Người theo dõi

13 thg 3, 2011

Bạo mồm hay bạo động

Những nhà cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sự sợ hãi tuyệt đối với nhà cầm quyền phong kiến thực dân đã dám đứng lên vạch mặt tội ác của bọn chúng, hướng cho toàn dân về một tương lai tươi sáng. Có khi ra pháp trường rồi mà những nhà cách mạng còn hô lớn các khẩu hiệu chống thực dân phong kiến. Không chỉ vậy, những nhà cách mạng còn tổ chức những cuộc bạo động rầm rộ làm cho đế quốc phong kiến khiếp sợ và đàn áp một cách tàn bạo. Phát huy truyền thống đó sau này những người từng đi theo cách mạng tuy không học cái cách bạo động nhưng họ thật bạo miệng đưa ra những bất hợp lý trong xã hội. Trước đây cách mạng đã lên án đế quốc phong kiến một cách toàn diện, trong đó có việc chúng cấm mọi người phát ngôn, có thể những người này do bức bối mà bạo miệng hoặc do nghĩ rằng bịt miệng là cái xấu chỉ có ở đế quốc phong kiến nên họ đã đưa ra những phân tích thẳng thắn. Kết cục là họ vẫn bị cư xử như đế quốc phong kiến ngày xưa và có phần hiểm độc hơn. Thế là cái bạo miệng biến mất, chỉ còn những tiếng thì thầm thậm thụt. Đó là trái quy luật, giống như chuyện Trạng xưa bắt tên quan có lệnh đến ỉa vào nhà Trạng chấp hành ngay theo đúng lệnh mà còn nhắc thêm chỉ được ỉa không được đái, làm sao mà trái quy luật được, đã ỉa thì phải đái có khi chưa ỉa đã đái rồi ấy chứ. Những vùng xưa kia theo cách mạng bạo động nay lại có việc bạo động, còn bạo miệng thì lan tràn khắp ngày càng rộng. Những người ưu thời mẫn thế họ rất biết rằng nếu không bạo miệng để cảnh tỉnh nhà cầm quyền có điều chỉnh cần thiết thì việc bạo động rộng lan rộng là không tránh khỏi, cái bạo động là một điều không ai mong muốn. Vậy mà những người tiên phong bạo miệng phải chịu nhiều rắc rối ghê gớm có khi còn mất mạng, giống như vượt cửa mở đánh đồn giặc, những chiến sĩ thường là hy sinh và thương vong để mở đường xung trận. Xã hội đã tự tìm ra được phương án tối ưu, không thể manh động mà bạo động, lấy bạo miệng để cảnh tỉnh người cầm quyền để xì hơi cái nồi áp suất xuống tránh cái nổ không đáng có. Ai cũng biết vậy nhưng cái sợ tai họa miệng lưỡi vẫn còn phổ biến, thà khi quyền lợi mình bị xâm hại thì ai hướng dẫn làm gì cũng làm, nguy quá.

2 nhận xét:

  1. Bình hay, mở rộng thêm:
    Bạo miệng để tránh bạo động. Nhưng, nếu bạo động không thể tránh thì vô tình hay cố ý, bạo miệng trở thành bước chuẩn bị, định hướng và dẫn dắt trước và trong bạo động. Điều gì sẻ xảy ra, khi bạo động tự phát nổ ra, trong khi nước ta chưa hình thành tập quán đa nguyên và có thủ lĩnh xứng tầm!?
    Mình cóp về, Việt gốc nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Lâu lâu lại được Bác khen, sướng ghê

    Trả lờiXóa