nam - nền Đại học mới của một nước độc lập- ngày 15/11/1945 được tổ chức rất to ở số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hôm đó, Bác Hồ chủ trì, còn ông Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn. Bác Hồ thăm các cụ tham gia lớp bình dân học vụ. Ảnh : Tư liệu. Nếu trước 1945, giảng viên ĐH chủ yếu là người Pháp và chỉ có một ít người Việt thì từ 15/11/1945 có 100% giảng viên người Việt như giáo sư (GS) Nguyễn Văn Huyên, GS Nguyễn Mạnh Tường, một số người học ở Pháp về như GS Nguỵ Như Kontum, GS Nguyễn Văn Thiêm, GS Đào Duy Anh, GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hồ Đắc Di, GS Đỗ Tất Lợi, GS Đặng Vũ Hỷ. GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH Ngoài công lập: "Thiêng liêng, thầy cô che bom cho học sinh!" Tôi còn nhớ khi đó ở trong Nam, thầy cô giáo thường đào nhiều hầm tránh bom xung quanh lớp học. Trong buổi học nghe tiếng máy bay là học sinh phải sơ tán ngay xuống hầm. Nhiều lúc quá vội, thầy cô nằm trên nắp hầm che chở cho học trò của mình. Giờ nhớ lại những hình ảnh đó, thật thiêng liêng làm sao. Còn tại miền Bắc, học trò thường được thầy cô cho đội nón rơm. Khi đó cũng đâu có bàn ghế, trường lớp như bây giờ. Lấy cây đóng thành thanh ngang, rồi học trò ngồi trên đó học, đặt giấy lên đùi viết bài. PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Lớp học treo nhiều nông cụ Số dân năm 1945 là hơn 20 triệu người, năm 2010 khoảng 86 triệu. Số người đi học trước năm 1945 chỉ chiếm 3% số dân, năm 2010 là 27%, tăng gấp 10 lần. Tiếp»

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét